Friday, November 3, 2023

 

Hải quân VNCH, giang đoàn xung phong 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33.

 
 
GIANG ĐOÀN XUNG PHONG (GĐXP)
Năm 1946, Pháp thành lập lực lượng sông ngòi, năm 1947 các đơn vị này được đặt tên là Divisions Navales d'Assaut (Naval Assault Divisions) viết tắt là Dinassauts. Trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu sử dung các Hải đoàn Xung phong trong chiến dịch bình định miền Bắc cho đến khi ký kết hiệp định Genève năm 1954, hải quân Pháp đã tổn thất tất cả 14 giang đĩnh và chiến hạm (trong đó có 1 Giang Pháo Hạm LSIL bị chìm, 2 Trợ chiến hạm LSSL và 2 LCT bị hư hại ), về nhân mạng có khoảng 100 người chết và bị thương. ("Riverine Operations 1966-1969" Department Of the Army 1 October 1973)

 
Sau hiệp định Genève năm 1954, các đơn vị Hải đoàn Xung phong rút về Nam.
- Ngày 10 tháng 4-1953, Hải đoàn Xung phong ở Cần Thơ là đơn vị đầu tiên của HQVN chính thức được thành lập.
Hải đoàn Xung phong này chỉ có 5 giang đĩnh loại đổ bộ (3 LCM và 2 LCVP) trang bị đại bác 20 ly và đại liên 50 hoạt động trên sông Mekong. Thủy thủ đoàn Pháp-Việt nhưng do Pháp chỉ huy và đặc biệt là treo cờ Việt Nam.
- Tháng 6-1953, HĐXP ở Vĩnh Long bắt đầu hoạt động với lực lượng tương đương HĐXP ở Cần Thơ
- Tháng 3-1954 HĐXP 22 ra đời và tiếp theo là HĐXP 25 trong tháng 8.
Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng đã kể về giai đoạn này như sau:
Tôi gia nhập Hải quân năm 1952 và tốt nghiệp năm 1953 từ Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.  Sau khi tốt nghiệp, tôi đi thực tập vài tháng trên một huấn luyện hạm. Sau đó tôi thuyên chuyển qua một giang đoàn xung phong (River Assault Division) ở miền Bắc, hoạt động từ Nam Định cho đến bờ biển.  Chúng tôi chuyển vận tiếp liệu từ biển về Nam Định và trong thời gian đó hoạt động hầu hết ở vùng này.
HĐây là một Giang đoàn phối hợp Pháp-Việt hay là hoàn toàn Việt Nam.
ĐĐây là một Giang đoàn phối hợp Pháp-Việt. Mang cờ Việt Nam; đon vị truởng là nguời Pháp, có nhiều sĩ quan Việt Nam, thủy thủ đoàn hỗn hợp.  Chúng tôi hoạt động ở đó cho đến ngày đinh chiến. Sau đó rút khỏi Phát Diệm. Từ Phát Diệm chúng tôi mang dân chúng ra một Dương Vận Hạm (LST) ngoài biển.
H: Ông có mang theo các giang đĩnh không?
Đ: Có. Một tàu ụ nổi (LSD) chở các giang đĩnh từ miền Bắc vào miền Nam kể cả đơn vị của tôi. Tôi đuợc nghỉ phép một tháng truớc ngày đình chiến. Tôi về Hà Nội và ở đó lúc đình chiến.
H: Ông nguời miền Bắc?
Đ: Đúng vậy.
H: Ông sinh ra ở đâu?
Đ: Hà Nội. Sau đó tôi về trình diện đơn vị ở miền Nam.
Ở miền Nam, chúng tôi tập trung quân Cộng Sản ở vùng Kiến Tuờng/Định Tuờng chờ phương tiện di chuyển họ ra miền Bắc. [1]
- Tháng 10-1954, HQVN có 4 GĐXP, quân số lên đến 1500 người gồm cả SQ và Đoàn Viên.
- Tính đến cuối năm 1963 có 6 GĐXP, đồn trú tại các căn cứ:
                   - GĐ 21XP tại Mỹ Tho
                   - GĐ 22XP tại SàiGòn (đây là đon vị lưu động, vùng hoạt động không cố định)
                   - GĐ 23XP tại Vĩnh Long
                   - GĐ 24XP tại Sài Gòn
                   - GĐ 25XP tại Cần Thơ
                   - GĐ 26XP tại Long Xuyên
Ngoài ra còn có 1 Giang đoàn Hộ tống tại Sài Gòn (trong thời gian này trực thuộc Vùng 4 Sông Ngòi). Thông thường một GĐXP gồm có 1 Soái đĩnh (Commandament), 1Tiền phong đĩnh (Monitor), 5 Quân vận đĩnh (LCM), 8 Tiểu vận đĩnh (LCVP) và 4 Tiểu giáp đĩnh (FOM).
Lực lượng sông ngòi tính đến cuối năm 1963 gồm có 7 Soái đĩnh (Commandament), 11 Tiền Phong Đĩnh (Monitor), 35 Quân Vận Đĩnh (LCM Armored), 58 Tiểu Vận Đĩnh (LCVP Armored) và 46 Tiểu Giáp Đĩnh (STCAN).
Từ tháng 1 đến tháng 10-1963, VC tấn công 73 lần vào các giang đĩnh GĐXP, 23 giang đĩnh đã bị thiệt hại, trong số này có 8 chiếc bị chìm (1 Monitor,2 LCM, 5 LCVP) 5 chiếc thiệt hại trung bình và 10 chiếc bị thiệt hại nhẹ. Hai mươi chiếc sau khi sửa chửa đã hoạt động trở lại, 3 chiếc bị phế thải.
 (tài liệu ngày 6 tháng 1-1964 của HQ Đại Tá J.Drachnik cố vấn HQVN)
                 Những năm tiếp theo, cuộc chiến lan rộng, tổn thất của các đơn vị sông ngòi nói chung và các đơn vị GĐXP nói riêng càng gia tăng.
- Tháng 10-1965, Hoa Kỳ chuyển giao 4 Tuần giang đĩnh (RPC) và 16 LCM-6. Các LCM này sẽ được biến cải để thành lập các GĐXP tiếp theo.
 - Tháng 2-1966, Hoa Kỳ chuyển giao thêm 4 Tuần Giang Đĩnh (RPC)
 - Tháng 3-1966, tăng lên 7 GĐXP.
 - Tháng 5-1966, tăng lên 10 GĐXP.                                        
 - Tháng 9-1966, tăng lên 13 GĐXP, thêm 3 giang đoàn mới được thành lập là 31XP ở Vĩnh Long, 32XP ở Long Xuyên và 33XP ở Cần Thơ.

              Các LCM 6 do Hoa Kỳ cung cấp đã được Hải Quân Công Xưởng Sài Gòn biến cải
thành Soái đĩnh và Tiền Phong Đĩnh trang bị đại bác 40 ly, đại bác 20 ly, đại liên 50                           
và súng cối 81 ly đã chứng tỏ rất hữu hiệu trong các cuộc hành quân yểm trợ và tuần tiễu

- Tháng 5-1967, vì nhu cầu tuần tiểu và hành quân đổ bộ trong khu vực sông Hương, một đơn vị gồm 6 giang đĩnh thuộc GĐXP đã được biệt phái ra Vùng 1 Duyên Hải. Đây là lần đầu tiên các giang đĩnh này hoạt động ngoài vùng đồng bằng miền Nam. Đơn vị này tạm thời ở chung căn cứ với Duyên đoàn 12 tại Thuận An và đặt dưới sự sử dụng của Duyên đoàn 12.
- Tháng 1-1968, BTL/HQ tiếp tục gởi 4 LCVP và 2 LCM ra vùng 1, đặt dưới quyền điều động của Duyên đoàn 12, tăng cường hoạt động tuần tiễu trên sông Hương.
Đến cuối tháng 1-1968 có 13 GĐXP từ GĐ 21XP đến GĐ 33XP  hoạt đông ở miền Nam với tổng số  225 giang đĩnh đủ loại (kể luôn Giang đoàn Hộ tống).
- Tháng 6-1968, GĐ32XP không còn hoạt động ở Vùng 4 Sông Ngòi. Các giang đĩnh đã được tăng phái ra V1DH nay trực thuộc GĐ32XP, căn cứ đặt ở Huế.
- Tháng 11-1971, các GĐXP đã được phối trí như sau:
                   GĐ 21XP:  Đồng Tâm (Mỹ Tho) trực thuộc                       V4SN
                   GĐ 22XP:  Sài Gòn trực thuộc                                            V3SN
                   GĐ 23XP:  Vĩnh Long trực thuộc                                       V4SN
                   GĐ 24XP:  Phú Cường (Bình Dương) trực thuộc               V3SN
                   GĐ 25XP:  Sóc Trăng trực thuộc                                        V4SN
                   GĐ 26XP:  Bạc Liêu trực thuộc                                          V4SN
                   GĐ 27XP:  Nhà Bè trực thuộc                                             V3SN
                   GĐ 28XP:  Long Bình (Biên Hòa) trực thuộc                     V3SN
                   GĐ 29XP:  Cà Mau trực thuộc                                            V4SN
                   GĐ 30XP:  Phú Cưòng (Bình Dương) trực thuộc               V3SN
                   GĐ 31XP:  Vĩnh Long trực thuộc                                       V4SN
                   GĐ 32XP:  Huế trực thuộc                                                  V1DH
                   GĐ 33XP:  Đồng Tâm (Mỹ Tho) trực thuộc                       V4SN
Vào thời điểm này, số giang đĩnh trực thuộc trong mỗi giang đoàn đã giảm xuống do tổn thất trong cuộc chiến, chỉ còn 1 Soái đĩnh (Commandament), 1 Tiền phong đĩnh (Monitor), 5 Quân vận đĩnh (LCM), 3 Tiểu vận đĩnh (LCVP) và 3 Tiểu giáp đĩnh (FOM), các Tuần giang đĩnh (RPC) do Hoa Kỳ cung cấp hầu hết đã bị thiệt hại nên không còn được sử dụng.

               Có thể nói Giang đoàn Xung Phong (hậu thân của các Hải Đoàn Xung Phong) là các đơn vị chiến đấu tiên khởi và nòng cốt không chỉ của hải quân mà là của Quân Lực VNCH.
             Các GĐXP đã tham dự các cuộc hành quân ngoài Bắc, đã chuyên chở dân tị nạn miền Bắc ra các chiến hạm di tản vô Nam, đã góp phần quan trọng trong chiến dịch tảo thanh Bình Xuyên và Hòa Hảo.

         Trong chiến tranh ở vùng đồng bằng miền Nam, các GĐXP đã có mặt trên hầu hết các sông rạch chằng chịt, đã ngày đêm tuần tiễu bảo vệ an ninh trên các thủy trình huyết mạch, nhất là bảo đảm an ninh cho các thương thuyền di chuyển trên sông Sài Gòn, Soài Rạp và Mekong.
       Ngoài ra GĐXP còn tham dự rất nhiều cuộc hành quân phối hợp với các đơn vị chánh quy và
các Tiểu khu tổ chức trên khắp vùng 3 và vùng 4 Sông ngòi.

 Để đối phó với hiệu quả của GĐXP, Việt Cộng đã sử dung chiến thuật theo như Đô Đốc Hùng đã nói như sau:  
"Thí dụ như giai đoạn đầu chúng tôi đối đầu với nhiều cuộc phục kích. Sau họ đổi qua mìn. Rồi họ đổi qua đặc công thủy (Sappers). Và về sau, khi họ có rất nhiều đạn duợc họ sử dụng súng cối nhiều hon. Họ sử dụng hỏa lực gián tiếp. Và vũ khí của họ bao gồm từ súng không giật cho đến hỏa tiễn B-40, B-41 và ngay cả hỏa tiễn chống chiến xa. Họ dùng các loại vũ khí đó để đối đầu với giang đĩnh. Họ đã thay đổi như thế.

HĐây có phải là thực sự là chức năng mới từ dụng cụ mà họ đã có?
Đ: Các dụng cụ mà họ có và cách thức họ sử dụng. B-40 không thể làm chìm giang đĩnh hạng nặng nhưng gây thiệt hại. Hỏa tiễn và mìn có thể làm chìm giang đĩnh . Về sau này họ sử dụng rất nhiều cuộc tấn công bằng đặc công thủy và nhiều loại mìn khác nhau.

HĐặc công thủy, họ là nguời biết bơi?
Đ: Đúng. Nhưng 90% giang đĩnh bị chìm vì mìn và đặc công thủy.
H: Trong giai đoạn cuối cùng?
Đ: Đúng vậy.
H: Lúc đầu là phục kích?
ĐĐúng, lúc đầu là phục kích. Chiến thuật đánh mìn của họ rất công hiệu, tôi không hiểu sao họ có thể làm đuợc. Để tránh bị tấn công, chúng tôi ra lệnh mỗi đêm giang đĩnh phải rời khỏi khu vực và rời khỏi cầu tàu. [1]
Và cũng vì thế lực lượng sông ngòi của HQVN đã gánh chịu tổn thất về nhân mạng và giang đĩnh rất cao.

Báo cáo của Bộ Tư Lịnh Lực Lượng Hải Quân HK tại Việt nam cho thấy là trong mùa hè 1972 từ tháng 4 đến tháng 7 có tất 57 giang đĩnh HQVN bị chìm vì các nguyên nhân:
- 19 giang đĩnh chìm vì bị phục kích.

- 27 giang đĩnh chìm trong khi tuần tiễu.
- 9 giang đĩnh chìm tại căn cứ vì đặc công dưới nước.
- 2 giang đĩnh chìm không rõ lý do.
Trong số này 29 chiếc đã được trục vớt,  14 chiếc công tác trục vớt đang được tiến hành, 14 chiếc không thể cứu vớt, bị phá hủy tại chỗ.
       Báo cáo của BTL/Hỗ Trợ Quân Sự HK tính đến tháng 3-1973 đã cho thấy tổng cộng số giang đĩnh bị loại khỏi vòng chiến là 95 chiếc (tính luôn lực lượng thủy bộ và ngăn chặn và tuần thám), rất nhiều giang đĩnh đã bị hư hại nhẹ hoặc trung bình, sau khi sửa chửa đã trở lại hoạt động. 
[2]


Để kết luận, hai nhận định sau đây sẽ nói rõ hơn về vai trò của Giang đoàn Xung Phong nói riêng và Lực Lượng Sông Ngòi của HQ/VNCH nói chung: 
 1.- Đô Đốc Đinh Mạnh Hùng Phụ Tá Tư Lệnh Hành Quân Lưu Động Sông"Hầu hết các cuộc hành quân do Bộ binh tổ chức đều nằm xa các sông rạch vì vậy họ yêu cầu yểm trợ một lực lượng nhỏ để dùng làm phương tiện di chuyển, yểm trợ hải pháo. Loại yểm trợ này gia tăng nhưng trong hành quân  phối hợp cũng có tăng nhưng không đuợc nhiều.Không phải vì họ không cần mà vì các cuộc hành quân quá xa các sông rạch. Bất cứ lúc nào họ có hành quân dọc theo sông, họ đều gọi chúng tôi.
Trong giai đoạn cuối ở tỉnh Kiến Tuờng chúng tôi có cuộc hành quân rất thành công. Vào giờ phút cuối ở tỉnh Long An, chúng tôi đã giúp Bộ binh rất nhiều. Chúng tôi giúp họ ở nhiều nơi. Nhiều khu vực Bộ binh không thể giữ vững vị trí nếu không có sự yểm trợ của chúng tôi.
Về sau, họ nhận ra điều đó nhưng họ không muốn nói ra, hầu hết họ đều không muốn nói."
 [1]

2.- Về phần Bộ Tư lịnh Hỗ Trợ Quân Sự Hoa Kỳ (MACV): "trong phần lớn các khu vực ở Vùng 3 và Vùng 4 Chiến thuật, các thủy lộ trong nội địa cung cấp phương tiện an toàn nhất để vận chuyển lính và quân dụng cần thiết hầu duy trì ưu thế về quân sự. Kiểm soát được các tuyến giao thông liên lạc trên sông rất thiết yếu để hỗ trợ các căn cứ của chánh phủ và mang lại thành quả trong việc bành trướng các khu vực đang được miền Nam kiểm soát rất hiệu quả. Các sông rạch, hầu hết rất hẹp và hai bên bờ cây cối um tùm, vì thế các giang đĩnh vô cùng bất lợi trong các cuộc phục kích của địch dọc theo các sông rạch. Nhiều thủy lộ, đặc biệt trong mùa khô, mực nước xuống thấp, hai bên bờ cao hẳn lên làm giảm khả năng tự phòng vệ và các cuộc phản pháo của các giang đĩnh đã không mang lại kết quả.
Mối liên quan giữa Bộ binh và Hải quân cũng rất cần thiết, Hải quân cần đến bộ binh cung cấp an ninh dọc theo hai bờ sông và ngược lại các đồn ven sông cũng phải cần đến sự bảo vệ của hải quân. Các giang đĩnh tham dự các khu vực hành quân hỗn hợp đã đóng góp đáng kể về khả năng lưu động và hỏa lực hùng hậu.
Các cuộc hành quân sẽ rất hiệu quả nếu các ưư điểm này được đưa vào việc soạn thảo kế hoạch hành quân. [2]

Tham Khảo:


[1]-  https://dongsongcu.wordpress.com/2016/12/02/phong-van-pho-de-doc-dinh-manh-hung/
[2]- 1972-1973 Command History, Naval Advisory Group, Riverine Warfare C-61

Các chi tiết khác dựa trên báo cáo hàng tháng của Trung Tâm Hải Sử Hoa Kỳ 
 
 


 
    

        
 
                                                    Giang đĩnh thuộc Hải đoàn Xung phong Pháp

 
                                                Giang đĩnh thuộc Hải đoàn Xung Phong Pháp




       Chiến dịch Trương Công Định, hành quân phối hợp với Sư đoàn 7 BB trong tỉnh Định Tường
       tháng 4-1968

 



























































 



No comments:

Post a Comment

No comments:

Post a Comment