Saturday, September 9, 2023


TÌNH HÌNH QK-2 TRƯỚC TRẬN TÂN CẢNH - DAK TO 2


- Trong sách A Duty Done, cựu trung tá Úc-đại-lợi Fred Fairhead đã nghi ngờ sự hữu hiêu của B-52 khi viết: "Mỗi phi xuất của B-52 gồm ba chiếc, mỗi chiếc mang theo khoảng 100 quả bom 500 cân Anh hay 226,7 kg, bay ở cao độ 50.000 bộ hay 15,24 km, và thả bom xuống một mục tiêu, còn gọi là một box, có bề ngang khoảng 1 km và dài 3 km. Vấn đề là các mục tiêu này phần lớn lại là những đv nhỏ và lưu động của đối phương mà các điện đài hay máy phát sóng của họ đặt xa căn cứ đóng quân của họ. Do vậy, nếu sau khi định vị nơi đặt máy phát sóng và ném bom xuống đó, gần như B-52 chỉ gây thiệt hại rất ít cho các căn cứ này. B-52 chỉ hữu hiệu khi đối phương tập trung đông đảo để tấn công vào một căn cứ của đồng minh, như lần họ bao vây căn cứ Khe Sanh của TQLC Mỹ năm 1968"-- người dịch.

- Dù máy bay thám sát báo cáo đã thấy xe tăng từ đầu năm 1972, nhưng cố vấn của QK2 vẫn không tin vì các toán viễn thám ko thấy tận mắt.    

Việc triệt thoái các TĐ chiến đấu Mỹ và việc chấm dứt nhiệm vụ của 60.000 cố vấn Mỹ đã dẫn đến kết quả là quân đội VNCH phải nhận lãnh trách nhiệm về cuộc chiến trong khu vực của họ.



Đây là bài thứ ba trong chuyên khảo (monograph) được viết bởi các cố vấn Mỹ từng phục vụ tại VNCH. Sau đây là phần chuyển ngữ.

. . . 

"Quân khu 2, vùng chiến thuật lớn nhứt của Việt Nam Cộng Hòa (The Republic of Vietnam), chiếm 47/100 diện tích của đất nước; tuy nhiên, chỉ có ba triệu dân hay khoảng 1/5 dân số cả nước. Vì lý do trên, ko bên nào cố gắng hết sức để làm chủ mảnh đất thưa dân này. Mỗi năm trong mùa khô, Dãy Trường Sơn, còn gọi là Dãy Núi Trung Kì (Annamite Range) của tỉnh Kontum đã trở thành nơi diển ra các hoạt động gia tăng của địch; năm 1972 ko phải là ngoại lệ. (Nói thêm: Dãy Núi này dài chừng 1.100 km, là đường phân thủy của sông Mê Kông và hệ thống sông ngòi đổ vào biển Đông, đi song song với bờ biển, cũng là dãy núi phân chia ranh giới Việt Nam và Lào; cũng là nơi có cánh rừng nhiệt đới lớn của Á châu -- người dịch.                  

Việc triệt thoái (drawdown) các TĐ chiến đấu Mỹ và việc chấm dứt (relegration) nhiệm vụ của 60.000 cố vấn Mỹ đã dẫn đến kết quả là quân đội VNCH phải nhận lãnh trách nhiệm về cuộc chiến trong khu vực của họ. Việc thất bại của chương trình Việt Nam hóa chiến tranh này của Mỹ sẽ là một đòn tai hại cho chánh sách ngoại giao của Mỹ và cung cấp cho kẻ thù một thuận lợi quyết định ở bàn hội nghị. 

Từ ngay giữa tháng 12/1971, quân đồng minh tại Cao nguyên Trung phần của QK-2 đã bắt đầu nhận những báo cáo về những chuẩn bị của đối phương  cho một tấn công lớn trong dịp đông xuân của năm 1972. Những báo cáo về tình báo của VNCH và lời khai của tù binh và hồi chánh viên (HCV) đã phát hiện những cuộc chuyển quân với qui mô lớn từ các căn cứ địa ở Cam-bốt và Lào vào bắc tỉnh Kontum. Những nguồn tin này cũng cho biết rằng chiến dịch này gồm ba giai đoạn với Giai đoạn I từ 27/1 đến 7/2; Giai đoạn II từ 7/2 đến 14/2; Giai đoạn III từ 14/2 đến 29/2. Trọng điểm (high point) của cuộc tấn công này gồm các cuộc tấn công vào khu vực Tân Cảnh/Dak To 2, các CCHL trên Rặng Hỏa Tiển, và tp Kontum và Pleiku. Hơn nữa, hoạt động của lực lượng địa phương VC ở phần phía nam của QK-2 và các tỉnh ven biển sẽ gia tăng nhằm phân tán lực lượng VNCH và khiến vùng Cao nguyên Trung phần làm mồi ngon cho một cuộc tấn công gồm nhiều sư đoàn ở tỉnh Kontum. Với cuộc tấn công hỗ trợ của các đv VC tại Bình Định, một tỉnh mà lâu nay đã bị VC khống chế, một thành công trên chiến trường Kontum sẽ cho phép (would enable) Bắc quân cắt đôi VNCH và làm người ta ko còn tin tưởng chương trình Việt Nam hóa chiến tranh. Các nguồn tin tình báo đã nhận diện BCH đầu não của cuộc tấn công sắp xảy ra (impende) của bắc quân tại Cao nguyên là Mặt trận B-3. Các đv chánh yếu của họ là sđ 320 csbv, sđ 2 csbv, và những đơn vị tác chiến cơ hữu của Mặt Trận B-3, tương đương một sđ, tổng cộng là ba sđ. Những đv csbv này được sự tiếp sức của các đv chủ lực (main) và địa phương của VC và trung đoàn 203 chiến xa, trực thuộc bộ tổng tham mưu ở Hà Nội.

Do những chỉ dấu ngày càng gia tăng của một cuộc tấn công sắp xảy ra, các cố vấn Mỹ ở QK-2 đã làm việc chặc chẻ với các đồng nhiệm, ý nói các cấp chỉ huy VN mà họ làm cố vấn -- người dịch, để xử dụng sức mạnh quân sự còn lại của Mỹ tại VN. Sức mạnh này gồm có không kỵ, yễm trợ của không quân và các cuộc oanh tạc của B-52. Trang bị các thiết bị điện tử hiện đại, máy bay của không kỵ Mỹ được dùng để thu lượm (reconnoiter) tin tức trên các căn cứ địa của địch mà quân đồng minh đã biết dọc theo vùng tam-biên của Lào, Cam-bốt, và VN -- cũng như vùng bắc Kontum trong Thung lũng Plei Trap. Lực lượng không kỵ và các quan sát cơ L-19 hay OV-1 Mohawk của không quân Mỹ đã có thể (were able) phát hiện các khu vực huấn luyện trên đó có xe tăng giả (mock-up), các vị trí cối và các hệ thống hầm trú ẩn lớn. Nói thêm: Máy bay OV-1 Mohawk có thiết bị điện tử SLAR giúp nó có thể nhìn xuyên qua tán lá và lập bản đồ địa hình, cung cấp cho quan sát viên một cuốn phim về mặt đất bên dưới chỉ sau vài phút bay qua khu vực. Hình ảnh chia làm hai phần: địa hình và những mục tiêu di động. Khác với L-19, OV-1 được bọc giáp để tránh đạn súng nhỏ và trang bị một khẩu đại liên 12.7 ly và hai hỏa tiển M159. Nhờ vậy, đầu năm 1968, nó bắn rơi một phản lực MiG-17 của CSBV. OV-1 có thể cất và hạ cánh trên đường bay ngắn và hoạt động trong mọi thời tiết -- người dịch. 

Trong tuần cuối cùng của tháng Giêng 1972, máy bay đã trông thấy hoạt động của thiết giáp địch ở phía đông Căn Cứ Địa 609. Ngày 25/1, hai phi công trực thăng võ trang Cobra thuộc đại đội 361 trực thăng võ trang (Aerial Weapons Company) báo cáo đã tấn công (engage) hai xe tăng trong Thung lũng Plei Trap, ngay phía tây của Rặng Hỏa Tiển. Các phi công này cũng thấy bốn xe tăng khác, đậu dưới bóng cây, trong khu vực này. Trong cùng khu vực, một chiếc Cobra khác cũng thấy sáu vết xích sắt tạo ra bởi thiết giáp. Những toán viễn thám sau đó được thả xuống khu vực đã không tìm thấy các xe tăng này, nhưng các vết xích cho thấy ít nhứt một đại đội xe tăng trong khu vực. Ngày 30/1, các trực thăng võ trang đã báo cáo thấy xe tăng và sau đó thỉnh thoảng cũng thấy. Vì những báo cáo này không thể kiểm chứng (substantiate) bởi các toán viễn thám, nên toán cố vấn Mỹ của QK-2 hay SRAG đã không tin lắm. (Second Regional Assistance Group/SRAG).   

              

Tuy nhiên, dựa vào các báo cáo trên đây và các cuộc tuần tiểu của BĐQ biên phòng thuộc các trại Dak Pek, Dak Seang, và Ben Het, các cố vấn Mỹ đã tiến hành hơn 60 phi xuất B-52, mỗi phi xuất gồm ba chiếc, trong tháng 1/72.  ĐPQ và nghĩa quân (NQ) đã gia tăng các hoạt động của họ trong tháng 1/72 bằng cách tiến hành các các cuộc hành quân cấp TĐ bằng cách đi bộ hay trực thăng vận, trong khi lực lượng chính quy của VNCH tập trung vào việc cũng cố tuyến phòng thủ của họ trong tỉnh Kontum và Bình Định. 

Dựa trên việc đánh giá những tin tức tình báo có được, bộ tham mưu QK-2 của VNCH, chỉ huy bởi trung tướng Ngô Dzu, đã lập kế hoạch phòng thủ Cao nguyên Trung phần. Trong khi các cố vấn Mỹ theo dõi chặc chẻ mọi phát triển của tình hình, phía VN đã thiết kế (formulate) kế hoạch phòng thủ. Người Mỹ quan trọng nhứt trong quá trình này là ông John Paul Vann, một dân sự (civilian) duy nhứt được chọn để chỉ huy nỗ lực cố vấn tại một trong bốn QK của Nam VN. Vann đã sống hơn 11 năm tại VN, lúc đầu là một sĩ quan lục quân và kế đó là một thường dân, và rất được dân miền Nam quí trọng. 

Trong tuần lễ đầu của tháng Hai, Không quân VNCH và không kỵ Mỹ đã tiếp tục báo cáo thấy thiết giáp địch, trong khi tình hình đã bắt đầu sôi động. Những tài liệu tịch thu trong tuần lễ từ 4 đến 10 tháng Hai đã xác nhận sự có mặt của sđ 320 csbv trong Mặt trận B-3. Một tài liệu cũng cho thấy sđ 320 gồm các trung đoàn 48, 52, và 64 bộ binh và trung đoàn 54 pháo binh. Quân số tổng cộng của sđ này và các TĐ đặc biệt (special) của nó là 10.400 người. Một tài liệu khác đã cho thấy cả hai loại đại bác dã chiến 122 ly và 130 ly của Liên Xô (LX) với tầm bắn tới 17 dặm Anh hay 27.35 km đã được xâm nhập ở khu vực tam biên này.

Vì thông tin này, trung tướng Dzu đã ra lịnh cho đại tá Lê Đức Đạt, tư lịnh mới của sđ 22 bộ binh VNCH, dời bộ tư lịnh (BTL) tiền phương của sđ, các đv về tiếp vận của sđ, và trung đoàn 47, đến khu vực Tân Cảnh/Dak To 2; khu vực này đang canh giữ bởi trung đoàn 42. Nói thêm: trung đoàn 47 sẽ đóng ở căn cứ Dak To 2, cách căn cứ Tân Cảnh 5 km về phía tây, phía bắc căn cứ giáp tỉnh lộ (TL) 512, phía nam căn cứ có sông Dak Poko, có sân bay lớn tiếp nhận được máy bay Hercules C-130 -- người dịch. Việc di chuyển các thành phần chánh yếu về tham mưu và tiếp liệu từ hậu cứ của sđ tại Bà Gi, Bình Định, đã hoàn tất vào ngày 7 và 8 tháng hai. Ngoài ra, các thành phần của thiết đoàn 19 cũng được lịnh đến Tân Cảnh để tăng cường cho thiết đoàn 14 cơ hữu của sđ. Đại tá Đạt đã đưa lực lượng thiết giáp mới lên trại LLĐB Ben Het vì nghĩ rằng xe tăng csbv sẽ tiến từ hướng này. Trung tá Tường, chỉ huy trưởng thiết giáp của QK-2 phản đối việc này vì cho rằng thiết giáp ko nên đóng quân để giữ căn cứ, mà phải lưu động để dễ tiếp cứu các đv khác. Lữ đoàn 2 Dù, tuy là trừ bị chiến lược cũng được lịnh chiếm giữ các CCHL trên Rặng Hỏa Tiển. 

Đại tá Đạt được giao chỉ huy khu vực Dak To bao gồm các trại BĐQ biên phòng ở Ben Het, Dak Mot, Dak Peh, Dak Saeng, và các CCHL 5 và 6. Đại tá Nguyễn bá Long, tỉnh trưởng Kontum, trách nhiệm bảo vệ tp Kontum, và đại tá Lê trung Tường, tư lịnh phó phụ trách hành quân bảo vệ tỉnh Pleiku. 

Tết âm lịch đã qua, và ko có cuộc tấn công nào. Tuy nhiên, những bằng chứng của địch chuẩn bị đánh lớn đã tiếp tục gia tăng. Trong một nỗ lực nhằm phá vỡ thời biểu tấn công của đối phương, không quân đã thực hiện trên 30 phi xuất B-52 tại khu vực Tân Cảnh trong 3 tuần đầu của tháng hai. 

Việc tổng thống Mỹ đi thăm TC từ 21 đến 28/2 đã khiến nhiều người tin rằng đối phương sẽ cố gắng mở rộng hoạt động nhằm coi thường hay hạ thấp (disrespect) cuộc gặp quan trọng này giữa hai cường quốc. Lại một lần nữa, địch đã hành động ngược với các ước tính tình báo này. Họ đã tiếp tục tránh đụng độ trực tiếp nhưng gia tăng đánh phá các trục lộ và các đồn nhỏ. Con số tù binh và hồi chánh viên đã giảm rất thấp. Ở những năm trước đây, điều này báo hiệu tấn công sắp xảy ra. Máy bay quan sát đã tiếp tục phát hiện một số lượng lớn, chưa từng thấy, chiến cụ của địch đã di chuyển, về hướng đông vào tỉnh Kontum. Tuy nhiên cuộc tấn công đã trì hoản vì các đv CSBV và VC đã gặp khó khăn khi chuyển chiến cụ đến các vị trí tấn công do các cuộc oanh kích dữ dội của B-52 và không quân chiến thuật trên các khu căn cứ của họ. Vì vậy những ngày Tết đã trải qua êm thắm. Tuy nhiên đối phương đã chuẩn bị đánh lớn gồm việc xây dựng các hầm trú ẩn, đường xá, hành quân thám sát hay điều nghiên, chuyển quân vào vị trí tấn công, tất cả các điều này đã báo trước (portend) một cuộc tấn công ồ ạt của đối phương. Cuộc tấn công này chỉ chờ đợi khi quân số và tiếp vận đầy đủ và thời tiết thuận lợi cho họ. 

Để đẩy mạnh hơn việc phòng thủ của cao nguyên, BTL của sđ Dù và một lữ đoàn Dù đã đến Kontum trong tuần đầu của tháng ba và trách nhiệm bảo vệ tp Kontum và phần phía nam của tỉnh. Sau giữa tháng ba, những cuộc chạm súng với những đv lớn của đối phương đã gia tăng đáng kể. Một sự kiện quan trọng đã xảy ra khi một đv của LĐ 2 Dù đã chạm súng trên Rặng Hỏa Tiển với một lực lượng csbv cấp TĐ; họ đã bắt vài tù binh và một hồi chánh. Điều này đã đánh dấu sự chấm dứt của thời kỳ mà đối phương né tránh đụng độ lớn. Tù binh và hồi chánh đã báo cáo sđ 320 csbv sẽ yểm trợ Mặt trận B-3 và tham gia một cuộc tổng tấn công từ tháng tư đến tháng 9. Những nguồn tin này cũng báo cáo rằng đã thấy nhiều xe tăng trong những khu căn cứ mà họ đã đi qua và nghe rằng các đv thiết giáp csbv sẽ yểm trợ các đv bộ binh của Mặt trận B-3 trong cuộc tấn công sắp tới. Họ cũng kể về những tổn thất về người và vật chất gây ra cho đv của họ vì các cuộc ném bom của B-52.

Cũng có ba cuộc chạm súng khác đáng chú ý. Một đã xảy ra 30 km bắc tp Kontum khi TĐ 23 BĐQ bị bao vây trong khi họ đánh giá một cuộc oanh kích của B-52. Máy bay chiến thuật, pháo binh, và B-52 đã giúp cho BĐQ phá vòng vây (breakout). Một chạm súng nhỏ hơn giữa TĐ 95 BĐQ biên phòng và trung đoàn 141, sđ 2 csbv ở bắc Ben Het. Cuối tháng này, các thành phần của trung đoàn 47 và LĐ 2 Dù lần nữa lại đụng nặng dọc Rặng Hỏa Tiển. Quân bạn đã gây thiệt hại nặng (take heavy toll of) cho quân csbv với sự yểm trợ của B-52 và không quân Việt - Mỹ. 

Những thành công trên đây của VNCH và việc đối phương ko thể tung ra cuộc tổng tấn công đúng theo thời biểu mà chúng đã định trước đã tác động lên bộ tham mưu QĐ-2; họ đã bắt đầu nghi ngờ về việc liệu đối phương có tấn công những mục tiêu đã đề ra. Họ đã nghĩ rằng việc liên tục áp lực lên đối phương thông qua gia tăng hành quân, việc LĐ 2 Dù đẩy mạnh tấn công, việc sử dụng ko ngừng nghỉ lực lượng không quân có được, đã trì hoãn chuẩn bị đánh lớn của chúng. Do đó, nếu tiếp tục tăng cường hành quân trên bộ và oanh kích ồ ạt sẽ khiến đối phương ko còn giữ ý định và giảm thiểu quy mô, thời gian của cuộc tấn công mà chúng đã dự định. 

Trong tuần đầu của tháng tư, dự báo này đã có vẻ chính xác khi trung đoàn 48 và 52 của sđ 320 csbv đã bị thiệt hại nặng khi tấn công các CCHL trên Rặng Hỏa tiển. B-52 và máy bay chiến thuật đã liên tục tấn công những đv địch đang tập trung tại khu này đến độ 4 tới 5 TĐ mất khả năng tác chiến. Một tù binh bị bắt đã xác nhận thông tin này. Tuy nhiên, theo y, viện binh đã đến mỗi ngày, và những đv này nhanh chóng lấy lại (regain) sức mạnh ban đầu. Điều này chứng tỏ việc dùng B-52 và máy bay chiến thuật đánh phá đường mòn HCM-con đường huyết mạch để nuôi sống lực lượng CS ở miền Nam đã ko còn nhiều như trước -- người dịch. Cùng lúc hai trung đoàn 42 và 47 VNCH đã đụng nặng ở bắc và đông Dak To với các thành phần của sđ 2 csbv và trung đoàn 66 của mặt trận B-3. Tù binh bị bắt trong chạm súng khai rằng nhiệm vụ của sđ 2 là chiếm sân bay Dak To 2 và BCH của trung đoàn 42 ở Tân Cảnh, cũng như những đv pháo binh dọc TL-512. Trung đoàn 66 đã điều nghiên căn cứ Tân Cảnh và đang trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng trước khi tấn công.Tù binh ko biết thời điểm nổ súng nhưng chắc chắn sẽ xảy ra. 

Sau khi nghe những báo cáo này, trung tướng Dzu đã nghĩ rằng ông ko đủ quân trong khu vực Dak To để đối phó với một cuộc tấn công nhiều sđ của csbv. Ông muốn tăng cường của lực lượng ở Dak To bằng tám TĐ quân chính quy lấy từ Bình Định; điều này sẽ khiến tỉnh này chỉ còn ĐPQ và NQ. Tuy nhiên, ông Vann đã thuyết phục tướng Dzu rằng làm như vậy là thảm họa. Vann đã đề nghị sđ 23 nên điều chỉnh khu vực trách trách nhiệm hay AOR (area of responsibility) để cho sđ này một số trách nhiệm ở Kontum và như vậy ko cần đưa quân từ Bình Định lên. Với kế hoạch này, dưới quyền đại tá Đạt có 13 TĐ trong đó có ba TĐ BĐQ biên phòng, tám TĐ bộ binh và các đại đội trinh sát, thiết kỵ, lực lượng của tiểu khu và 50 đại bác; sđ Dù có sáu TĐ tác chiến, một TĐ BĐQ biên phòng và 16 đại bác; tiểu khu Kontum có một liên đoàn BĐQ và lực lượng diện địa; và 50 chiến xa thuộc thiết đoàn 14 và 19 đóng rải rác giữa Pleiku và Ben Het. 

Việc dàn quân như thế này đã gây khó khăn rất nhiều (strain) cho việc tiếp tế cho các đv ở bắc Võ Định vì chỉ dựa một đường độc đạo là QL-14. Nếu QL này bị cắt đứt, các lực lượng này đễ dàng bị bao vây và cô lập.Tuy nhiên tướng Dzu đã coi thường những khó khăn về tiếp vận này, vì ông được lịnh của tổng thống là giữ đất bằng mọi giá. Tuy nhiên áp lực này tiếp tục gia tăng và địch tiếp tục chuẩn bị chiến trường.

Khó khăn này đã gia tăng bởi sự chỉ huy ko hiệu quả của đại tá Đạt, tư lịnh sđ 22: điển hình, có một lần, do chỉ huy kém cỏi, ông đã khiến TĐ 9 Dù bị thiệt hại hai trực thăng; lần khác ông đã ko thể khai thác kết quả hai vụ oanh kích của B-52 và sự chia rẻ giữa sđ 22 với sđ Dù." 

. . . 

Chuyển ngữ từ trang 34 đến 38 của chuyên khảo (monograph) đã dẫn trong các bài trước. 

San Jose ngày 19 tháng 9 năm 2023.


No comments:

Post a Comment