Một số thông tin về trận Đức Lập và Bu Prang năm 1968 và 1969.
Ngoài các bản đồ lấy từ ĐH Austin ở Texas, tạp chí National Geographic, và từ mạng, phần còn lại là các ảnh trích từ sách Special Forces at War của Shelby Stanton,
Bản đồ vùng Đức Minh, Đức Lập với các chú thích. (Nguồn: ĐH Texas ở Austin).
Bản đồ khu vực từ Ban Mê Thuột xuống tới Đồng Xoài của số tháng 2 1967 của tạp chí National Geographic.
Bản đồ Chiến dịch Bu Prang Đức Lập 28/10 - 24/12/1969. Nguồn: Green Berets at War.
Trại Đức Lập ở 9 dặm đông của biên giới Cambodia trong vùng rừng núi tỉnh Quảng Đức. Trại do toán A-239 của Liên đoàn 5 Lực lượng Đặc biệt Mỹ điều hành, đã bị trung đoàn 28 csbv bao vây từ cuối tháng 10 đến gần hết tháng 12 1969. Theo sách Special Forces at War, trại có 2 đồi: đồi nam lớn hơn có doanh trại của LLĐB Mỹ; đồi bắc nhỏ hơn, ko có doanh trại của LLĐB Mỹ và bị chiếm trong trận đánh tháng 8/1968.
Trung sĩ y tá Fritz A. Mertz gom nhặt các túi xác, thả xuống từ trực thăng, của các lính DSCĐ đã chết trong khi tuần tiểu bên ngoài trại Bu Prang. Việc ngăn chặn hữu hiệu đường xâm nhập vào Nam VN của trại Bu Prang và Đức Lập đã khiến CSBV chuyển toàn bộ một sư đoàn từ khu vực ngã ba biên giới để tiêu diệt hai trại này. Trại Đức Lập đã bị pháo kích và thăm dò liên tục trong lúc bị địch bao vây, nhưng đã bị tấn công dữ dội ba lần vào 17/11 và 1 và 2 tháng 12 1969. Sư đoàn 3 csbv cuối cùng đã rút lui khỏi khu vực này vào ngày 20/12/1969. Ảnh kế: Người lính đặc công đã bị giết trước khi tới cổng trại.
Người phi công của chiếc F-100 của Không quân Mỹ lâm nạn vào ngày 23/8/1968, đã được cứu sống bởi các lính LLĐB Mỹ gan dạ. Họ đã lái hai xe tải 3/4 tấn ra khỏi chu vi phòng thủ và chạy trên một con đường mà hai bên là các công sự của địch. Sau khi cứu phi công, hai xe này đã về trại dưới hỏa lực yểm trợ của gunship. Ảnh kế: Trung úy William Harp, trưởng toán A-239 và đại úy Wayne Arnol, phi công quan sát cơ của phi đoàn 21 Không trợ Chiến thuật-ông này đã bay trên Đức Lập 50 giờ và hướng dẫn hơn 60 cuộc không kích trong suốt trận đánh.
Trung sĩ kỹ thuật Wilbur V. Hosman chăm sóc lính Thượng và Mỹ thuộc trại Đức Lập trên chuyến bay của phi đoàn tải thương không quân số 903 bay tới Nha Trang.
Sau trận Đức Lập 1968, một lính DSCĐ chụp hình cạnh một khẩu phòng không 12,8 ly được địch quân dùng để chống lại cuộc phản công của lính Mike Force trên đồi bắc. Ảnh dưới: Trại Đức Lập nhìn từ phía địch ở hàng rào phía nam của trại. Trên đồi chánh có một bunker có súng đại liên (bên trái hình). Những khối gỗ trong hình là nơi lính CSBV đặt súng để tấn công trại (một nón cối vẫn còn bên khúc gỗ sau khi xác lính csbv đã được dời đi).
Những người vợ lính DSCĐ đã chết tại Đức Lập than khóc sự mất mát của chồng họ.
Sau trận đánh, một toán tuần tiểu hoạt động chung quanh trại. Ảnh dưới: Một trong những nắm mộ của lính CSBV được tìm thấy sau trận đánh, đánh dấu bởi đôi giày của người đã chết.
Ảnh của trại Đức Lập nhìn từ đồi bắc-nơi địch quân chiếm giữ, nhìn xuống đồi nam cố thủ bởi LLĐB. Hầm trú ẩn ở bên trái hình, đã được tái chiếm bởi chuyên viên bậc 5 Donald Chills ngày 25/8/68. Giao thông hào này đã bị địch chiếm giữ trước khi các lính Mike Force chỉ huy bởi đại úy Joseph Trimble, trung sĩ nhứt Manual Gonzales Jr., trung sĩ nhứt Arnulfo Estrada, và trung sĩ Walter Hetzler, quét sạch chúng bằng cách dũng cảm đánh cận chiến.
Trận Đức Lập, cách biên giới 9 dặm và tây nam của Ban mê Thuột, diển ra từ 23-31 tháng 8 1968. Trung đoàn 95C của CSBV đã chiếm một phần trại, nhưng toán A-239 và lính phòng thủ gốc Rhade và Mnong đã cố thủ cho tới khi lính tăng viện của BCH 2 Mike Force kéo tới và đẩy lui chúng. Trong ảnh: Một lính DSCĐ với nón và mìn bangalore--mà địch dùng để phá hàng rào kẻm gai.
Ảnh kế: Một trong những anh hùng của trại Đức Lập là trung sĩ Michael B. Dooley, đã chết vì bắn sẻ. Tranh hí họa cuối cùng của ông mô tả một tù binh CSBV đã khai rằng y đi lính vì bị bắt quân dịch. Tạm dịch: TS Mike Dooley, chuyên vẽ tranh hí hoạt, đã có phiên trực tối hôm đó trong nhà ở của toán. Chỉ với vài nét vẽ, ông có thể làm người khác cười với những vô lý của cuộc chiến này. Ba ngày sau đó xác ông đã nằm vắt ngang hàng rào bằng bao cát bên trong trại. Ông bị trúng đạn ở đầu do bắn sẻ. Boody, TS nhứt, nằm chết kế Dooley. Boody đẹp trai (good looking) với một giọng nói khàn khàn (husky). Ông là loại người có thể xuất hiện trên chương trình truyền hình có tên Combat. Boody đã viết thư cho vợ trước khi đi ngủ (turn in). Các toán viên khác uể oải ngồi chung quanh. Một số đang đọc báo. Một số khác vừa chơi xong một ván bài.
BCH 5 Mike Force, chỉ huy bởi Toán B-55, và đã phục vụ như lực lượng tổng trừ bị toàn quốc của Liên đoàn 5 LLĐB Mỹ. Lúc đầu lực lượng được thành lập vào tháng 8/1965 bằng cách mở rộng đại đội an ninh gốc Nùng tuyển mộ trong năm 1964. Lực lượng này gồm người Hoa Chợ Lớn, Việt Nam, người Thượng gốc Rhade, Raglai, và Koho và được tổ chức thành ba tiểu đoàn cộng (quân số nhiều hơn một TĐ bình thường) và chỉ huy bởi Toán A-502, A-503. và A-551. Nhiệm vụ lúc đầu của họ chỉ là tiếp viện các trại bị tấn công, nhưng sau đó đã thực hiện hành quân cấp TĐ để bảo vệ những khu vực gặp khó khăn và đôi khi hành quân cả ba TĐ. Trong tháng 11 1968, những người lính nhảy dù của Mike Force đã nhảy dù chiến đấu trên núi Cô Tô để tăng cường cho các hành quân ở đồng bằng sông Cửu Long.
San Jose ngày 3 tháng 5 năm 2023.