Song Ngọc (27 tháng 12 năm 1943 – 14 tháng 10 năm 2018) tên thật Nguyễn Ngọc Thương, là một nhạc sĩ người Mỹ gốc Việt.
1/ Thay thế các mẫu tự bằng trị số tương ứng, ta có:
NGUYỄN = 536155 = 25 = 7
NGỌC = 5373 = 18 = 9
THƯƠNG = 456753 = 30 = 3
Cộng lại: 7 9 3 = 19 = rất may mắn.
Đã vậy, ông sinh ngày 27/12/1943; số 27 cũng là một số rất tốt theo LTS.
2/ Sau đây là tiểu sử của ông dựa theo Wikipedia:
"Ông được biết đến từ cuối thập niên 1960 tại Miền Nam Việt Nam với những ca khúc viết về tình yêu.[1]
Song Ngọc sinh năm 1943 ở Long Xuyên, An Giang, là anh trai của ca sĩ Kiều Oanh.
Ông viết nhạc từ năm 1957 với bài đầu tay Mưa chiều lúc học trung học ở Sài Gòn. Bút hiệu Song Ngọc là từ ghép chữ lót tên ông và chữ lót của tên một người bạn gái mà ông để ý, do anh của ông (nhạc sĩ Nguyễn Hiền) đặt cho.[2] Ngoài Song Ngọc, ông còn dùng các bút hiệu như Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến và Phương Sinh.
Song Ngọc là người đầu tiên phổ thơ Nguyên Sa với bài Tiễn đưa nổi tiếng năm 1961. Ông cũng là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng trước năm 1975: Tiễn đưa, Chiều thương đô thị, Gặp lại cố nhân, Xin gọi nhau là cố nhân, Nó và tôi, Tuổi mùa xuân..., và sau 1975 như: Đàn bà, Hà Nội ngày tháng cũ, Hương đồng gió nội...
Trước năm 1975, ông từng thực hiện 5 cuốn băng nhạc mang tên ông.
- Song Ngọc 1: Chuyện tình & kỷ niệm
- Song Ngọc 2: Những ngày xưa yêu dấu
- Song Ngọc 3: Hoa bướm ngày xưa
- Song Ngọc 4: Tình yêu & xa cách
- Song Ngọc Xuân 1974: Mùa xuân hạnh phúc
Giữa năm 1962, ông nhập ngũ khóa 14 trường Bộ Binh Thủ Đức, ra trường phục vụ tại tiểu đoàn Tâm Lý Chiến Dân Sự Vụ (sau đổi thành Chiến tranh Chính trị). Ra trường chủ trương chương trình tạp diễn Song Ngọc ở Đài Truyền hình Việt Nam, chương trình Lính & Tình Thương ở Đài Phát Thanh Quân đội. Đồng thời là Trưởng khối Chiến tranh Chính trị ở Tổng Y Viện Cộng Hòa.
Ông rời Việt Nam từ trước 30 tháng 4 năm 1975, sang Hoa Kỳ trở thành một thương nhân thành đạt, bên cạnh đó vẫn tiếp tục sáng tác.
Ông qua đời vào ngày 14 tháng 10 năm 2018 tại Houston, Texas vì tai biến mạch máu não sau khi nhập viện để điều trị những biến chứng liên quan đến tim và phổi.[3]
Nhận xét
“ | "Song Ngọc đã thành công nhất với hai ca khúc nói về con người. Đó là bài hát về "Đàn ông", "Đàn bà". Đề tài muôn thuở này thì bất cứ một thi nhân hay một ca nhân nào ở trên cõi đời cùng đều muốn và đã nói tới nhưng chỉ có Song ngọc mới nói được đến tận cùng của hai cõi âm dương dù muôn đời đối lập nhau mà phải tìm đến nhau…" | ” |
— Nhạc sĩ Phạm Duy. |
Vinh danh
Năm 2004, trung tâm Thúy Nga có thực hiện chương trình Paris By Night 74 - Hoa Bướm Ngày Xưa vinh danh ông, cùng với hai nhạc sĩ Huỳnh Anh và Nguyễn Hiền. Ngoài ra cũng có các ca sĩ thực hiện album chủ đề tình khúc Song Ngọc:
- 10 Tình khúc Song Ngọc - Tuấn Vũ (Thúy Anh, 1994)[4]
- Tình khúc Song Ngọc: Đàn Bà Đàn Ông - Nhật Trường & Hương Lan (Làng Văn, 1994)
- Tình khúc Song Ngọc: Hà Nội Ngày Tháng Cũ - Vũ Khanh (Diễm xưa, 2004)
- Song Ngọc: Tình Ca 20 Năm - V.A (Diễm xưa, 1995)
- Tape Song Ngọc Hải Ngoại 1: Những Chuyện Tình Hôm Nay (1986)
- Tuyệt Phẩm Song Ngọc: Hiến Chương Tình Yêu - Tuấn Anh (1998)
Sáng tác
Viết riêng
- 20 năm bến lạ
- An Giang quê tôi
- Áo trắng cài hoa
- Bài tango màu xanh
- Bao giờ anh đưa em đi chùa Hương (thơ Trần Vấn Lệ)
- Bội bạc[5]
- Bọt biển[6]
- Bến lạ
- Bến quạnh hiu
- Biết nói gì đây[7]
- Bóng mát vườn địa đàng
- Bóng người xưa
- Bừng sáng
- Cali & Houston
- Cánh hoa chiều
- Câu chuyện vườn thanh
- Chào bạn mới
- Chẳng làm sao
- Cho cuộc tình yêu đầu
- Chuyện buồn của em
- Chuyện đời
- Chuyện đời ca sĩ
- Chuyện nàng hàng xóm (Hàn Sinh)
- Chuyện ngày cuối năm (Hàn Sinh)
- Chuyện người đàn bà ngàn năm trước
- Chuyện thần tiên xưa
- Chuyện tình bé nhỏ
- Chuyện tình buồn trăm năm
- Chuyện tình hồn bướm mơ tiên
- Chuyện tình nghèo (Phương Sinh)
- Chuyện tình TTKH (Hoàng Ngọc Anh)
- Chuyến tàu hồi hương
- Có buồn không em (thơ Kim Tuấn)
- Có phải em về đêm nay
- Cố nhân ơi giã biệt
- Còn nhớ Sài Gòn không
- Cuối đường phiêu bạt (Hàn Sinh)
- Cười (Hàn Sinh)
- Đàn bà 1, 2
- Đêm Las Vegas
- Đàn ông
- Để nhớ một người
- Điệu buồn trong mưa
- (Còn tiếp)