Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù Tiểu Đoàn 7ND Việt Nam được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1953, tai Hải-Phòng , hầu hết sï quan và hạ sï quan chỉ huy đơn vị nầy đều do từ đơn vị nhảy dù Pháp 3rd Military Region và một số quân nhân Nhảy Dù Pháp từ Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù Cambodian (1er Bataillon Parachutiste Khmer – 1BPK). vị Tiểu Đoàn Trưởng đầu tiên là Capitaine Lehmann: từ ngày 1/9/1953 đến 30/4/1954 kế đến là Thiếu tá Henry De Pinc từ 1/5/1954 đến khi bàn giao lại cho Sĩ quan Việt Nam. Trong khi thành lập và huấn luyện, Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù phải đảm nhiệm giữ an ninh và bình định khu vực cho tới khi các đại đội được luân chuyển. Vì vậy cho tới ngày 1/12/1953 mới hoàn tất. Ngày 1/1/1954, khi TĐ3ND bị thiệt hại nặng tại Ban Hine Siou bên Lào, Đại Đội 1/TĐ7ND được không vận khẩn đến Seno để tiếp viện cho đến ngày 12/3/1954. Ngày 14/3/1954, Đại Đội 2/TĐ7ND được tăng phái ứng chiến tại phi trường Bạch Mai với Tiểu Đoàn 5ND để được thả xuống Điện Biên Phủ. Ngày 8/4/1954, TĐ7ND được lệnh chuẩn bị nhảy dù xuống Điện Biên Phủ vào đêm 9/4 nhưng vì thời tiết xấu, phòng không của CS quá nhiều… nên lệnh hành quân được hủy bỏ. Sau đó Tiểu Đoàn về hoạt động trong khu vực Hà Nội trong khuôn khổ của GAP-1. Sau ngày ký hiệp định Geneva, ngày 25 /7/1954, TĐ7ND di chuyển về Nam và đặt dưới sự điều động của Liên Đoàn 3 Nhảy Dù Việt Nam.(GAP-3) Ngày 1 tháng 3 năm 1955. TĐ 7 Nhảy Dù bị giäi tán để lấy quân số bổ sung cho các đơn vị khác khi thành lập Liên Đoàn Nhảy Dù Việt Nam. Ngày 1/12/1960,do nhu cầu phát triển Binh Chủng Nhảy Dù, TĐ7ND được tái thành lập tại Biên Hoà với Tiểu Đoàn Trưởng là Đại Úy Ngô Xuân Nghị. Những trận đánh đáng ghi nhớ của TĐ7ND : - Ngày 03/01/1965 TĐ7ND do Thiếu Tá Ngô Xuân Nghị làm TĐT, cùng hai Tiểu Đoàn 1 & 3 ND tham dự hành quân trực thăng vận tiếp viện trận Bình Giả càn quét mật Khu Hát Dịch. - Ngày 9/2/1965, Tiểu đoàn 7, Thiếu Tá Ngô Xuân Nghị dưới quyền điều đông của Chiến Đoàn I Nhảy Dù do Trung Tá Trương Quang Ân làm Chiến Đoàn Trưởng với Tiểu Đoàn 5 của Thiếu Tá Ngô Quang Trưởng; Tiểu Đoàn 6 Thiếu Tá Vũ Thế Quang nhảy vào càn quét mật khu Hắc Dịch của Cộng sản. Tiểu đoàn 5 và 6 là lực lượng chánh tấn công, trong khi TĐ7ND ngăn chận không cho các đơn vị cộng sản thoát ra phía liên tỉnh lộ 15 để băng qua khu Rừng Sác. - Ngày 11/06/1965 Hành quân trực thăng vận giải vây cho Quận Đôn Luân (Đồng Xoài), lọt ổ phục kích của địch, TĐ7 bị thiệt hại nặng.Tiểu Ðoàn Trưởng là Đại Úy Nguyễn Văn Nhâm tử trận. - Ngày 20/11/1965 Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù do Thiếu Tá Nguyễn Bá Trước làm TĐT tham dự hành quân Thần Phong 7 trong chiến dịch Ia Drang với Chiến Đoàn Đặc Nhiệm do Trung Tá Ngô Quang Trưởng làm Chiến Đoàn Trưởng . - Ngày 16/2/1967 cùng TĐ7ND Dù do Thiếu Tá Nguyễn Bá Trước làm Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Lê Văn Ngọc làm Tiểu Đoàn Phó tham gia hành quân Liên Kết 81 dưới sự điều động của Chiến Đoàn 1 Nhảy Dù, Trung Tá Hồ Trung Hậu làm chiến Đoàn Trưởng ở Sơn Tịnh-Quảng Ngải. - Trong trận chiến Tết Mậu Thân, từ ngày 27/1/1968 TĐ7ND do Trung Tá Lê Văn Ngọc làm TĐT, Thiếu Tá Lê Minh Ngọc làm TĐP được lịnh bảo vệ Huế thay thế TĐ5ND ra phi trường Đà Nẳng để chuẩn bị về Sài Gòn. Sáng sớm ngày mồng 2 Tết (Ngày 30/1/1968), TĐ7ND, TĐ2ND cùng Chi Đoàn 7 Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù 2 Thiết Giáp gấp rút băng đồng gần 20 km từ vùng Phong Điền, phía Bắc sông Cổ Bi, về giải cứu cố đô Huê’. - Ngày 21/2/1968, TĐ7ND và toàn bộ các đơn vị thuộc Chiến Đoàn I Nhảy Dù lần lượt được không vận về Sài Gòn để tham gia chiến trận giải tỏa mặt trận Thủ Đô Sài Gòn. - Ngày 6/ 5/1968 trong đợt Tổng công kích đợt 2 vào Thủ Đô Sài Gòn, Việt Cộng mở thêm mặt trận ngã tư Bảy Hiền. Vào khoảng gần trưa, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù được điều động bằng xe, từ Biên Hòa về tiếp cứu Biệt Khu Thủ Đô để tiêu diệt một đơn vị Việt Cộng xâm nhập từ hương lộ 14 qua đường Hồ Tấn Đức, Lê Văn Duyệt ngã tư Bảy Hiền vào nghĩa trang quân đội Pháp. - Trong Chiến dịch Bình Tây 1970, cuộc Hành Quân Toàn Thắng 42 chính thức khai diển vào ngày 29/4/1970 Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù tham dự trong Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 333: gồm Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân (Liên Đoàn Trưởng Tr/tá Phạm văn Phúc), cùng lực lượng yểm trợ gồm có Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh (Thiết Đoàn Trưởng Tr/tá Trần Văn Thoàn), các đơn vị Pháo Binh 105 ly và 155 ly. Trung Tướng Đổ Cao Trí đáp trực thăng xuống thăm BCH Chiến đoàn Đặc Nhiệm 333, đích thân chỉ định TĐ7ND làm "force de frappe" (lực lượng xung kích) cho các cánh quân (Tiểu Đoàn Trưởng / TĐ7ND là Th/tá Lê Minh Ngọc) vượt biên giới qua ngả Gò Dầu Hạ đánh từ tỉnh lỵ Soài Riêng lên thị trấn Kratie rồi vòng về Kompong Cham. - Bắt đầu ngày 8/2/1971 TĐ7ND đã tham gia cuộc Hành Quân Hạ Lào Lam Sơn 719 do Thiếu Tá Lê Minh Ngọc làm TĐT, Thiếu Tá Trần Đăng Khôi TĐP, giai đoạn đầu làm trừ bị cho SĐND, bảo vệ an ninh cho Bộ Tư Lệnh Hành Quân. Ngoài ra theo kế hoạch hành quân, TĐ7ND dự trù sẽ được trực thăng vận vào giai đoạn cuối đến chiếm giữ Tchépone và cấm cờ VNCH tại đây. - Ngày 20/2/1971 TĐ7ND được lịnh rời khu vực Hướng Hóa–Khe Sanh, di chuyển bằng đường xe vượt qua làng Vei đến Lao Bảo nhắm hướng đồi A-Lưới tiến quân. Đại Tá Lê Quang Lưỡng đã cho lệnh TĐ7ND hành quân lưu động trong khu vực tứ giác giữa CCHL 31 vế hướng Bắc và CCHL A-Lưới về huớng Nam để chống đở áp lực địch xuống Căn cứ A-Lưới và hướng dẩn TĐ2ND rút ra khi cần. - Vào đầu tháng 3/72 khi biết tin sư đoàn 320 CSBV đã xuất hiện tại vùng ba biên giới, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH điều động LÐ2ND tăng phái cho QÐ2 hành quân tảo thanh VC ở vùng phía Tây Tân Cảnh. BCH/LÐ2ND đến trấn đóng tại làng Võ Ðịnh, cạnh QL14 giửa khoảng Kontum và Dak To. Các đơn vị trực thuộc được bố trí trên các cao điểm ở dảy núi Rocket Rigde về phía Tây QL14 với các căn cứ Alpha, Yankee, Charlie, Delta, Hotel...TĐ7ND do Thiếu Tá Trần Đăng Khôi làm TĐT đã đến thiết lập căn cứ Hotel - Ngày 27/4/1972, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ra lệnh rút Bộ Tư Lệnh nhẹ / Sư Đoàn Nhảy Dù, Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù, cùng với 3 Tiểu Đoàn ra khỏi Vùng 2 Chiến Thuật, nhưng QÐ2 (Tướng Ngô Dzu chơi chẳng đẹp tí nào) bắt buộc LÐ2ND phải khai thông trục lộ Pleiku Kontum nhất là đèo Chu Pao. Cả Quân Đoàn II không ngờ, LĐ2ND chỉ sử dụng hai Đại Đội của Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, trang bị nhẹ (súng cá nhân và lựu đạn), hỏa lực yểm trợ sơ sài, đã lấy lại đỉnh Chu Pao chỉ trong vòng ít tiếng đồng hồ; Quả thật TĐ7ND đã đánh một trận để đời, cả bạn lẫn địch đều không ngờ. - Ngày 8/5/1972 TĐ7ND cùng LĐ2ND được không vận ra Huế tham dự hành quân tái chiếm Quảng Trị. Các Tiểu Đoàn 2 và 7ND được triển khai dọc theo bờ phía Nam sông Mỹ Chánh cùng Tiểu Đoàn 11ND trấn giữ tuyến đầu. - Sáng ngày 2/7/1972, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù do Thiếu Tá Trần Đăng Khôi làm TĐT cùng các đơn vị thuộc LÐIND càn quét quân giặc doc theo phía Tây dưới chân dãy Trường Sơn, từ phía Bắc sông Mỹ Chánh qua sông Nhung đến La Vang dọc theo bờ sông Thạch Hản rồi vào Thị Xả Quảng Trị. - Đầu tháng 10/1972 TÐ7ND làm trục tấn công chính vào đối phương để tái chiếm căn cứ Anne (Ðộng Ông Ðô) phía Tây QL1 dưới chân dãi Trường Sơn. - Ngày 8/8/1974, TĐ7ND do Thiếu Tá Nguyễn Lô làm TĐT, di chuyển bằng đường bộ đến Đại Lộc Đà Nẳng , rồi từ đó lội bộ vào chiến địa tham dự mặt trận Thường Đức đến ngày 18/3/1975 mới được không vận về Sài Gòn theo lệnh triệt thoái Nhảy Dù khỏi Quân Khu I của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. - Ngày 4/4/1975 Tiểu đoàn 7, được không vận bằng phi cơ C130 và C119 từ phi trường Biên Hòa đến căn cứ Phan Rang để tham chiến lập tuyến phòng thủ dưới sự điều động của BCH/LĐ2ND. Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 7 Nhẩy Dù : Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù 3 1- Ðại Úy Trịnh Xuân Nghiêm nhận chuyển giao từ người Pháp ngày 1/10/1954 cho đến khi giải tán để lấy quân số bổ sung cho Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Nhảy Dù ngày 1/3/1955. Sau đó Đại Úy Nghiêm được bổ nhiệm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Trợ Chiến. 2- Đại Uy Ngô Xuân Nghị ( 1/12/1960- 1/6/1965) Cuối năm 1960, do nhu cầu chiến trường ngày một gia tăng, TĐ7ND được tái thành lập vào ngày 1/12/1960 và Đại Úy Ngô Xuân Nghị được chỉ định làm Tiểu Đoàn Trưởng. Đến cuối tháng 5/1965 Thiếu Tá Ngô Xuân Nghị được đề cử giử chức vụ Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù. Bàn giao lại cho Đại Úy Nguyễn Văn Nhâm. 3- Đại Úy Nguyễn Văn Nhâm (1/6/1965 - 12/6/1965) Đại Úy Nguyễn Văn Nhâm nhận bàn giao chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng chỉ hơn một tuần lể chỉ huy TĐ7ND tham chiến tại Đồng Xoài thì bị tử trận và TĐ7 bị thiệt hại nặng. Thiếu Tá Nguyễn Bá Trước thay thế. 4- Thiếu Tá Nguyễn Bá Trước (12 /6/1965 - 1/1968) Thay thế Đại Úy Nguyễn Văn Nhâm tử trận tại Đồng Xoài đến trước Tết Mậu Thân. 5- Thiếu Tá Lê Văn Ngọc (1/1968- 1969) Thay thế Trung Tá Nguyễn Bá Trước đến cuối năm 1969 được chỉ định làm Lữ Đoàn Phó LĐ1ND và bàn giao cho Thiếu Tá Lê Minh Ngọc. 6- Thiếu Tá Lê Minh Ngọc (1969- 18/3/1971) Thiếu Tá Lê Minh Ngọc thay thế Trung Tá Lê Văn Ngọc cho đến khi tham chiến ở trận Hạ Lào vào ngày 18 tháng 3/1971 bị thương nặng phải di tản và Thiếu Tá TĐP Trần Đăng Khôi lên thay thế. 7- Thiếu Tá Trần Ðăng Khôi (18/3/1971 – 1/12/1974) Thiếu Tá Trần Đăng Khôi giử chức vụ TĐT/TĐ7ND từ ngày 18/3/1971 cho đến tháng 1/12/1974 bàn giao lại cho Thiếu Tá Nguyễn Lô TĐP. 8- Thiếu Tá Nguyễn Lô (1/12/1974 – 30/4/1975) Thiếu Tá Nguyễn Lô đảm nhiệm chức vụ TĐT cho đến ngày cuối cùng 30/4/1975. Tài liệu tham khảo: - 7 e bataillon de parachutistes vietnamiens on Wikipedia L’encyclopedie libre - Insignia of The Republic Of VietNam Airborne Division copyright @ 2002 by Harry F. Pugh - Phỏng vấn trực tiếp một số chiến hữu và Niên Trưởng trong SĐND Trích từ quyển ‘Binh chủng Nhảy Dù – 20 Năm Chiến Sự’ Đại Úy Võ Trung Tín Tiểu Đoàn Truyền T