Ly Dị: Cá Nhân, Con Mình, Tài Sản Và Tài Chánh của Mình .
- Kiến thúc là sức mạnh .
Bài của Văn Phòng Luật Sư Gary E. Mastin
Trong luật ly dị, tiểu Bang California được liệt kê là tiểu bang “Không Cần Ai Có Lỗi” (“No Fault” State). Như thế, khi một bên muốn ly dị, họ chỉ cần trình với toà án là giữa hai bên có những sự khác biệt không thể dung hoà được. Có nghĩa là người vợ hay chồng chỉ cần tuyên thệ trước Toà là hai bên không còn hợp nhau nữa, không có cách nào sửa đổi được, mối quan hệ yêu thương giữa hai bên không còn, và họ không còn muốn là người vợ hay chồng với người kia nữa. Ở tiểu bang California, bản chất cá nhân của mỗi bên không là yếu tố quan trọng khi chấm dứt hôn nhân. Bản chất cá nhân chỉ là yếu tố quan trọng trong hai việc: quyền giữ con vị thành niên và quyền thăm viếng. Những vấn đề thường gặp trong ly dị là: hủy bỏ hôn thú giữa hai bên (vấn đề nhỏ), chia tài sản và nợ nần, quyền giữ con vị thành niên, quyền thăm viếng con, tiền hổ trợ cho vợ hay chồng sau khi ly dị, tiền hổ trợ để nuôi con vị thành niên, tiền trả chi phí và tiền trả luật sư phí cho bên kia. Ly dị, trong tiểu bang California, còn được gọi là “Sự huỷ bỏ việc kết hôn”. Trong tuần này, tôi xin bàn thảo với quý độc giả về vấn đề tài sản chung và riêng trong hôn nhân.
California là tiểu bang “Tài Sản Chung”: Theo luật pháp, những tài sản trong gia đình có được từ Ngày cưới nhau cho đến Ngày tách ly là tài sản chung của người vợ và người chồng. Nếu bên A khiếu nại rằng tài sản nào đó là hoàn toàn của riêng họ hay chỉ có một phần là của họ, bên A theo luật phải cung cấp những bằng chứng rõ ràng để hổ trợ chuyện đó. Trong một phiên sử ly dị, nếu bên B không đồng ý với những gì bên A tuyên bố là tài sản riêng của bên A, bên A phải chuẩn bị đưa ra trước Toà những bằng chứng hay tài liệu để chứng tỏ. Nếu không, Toà có quyền quyết định tài sản đó là tài sản chung, và sẽ chia đều cho cả hai bên. Sự đi tìm những bằng chứng và tài liệu (Tracing) để chứng minh với Toà có thể rất phức tạp và tốn tiền, nhất là khi những giấy tờ, tài liệu liên hệ đến tài sản đó không được minh bạch rõ ràng.
Ngày Vợ/Chồng Xa Rời Nhau (Ngày Tách Ly): Theo luật, người vợ/chồng không cần phải đi ra khỏi nhà hay dời đổi ra ở riêng để chứng tỏ họ đã tách ly với người kia. Họ có thể chứng minh việc tách ly gia đình qua nhiều cách – ngay cả chỉ cần chứng minh là họ đã tách ly trong tư tưởng, là họ không còn muốn là người phối ngẫu với người kia nữa. Việc xác định ngày tách ly rất quan trọng vì nó liên quan đến vấn đề chia lợi tức thu nhập và chia tài sản giữa hai bên. Theo luật, những lợi tức thu nhập hay tài sản không còn là của chung khi hai bên không còn ở chung với nhau như một gia đình. Vì vậy, sau ngày hai bên đã tách ly, người bên B không còn được quyền khiếu nại chia lợi tức và tài sản với người bên A nữa. Thường thường không có chuyện rắc rối xảy ra khi ngày tách ly đề cập trong đơn ly dị gần kề với ngày người A nộp đơn ly dị. Tuy nhiên, nếu những ngày này cách khá xa nhau, người A và người B, khi tranh chấp với nhau về lợi tức và tài sản, cần phải chuẩn bị những bằng chứng và tài liệu để cho Toà thấy rõ là hai bên không còn sống với nhau như một gia đình trong khoảng thời gian này.
Những Loại Tài Sản Nào Thường Được Coi Là Ngoại Lệ Của “Tài Sản Chung”: Những loại tài sản sau đây thường được coi là tài sản riêng của mỗi bên: những tài sản của mỗi bên trước khi họ lập gia đình với nhau, những quà tặng riêng hay những tài sản thừa kế riêng của gia đình mà mỗi bên nhận được khi họ còn sống chung với nhau. Thí dụ: Người cha của người chồng mất và để lại $20,000 tiền thừa kế cho anh này. Người chồng dùng số tiền này đi mua một chiếc xe Camry mới và trả hết cho chiếc xe này với số tiền $20,000 đó. Chiếc xe Camry này là tài sản riêng của người chồng. Lý do là mặc dù anh này dùng tiền đi mua xe, sự thay đổi trạng thái từ tiền mặt sang xe không thay đổi định nghĩa của “tài sản riêng”. Tuy nhiên, có những việc làm khác, dù vô tình hay cố tình, có thể làm chuyển đổi tính chất từ “tài sản riêng” của bên A sang “tài sản chung” của bên A và bên B. Vì vậy, người vợ và người chồng nên cần giữ kỹ những tài liệu, hồ sơ, bằng chứng, v.v… liên hệ tới “tài sản riêng”. Nói chung, để giúp cho việc khẳng định tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung sau này, mỗi bên nên để riêng tên của mình là người chủ cho những gì họ có trước khi cưới nhau hay cho những gì mà họ được thừa hưởng riêng từ gia đình của họ. Như vậy, đi tìm bằng chứng, tài liệu sau này sẽ dễ dàng hơn. Một vài thí dụ điển hình về tài sản có thể để tên riêng là: nhà, xe, tàu, cơ sở thương mại, v.v…
Những Quan Niệm Sai Lầm: Thứ nhất là sự hiểu lầm về “Sự thay thế”. Thí dụ: trước khi cưới nhau, người chồng có một chiếc xe Lexus riêng đời 2006. Khi hai bên lập gia đình, người vợ và chồng muốn có một chiếc xe mới để đi chơi và để khoe với họ hàng. Họ ra dealer xe, trade-in chiếc Lexus này với một. chiếc xe Mercedes đời 2010. Chiếc xe Mercedes này bây giờ trở thành tài sản chung của vợ và chồng, mặc dù người chồng đã dùng chiếc xe Lexus của ông ta để trade-in chiếc xe Mercedes mới này. Thứ hai là sự hiểu lầm về “Tiền của tài khoản trong ngân hàng”. Thí dụ: ngay trước khi lập gia đình, người vợ có một tài khoản riêng $50,000 trong ngân hàng. Khi hai bên tách ly, có một tài khoảng $60,000 trong ngân hàng. Người vợ khiếu nại và nói là $50,000 trong $60,000 đó là tiền của riêng của bà ấy. Sự khiếu nại này thường sẽ không được Toà chấp thuận nếu không được chứng minh rõ ràng. Người vợ phải chứng minh với Toà qua những giấy tờ và tài liệu là bà đó đã dùng $50,000 tiền riêng của bà để bỏ vào trong tài khoản kia.
Kết luận: Những sự thảo luận trên là nền tảng của bài thảo luận kỳ tới mà tôi sẽ trình với quý độc giả: “Những Sự Đồng Ý Giữa Người Chồng Và Vợ”. Điều cần chú ý là những việc làm của người chồng và vợ trong khi họ sống chung với nhau có thể thay đổi tính chất của lợi tức hay tài sản trong gia đình. Những điều tôi bàn luận trong bài này là nói chung về luật lệ của tiểu bang California: sự quy định như thế nào về tài sản có trong gia đình khi người chồng hay người vợ không, vì vô tình hay cố tình, thay đổi tính chất của những tài sản đó. Tuy nhiên, trong cuộc sống gia đình, sự thay đổi thường xảy ra. Vì vậy, trong những cuộc ly dị, Toà sẽ căn cứ vào Điều Luật Gia Đình Của Tiểu Bang California (Family Code of California) để phán xử cho công bằng. Để bảo vệ quyền lợi tối đa cho mình, cho con mình, và để không bị áp bức, thiệt thòi trong khi ly dị, quý vị nên liên lạc với văn phòng của luật sư Gary E. Mastin, với những văn phòng luật sư chuyên môn, hoặc với những văn phòng chuyên môn phi vụ lợi, khi vì lý do nào đó mà gia đình mình bị tan vỡ…
Xin mời quý độc giả đón đọc bài thảo luận kỳ 2 về đề tài ly dị…
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ GARY E. MASTIN
Tiếng Việt: (714) 893-5522
Tiếng Anh: (310) 567-8666
Chú ý: Đây là bài thảo luận về luật pháp để giúp cộng đồng người Việt (Public Services for the Vietnamese Community). Những điều bàn thảo trong bài này chỉ là những tóm tắt chung về luật lệ. Bài thảo luận này không phải là cẩm nang của những luật lệ đang hiền hành, những quy định của chính phủ, hay những sự cố vấn riêng của một người luật sư. Quý độc giả, khi quyết định bất cứ vấn đề gì liên quan đến luật pháp, không nên hoàn toàn dựa vào những sự thảo luận ở đây và nên thảo luận riêng với một người luật sư chuyên môn để bảo vệ tối đa quyền lợi của mình.
All reactions:
3Khanh Freedom King VuDuc, Diminutive Sandjie and 1 otherShare
No comments:
Post a Comment