Sunday, November 12, 2023

 CHIẾN DỊCH HÒA BÌNH TỪ 10/11/1951 TỚI 25/2/1952           


         




Lời nói đầu: Trước đây các bạn đã nghe bài về Chiến dịch Hòa Bình của Bernard Fall, hôm nay cũng đề tài này nhưng được đăng 
trên Historynet ngày 12/06/2006. Bài viết này rất công phu và nhiều chi tiết hơn, có lẽ dựa vào tường trình sau hành quân (after-action report). Bản đồ và hình ảnh lượm lặt từ các bài của cựu chiến binh (CCB) Pháp và trên mạng.
. . . 

"Hòa Bình là thủ phủ của người thiểu số Mường. Nằm khoảng 62 km tây tây nam của Hà Nội, thị xã này nằm trên bờ tây của Sông Đà, nơi mà sông bẻ cong về hướng bắc để nối với sông Hồng phía trên Sơn Tây. Với thủy lộ dài 134 km đi theo Sông HồngSông Đà, tàu sẽ đi qua Sơn Tây, Việt Trì, La Phú (bây giờ gọi là La Hào - Phú An), Núi Đức Bà (giờ là Chợ Chẹ). Phần lớn khoảng cách này an toàn cho lực lượng giang thuyền, nhưng 21 km cuối cùng giữa Núi Đức Bà và Hòa Bình có những núi cao và những vạch rừng hẹp ven bờ, và thỉnh thoảng là những khối đá nằm giữa sông. 

Về đường bộ, Hòa Bình cách Hà nội khoảng 67 km bằng đường thuộc địa số 6Ở 35 km đầu tiên, đường chạy tới Xuân Mai; từ đây đường có độ dài 31 km đi ngang các núi Việt Nam và núi Chàm, có nhiều đoạn cùi chỏ tại một khu vực có tên Bến Ngọc. Năm 1946, Pháp thả quân Dù tái chiếm Hòa Bình, nhưng đã bỏ vào tháng 10/1950 sau tin chiến thắng của Giáp tại Đường Thuộc địa số 4.

Giai đoạn đầu của chiến dịch, một cuộc HQ rất qui mô, có tên Hoa Tulipe, khai diễn ngày 10/11/1951, để chiếm Đèo Chợ Bến và mở rộng kiểm soát của Pháp vượt khỏi Tỉnh Lộ 21, còn gọi là Đường Nhượng Bộ (concessions). Trong khi Task Force North với nhiều xe thiết giáp của ĐT de Castries (đờ-Cát-tri) đã tấn công về phía nam để bảo vệ hành lang đường 21 tại Chợ Bến, một thị xã ở bờ tây của Sông Đà, các đv bộ binh thuộc Task Force Center của ĐT Clements (Cờ-lê-mân) đã tấn công về phía tây từ vùng Nam Dương, hướng tới Sông Đáy, và đã bắt tay với TĐ 1 Nhảy Dù Lê-Dương (1st BEP), đã được thả xuống những ruộng lúa ngập nước kế cận Chợ Bến lúc 0910 sáng đó. Kết hợp với các mủi này, là các task force khác hoạt động ở đông và nam của Chợ Bến. 

VMCS đã bỏ thị xã Chợ Bến sau khi chống cự yếu ớt (token resistance), nhưng trận chiến dọc đường 21 đã chứng tỏ ngày càng dữ dội hơn khi hai TĐ của trung đoàn 64, ba đại đội của TĐ 164 địa phương, và lực lượng VM địa phương tham chiến. Quân Pháp có thuận lợi nhờ vượt trội về không quân, lưu động tính và hỏa lực. Nói thêm: HQ Tulipe là một HQ lớn, có tham dự của nhiều task force; mỗi task force gồm nhiều TĐ thuộc nhiều binh chũng khác nhau, thường do một ĐT chỉ huy -- người dịch.

Lúc 1430 chiều đó, TĐ 1 Dù Thuộc địa, các đv biệt kích của Vandenberghe (Vân-đen-be-gờ), và các đv tăng phái cho Chiến đoàn 2 đã đi qua phòng tuyến TĐ 1 Dù Lê-dương để tới các mục tiêu của họ hai km bắc Chợ Bến. Với đầu cầu (toehold) này ở vùng Cao nguyên của dân Mường, Đờ-lát đã chuyển sang Giai đoạn 2.  

Sau khi chiếm Chợ Bến, ông đã tái cấu trúc các đv của ông thành ba lực lượng HQ và ra lịnh cho họ tái chiếm Hòa Bình bằng đường bộ, đường không và đường sông. Lực lượng phía bắc gồm Chiến đoàn 7 của ĐT Dodelier (Đô-đờ-li-ê) và một đv giang thuyền xung phong, gồm có sáu TĐ bộ binh, ba TĐ pháo, một TĐ công binh và một trung đoàn xe bọc sắt sẽ lục soát về phía nam từ cửa Sông Đà tại Tu Vũ, vì từ chỗ này của sông tới thị xã Hòa Bình bị khống chế bởi nhiều núi cao hai bên sông. Lực lượng phía nam của ĐT Bollardiere (Bô-la-đi-e) sẽ đẩy các TĐ Mường thuộc chiến đoàn 3 do ĐT Vanuxem chỉ huy tiến về phía tây theo đường thuộc địa số 6 để bắt tay với một task force gồm 3 TĐ Dù đã thả xuống Hòa Bình. Liên lạc giữa hai gọng kìm này được phụ trách bởi BCH chiến đoàn 2, vì quân số của chiến đoàn đã giảm do tạm thời tăng phái 2 TĐ bộ binh và một TĐ pháo cho một đv khác.

Tướng Ra-un Sa-lăng, TL quân đội Pháp tại VN, hàng ngày theo dỏi sát sao cuộc HQ này, trong khi tướng Gông-za-lét đờ Li-na-rét chỉ huy quân Pháp ở miền Bắc. Lực lượng giang thuyền và bộ binh đã bắt đầu di chuyển vào ngày 13/11. Khi đêm xuống, lực lượng phía bắc đã tiến tới ngã tư Ấp Đá Chồng dọc sông Đà, nhưng toán liên lạc của Cờ-lê-mân đã bị sa lầy (bog down) trong rừng rậm. Kế đó, trong những giờ đầu của ngày 14/11, quân Mường của lực lượng phía nam của Vanuxem đã tới Đèo Kẽm trên Đường Số 6. 

Sương mù đã bao phủ Sông Đáy gần Hòa Bình sáng hôm đó, nhưng lúc 1230 sương đã tan nên Pháp thả TĐ 2 Dù thuộc địa (2nd BPC), một trung đội công binh Dù, một pháo đội Dù và một BCH nhỏ. Lúc 1410, TĐ 1 Dù thuộc địa (1st BPC) được thả xuống và lúc 1730 là TĐ 7 Dù thuộc địa (7th BPC). Họ đã chiếm mục tiêu mà gần như ko gặp chống cự, nhưng có 4 lính Dù bị thương do mìn và một mất tích. Ba VM bị bắt.

Trong khi đó, lực lượng phía nam, với chiến đoàn 3 dẫn đầu, đã tiếp tục lục soát VM dọc đường 6, trong khi hai TĐ công binh bắt đầu sửa đường. Vào buổi tối, lính Mường của Vanuxem đã vượt sông Đà để bắt tay với quân Dù. Hòa Bình đã chính thức được giải phóng.  

Ngày 19/11, Đờ-lát đã bay tới thị xã này để khen thưởng đoàn quân chiến thắng. Quân Pháp chết 8 và 9 bị thương tại Chợ Bến và Hòa Bình, đổi lại VM ước khoảng có 608 chết. Ngày 22/11, HQ kết thúc. Quân Dù trở về Hà Nội, chỉ còn TĐ 1 Dù thuộc địa ở lại giữ ngã tư Ấp Đá Chồng.

Dù chiến thắng, nhưng để chuẩn bị trận chiến sắp tới, ông đã chia khu vực này thành ba tiểu khu (TK), giao cho quân thiện chiến chiếm giữ: TK đường số 6 cho chiến đoàn 2 của Cờ-lê-mân, bảo vệ đoạn đường từ Xuân Mai đến Xóm Phéo; TK sông Đà, cho chiến đoàn 7 của Đô-đờ-li-ê, bảo vệ từ La Phú đến Tu Vũ; và TK Hòa Bình cho chiến đoàn 3 của Vanuxem, giữ TP, sân bay và các bến phà. TK Sông Đà và Đường số 6 gồm một số đồn bót cấp đại đội, yểm trợ bởi pháo và lực lượng phản ứng lưu động, mà nhiệm vụ là giữ giao thông thông suốt. 

Nhiệm vụ của TK Hòa Bình là thành lập và duy trì một cụm cứ điểm ở 2 bên sông Đà và một tiền đồn, và đặt BCH ở sân bay Hòa Bình. Lực lượng bên trong thị xã gồm TĐ 3 của bán lữ đoàn hay trung đoàn 13 lính Lê-dương ở phía nam, và TĐ 2 Dù thuộc địa làm trừ bị. Chiến đoàn 3 gồm TĐ 1 và 2 Mường, di chuyển trong TK, được hỗ trợ bởi một trung đội tăng M-26 Chafe (cũ hơn M-41), ba pháo đội 105 ly và một đại đội công binh.

Việc Pháp chiếm Hòa Bình đã ko ảnh hưởng nhiều đến các dự định của VM nhằm tấn công nhiều nơi trong châu thổ Sông Hồng, nhưng đã buộc Giáp phải dùng một số đv để đối phó đe dọa mới này của Pháp. VM đã có 5 sđ vào cuối năm 1951, mà sđ thâm niên nhứt chỉ mới một tuổi. Ngày 21/11, Giáp ra lịnh sđ 304, chỉ huy bởi ĐT Hoàng Minh Thảo, mà mùa hè 1972, đã chỉ huy mặt trận B-3 tại Tây Nguyên -- người dịch, và sđ 312, của ĐT Lê trọng Tấn, di chuyển tới Hòa Bình. Sđ 304, trong các trận đánh ở Sông Đáy quanh Ninh Bình đã làm con trai của Đờ-lát tử trận, trong khi sđ 312 VMCS đã ko đến đúng hạn, do TĐ 3 gồm toàn người Thái, đã tiến vào hậu phương của sđ này ngày 7/11. Trung đoàn 165 của VM ngày 24/11 đã chia cắt TĐ Thái, kềm chân hai đại đội và BCH TĐ, trong khi phần còn lại chạy về đồn bạn. Sau đó trung đoàn 165 tấn công 2 đại đội kể trên, nhưng phải chia lực lượng để chống TĐ 7 Dù thuộc địa, được thả xuống cách đó 35 km để cứu lính Thái. Lính Dù và lính Thái bắt tay ngày 30/4, sau khi trung đoàn 165 đoạn chiến và trở về sđ gần Hòa Bình.

Giáp lần đầu tiên đã chấp nhận thách thức quân Pháp dọc theo sông Đà, nơi mà 7 căn cứ của Pháp rải rác từ sông Hồng xuống phía nam. La Phú, nơi xa nhứt ở phía bắc, nằm trên bờ tây của sông Đà, kế đến là Đan Thế, Ấp Đá Chồng, Xóm Bu, Ấp Phú Tô, và Núi Đức bà (Rocher Notre-Dame) ở bờ đông, và cuối cùng là Tu Vũ, ở bờ tây, đối diện với Núi Đức Bà. Vì rặng núi hùng vĩ ở bờ tây đã khống chế những hạ lưu (lower reach) của sông Đà, nên người Pháp đã lập nhiều đồn bót ở bờ đông lẫn bờ tây, trong đó có Tu Vũ. Từ những vị trí này, phi pháo của Pháp có thể tấn công bất cứ đv của VM đe dọa các đoàn giang thuyền tiếp tế. Vấn đề của Pháp là địa thế ở bờ đông giữa Đan Thế và Ấp Đá Chồng chỉ ít nguy hiểm hơn cho lực lượng phòng thủ so với các vị trí bên kia sông. Từ Đan Thế tới Ấp Đá Chồng, rừng Ba Trại và địa thế ko bằng phẳng kéo dài về phía đông tới Yên Khôi và Yên Cư. Phía nam của con đường từ Yên Cư đến Ấp Đá Chồng, Núi Ba Vì và những đỉnh núi gần đó cao tới 1. 296 mét. Giữa những núi này và một ngọn đồi cao 709 mét ở hướng chính tây của Núi Đức Bà là một thung lũng (depression) có tên Xóm Sùi. Phía nam của Núi Đức Bà là một dãy đất hẹp gồm đầm lầy, những đụn cát lớn (sandbar) và những ruộng lúa, chia cắt bởi các sông rạch, rộng ra vài km về phía đông để gặp rừng Ba Trại cho tới khi nó đến gần núi Chàm, từ đó nó đi vào tiểu khu đường 6 và cao 409 m. Nằm 2 bên của Sông Đà, Chiến đoàn 7 của Đô-đờ-li-ê có bốn TĐ bộ binh canh giữ các yếu điểm ở Núi Đức Bà, Tu Vũ, Đan Thế và La Phú, được yểm trợ bởi TĐ 1 Dù thuộc địa như là trừ bị của tiểu khu (TK) ở Ấp Đá Chồng. 

Vào ngày 4/12, các thành phần của các sđ của ĐT Lê trọng Tấn và Hoàng Minh Thảo (ông này năm 1972 là TL mặt trận B-3 tại QK-2 của VNCH -- người dịch) đã di chuyển vào vị trí để từ đó họ có thể bao vây chia cắt TĐ Dù kể trên ở Ấp Đá Chồng. Các sĩ quan VM bị bắt đã nói với Pháp rằng bước đầu tiên của họ là cô lập Ấp Đá Chồng, sau đó họ sẽ tấn công các đường giao thông và yếu điểm. Hai trung đoàn của sđ 312 VMCS, đã được nhận diện trong khu vực đông của Núi Đức Bà, đã xác nhận đe dọa này là có thật. 

Sự xuất hiện ngày càng gia tăng của VM trong khu vực đã khiến chiến đoàn của Đô-đờ-li-ê tăng cường cho Thủ Pháp với các thành phần của TĐ 1 Dù thuộc địa trong khi mở một cuộc tấn công nhằm giảm nhẹ đe dọa đối với Núi Đức Bà. Chiến đoàn 4 của ĐT Thomazo (Tô-ma-dồ) tiến hành cuộc tấn công này ngày 9/12/1951 kết hợp với lính của tiểu khu và TĐ 7 Dù thuộc địa của thiếu tá Moulie (Mu-lì). Chiến đoàn phải lục soát sườn phía nam của núi Ba Vì và con đường giữa Chai Kai và Thụy Cơ.

Ngày 10/12, quân của Tô-ma-zô đã tiến từ Vân Mộng và Yên Lê để xuyên qua khu vực gần núi Ba Vì. Tuy nhiên, cuộc tấn công đã chậm lại (bog down) do mưa lớn, khiến một đv khác thuộc Task Force North đảm trách một tấn công chánh. TĐ 1 Dù thuộc địa của thiếu tá Moretti (Mo-rét-ti), tiến về hướng đông, đã đụng với 4 hay 5 TĐ của trung đoàn 209 VM tại thung lũng Xóm Sui. Trận đánh ác liệt (vicious) và trở thành cận chiến. Chỉ có yểm trợ tiếp cận của các chiến đấu cơ mới giúp TĐ 1 Dù thuộc địa đoạn chiến. Trung đoàn 209 VM đã rút lui vì hỏa lực vượt trội của không quân Pháp, nhưng TĐ 1 Dù thuộc địa chỉ lấy được 15 xác.  87 lính Dù đã mất tích. Sự hy sinh của lính Dù đã khiến ĐT Tấn hủy bỏ cuộc tấn công Núi Đức Bà. 

Tuy nhiên, VM vẫn mở một tấn công đồng loạt vào Núi Đức Bà và Tu Vũ. Đạn cối lớn đã rơi như mưa xuống Tu Vũ lúc 2130 đêm đó, theo sau là các xung phong biển người. Dưới ánh sáng lung linh (flicker) của hỏa châu, hai đại đội lính bộ binh Ma-rốc và một trung đội xe tăng đã đẩy lui các đợt xung phong biển người của VM. Lúc 0340 ngày 11/12, các thành phần của trung đoàn 88 VM đã xuyên qua chu vi bên trong. Dưới yểm trợ của xe tăng, bị phá hủy hết trong trận chiến sau đó, lính Ma-rốc đã rút về một đụn cát ở giữa sông Đà trong khi ba pháo đội ở Núi Đức Bà bên kia nả pháo vào đồn. Khi hừng đông thành phần còn lại của trung đoàn 88 rút lui, để lại 250 xác trên kẽm gai và 150 xác rải rác khắp trận địa. Một cuộc tấn công nhỏ hơn vào một pháo đội ở Xóm Bu cũng bị đẩy lui. 

Ngày 11 và 12, khi chiến đoàn 4 tiến dần về Núi Đức Bà, VM đã đổi chiến thuật. Thay vì tiếp tục tấn công các yếu điểm, với sự phối hợp chặt chẽ của hỏa lực phòng thủ, mìn, và phi pháo, họ đã quyết định tấn công các đường giao thông, do vậy đã chọn một địa hình mà họ có thể giao chiến với quân Pháp. Với mục đích này, Tấn ra lịnh cho trung đoàn 165 và 209 xâm nhập vào các vị trí ở Ba Trại và một khu vực bắc của Ba Vì. Chiến đoàn 4 của Tô-ma-zồ chẳng bao lâu đã đụng nặng với một đv VM đang cắt đường giữa Yên Chữ và Ấp Đá Chồng. Ở Xóm Bùi, Pháp đã kêu yểm trợ tiếp cận của máy bay, nhưng lần này VM cố thủ.

Một cuộc tấn công của TĐ 5 dù thuộc địa của thiếu tá Orsini (Ót-si-ni), yểm trợ bởi một chi đoàn chiến xa Sherman thuộc trung đoàn xe tăng thuộc địa Viễn Đông (RBCEO) cũng ko thể bứng chúng. Khi trời tối của ngày 12/12, đường vẫn bị cắt. Tô-ma-zô ra lịnh cho Ót-si-ni rút quân, nhưng TĐ dù ko thể đoạn chiến. Một TĐ của trung đoàn 165 VM đã phục kích một đại đội, giết 34 lính dù và làm bị thương 66. Ba người chết là trung đội trưởng. Nói thêm: Chiến xa hạng trung Sherman M-4, sản xuất năm 1942, xa đoàn có 5 người; nặng 30-38 tấn, trang bị 1 đại bác 75 ly (90-104 viên) hay 76 ly (71 viên) hay 105 ly (66 viên). Ngoài ra còn có 1 đại liên 12.7 ly (300-600 viên) hay 2 đến 4 đại liên 7.62 ly (6000-6.750 viên) tuy kiểu xe. Tầm hoạt động 160 -240 km trên đường lộ, từ 97-161 km chạy băng đồng. 

Ngày 13 và 14/12, sđ 312 đã giảm áp lực. Tô-ma-zồ đã rút chiến đoàn 4 từ Núi Đức Bà và tiến về bắc để lục soát khu vực Trung Hà-Yên Khôi trong khi thượng cấp tăng cường cho tiểu khu Sông Đà của Đô-đờ-li-ê với chiến đoàn 1, chi đoàn 1 thiết giáp, TĐ 1 Dù Lê-dương, và TĐ 1 xe tăng của trung đoàn xe tăng Viễn Đông. Kết hợp với chiến đoàn 4 của Tô-ma-zồ, các lực lượng này đã mở HQ để quét sạch sđ 312 khỏi vùng Ba Trại và sườn tây của núi Ba Vì.

ĐT Đô-đơ-li-ê đã quyết định tập trung các nổ lực đầu tiên là quét sạch VM khỏi rừng Ba Trại. Để làm điều đó, lực lượng của ông cần tới Ấp Đá Chồng vòng qua Đan Thế trong khi duy trì kiểm soát con đường giữa Yên Cư và Ấp Đá Chồng. Điều này sẽ cắt đường rút lui của sđ 312 vượt qua Sông Đà hay về nam vào khu vực núi Ba Vì. Để ngăn chận đường rút lui phía bắc, ông chỉ định chi đoàn 1, tăng cường bởi một TĐ của chiến đoàn 4, tới các vị trí án ngữ trên con đường giữa Cam Đài và Đan Thế. Trách nhiệm kiểm soát đường giữa Yên Cư và Âp Đá Chồng được giao cho một task force của trung tá Ducournau (Đúa-cô-nồ) gồm TĐ 1 Dù Lê-dương, TĐ 5 Dù thuộc địa và một trung đội tăng thuộc TĐ của trung đoàn tăng Viễn Đông. Lính Bắc Phi của chiến đoàn 1 của ĐT Edom (Ê-đầm) sẽ lục soát con đường ở phía đông đi vào Ba Trại. 

Những lực lượng án ngữ phía bắc và phía nam sẽ chiếm các vị trí đầu tiên của họ vào 15/12. Trong khi chiến đoàn của Ê-đầm lục soát những đường tiến sát phía đông vào rừng Ba Trại, đv này đã đụng các thành phần của sđ 312 gần Xóm Đôi. Lính Bắc Phi đã đẩy lui VM, nhưng sau đụng lại ở Đồi 116, một km tây bắc của Xóm Đôi. Sđ 312 đã chiến đấu dữ dội nhưng phi pháo của Pháp đã thắng (carry the day). Vào buổi chiều, chiến đoàn đã chiếm các cao điểm. 

Các thành phần của tiểu khu sông Đà tiếp tục tiến dù gặp khó khăn để tới các đồi nhìn xuống Sông Đà, trong khi lính dù của Đúa-cô-nồ tiến về tây trên con đường tới Ấp Đá Chồng. Khi đêm xuống, lính dù đã kiểm soát con đường. Một đụng độ xảy ra, khiến phi pháo can thiệp, khiến 1 lính Pháp chết và 26 bị thương. VM chuyển quân suốt đêm khiến tình báo Pháp tin rằng sđ 312 đang rút về phía tây Sông Đà. 

Với rừng Ba Trại tạm thời an ninh và các lực lượng án ngữ vào vị trí, Đô-đơ-li-ê chuyển hướng vào các sườn phía tây của Ba Vì, nơi mà VM vẫn còn đe dọa Núi Đức Bà. Ngày 17/12, Pháp đã mở một tấn công gọng kèm. Lực lượng gồm có TĐ 1 Dù Lê- dương, TĐ 2/6 bộ binh Ma-rốc, và TĐ 2/1 bộ binh An-giê-ri, tấn công từ phía tây của núi Ba Vì để dọn sạch thung lũng Làng Gi, trong khi TĐ 2 dù Lê-dương tiến về nam từ con đường Ấp Đá Chồng đi Yên Cự để lục soát các cao điểm này dưới sự yểm trợ của TĐ 3/4 bộ binh Ma-rốc và TĐ 5 Dù thuộc địa. Hai task force này đã bắt tay mà ko gặp trở ngại nào lúc 1500, để lại TĐ 1 Dù lê-dương, TĐ 5 Dù thuộc địa và TĐ 3/4 bộ binh Ma-rốc kiểm soát con đường tới Ấp Đá Chồng. Trong khi TĐ 2 Dù Lê dương chiếm các vị trí trên đồi 564, chiến đoàn của Ê-đờm, cùng với đv thiết giáp số 1, rút khỏi tiểu khu. Task force còn lại của Đô-đờ-li-ê phải bắt tay với những cứ điểm ở phía nam, đã mất liên lạc từ 11/12.

Lại một lần nữa, Đô-đơ-li-ê đã cần tới task force Dù của ĐT Đua-cuốc-nồ. Để thực hiện nhiệm vụ này, Đua-cuốc-nồ đã tăng cường hai TĐ Dù lê-dương cho TĐ 5 Dù thuộc địa, TĐ 3/4 bộ binh Ma-rốc, và đại đội biệt kích 35 gồm lính Pháp-Việt. Ngày 19/12, với TĐ 1 Dù lê-dương xuất phát từ Ấp Đá Chồng và TĐ 2 Dù lê-dương từ đồi 564, task force này đã tiến về nam để bắt tay với Núi Đức Bà. VM đã chống cự yếu ớt. Hai TĐ Dù này đã tiếp tục lục soát thung lũng Xóm Sui ngày 20/12, thu nhặt lính chết của TĐ 1 Dù thuộc địa để lại khoảng 10 ngày trước.

Với khu vực tạm thời an ninh, người Pháp nghĩ rằng trận đánh Sông Đà đã xong. Bộ tham mưu của task force Dù, TĐ 3/4 bộ binh Ma-rốc, TĐ 2 Dù lê-dương, TĐ 1 Dù thuộc địa đã trở về Hà Nội làm tổng trừ bị. 

Tuy nhiên, Giáp đã ra lịnh cho sđ 308 của ĐT Vương Thừa Vũ đến Sông Đà để tăng cường cho sđ 312 của ĐT Tấn. Ngày 21/12, trung đoàn 102 và 36 đã trở lại rừng Ba Trại.

Lúc 1100 g ngày 21/12, đại đội biệt kích 35 đã gặp (stumble across) một nơi đóng quân VM ở nam của con đường từ Yên Cư đi Ấp Đá Chồng. Một giờ sau, một toán tuần tiểu của TĐ 5 Dù thuộc địa đã đụng một đại đội có vũ khí nặng trên đồi 82. Dưới hỏa lực nặng của địch, quân Dù cố gắng đoạn chiến, nhưng lại đụng độ lúc 1700, nên gọi máy bay yểm trợ để đoạn chiến và rút lui. Ngày 22/12, đại đội biệt kích 35 và TĐ 5 Dù thuộc địa đã bị tấn công dữ dội ở đồi 564 và 82 và gần như bị tràn ngập.

Một toán thám sát đã bị phục kích ở đông của Lũng Phú và Tạch Xã, và TĐ 1 Dù lê-dương lại bị phục kích ở khoảng 3 km nam Xóm Bu. Quân Dù phải gọi 2 trung đội xe tăng Sherman và máy bay mới có thể đoạn chiến. 

Đối diện với đe dọa mới này, tướng Sa-lăng đã tăng cường cho tiểu khu Sông Đà một task force Dù gồm TĐ 2 Dù lê dương, TĐ 1 Dù VN, chiến đoàn 1 của Ê-đờm, và 2 pháo đội. TĐ Dù VN đã thả một đại đội xuống Núi Đức Bà ngày 23/12, sau đó phần còn lại của TĐ dưới quyền của đại úy Depont (Đơ-pồng) tại Ấp Phú Thọ ngày 24/12.

Ngày 24/12, task force Dù này, với TĐ 5 Dù thuộc địa, TĐ 1 và 2 Dù lê-dương, TĐ 2/1 bộ binh An-giê-ri và hai trung đội xe tăng Sherman, được lịnh phản công trung đoàn 102 và 36 nhằm đẩy lui chúng khỏi tiểu khu. Để làm điều này, họ phải tạo gọng kềm bởi hai TĐ Dù lê-dương trên đây quanh đồi 82 trong khi TĐ 5 dù thuộc địa che chở họ từ phía đông nam. TĐ 1 Dù lê dương ko gặp khó khăn nhiều, nhưng TĐ 2 dù lê dương đã đụng mạnh tại đồi 61 và kế đó ngay dưới đồi 57. Dưới áp lực VM, TĐ 2 Dù lê dương bị đẩy về phía đông. Khi TĐ 2/1 bộ binh An-giê-ri di chuyển để tăng cường cho Dù, họ bị đánh vào cạnh sườn. VM đã đoạn chiến bằng cách vượt qua đường chạy từ Yên Cư tới Cam Đài. Trong khi TĐ 2 Dù lê dương tập hợp lực lượng ở đồi 61 dưới yểm trợ của máy bay, lính An-giê-ri kéo về Yên Cư. Trận đánh khiến TĐ 2 dù lê dương chết 12 và bị thương 31, VM 300 chết.

Đối diện với kháng cự tiếp tục của VM, điều rõ ràng rằng Pháp cần một tấn công lớn. Đô-đờ-li-ê ra lịnh cho các đv giữ các vị trí trong khi ông tung ra các đv biệt kích VN do Pháp chỉ huy vào vùng Ba Vì và Ba Trại. Từ 25/12/1951 tới 3/1/1952, lính biệt kích đã chỉ điểm nhiều đv của sđ 308 tai rừng Ba Trại. Chúng bị tấn công bởi phi pháo, trong khi Pháp củng cố lực lượng và lập kế hoạch cho một cuộc tấn công nhằm thu hút những đv VM có thể tăng cường cho tiểu khu này.

HQ Nenuphar (Hoa Súng), khai diễn ngày 4 và 5/01/1952, với task force Dù của Đua-cô-nồ, chiến đoàn (CĐ) 1 của Ê-đờm, và CĐ 4 của Tô-ma-zồ. Quân Dù chiếm các vị trí án ngữ giữa Yên Cư và Ấp Đá Chồng trong khi CĐ 4 tấn công về phía nam của Ngọc Nhi. CĐ 1 tấn công nghi binh vào Tạch Xá, và ngày 6/1, bộ tham mưu của ĐT Dù Rocquigny (Rốt-chi-ni) chỉ huy TĐ 1 Dù thuộc địa đã mở cuộc tấn công đánh lừa vào các kho chứa VM tại Việt Trì để hy vọng quân trừ bị của VM tập hợp quanh Phủ Lư.

HQ Hoa Súng đã tạo những chiến thắng tại rừng Ba Trại, nhưng VM vẫn tiếp tục bám trụ trong khu vực. Sự thật cho thấy chiến lược của VM tại Sông Đà khiến Pháp ko thể giữ tiểu khu Hòa Bình. Việc tiếp tế cho tiểu khu này ngày càng khó. 

Tướng Sa-lăng chỉ có thể hy vọng rằng tổn thất của VM sẽ khiến lực lượng của ông nghỉ ngơi để chiếm lại và giữ nhưng khu vực một khi VM rút lui. Ông đã làm tổng TL kể từ 20/11, khi đờ-Lát về Pháp để mổ ung thư. Vì vậy HQ Hoa Tím được xem như một đợt tấn công mới. Từ 7-9/1, quân Pháp cố gắng tiêu diệt quân VM cố thủ trên các sườn của núi Ba Vì, trong khi quân đồn trú ở Đồi Đức Mẹ, đồi 30, Xóm Bu và Ấp Đá Chồng đã rút lui dưới che chở của cuộc tấn công này. Tiểu khu Sông Đà với các cứ điểm còn lại đã được tái tổ chức và đặt dưới quyền của tiểu khu Sơn Tây. 

Ngày 7/1, trong khi các TĐ 1 và 2 dù lê-dương, TĐ 5 dù thuộc địa, và TĐ 4/7 bộ binh An-giê-ri bảo vệ các đường giữa rừng Ba Trại và núi Ba Vì, các TĐ 2/1 và 2/6 bộ binh Ma-rốc, TĐ 2/1 bộ binh An-giê-ri và TĐ Dù 1 của VN của thiếu tá Riệu đã tấn công VM cố thủ trong hầm hố ở Ba Vì. Vào buổi tối của 7/1, quân đồn trú ở Núi Đức Bà và đồi 30 đã tập hợp ở Yên Cư. Ngày 8/1, quân ở Xóm Bu và Ấp Đá Chồng đã bắt tay với họ. Ngày 9/1, các đv tấn công Ba Vì đã rút, vào ngày 10/1, cuộc HQ tuyên bố thắng lợi.

Tuy nhiên, nhiều trung úy và đại úy tham dự chiến dịch này, đã có quan điểm khác nhau. Họ đã thắng trong trận đánh của họ vì họ đã có thể rút lui và tái phối trí để tránh thiệt hại nặng hơn. Giờ đây Sông Đà ko còn là một chọn lựa để tăng cường cho thị xã Hòa Bình. Về bản chất, Pháp đã bỏ các đồn bót dọc sông giữa Xóm Phéo và Đan Thế. Tin về cái chết của Đờ-Lát tại quân y viện Neuilly (Nuôi-dì) ở Pháp ngày 11/1 chỉ làm sâu thêm cảm giác ảm đạm (gloom). 

Tiếp theo chiến thắng của y dọc theo hạ lưu Sông Đà, tướng Giáp đã hướng chú ý vào đường thuộc địa số 6 và tiên đoán thị xã Hòa Bình sẽ mất trước Tết Âm Lịch. Dù Hòa Bình và đường 6 đã ko yên trong trận chiến Sông Đà, nhưng VM chỉ mở những trận đánh nhỏ nhắm vào các đồn cô lập và phục kích các đoàn xe. ĐIỀU NÀY ĐÃ THAY ĐỔI trong tháng 1/1952 khi sđ 312 được lịnh tiến về đường 6 và Giáp ra lịnh tăng cường quân mới cho sđ 304 và 308 VM. 

Đường thuộc địa 6 khởi đi từ HN và chạy về phía tây, còn an toàn trước khi tới Xuân Mai. Từ đây đường đi qua một cao nguyên đầy rừng rậm đầy rẫy những hẻm vực tạo nên bởi các sông suối cho tới phía tây của Mộ Thôn, nơi mà đường này cắt ngang một rặng núi đá vôi đầy những thung lũng và vách đá dốc đứng. Từ Đông Bến, đường 6 cắt ngang những thung lũng hẹp không chế bởi hai bờ dốc đứng phủ đầy cây rừng, cho tới khi nó xuất hiện để chạy song song với Sông Đà giữa Xóm Phéo và Bến Ngọc. Ở Bến ngọc, đoàn xe lên phà để vượt Sông Đà tới Hòa Bình. 

Tiểu khu đường 6 đặt BCH ở Ao Trạch. Các thành phần của TĐ 3/1 Ma-rốc, TĐ 3/13 Lê-dương, TĐ 1 Tabors, TĐ 8 dù thuộc địa, và đại đội biệt kích 18 canh giữ các đồn bót rải rác tiểu khu, trong khi một lực lượng trừ bị gồm trung đoàn 1 thiết giáp thuộc địa, trung đoàn 8 An-giê-ri gốc Tây ban nha (Spahis), và một trung đội xe trang bị súng liên thanh của trung đoàn Ma-rốc thuộc địa di chuyển giữa những đồn này.  

Sau khi chiếm Hòa Bình, các đv Pháp đã tiếp tục mở rộng hiện diện khắp xứ Mường. Khi tập trung vào tiểu khu Sông Đà, Giáp đã làm quân Pháp có ảo tưởng rằng họ tự do di chuyển, thỉnh thoảng mới bị phục kích bởi quân VM hay địa phương. 

Ngày 2/12, một đoàn xe 40 chiếc bị phục kích gần Động Bến. Quân Pháp đẩy lui nhưng mất nửa đoàn xe. Ngày 7/12 một đại đội bị phục kích ở Làng Mô, có 20 VM chết. Tuy nhiên ngày 13/12, một đại đội TĐ 2 dù thuộc địa đã đụng nặng, với 8 chết, 19 bị thương và 2 mất tích. Một đoàn công voa bị tấn công ở tây Ao Trạch ngày 15/12, nhưng VM bị đẩy lui. Ngày 22/12, đoàn giang thuyền bị phục kích gần Lạc Sơn trên Sông Đà làm một tàu đổ bộ bọc giáp và ba tàu tuần nhỏ bị chìm. 

Cuối tháng 12, tình báo Pháp ghi nhận gia tăng hoạt động của chính quy VM trong khu vực: trung đoàn 66 ở bắc đường 6, trung đoàn 9 ở phía đông. Kế đó nhiều thành phần của sđ 308 và 312 được ghi nhận dọc đường 6. Ngày 30/12, đồn Trung Du bị tấn công nửa đêm. Tới sáng trung đoàn 9 rút, để lại 160 chết vắt trên kẽm gai và 4 lính Pháp chết, 31 bị thương. 

Ngày 7/1, sđ 308 tung 4 TĐ tấn công TĐ 3/13 lê-dương ở Xóm Phéo cùng lúc tấn công nghi binh ở Trung Du, Động Bến và An Lập. Trận đánh kéo dài từ nửa đêm đến 0600 sáng hôm sau. Lính lê-dương đếm hơn 800 xác VM trước phòng tuyến. Cũng tối đó, đặc công VM xâm nhập phòng tuyến cứ điểm hòa Bình phá hai súng 105 ly, khiến Pháp thả TĐ 2 dù thuộc địa để tăng cường cứ điểm ngày 8/1. Khác với các lần thả trước, máy bay vận tải đã gặp phòng không ở Hòa Bình và Xóm Phéo, nơi có thả dù tiếp tế. Tám máy bay trúng đạn và bốn rơi. Hòa Bình đang có vẻ bị bao vây

Ngày 8/1, VM pháo cối vào lính lê-dương ở Xóm Phéo và tấn công Động Bến. Họ bị đẩy lui, nhưng ngày 9/1, các đv lớn VM đã cố thủ trên các điểm cao nhìn xuống Đèo Kẽm và những đường dẫn từ Ao Trạch. Trong đêm 9/1, sđ 304 và trung đoàn 88 của 308 tấn công quấy rối mọi đồn bót trong tiểu khu rồi rút lui để cắt đường 6. Ngày 11/1, đường 6 bị cắt. Quân Pháp phải tiếp tế bằng máy bay, trong viên viện binh phải lấy từ các khu khác để đẩy các sđ VM khỏi đường 6.

Với cái chết của Đờ-Lát và Sa-lăng làm tổng TL, trách nhiệm của chiến dịch Hòa Bình thuộc tướng De Linares (Đờ Li-na-rét), một quân nhân được kính trọng bởi sĩ quan cấp nhỏ và hạ sĩ quan Pháp. Do hạn chế quân số khả dụng và nhu cầu từ khắp nơi, Đờ Lin-na-rét chỉ có một cách lấy lại đường 6, từng đoạn 1, từ đông sang tây, bằng cách lục soát từng tiểu khu khi tiến quân. 

Giai đoạn Một, thông thương đoạn giữa xuân Mai và Ao Trạch, khai diễn ngày 10/1/1952 với TĐ 1 và 2 Dù lê dương và TĐ 2/1 Ma-rốc xuất phát từ Xuân Mai. VM gồm quân của trung đoàn 9 và 57 ở tây và đông của đèo Kẽm, có thể tăng cường bởi quân của sđ 308. Ngày 11/1, task force của ĐT Đờ Rốc-chi-ni đã thông đường tới Mộ Thôn với yểm trợ của lính tiểu khu từ Chúc Sơn. Từ Mộ Thôn, Đờ Rốc-chi-ni ra lịnh TĐ 1 Dù lê dương tiến vào vùng Súc Sích trong khi TĐ 2 dù lê dương tiến về đồi 202 và TĐ 2/1 Ma-rốc tiến dọc đường 6. Rừng rậm đã khiến TĐ 2 Dù lê dương ko kịp thời biểu, nhưng TĐ 1 dù lê dương đã an ninh mặt bắc của đường, cho phép TĐ 2/1 Ma-rốc đến đồi 54 lúc 1730 mà ko gặp bất cứ kháng cự.

Trong khi quân của Đờ Rốc-chi-ni tiến về tây, 2 đại đội của 8 Dù Lê-dương và 1 đại đội của 3/1 Ma-rốc tiến về đông để bắt tay ở Ao Trạch. Khi họ đi qua đèo Kẽm, họ đụng với trung đoàn 57 và bị đẩy lui với 25 chết và 25 bị thương. Đờ Rốc-chi-ni được tăng cường bởi TĐ 7 dù thuộc địa và pháo đội 2/64 ở Xuân Mai trong khi TĐ 1 dù lê-dương cố thủ trên các điểm cao phía bắc của Mộ Sơn, TĐ 2/1 Ma-rốc ở Súc Sích và TĐ 2 dù lê dương ở Mộ Thôn và đồi 125.

Ngày 12/1, khi task force của Đờ Rốc-chi-ni đang lục soát 2 bên đường từ Bái Lạng và một chiến đoàn mới lập gồm TĐ 3/1 Ma-rốc, TĐ 2 dù lê dương và đại đội biệt kích 5 và 7, giữ an ninh đường 6 từ Mộ Thôn tới đồi 54, TĐ 7 dù thuộc địa đụng với 2 TĐ VM ở đồi 202. Đụng trận liên tục, họ phải đào hố để qua đêm. Khi đêm xuống, họ bị tấn công dữ dội ở sườn tây và nam. Dù tình hình có vẻ nguy kịch nhưng thiệt hại nhẹ. Hai lính dù chết và 11 bị thương, đổi lại 119 xác VM bỏ lại. Ngày 13/1, TĐ 2 dù lê dương tăng cương tđ 7 dù thuộc địa ở đồi 202, trong khi chiến đoàn tiến theo đường về Ao Trạch. Với đoạn đường này đã an ninh, Đờ Rốc-chi-ni giao cho chi đoàn 2 bảo vệ Ao Trạch.

Đoạn dài nhứt đã an ninh, nhưng đoạn gai gốc nhứt nằm trước mặt. Quét sạch VM giữa Động Bến và xóm Phéo phải trải qua vài giai đoạn. Giai đoạn 1 từ Ao Trạch đến Xóm Phéo bằng cách làm chủ các điểm cao ở thung lũng Động Bến, Đồi 4 và cao điểm có tên Cao điểm Hầm đá, tất cả chiếm giữ bởi VM. Từ 14-17/1, ĐT Gilles (Gin-lờ) tái tổ chức quân phòng thủ của tiểu khu để có thêm quân cho HQ. Chiến đoàn 1, của ĐT Đờ Cát-tri, sẽ an ninh đoạn giữa Xuân Mai và Bái Lạng, lính dù của Rốc-chi-ni giữa Bái lạng và đèo Kẽm, và lính của tiểu khu đường 6 giữa đèo Kẽm và Ao Trạch.


No comments:

Post a Comment