Mục đích của Israel khi bao vây Dải Gaza.
- Là nhằm người dân Palestine đói, khát và lạnh lẻo -- để họ, nếu ko đầu hàng, cũng yếu đi.
Bài của Zoran Kusosac trên đài Al Jazeera ngày 21/10/23.
"Ngày thứ Bảy đã được đánh dấu bởi hai mẩu tin ít nhứt cũng tốt lành phân nửa (at least haft-good news): việc mở của khẩu Rafah với các xe tải cứu trợ ĐẦU TIÊN chạy vào Dải Gaza, và việc phóng thích 2 con tin. Đây là những phát triển phản ảnh khía cạnh quan trọng khác của xung đột mới nhứt ở Trung Đông: Israel bao vây Dải Gaza.
Bao vây là một trong những chiến thuật cũ rích. Phe tấn công cắt đứt mọi liên lạc và tiếp tế của kẻ thù, với hy vọng rằng sự thiếu thốn, bịnh tật, và việc mất tinh thần chiến đấu sẽ khiến lực lượng bị bao vây, và các dân thường cùng bị bao vây với họ, phải ngừng chiến đấu và đầu hàng.
Vào thời xưa, nếu dân thường ko bị tàn sát bởi quân xâm lăng, họ sẽ bị bắt làm tù binh, con tin, hay nô lệ. Ngày nay, những đối xử như vậy ko thể chấp nhận -- nhưng dân thường vẫn chịu đau khổ, ngay cả nếu họ liều mạng trốn thoát.
Mọi cuộc bao vây đều tàn ác. Đây là một chiến thuật khiến con người đói, khát, lạnh lẻo, khốn khổ, và ko thuốc men. Không thể giữ vệ sinh vì ko có nước, những người bị bao vây sẽ bị bịnh tả (cholera), kiết lỵ, và nhiều bịnh khác.
Dải Gaza từng bị bao vây 16 năm, nhưng ko thiếu thốn những nhu cầu căn bản. Tuy nhiên, sau khi Hamas tấn công ngày 7/10, Israel đã chấm dứt mọi tiếp tế cho Gaza, và cắt nước và điện. Việc đóng cửa mọi đường tiếp tế cho Gaza, oanh kích của không quân và lịnh bắt buộc dân phải rời bỏ vùng phía bắc, đã đẩy người dân Gaza vào bước đường cùng (desperation).
Điều này có nghĩa là hơn hai triệu dân Gaza giờ đây tùy thuộc vào cứu trợ lương thực để sống.
Một trong những phong tỏa sớm nhứt của thời cận đại là vụ Berlin bị phong tỏa vào năm 1948-49. Ghi chú: Khi Đức Quốc Xã bị sụp đổ, thủ đô Berlin của nước Đức nằm trên lãnh thổ của Đông Đức. Khi Berlin bị bao vậy, Mỹ đã lập CẦU KHÔNG VẬN để chỡ đồ tiếp tế cho dân Berlin -- người dịch. Tuy nhiên, những bao vây khắc nghiệt nhứt đã xảy ra trong TN 1990 ở Bosnia và Afghanistan. Trong khi vụ phong tỏa của Kabul, do xa với phương Tây, nên phần lớn bị bỏ qua, cuộc bao vây man rợ, tàn ác ở Sarajevo đã khiến thế giới hành động -- bằng cách cứu trợ. Nói thêm: Sarajevo là tp lớn nhứt và cũng là thủ đô của nước Bosnia-Herzegovina hay Bosnia -- người dịch.
Dù ko nước nào đã chống lại quân xâm lăng người Serb ở Bosnia, từng pháo kích thủ đô Sarajevo trong bốn năm, giết nhiều dân thường hơn lính, nhưng nhiều nước đã gửi lương thực, bếp lò, tấm trải để thay cửa sổ bị bể và dầu bị hạn chế.
Trung bình, người ta cần khoảng 2.200 ca-lo mỗi ngày. Các chuyên gia đã cho rằng trong một thời gian ngắn - tới một tháng, có thể là hai tháng -- một người có thể sống với 1.200 ca-lo ngày. Các tù nhân trong trại tập trung Auschwitz đã được cung cấp 1.000 ca-lo.
Các ghi chép đã cho biết người dân ở Sarajevo đã nhận trung bình 300 gam lương thực cứu trợ mỗi ngày, khi qui ra ca-lo thì chắc chắn dưới nhu cầu tối thiểu. Phần lớn những ai không chết vì bắn sẻ và pháo kích thì gầy và hốc hác (emaciated).
Con người cần trung bình năm lít nước mỗi ngày để uống, nấu nướng, và vệ sinh cá nhân. Các chuyên gia nói rằng trong lúc khẩn cấp thì 1.5 lít cũng đủ, với hy sinh đáng kể.
Nước Bosnia-Herzegovina, tuy từng bị bao vây, nhưng nhờ nhiều sông hồ, nên ko khốn khổ lắm, nhưng Dải Gaza khô cằn hoàn toàn không có nước ngọt.
Dựa trên nhu cầu căn bản nhứt về lương thực và nước uống, mỗi người dân ở Gaza cần hai kí cứu trợ mỗi ngày. Cho hai triệu người, con số sẽ là 4.000 tấn/ngày. Mỗi xe tải trung bình chỡ 20 tấn. Như vậy mỗi ngày cần HAI TRĂM XE TẢI.
Để chuyển hàng cứu trợ, thế giới bên ngoài cần một cảng có thể tiếp nhận hai tàu mỗi ngày. Rất mai, Ai Cập có một cảng ở cách cửa khẩu Rafah 40 km, trên tp ven biển el-Arish.
Một số hàng cứu trợ khẩn cấp có thể chỡ bằng máy bay, nhưng máy bay ko thể thỏa mãn như cầu cứu trợ. Nhưng có 2 sân bay Ai Cập gần đó: al-Gorah và el-Arish. (Sân bay Gaza ở đầu phía nam của Dải Gaza bị Israel phá hủy năm 2001).
Không thể dựa vào không vận dù có nhiều máy bay: Khinh nghiệm ở tp Sarajevo có thấy trung bình một máy bay chỡ 11 tấn. Với nhịp độ như vậy, mỗi ngày cần 360 chuyến, một triển vọng ko thực tế.
Điều mơ ước của dân Palestine ở Gaza hiện nay là đồ cứu trợ có thể đến đều đặn, nhưng điều này chưa xảy ra". Vì tùy thuộc rất nhiều vào Israel vì họ có thể đóng cửa khẩu Rafah bất cứ lúc nào! -- người dịch.
Dịch từ đài Al Jazeera, đặt tại nước Qatar.
No comments:
Post a Comment