Tuesday, March 28, 2023

 CÁCH CHĂM SÓC MÈO CON DƯỚI 5 TUẦN TUỔI

Tạm dịch từ: Caring for Kittens under Five Weeks của Liên đoàn Phúc lợi Thú vật (Animal Welfare League) ở bang New South Wales Australia. 

A/ BẮT ĐẦU

Khi bạn tìm thấy mèo hoang (stray cat) điều tốt nhứt bạn có thể làm là chờ và xem mẹ nó có đang TÌM NÓ ko. Mèo con có-mẹ có khả năng sống sót CAO HƠN so với mèo con ko-có-mẹ vì sữa của mẹ nó chứa những kháng thể (antibody) quí, tuy nhiên, đôi khi có những lý do về y khoa hay hành vi khiến phải ta tách chúng với mẹ, gồm:

- Mẹ chúng ko chăm sóc con. Dấu hiệu bao gồm: ko cho con bú, ko đáp ứng khi mèo con kêu khóc và đứng xa trong khi mèo con kêu khóc.

- Mèo mẹ đang chăm sóc con nhưng có một số quan tâm về y khoa về mèo mẹ hay mèo con, khiến phải tách chúng ra. Đây ko là điều thường xảy ra -- các nhân viên thú y sẽ nói rõ với bạn qua số (02) 8777 4424.

Bạn có thể biết một mèo mẹ có chăm sóc con hay ko dựa vào tình trạng của tổ mèo con. Nếu các mèo con yên lặng, tròn trịa (plump), đang ngủ yên và nằm sát bên nhau, chắc chắn rằng mẹ đó đang ở gần đó và do đó chúng ta ko nên đụng đến chúng hay nếu bạn muốn thì bắt chúng với mèo mẹ. MÈO CON BỊ MẸ BỎ RƠI sẽ dơ dáy, nơi chúng nằm rất dơ bẩn và chúng la khóc liên tục vì đói.

Một khi bạn đã chắc chắn rằng mẹ chúng ko ở gần đó, bước đầu tiên là NHẬN DẠNG mèo bao nhiêu ngày tuổi. Bạn có thể dùng hướng dẫn sau:

Mèo mới sanh: nặng khoảng 100g và cuống rún sẽ rớt 3 ngày sau khi sanh. Khi đó chúng vừa mù vừa điếc và ko thể tự đái ỉa được.

Tuần đầu tiên: Mắt vẫn nhắm và tai vẫn cụp xuống. Chúng ko thể đi và ngủ 90/100 thời gian (thời gian còn lại để bú).

Tuần thứ hai: Mắt bắt đầu mở ở khoảng 10-14 ngày tuổi và có màu xanh dương. Tai cũng mở và dựng đứng và chúng bắt đầu quơ quào (knead) và bò.

Tuần thứ ba: màu mắt thật sự của mèo con có thể bắt đầu xuất hiện và thị giác của chúng sẽ cải thiện. Chúng sẽ bắt đầu bước đi chập chửng (wobbby) và bạn có thể nhận thấy răng nanh ló ra. 

Tuần thứ tư: Mèo con có thể đái và ỉa mà ko cần sự giúp đỡ của mẹ nó (bạn có thể bắt đầu tập cho chúng dùng litter box) và bạn có thể bắt đầu cai sữa (wean) chúng. Chúng sẽ bắt đầu thám hiểm môi trường chung quanh, chơi với anh em chúng, đào (đất) và có thể lăn qua lăn lại và đứng trở lại.  

Tuần thứ năm: Răng cấm có thể xuất hiện và chúng có thể nhai tóp tép (munch) đồ ăn cứng như dry food.

Nếu mèo con ở tuổi bú bình (dưới 5 tuần), chúng sẽ dễ bắt và chăm sóc. Nếu mẹ nó gần đó, bạn có thể mượn bẫy của ai đó để bắt luôn mèo mẹ. 

B/ ĐỂ CHUẨN BỊ CHO MÈO CON BÚ BÌNH, BẠN SẼ CẦN:

- Sữa cho mèo con như Divetelact, Wombaroo, Biolac pink and blue, v.v...).

- Một bộ gồm bình sữa, núm vú và bàn chải để rửa bình. Cắt chữ X ở đầu núm vú. Sản phẩm của Wombaroo rất dễ dùng cho mèo.

- Một cái cân dùng trong nhà bếp. 

- Một carrier có lót vãi sạch sẻ và một chai nước nóng.

- Baby wipe.

- Khăn. 

Nếu ko có mẹ, chúng nên được ở nơi sạch sẻ và ấm áp. Giữ mèo ấm quan trọng ko kém cho chúng ăn no vì chúng chỉ dựa vào mẹ và anh em để ấm. Không bao giờ cho mèo ăn nơi lạnh lẻo. Thay vào đó dùng heat sưởi ấm từ từ, và lót nệm bên dưới chỗ nằm.

C/ CHO MÈO ĂN  

Cho mèo ăn suốt ngày: mỗi 2 giờ cho mèo 0-1 tuần tuổi, mỗi 3 giờ cho mèo 1-2.5 tuần tuổi, mỗi 4 giờ cho mèo 2.5-3 tuần tuổi và mỗi 6 giờ cho mèo hơn ba tuần -- lúc này chúng đang học cách ăn hột. Để cho mèo bú sữa, theo các bước.

1/Mèo nên tiêu thụ 32 mili-lít sữa mỗi 100g trọng lượng, mỗi ngày. Dùng mức đo trên bình hay ống chích cho chính xác. 

2/ Không nên cho mèo con nằm ngửa để bú vì nó có thể dễ dàng nuốt sữa vào phổi và ngộp thở. Nó phải nằm sấp khi bú, giống như lúc bú vú mẹ. Bạn có thể dùng khăn ấm quấn nó để nó ở vị trí đứng hay trải khăn tắm trên đùi và cho nó ngồi lên. 

3/ Nhỏ 1 giọt sữa ra ngoài và để núm vú vào miệng mèo và nhẹ nhàng đẩy tới lui, trong khi giữ bình sữa ở góc 45 độ để cho không khí vào bụng mèo. Cách này sẽ giúp mèo con bắt đầu tập ăn. Nếu lần đầu ko thành công, chờ vài phút và lập lại. Thông thường mèo con sẽ bám vào núm vú và bắt đầu bú.

4/ Nếu mèo ko chịu bú, hãy vuốt lưng mèo con hay nhẹ nhàng xoa trán nó. 

5/ Nếu bạn cho nhiều mèo con bú, hãy cho con đầu tiên bú cho tới khi nó ngừng bú, rồi bắt đầu cho con khác bú. Một khi bạn đã cho tất cả mèo con bú, hãy cho con đầu tiên khi nảy bú và lập lại với các con khác. Nếu cho bú quá mức có thể gây tiêu chảy và đầy bụng (bloat). 

6/ Mèo con cần được ợ hơi (burp), giống như trẻ con. Cho nó nằm sấp, trên vai hay đùi của bạn, và rất nhẹ nhàng vỗ nhẹ (pat) lưng chúng cho tới khi bạn nghe chúng ợ hơi. Chúng có thể cần ợ hơi hai lần mỗi lần bú bình.

7/ Sữa lấy từ tủ lạnh phải được làm ấm trên nhiệt độ phòng. Để chai sữa trong một tô chứa ít nước, rồi để trong microwave trong 10 giây. Hoặc bạn có thể để bình sữa trong một tô nước nóng trong vài phút. 

D/ KHI MÈO CON SẴN SÀNG ĐỂ CAI SỮA/WEAN (4 TUẦN TUỔI), bạn có thể theo các bước, cũng như sẵn sàng một tô nước sạch.

1/ Đổ một ít sữa trên một cái muổng hay bàn tay của bạn.

2/ Một khi chúng liếm hết sữa, thử đổ một ít sữa trên một cái dĩa. 

3/ Khi chúng biết cách liếm sữa từ dĩa, bạn có thể từ từ thêm một lượng nhỏ wet food vào sữa trên dĩa.

4/ Gia tăng lượng wet food từ từ, bằng cách thêm wet food và bớt sữa. Một số mèo con bắt kịp (catch on) ngay lập tức, những con khác cần vài ngày. 

Để chắc chắn mèo con đủ thức ăn, bạn có thể cần tiếp tục cho chúng bú bình VÀI LẦN mỗi ngày, cho đến khi chúng có thể tự ăn. 

5/ THEO DỎI CỨT MÈO để chắc chắn chúng dung nạp và tiêu hóa thức ăn pha trộn này. Nếu mèo con có phân lỏng, giảm wet food và tăng sữa cho tới khi hệ thống của chúng đã điều chỉnh. 

6/ Bạn có thể bắt đầu để hột cho chúng thử MỘT KHI chúng đủ 5 tuần tuổi. Tốt nhứt là bắt đầu với babycat biscuit vì chúng nhỏ hơn, tuy nhiên loại pro plan cũng tốt miễn là ngâm một ít nướt để chúng dễ nhai. 

E/ MÈO MẸ TẬP CHO MÈO CON ĐI CẦU bằng cách kích thích ruột của chúng cho tới khi chúng tự đi cầu (khoảng 4 tuần tuổi). Nếu ko có mẹ chúng, bạn có thể dạy điều này cho chúng.

1/ Sau mỗi lần cho chúng ăn, hãy dùng một cục bông gòn (hay khăn giấy hay vãi mềm) thấm nước ấm XOA và LAU NHẸ NHÀNG ở bụng dưới, khu vực sinh dục và hậu môn của mèo con. Mèo con sẽ bắt đầu bài tiết TRONG MỘT PHÚT. Không nên xoa HƠN một phút vì điều này gây ngứa ngáy (irritate) cho chúng. Nếu bạn thấy mèo con khó chịu và ói sữa (regurgitate) sau khi chúng ỉa thì nên cho chúng ỉa trước khi ăn trong tuần đầu tiên (tính từ lúc tập cho chúng ỉa).

2/ Nhẹ nhàng lau rửa mèo con sau khi chúng ỉa bằng cách dùng khăn mềm, sạch, thấm nước. Ghi vào sổ: mèo con ỉa ra gì và số lần mỗi ngày.

3/ Mèo con sẽ đái sau khi ăn và đi cầu BA tới BỐN lần mỗi ngày.

4/ Khi chúng ở giữa tuần thứ 3 và 4, bạn có thể dạy chúng dùng litter box. Nên dùng một hộp các-tông hay hộp plastic với cát thường (clay litter) ở đáy hộp - không dùng cát loại vón cục (clumping litter). Bỏ lên trên đó, bông gòn đã xài rồi (trước đó đã chùi vào hạ bộ của nó) để giúp chúng sẽ biết phải làm gì.

5/ Bỏ các mèo con vào litter box, để chúng làm quen. Bản năng tự nhiên thường sẽ chiếm ưu thế (prevail) và mèo con sẽ bắt đầu điều tra, cào cấu, và, trong vài ngày, dùng hộp này. Nếu chúng gặp khó khăn khi không biết cách để dùng hộp này và nếu nhà đã có một mèo lớn, bạn có thể xúc một số cát có dính cứt mèo vô hộp để mèo con ngửi mùi đó và bắt đầu biết cách dùng hộp này. 

Nếu mèo con ỉa BÊN NGOÀI hộp này, hãy lau sạch sẻ CÀNG NHANH CÀNG TỐT vì mèo con sẽ ỉa NGAY CHỖ ĐÓ.

F/ THEO DỎI

Mèo con khỏe mạnh sẽ tăng trọng 10-15 g mỗi ngày.

- Điều quan trọng là theo dỏi trọng lượng mỗi ngày (dùng cân nhà bếp) vì giảm cân có thể cho thấy một vấn đề về sức khỏe. Nên cân vào thời gian cố định và ghi vào sổ.

Một cách cũng tốt ko kém là theo dỏi phân của chúng theo bảng sau: 

- Phân có máu đỏ: triệu chứng của giảm bạch cầu (panleukepenia). Đi bs gấp.

- Phân có mủ: chất này trong suốt hay màu vàng hay trắng. Dấu hiệu ruột bị kích thích nặng. Gặp bs gấp.

- Phân đen: Thường do chảy máu nhiều trong ruột. Gặp bs gấp.

- Phân màu nâu (brown): phân tốt.

- Phân màu cam (orange): thường chỉ dấu nhiều mật (bile) trong phân, có thể xảy ra khi mèo con bị ợ chua (reflux). Nên gặp bs.

- Phân màu vàng: Hầu như chỉ dấu rằng mất cân bằng về vi sinh trong ruột. Nếu mèo con bị tiêu chảy, thường liên quan đến coccidia. Gặp bs.

- Phân màu trắng: Thông thường chỉ dấu mất cân bằng nặng nề về vi sinh và nhiễm trùng nặng ở ruột. Mèo con có nguy cơ CHẾT, gặp bs CÀNG NHANH CÀNG TỐT.

I/ PHÂN CỦA MÈO CON: MÔ TẢ VÀ HÀNH ĐỘNG.

- Phân khô/cứng: Ko bình thường, chỉ dấu mèo mất nước. Gặp bs lập tức.

- Phân có khuôn: tốt.

- Có khuôn nhưng mềm: Nên gặp bs.

- Giống kem đánh răng: Và sẽ tách ra khi đụng tay vào. Ko bình thường, gặp bs.

- Giống phân bò (cow-patty): ko bình thường, gặp bs gấp.

- Phân loảng như nước (liquify): Có thể có mủ. Ko bình thường, mèo con nguy cơ cao và gặp bs gấp.

- Mèo con xịt ra nước (squirt): Mèo ko thể kiểm soát đường ruột và xịt nước ra ngoài hậu môn. Mèo có thể chết, gặp bs gấp. 

J/ MÀU CỦA NƯỚC TIỂU 

- Đỏ/cam xậm: Dấu hiệu nặng, gặp bs gấp.

- Vàng xậm/chỉ có màu nâu: Mất nước trầm trọng (do ko uống đủ nước) hay bilirubine trong nước tiểu. Gặp bs gấp.

- Vàng: Mèo uống ko đủ nước. Theo dỏi chặc chẻ và nếu có dấu hiệu khác, gặp bs gấp.

- Vàng nhạt: Cho mèo uống nhiều nước trừ phi có bịnh thận.

- Gần như trong suốt: Nước tiểu rất loảng. Nguy cơ vì quá uống quá nhiều nước. 

K/ BẠN PHẢI HÀNH ĐỘNG NẾU

- Mèo con sụt cân, ko năng động nhiều và/đang bị tiêu chảy. Làm hẹn bs càng nhanh càng tốt. Mèo con rất nhỏ nên bất cứ sụt cân đều ý nghĩa.

- Mèo con bị tiêu loảng hơn 12 giờ. Làm hẹn bs ngay lập tức. Mang theo mẫu phân. Tiêu chảy có thể gây mất nước khiến mèo con chết. 

- Mèo con ko ăn, có vẻ lơ là với food nhưng vẫn còn năng động. Thử cho ăn BBQ chicken hay tuna.

- Mèo con ỉa phân rất mềm nhưng vẫn còn ăn và năng động. Lấy 1 mẫu phân. Phân càng tươi càng tốt, nếu ko thể gặp bs, nên bỏ vào tủ lạnh. Nếu phân có ký sinh trùng, bs sẽ cho thuốc.

- Mèo con ko sụt cân, nhưng cũng ko tăng cân. Nếu mèo vẫn năng động, ăn được và ko bị tiêu chảy, tiếp tục theo dỏi chúng. Nếu chúng ko tăng trọng trong 24 giờ hay chúng ko còn thèm ăn (appetite), hãy gặp bs.

- Mèo con bị hắt hơi (sneeze) và khạc đàm dầy hay màu vàng/xanh lá cây. Làm hẹn bs. Hâm nóng thức ăn mèo, vì nếu mèo ko thể ngửi mùi thức ăn, nó sẽ ko ăn.

- Mắt mèo có vẻ khóc (weepy) và màu đỏ và có ghèn màu xanh/vàng. Làm hẹn bs. Trong lúc đó, hãy dùng một cục bông gòn hay vải mềm để lau nhẹ nhàng mắt của chúng (ko nên chùi) để khỏi ghèn và đấp vải băng (compress) ấm trong vài phút, một hay hai lần mỗi ngày.

L/ CHUẨN BỊ MÈO CON VỀ NHÀ MỚI

Điều quan trọng là bạn nên chuẩn bị cho mèo con để chúng được nhận nuôi khi đủ tuổi. Các mẹo gồm có:

- Mèo con nên có trên 2 buổi tiếp xúc mỗi ngày với đồ chơi và người (nhưng luôn luôn theo dỏi khi chúng chơi với đồ chơi); mỗi buổi khoảng 20 phút.

- Thay đổi khung cảnh nơi chúng chơi đùa để chúng quen với thay đổi.

- Giới thiệu chúng với người mới khi có thể.

M/ TÌM NGƯỜI NHẬN NUÔI MÈO

Lý tưởng nhứt, bạn cho chúng khi chúng nặng một kí, vì cơ may nhiều hơn để tìm chủ mới. Những toán chăm sóc mèo như chúng tôi có thể giúp bạn tìm chủ mới cho chúng. Xin gọi chúng tôi ở (02) 8899 3333 để bàn thảo. 

Thông tin này biên soạn bởi Liên đoàn Phúc lợi Thú vật (Animal Welfare League) ở bang New South Wales của Úc. 

SJ ngày 22 Mar 2023.


 nguyễn = 7 

hữu = 566 = 17 = 8 

đường = 46753 = 25 = 7