BÀI 2 - CĂN CỨ DAK TO II THẤT THỦ
- Trong chiến đấu, tinh thần của người lính bằng ba lần sức mạnh của đv. Không có trung đoàn tồi mà chỉ có đại tá tồi - Hoàng đế Napoléon.
Căn cứ Tân Cảnh, chụp bởi một ng lính Mỹ thuộc sđ 4 bộ binh.
Đây là bài thứ hai, trong chuyên khảo (monograph) sau đây, ghi chép các báo cáo của các cố vấn Mỹ thuộc SĐ 22 VNCH. Những thông tin này trước đây được xếp vào loại Mật, sau này được giải mã; và chưa bao giờ đăng trên báo chí Việt ngữ ở hải ngoại.
- Đang đóng quân chung với một pháo đội Dù tại CCHL Lam Sơn, phía nam Võ Định trên QL-14, dù chỉ bị pháo kích và tấn công thăm dò, hai tiểu đoàn 34 và 35 thuộc liên đoàn 6 BĐQ, theo lịnh của trung tá liên đoàn trưởng, đã rút khỏi CCHL này để về Kontum. Vị liên đoàn trưởng này đã bị tướng Ngô Dzu cách chức sau đó mấy ngày.
- Đại úy Ken Yonan, cố vấn của trung đoàn 42, đã lên tháp nước để hướng dẫn không kích. Lúc đầu mọi người nghĩ rằng ông đã chết vì tháp nước đã nhiều lần trúng đạn đại bác, nhưng ông đã sống sót và được trao trả vào năm 1973.
- Hai trung đội xe tăng M-41 và một trung đội bộ binh từ Ben Het kéo về tiếp viện cho Tân Cảnh nhưng bị phục kích và đánh tan ở kế cầu Dak Mot, phía tây của Dak To II.
- Sông Dak Poko, nằm ở phía nam của Dak To II và Tân Cảnh, gần như bị tắc nghẽn vì xác chết cũng như người bị thương do hỏa lực Bắc quân khi họ vượt qua cầu treo.
- Khi tấn công vào trại LLDB Ben Het, dù pháo kích dữ dội và tấn công bằng bộ binh, và mất 11 xe tăng và hơn 100 lính, nhưng Bắc quân vẫn ko chiếm được trại này.
Sau đây là phần chuyển ngữ:
. . .
TRẬN ĐÁNH TẠI CĂN CỨ DAK TO 2
"Trong khi đó, chưa tới một giờ sau khi cuộc tấn công vào căn cứ Tân Cảnh bắt đầu, căn cứ Dak To 2 đã bị gia tăng pháo kích và một số tấn công thăm dò của bộ binh địch. Một chiếc trực thăng lúc đầu định dùng làm trực thăng C-and-C (command and control/chỉ huy và kiểm soát) cho sđ 22 nhưng sau đó được chuyển qua Dak To 2 để bốc sáu cố vấn của sđ. Đại úy Carden, cố vấn của trung đoàn 47, đã đánh dấu các vị trí phòng không CSBV trên bản đồ và gọi máy báo cho phi công biết. Máy bay đã bay từ phía đông nam và tiến về bãi đáp trực thăng nơi mà 6 cố vấn đang chờ. Dù bị bắn bởi súng nhỏ từ rừng rậm bên ngoài chu vi phòng thủ nhưng máy bay đã đáp và cất cánh vô sự. Tuy nhiên, vì ko theo chỉ dẫn trước đó, phi công đã bay về tây bắc và đi vào đường đạn của 2 súng phòng không. Máy bay đã bốc cháy và rơi xuống bờ phía nam của chu vi. Carden kết luận ko ai sống sót.
Trong khi đó, ở căn cứ của trung đoàn 42, tại Tân Cảnh, Dobbins, quyền cố vấn trưởng của trung đoàn, đã chọn ở lại tới phút cuối. Ông và trung tá Thông, trung đoàn trưởng, cuống cuồng (feverishly) làm mọi cách để phục hồi tuyến phòng thủ đã tan nát của trung đoàn này. Lúc 0630, các thiết giáp, theo sau bởi bộ binh địch, đã chọc thủng chu vi đông bắc. Tuy lúc đầu, đại đội trinh sát đã đẩy lui một TĐ bộ binh địch ở chu vi phía nam, nhưng sau đó do quân số ít ỏi nên họ bị tràn ngập, dù đã hạ trên 100 địch. Chu vi phía tây bắc bị chọc thủng bởi một TĐ bộ binh và một trung đội T-54.
Pháo binh địch đã liên tục giã vào căn cứ. Cuối cùng, khi thời tiết sáng tỏ, Dobbins thông báo mục tiêu cho quan sát cơ L-19 để chiếc này đánh dấu bằng đạn khói. Các xe tăng ngừng lại và có vẻ ko lẩn trốn: chúng làm mồi (decoy) để nhử cho máy bay vào lưới phòng không. Tuy nhiên khi phòng không 37 ly nổ súng, chúng đã bị đánh dấu bởi quan sát cơ. Dobbins và Thông đã tiếp tục đi chuyển từ hầm này sang hầm khác, bằng cách trốn trong các cống nước (culvert) và bất cứ thứ gì có thể che dấu họ. Lúc 10:00 g, trung tá Thông ko còn liên lạc với các đơn vị dưới quyền, và cả hai đã quyết định ko thể làm gì hơn để cải thiện tình hình này. Trước đó Dobbins định liên lạc với Ken Yonan, cố vấn của vị trung đoàn phó của 42, nhưng ko được. Có vẻ Yonan ko còn sống khi khu vực của y bị pháo nặng. (Ghi chú của ban biên tập: Đại úy Yonan có tên trong danh sách tù binh được phóng thích bởi Hà Nội cuối tháng giêng 1973.) Dobbins đi theo Trung tá Thông về doanh trại (quarters) của ông này trong chu vi phòng thủ. Theo họ là khoảng 19 người lính. Tới một căn nhà, Thông mở một cửa để lộ ra một hầm ngầm. Trèo vào bên trong, họ đóng cửa lại và nghỉ ngơi (settle into) trong bóng tối vì mệt lả trong khi cuộc chiến đấu trên đầu họ, nay chỉ là những ổ kháng cự rời rạc.
Sau khi báo cáo chiếc UH-1 bị rơi ở Dak To 2, đại úy Carden và trung tá Brownlee, cũng là cố vấn của trung đoàn 47, đã ko thể tìm thấy các đồng nhiệm (counterpart) VN của họ cũng như BCH của trung đoàn 47. TTHQ của trung đoàn trống vắng, và có vẻ BCH của trung đoàn đã rời bỏ khu vực nguy hiểm này. Trong khi tìm kiếm một cấp chỉ huy VNCH, đại úy Carden thấy hai T-54 tới phi đạo. Một chiếc chạy tới đầu phía tây của sân bay, nằm dọc (along) theo con đường phía bắc của căn cứ, nhằm khống chế tỉnh lộ 512 đến Dak To từ Ben Het, nơi mà đại tá Đạt đã sai lầm khi bố trí phần lớn thiết giáp ở đây. Chiếc T-54 thứ hai từ phía bắc chạy vào giữa của sân bay và đã tấn công có hệ thống các hầm trú ẩn của BCH của trung đoàn 47. Hai chiếc M-41 của VNCH đột ngột xuất hiện và chạy về phía hông phải của chiếc T-54 này và mỗi chiếc bắn 3 phát về đối thủ. Carden lúc đó chỉ cách chiếc T-54 khoảng 100 m và thấy nó trúng đạn, bốc khói, nhưng ko bị phá hủy. Chiếc T-54 bắn trả 2 phát và chiếc M-41 đã bị phá hủy bởi phát thứ hai, và ngay sau đó chiếc T-54 đã bắn cháy chiếc M-41 còn lại chỉ bằng một phát. Những người lính bị thương bỏ chạy khỏi thiết giáp bị cháy của mình.
Vào lúc này, hai trung đội M-41 và một trung dội bộ binh từ Ben Het kéo về để tiếp viện cho Dak To 2. Họ đã vượt cầu Dak Mot và đã bị phục kích bởi một lực lượng lớn CSBV đang chiếm giữ cao điểm ở phía đông kế cầu. Hỏa lực B-40 và súng không giựt đã hủy diệt tất cả M-41 và đánh tan đơn vị bộ binh này. Đây là cuộc phản công CUỐI CÙNG của VNCH trong ngày 24/4.
Sau trận xa chiến này, Carden đã gặp lại Brownlee. Cả hai đã tin rằng căn cứ Dak To 2 sắp bị tràn ngập vì thiếu vắng sự hiện diện của trung đoàn 47 và TĐ 9 Dù, từng đóng trong căn cứ này. Khoảng 10:00 g, Carden trông thấy quân bạn đang tiến về phía nam. Sự ra đi của lính Dù, việc di tản của các cố vấn Mỹ, và sự bỏ chạy (desertion) của BCH là cú đấm CUỐI CÙNG làm tan nát tinh thần chiến đấu của trung đoàn 47. Vì ko còn ai chỉ huy, họ đã bắt đầu rời vị trí và chạy khỏi căn cứ. Brownlee và Carden đã thấy rõ (realize) rằng họ ko thể kiểm soát tình hình và sẽ ko còn đv nào chiến đấu nữa trong ngày này. Họ đã gom góp máy truyền tin, lương thực, đốt bỏ một số giấy tờ, và rời căn cứ tiến về đông nam. Hai cố vấn này, các thông dịch viên của họ và tài xế định vượt qua một cầu treo dành cho người đi bộ, bắc qua sông Dak Poko, chảy dọc theo bờ nam của căn cứ. Tuy nhiên TĐ Dù và các thành phần của trung đoàn 47 đi theo họ, đã bị cầm chân bởi hỏa lực dữ dội của địch. Con sông giờ đây gần như bị tắc (clog) vì xác chết cũng như kẻ bị thương khi họ vượt qua cầu treo này. Vì biết rằng ko thể vượt sông ở chỗ này, Brownlee và Carden đi dọc bờ sông về hướng tây cho tới khi gặp một khúc sông cạn (ford) có thể lội qua được, cách cầu treo khoảng 700m. Khi họ định vượt sông ở khúc sông cạn này, họ đã bị bắn bằng đủ loại súng. Khi nhóm của họ đã vượt sông và trèo bờ dốc để lên bờ, Carden đã thấy trung tá Brownlee gặp khó khăn khi leo lên bờ. Lúc đó hỏa lực địch lại gia tăng, Carden buộc lòng phải bỏ bờ sông và chạy nhanh đến bụi cây thấp cách đó khoảng 100m. Đợi khi giảm bớt (slack off) tiếng súng, ông cẩn thận đi ngược bờ sông để tìm trung tá Brownlee. Ông cũng đi tới lui vài trăm mét dọc theo dòng nước để tìm kiếm Brownlee nhưng vô vọng. Cuối cùng Carden và hai người lính VN đã bắt đầu đi về hướng nam và gặp CCHL Vida nơi mà họ được bốc đi 2 ngày sau.
Suốt ngày không quân Mỹ đã tấn công địch chung quanh Tân Cảnh và làm rung chuyển hầm trú ẩn mà Dobbins và 20 quân nhân VNCH ẩn núp. Lúc 20:00 g, Dobbins chia họ thành các toán 3 người và chuẩn bị lẩn trốn. Vì là lúc trăng tròn nên họ đã bị phát hiện khi gần hàng rào phía tây nam. Bốn người đã bị giết trước khi nhóm này cuối cùng tìm được chỗ núp trong một chuồng heo (pigpen) ở tuyến phòng thủ phía đông. Vào nửa đêm, họ lại lẩn trốn. Lần này họ bị phát hiện bởi một hỏa châu do Spectre bắn ra khi tấn công mục tiêu trong khu vực. Lần này họ bị mất thêm vài người do súng nhỏ của địch. Họ đã trở lại chuồng heo và chờ đến 4 g sáng. Một lớp sương mù thấp đã giúp họ vượt được chu vi phòng thủ. Họ đi về phía nam vài km và được bốc đi ngày kế.
Lực lượng tấn công Tân Cảnh và Dak To 2 là các thành phần của sđ 2 CSBV. Các TĐ của trung đoàn 1 và 141 và TĐ đặc công D-10 đã tấn công hai nơi này. Các xe tăng hỗ trợ cuộc tấn công thuộc một TĐ của trung đoàn xe tăng 203. Cuộc tấn công đã phối hợp kỹ càng dù có sai sót nhỏ về giờ giấc, và việc dùng những chiến thuật cổ điển này ko có gì mới mẻ ở Chiến tranh Đông Dương. Tuy nhiên điều đáng chú ý là sự có mặt của lính CSBV trong mọi trận đánh, Trong trận Tết 1968, các đơn vị VC dẫn đầu mọi tấn công, nhưng trận Tân Cảnh toàn là lính CSBV. Trong ngày 24 và 25/4, Bắc quân đã cũng cố các thành quả và mở rộng kiểm soát về phía Tây của sân bay Dak To 2 và phía nam tới Diên Bình. Vũ khí VNCH bị mất gồm 25 khẩu 105 ly, 7 khẩu 155 ly, 14,000 đạn đại bác, và các chiến cụ khác. Trong số người mất tích có đại tá Đạt và toàn bộ tham mưu của ông.
Trong lúc Tân Cảnh và Dak To 2 bị tấn công, sđ 320 CSBV đã tiếp tục tạo áp lực lên các CCHL còn lại trên Rặng Hoả Tiển. Ngày 25/4, tướng Dzu đã rút bỏ CCHL 5 và 6, khiến quân CSBV ít gặp nguy hiểm khi tiến về Kon-Tum. Cùng lúc với áp lực này tại tỉnh Kon-Tum, sđ 3 CSBV và các đơn vị chủ lực của VC đã tấn công 3 quận phía bắc của tỉnh Bình Định. Dù trung đoàn 40 và 41 của sđ 22 đã thành công trong những trận đánh gần đây với VC, quân CSBV tại tỉnh Bình Định đã buộc họ phải rút khỏi Bãi Đáp (landing zone) English và các CCHL khác trong khu vực. Điều này đã tập trung chú ý của quân Việt- Mỹ về mối đe dọa với Kon-Tum, vì Bắc quân sắp đạt mục đích là cắt Nam VN làm hai. Bộ tổng tham mưu VNCH và bộ tư lịnh Mỹ tại VN đã bắt đầu tin tưởng hơn vào nhận định của Vann, cố vấn trưởng của QĐ 2 rằng chiến dịch của địch tại Quảng Trị và An Lộc Bình Long có giới hạn về qui mô và rằng mục đích thực sự của Bắc quân là chiếm các tỉnh Kon-Tum, Pleiku, Bình Định bằng các cuộc tấn công cấp nhiều sđ suốt cao nguyên.
ĐỊCH QUÂN TIẾN GẦN KON TUM
Để đối phó với thành công này của Bắc quân, bộ tham mưu của QK2 đã kích hoạt kế hoạch sau. Đại tá Bá, tư lịnh của sd 23, chỉ huy mọi lực lượng ở tỉnh Kon-Tum. Bốn TĐ BĐQ sẽ chiếm giữ các vị trí án ngử ở Võ Định và phía nam dọc sông Dak Poko. Trung đoàn 53 bảo vệ tp Kon-Tum. TĐ 22 BĐQ chuyển đến Polei Kleng để tăng cường cho TĐ BĐQ biên phòng ở đây. Ngoài ra Vann cho B-52 ném bom dọc Rặng Hoả Tiển và các CCHL đã di tản. Hàng ngàn người tị nạn, tàn quân của sđ 22, và các cố vấn mất tích trong vùng địch chiếm đã hạn chế các cuộc không kích của B-52. Để giảm nhẹ vấn đề này Không quân Chiến Thuật hay TACAIR đã được xử dụng với hơn 180 phi xuất từ 24 đến 28/4.
Ngày 28/4, hầu như bộ tham mưu của sđ 23 đã lên đường tới Kon-Tum. Đại tá Bá đã có nhiệm vụ khó khăn là kết hợp các đơn vị khác thành một tổ chức chặc chẻ (cohesive). Đơn vị duy nhứt của sđ 23 dưới quyền ông là trung đoàn 53. Trong khi đó, hai LĐ 2 và 6 BĐQ, một LĐ Dù, và các lực lượng ĐPQ dưới quyền của đại tá Nguyễn bá Long, tỉnh trưởng Kon-Tum, là các đơn vị mà chỉ huy của họ dưới quyền chỉ huy của 9 BCH khác nhau. Vài vị đại tá ko bằng lòng vì bị chỉ huy bởi một đại tá khác. Vì vài liên đoàn trưởng BĐQ hay lữ đoàn trưởng Dù cũng mang cấp đại tá — người dịch. Nhiều lần họ ko dự họp hành quân mà để cấp phó thay thế. Để giải quyết vấn đề này, Vann đề nghị với tướng Dzu cử thiếu tướng Phong và phó của Vann là chuẩn tướng John Hill, bay đến Kon-Tum mỗi sáng lúc 0800 để chủ tọa các buổi họp. Sự có mặt của họ bảo đảm mọi người phải có mặt và việc phòng thủ sẽ tốt đẹp. Đại tá Truby, quyến cố vấn trưởng của sd 23, được giao nhiệm vụ cố vấn cho bộ tham mưu (BTM) của sđ về quan niệm phòng thủ quy ước trong một thời gian ngắn. Các cố vấn của sđ phải giải thích những chi tiết như các điểm hạn chế, sự phối hợp giữa các đv trên tuyến phòng thủ, giảm thiểu những nơi có thể bị xuyên thủng, v.v…
Để bảo đảm sđ có tối đa thời gian để huấn luyện và chuẩn bị việc phòng thủ, đại tá Bá giao cho LĐ 2 và 6 BĐQ có nhiệm vụ trì hoãn chiến trên QL14 giữa Tân Cảnh và Kon-Tum. Tuyến phòng thủ ngoài cùng ở bảy km từ trung tâm TP Kon-Tum, tuyến thứ hai cách tuyến cuối cùng 4km. Tuyến cuối cùng nằm ở rìa của TP. Bốn khẩu 155 ly và 44 khẩu 105 phụ trách yểm trợ cho họ. Đường tiến sát phía tây và bắc dược giao cho BĐQ, trong khi trung đoàn 53 lo phía đông và nam.
Ngày 26/4, tướng Dzu được lịnh về SG để gặp TT Thiệu. Khi trở lại Pleiku, ông cho biết bị đau tim và phải điều trị ở một bịnh viện tại SG. Dzu đã có vẻ bị sốc sau chuyến đi SG và ko muốn nói điều đó với ai. Cuối cùng Dzu về SG để nhập viện và thay thế bởi thiếu tướng Toàn.
LIÊN ĐOÀN 6 BĐQ THAY THẾ LỮ ĐOÀN 2 DÙ
Liên đoàn (LĐ) này từ chiến trường Huế, nơi mà họ đụng nặng với địch, đã tới QK 2 ngày 24/4. Thiếu tá James Givens, cố vấn trưởng của liên đoàn 6 BĐQ đã hay tin Tân Cảnh thất thủ trên radio khi liên đoàn tiến vào vị trí ở CCHL Bravo. Căn cứ này ở bắc của Võ Định, nơi mà liên đoàn đã đóng chung với BCH của lữ đoàn (LĐ) 2 Dù. Ngày kế lữ đoàn Dù được xe GMC chỡ tới Kontum để không vận về SG và liên đoàn 6 chuyển tới CCHL November để gần Kontum hơn. Từ căn cứ Lam Sơn, một cao điểm trên QL-14, có cái nhìn khống chế về phía Bắc của Võ Định và về phía nam tới Kon-Tum, Givens và phụ tá, đại úy Vannie, đã thấy TÀN QUÂN của sđ 22 vượt qua vị trí của hai người trong từng nhóm 5 tới 15 người, với vài súng nhỏ và ko có súng cộng đồng; nhiều kẻ ko còn nón sắt hay ba lô (web gear). Họ đã bỏ những thứ này trong lúc rút chạy. Dù ko có chỉ huy, nhưng họ ko hoảng loạn.
Suốt ngày 25 và 26, địch gia tăng pháo kích BCH liên đoàn. Dù ko có thương vong, nhưng lúc 1500 của ngày 27, Givens và Vannie và BCH liên đoàn đã được trực thăng vận tới CCHL November dù Givens chống đối vì ông nghĩ rằng BCH nên ở tại căn cứ Lam Sơn với những đơn vị lớn của liên đoàn. Các TĐ BĐQ còn ở Lam Sơn, gồm 34 và 35, tiếp tục bị pháo kích và tấn công thăm dò. Lúc 05:00 ngày 1/5, lính của bốn xe M-41 tại Lam Sơn đã bỏ xe khi Bắc quân tấn công. Bắc quân chiếm xe nhưng bị không quân VNCH và một AC-130 bắn cháy và cuộc tấn công bị đẩy lui.
Lúc 18:00 g toán cố vấn của sđ 23 báo cho Givens rằng pháo đội của Dù đã rút khỏi căn cứ Lam Sơn. Ông liền gặp ngay trung tá Đệ liên đoàn trưởng BĐQ để hỏi chuyện. Ông này trả lời ko liên lạc được với hai TĐ ở Lam Sơn. Lúc 19:30 liên lạc đã tái lập. Hai TĐ này đang di chuyển về phía nam của Lam Sơn, mang theo 50 thương binh và súng cộng đồng. Về việc pháo binh Dù bỏ Lam Sơn, Givens đã khám phá rằng liên đoàn trưởng BĐQ đã ra lịnh cho hai TĐ của ông bỏ căn cứ, do vậy pháo binh Dù phải rút theo vì ko còn ai bảo vệ. Ngày 4/5 tướng Dzu cách chức liên đoàn trưởng này.
Vấn đề này đã khiến Vann thuyết phục tướng Dzu rằng nên đưa hai trung đoàn 44 và 45 của sđ 23 lên Kon-Tum để thay thế hai liên đoàn BĐQ và lữ đoàn Dù. Dzu đã đồng ý. Ngày 6/5, trung đoàn 45 từ Pleiku theo QL-14 để thay thế LĐ 6 BĐQ.
===
Từ 24/4 đến 5/5, các cuộc pháo kích vào các trại BĐQ nằm kế bên đường tiếp tế của CSBV gia tăng. Hai trại Ben Het và Polei Kleng bị nặng nhứt do họ là trở ngại cho việc tiếp tế cho các khu tập trung quân để đánh tp Kon-Tum. Lúc 1200 ngày 6/5 Polei Kleng bị pháo nặng. Hơn 50 quả rơi trong một giờ rưỡi trước khi máy bay Mỹ tạm thời làm ngừng hỏa lực địch. Tuy nhiên khi quan sát cơ rời nhiệm sở tác chiến lúc 1515, pháo địch lại lần nữa gia tăng đến 500 quả tính tới 1900 cùng ngày. Các bunker trong căn cứ này lần lượt bị sụp đổ chứng tỏ pháo đã điều chỉnh chính xác. Vị trưởng trại, mà cố vấn là đại uý MacLaren và trung úy Paul McKenna đang điều khiển không kích, đã bị thương. Lúc 1730 một quả làm sập tường và thổi bay một cửa làm bằng gỗ sồi. Hai cố vấn đào đất để chun ra và tới một hố chiến đấu gần chu vi phòng thủ. Pháo địch đã hủy diệt một cách hệ thống mọi nhà cửa trên mặt đất, tất cả các bunker, và làm sập cột an-ten. Cuộc pháo kích liên tục và chính xác này đã làm mất tinh thần lính phòng thủ. Khi McKenna định gặp TĐ trưởng lúc 18:00 g, ông phát hiện y đã rời trại. Khi trở lại hố chiến dấu, ông thấy địch đang dùng đèn đỏ chớp sáng để thông báo với bộ binh đang chờ để tấn công trại. Lúc 1900, dù phòng không dầy đặc, một OH-6 đáp xuống để bốc cố vấn. Trại tiếp tục chiến đấu thêm ba ngày dù liên tục bị pháo và bộ binh tấn công thuộc trung đoàn 64 CSBV. Việc Bắc quân tập trung lực lượng để chiếm Polei Kleng đã cung cấp mục tiêu hấp dẫn cho 16 phi xuất B-52, mỗi phi xuất 3 chiếc, vào khu vực này trong 3 ngày trên. Một hồi chánh viên (HCV) sau này thừa nhận đại đội 100 người của y đã chết 40 người và nhiều hơn bị thương vì B52. Lúc 0500 ngày 9/5, sau một tấn công bởi chiến xa và bộ binh, lực lượng VNCH tại Polei Kleng đã buộc phải rút lui. Tướng Dzu đã ra lịnh trại này từ nay được xếp vào vùng oanh kích tự do.
ĐÈN CHỚP SÁNG MÀU ĐỎ
Trong giai đoạn này, trại Ben Het đã nhận từ 400 đến 500 đạn đại bác đủ loại. Ngày 7/5, TĐ 71 BĐQ đã nổi loạn, ra tối hậu thư cho TĐ trưởng phải bốc họ ra khỏi trại trong 43 g. Trước khi cuộc bốc quân hoàn tất, hỏa lực phòng không đã vây kín trại.
Vào lúc rạng đông của ngày 9/5, Bắc quân xua chó vào hàng rào phòng thủ để nổ mìn. Lúc 0600, chúng tấn công bằng bộ binh có 6 PT-76 yểm trợ. Hai chiếc, có bộ binh tùng thiết, tấn công cổng chánh, nhưng bị bắn cháy bởi M-72 của BĐQ. Lúc 0730, năm PT-76 tấn công chu vi phòng thủ phía đông, hai chiếc bị phá hủy bởi M-72. Số xe tăng còn lại rút lui sau khi bộ binh chiếm chu vi phía đông. Suốt ngày hôm đó BĐQ đã đẩy lui địch.
Lúc 1700, BĐQ tái chiếm chu vi phía đông. Bắc quân đã mất 11 xe tăng và hơn 100 lính khi tấn công Ben Het. Dù BĐQ tiếp tục bị quấy rối, họ ko còn bị tấn công ồ ạt bằng bộ binh. Trại Ben Het ko là một mục tiêu ngon xơi với Bắc quân, một phần do hỏa lực trong trại rất mạnh vì có nhiều M-41 đưa lên từ trước theo lịnh đại tá Đạt — người dịch".
. . .
Chuyển ngữ từ trang 42 đến 47 của:
San Jose ngày 10 tháng 9 năm 2023.
Tài Trần
No comments:
Post a Comment