Friday, May 12, 2023

 Giáo Phận Ban Mê Thuột

Giáo Xứ Thổ Hoàng

Hành Trình Quê Hương

Cách xa tỉnh Quảng Đức 60 km về hướng đông bắc, dọc theo quốc lộ 14 là quận Đức Lập, nay là huyện Dakmil. Vào ngày 19/03/1957, Linh mục JB Nguyễn Quang Diệu đã đem người Xã Đoài, Mỹ Yên, Xuân Phong, Nhân Hòa, Trang Nứa Hưng Yên ở Phan Thiết, Lagi Hàm Tân và nhiều nơi khác lên lập trại Đức Minh

                            


Hành Trình Quê Hương

Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, là giai đoạn di cư của đồng bào miền Bắc vào Nam. Là những người nông dân, gắn liền với đồng ruộng, ở nơi đây họ có mồ mả của ông bà tổ tiên, có biết bao kỷ niệm của một thời niên thiếu, vậy mà họ đã bỏ đồng đất quê hương, bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để đi tới một nơi xa lạ, quả là một điều hết sức tưởng tượng. Miền Nam như có một sức cuốn hút kỳ lạ, như đang thôi thúc làm cho những người nông dân chân đất phải xốn xang lòng dạ. Họ đã rời bỏ quê hương ra đi với một tính hiếu kỳ và niềm tin mãnh liệt. Cùng với phong trào Di cư, năm 1955 có khoảng 100 gia đình người Thổ Hoàng lên đường di cư vào nam.

Trên con đương di cư vào Nam, những người di dân Thổ Hoàng đã từng ghé chân vào Quảng Trị, Mỹ Thị, chợ Cồn Đà Nẵng…Sau đó chuyển vào khu vực Bình Đông, Xuân Trường Thủ Đức. Tháng 10/1955 Linh mục Nguyễn Viết Khai, Đoàn Duy Bông và Nguyễn Văn Kiều đem số người ở trại Bình Đông Chợ Lớn, Xuân Trường Thủ Đức đi Bình Giả thành lập ba trại Vinh Hà, Vinh Châu và Vinh Trung (LS. GP Vinh. Cao Vĩnh Phan tr. 482). Người Thổ Hoàng định cư tại làng 1, giáo xứ Vinh Hà, có tất cả 107 hộ. Vào thời điểm này, Bình Giả vẫn còn là rừng rậm hoang vu, vào những năm sau, nơi đây đã xảy ra những trận đánh lớn trong lịch sử. Tại vùng đất mới của tỉnh Phước Tuy, những người nông dân vừa rời bỏ làng mạc ra đi đang sống những ngày tháng đầu tiên tại đất khách. Khi ấy, họ còn mang một tâm tình đơn sơ chất phác, cuộc sống gắn liền với tinh thần đạo hạnh và luôn ý thức việc phát huy, gìn giữ truyền thống của ông cha. Tại miền Nam, họ có điều kiện hơn để cho con cái có cơ hội học tập, một số vào trường dòng, chủng viện. Cho tới các giai đoạn sau này, khi nhìn lại chúng ta thầm cảm ơn Giáo hội vì ngoài con số các linh mục, tu sỹ thì những con người xuất thân từ môi trường tu trì thường trở thành những con người hữu dụng cho quê hương và giáo hội. Quả thật, Giáo hội đã tạo điều kiện cho chúng ta vươn vai cất cánh, giả sử như nếu để tự lực cánh sinh thì những nông dân nghèo như ông cha chúng ta làm sao có cơ hội cho con cái ăn học. Truyền thống của người Thổ Hoàng là tinh thần hiếu học, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, các bậc cha mẹ vẫn luôn hy sinh cho con cái ăn học, điều này đã đi theo họ suốt các chặng hành trình.

Năm 1958, làng Bình Giả lại một lần dao động, cuộc sống mới đang dần ổn định nhưng một số gia đình lại phải di chuyển về một phương trời khác. Nhà nước đương thời di chuyển họ theo dọc quốc lộ 14, hướng về Cao nguyên, điểm dừng chân tại Sùng Đức, quận Kiến Đức, tỉnh Quảng Đức. Đây là vùng đồi núi cheo leo, trồng các loại cây công nghiệp như cao su, đay, gai, là nơi chính quyền đang xây dựng các vùng Địa điểm, Dinh điền… Trong hơn hai năm cư ngụ tại đây, lòng người vẫn luôn mang nặng nỗi lo âu, không biết khi nào dân mình mới an cư lạc nghiệp?.. Cuộc sống ở đây, khác xa hẳn với đời sống nông nghiệp truyền thống, hàng ngày gồng gánh qua Địa điểm để nhận cấp phát, các thành phần trai trẻ đi làm công chức nơi xa, học sinh phải tạm trú nơi các tỉnh thành xa xôi để học tập. Tại thôn Nam Sơn, Sùng Đức lúc ấy cũng có khoảng 100 gia đình người Thổ Hoàng và Gia Hòa cư ngụ. Cũng như các cộng đồng Công giáo khác, khi họ đi đến đâu thì họ đạo, giáo xứ được thành lập. Thời gian này, giáo xứ Hoàng Hoa ra đời, linh mục JB Bùi Đình Thể làm quản xứ. Các sinh hoạt tôn giáo được hình thành nhanh chóng, công cuộc truyền giáo được thúc đẩy mạnh qua các vùng lân cận như thôn Tây Sơn và Đông Sơn. Các gia đình Thổ Hoàng hầu như đều nhận đỡ đầu cho các gia đình tân tòng, việc làm này còn để lại những dấu ấn sâu đậm và tạo thành một mối quan hệ thiêng liêng, đậm đà tình nghĩa. Cho tới bây giờ, mặc dầu thời gian đã trôi qua trên nửa thế kỷ nhưng những tình cảm này không hề phai nhạt. Con cháu của họ đã thành đạt, có cả những linh mục và tu sỹ…

Cách xa tỉnh Quảng Đức 60 km về hướng đông bắc, dọc theo quốc lộ 14 là quận Đức Lập, nay là huyện Dakmil. Vào ngày 19/03/1957, Linh mục JB Nguyễn Quang Diệu đã đem người Xã Đoài, Mỹ Yên, Xuân Phong, Nhân Hòa, Trang Nứa Hưng Yên ở Phan Thiết, Lagi Hàm Tân và nhiều nơi khác lên lập trại Đức Minh. Đây là mảnh đất trù phú, sau này trở thành một trong những trại định cư thịnh vượng tại miền Nam… Trong khi ấy những người Thổ Hoàng tại Sùng Đức cảm thấy không an tâm vì cuộc sống tạm bợ, họ bắt đầu tìm hiểu vùng đất mới. Khi những người Thổ Hoàng đầu tiên đặt chân tới Đức Minh, họ hết sức ngỡ ngàng vì cảnh vật ở đây xanh tốt. Những sản vật nông nghiệp luôn tạo cho họ những điều kỳ thú bất ngờ. Họ không thể tưởng tượng được lại có những vùng đất như trong huyền thoại. Những quả bí to lạ lùng, những bắp ngô nặng chĩu trên cây và những ruộng lúa mượt mà óng ả. Những tình cảm mộc mạc, dân dã của dân Nghệ Tĩnh được giãi bày ở cao nguyên. Họ đem những điều mắt thấy tai nghe về kể lại cho dân làng, lòng dạ họ luôn thao thức hướng về một miền dất hứa… Chuyện đời vẫn thế, không hẳn ai dễ tin ai; thời gian vào Nam tuy chưa được bao lâu nhưng mọi người đã từng trải qua nhiều nỗi truân chuyên di chuyển. Nhiều người muốn rời bỏ vùng đất cheo leo sỏi đá, nhưng lại sợ rơi vào tình huống khó khăn hơn. Tuy nhiên, một số người cũng đã quyết định lên đường tiến về vùng đất mới. Trong khi đó, vào cuối năm 1959 một số gia đình viên chức đã rời bỏ Sùng Đức đi về các tỉnh thành mà chồng con họ đang công tác.

Vào dịp sau lễ Thánh Giuse năm 1960, một số người đã lên đường, họ được cha Nguyễn Quang Diệu đón tiếp niềm nở. Đầu tiên họ được hướng dẫn thăm dò vùng đất ở Dakgo, nhưng vì quá xa xôi cách trở, tiếp tới họ được giới thiệu vùng đất tiếp giáp đầu làng Xuân Phong nhưng ở đây cũng đã có người khai phá. Họ đi theo con suối cạnh đường Gia Long, hướng về phía mặt trời mọc, nơi đây là một trảng đất bằng phẳng, cảnh vật hoang vu nhưng đẹp lạ lùng. Trước mắt họ là một bình nguyên phẳng lặng, có một bản Thượng nằm cạnh bờ suối, có Cộng đoàn Dòng Giuse đang khai khẩn vùng đất hoang dã lập đồn điền cà phê. Họ rẽ về hướng tả ngạn dòng nước, họ gặp nơi đây một giải đất bằng phẳng, chung quanh được những rặng đồi bao bọc kín đáo, sau lưng là con suối Dakmol và cả cánh đồng Aba rộng lớn. Họ làm lều, dựng trại và bắt đầu khai phá vùng đất này. Thời gian tuần tự kẻ trước người sau quy tụ về, dần dà thành đông đảo. Các thành phần trai trẻ đi tiên phong sau đó mới đưa gia đình lên. Từ 6 hộ đầu tiên, sau đó tăng dần lên 12 hộ. Ngày 19 tháng 03 năm 1962 Giáo họ Thổ Hoàng trực thuộc Giáo xứ Vinh An được chính thức thành lập, khi ấy mới được 24 hộ dân. Trong khoảng thời gian này các gia đình rời bỏ Sùng Đức tiếp tục lên. Một số lại rẽ qua hướng bắc chọn vùng đất bên cạnh dòng suối Dakmil. Dòng suối này bắt nguồn từ Núi Lửa, chảy qua Hồ Tây, tỏa về cánh đồng Đức Lệ, nơi đó có những người Kẻ Đọng, Trang Nứa do cha già Cư đưa lên. Tại đây, đã bắt đầu những ngày tháng gian khổ, chiến tranh, thăng trầm và thịnh vượng…

Dọc theo con suối Dakmil về hướng Đông, dải dất ngày càng mở rộng, họ gặp cánh đồng hoang vu mà dưới con mắt của một số người ít ỏi thời bấy giờ thì nơi đây đã là rộng lắm, họ đặt tên cho nơi đây là Đồng Rộng. Những người di dân ban đầu bị quyến rũ bởi sức hấp dẫn lạ thường của vùng đất mới. Khi mùa mưa tới, họ bỏ hạt giống xuống đất, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn là đã có huê lợi. Những vườn đậu xanh tốt, nặng chĩu những buồng trái, chỉ một khóm bắp mà phải dùng tới nồi bảy để nấu mới hết. Những nương rẫy chín vàng, những đồng lúa hứa hẹn cho họ cuộc sống ấm no hạnh phúc. Họ cất lên lời cảm tạ hồng ân và xin chọn đất này làm quê hương mãi mãi. Trong thời gian thành lập Giáo họ, tại vùng Đồng Rộng có khoảng 10 hộ gia đình. Qua năm 1963, các gia đình còn lại ở Sùng Đức mới chuyển lên ồ ạt, một số qua vùng Daksak, một số định cư tại Đồng Rộng. Thời điểm này, con em trong làng vẫn tiếp tục được gửi đi học nơi xa…

Năm 1965 là năm quân đội Mỹ đổ bộ vào miền Nam, và cũng là thời điểm hoạt động rõ nét của Mặt trận Giải phóng tại các vùng nông thôn. Về hướng Đông Nam của làng Daksak, xa xa là rặng núi Nam Nung, nơi đây hình thành mật khu của quân Giải phóng, vô tình vùng đất này lại trở thành vùng đất mất an ninh, người dân phải chịu áp lực từ nhiều phía. Năm 1966, những hộ dân tại khu vực Daksak bị bắt buộc dời qua hẳn Đồng Rộng. Một số gia đình đã rời bỏ quê hương ra đi không hy vọng một ngày quay trở lại. Năm 1966 đồn Daksak được thành lập tại ngọn đồi 722, đây là đỉnh cao nằm giữa vị trí trung tâm, nơi đây có thể quan sát toàn bộ khu vực chung quanh. Năm 1967 sân bay dã chiến được xây dựng, một số hộ dân lại phải dời vào trong, một số gia đình dời cư ra sống hẳn tại Đức Minh, Bác Ái.

Cuộc sống vẫn tiếp tục, người dân vẫn yên ổn làm ăn, họ cố quên đi những gian nan vất vả và bắt tay xây dựng cuộc sống mới. Trong làng vẫn những mái nhà tranh ủ dột, bên cạnh là những vườn tược xanh tươi. Cuộc sống đạm bạc với những tình cảm đơn sơ chất phác, với những buổi sớm mai quây quần bên ấm chè xanh, bên điếu thuốc lào phì phà nhả khói. Họ ước mơ cuộc sống thanh bình và nguyện cầu cho quê hương thôi khói lửa. Nhưng họ có ngờ đâu tai ương của chiến tranh sắp đổ xuống trên quê hương họ, để mãi mãi ký ức này sẽ không bao giờ phai nhạt và trở thành kỷ niệm đớn đau trong suốt chặng hành trình của họ tiến về miền đất hứa.

NĂM 1968, THƯƠNG ĐAU VÀ NƯỚC MẮT

Ngày 23 tháng 8 năm 1968, tại khu vực làng Thổ Hoàng đã xảy ra một trận chiến tranh ác liệt giữa lực lượng đồn trú quân đội miền Nam và quân Giải phóng. Trận chiến đã qua đi, đến nay cũng gần nửa thế kỷ. Dấu vết của chiến tranh cũng đã được xóa nhòa và cuộc sống đã đổi thay. Nhân kỷ niệm 44 năm sự kiện thương tâm trên, xin gửi tới bạn đọc bài viết về trận chiến năm 1968, để lại nhiều đau thương và nước mắt.

Năm 1967, đồn Daksak được thành lập. Đây là ngọn đồi có độ cao 722, nằm độc lập giữa dải đất bằng phẳng, nơi đó có làng quê Thổ Hoàng, cách quận lỵ Đức Lập 3km về hướng Đông. Từ trên cao nhìn xuống vùng đất này như một thung lũng được bao bọc bởi những rặng đồi chạy dọc từ hướng Tây sang Đông, hai bên được tưới mát bởi hai con suối bắt đầu từ thượng nguồn Dakgo và Núi-lửa. Dải đất bằng phẳng, rộng và chạy dài này tạo cho mọi người có cảm giác như đang sống giữa bình nguyên Nam bộ. Đứng trên ngọn đồi trung tâm này, khi ta hướng tầm mắt nhìn ra bốn phía, sự bằng phẳng mượt mà của bình nguyên xen lẫn cảnh sắc hữu tình về một tương lai tươi đẹp. Xa xa, rặng núi Nam-nung hùng vĩ, uy nghi như một tấm chắn khổng lồ, ở nơi đây tiềm ẩn biết bao câu chuyện huyền thoại của dân tộc M’nông. Giữa làng Thổ Hoàng là dòng suối Mơ cong co uốn lượn, tạo nên cảnh quan xinh đẹp và tưới mát cho đồng quê. Có về đây một lần, con người mới cảm thấy được hòa mình giữa thiên nhiên và được sống giữa những tình cảm mộc mạc chân thành

Đất Thổ Hoàng, đất vàng muôn thưở

Dẫu quay đi khi ngoảnh lại còn thương.

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Năm 1968 là năm đầy biến động trong toàn miền Nam, từ cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân của Mặt trận Giải phóng vào các tỉnh thành miền Nam lúc ấy đã làm cho không khí của chiến tranh ngày càng nặng nề. Người dân luôn phải sống trong một tâm trạng thấp thỏm lo âu, đêm đêm hỏa châu thắp sáng bầu trời, đạn đạo, pháo kích xé nát khung cảnh tĩnh mịch của đêm đen. Dân lành không tìm được một khoảng thời gian yên tĩnh mà phải luôn bận rộn với những hầm hố trú ẩn nương thân. Bầu không khí tang tóc của chiến tranh đang trở thành nỗi ám ảnh nặng nề đối với người dân lương thiện. Việc đồn trú của quân đội tại đồi Daksak đã biến vùng đất Thổ Hoàng thành một cứ điểm quân sự. Một phi trường dã chiến được xây dựng kịp thời để phục vụ công tác chuyển vận hành quân. Làng Thổ Hoàng khi ấy chỉ có khoảng 60 hộ gia đình, với 300 nhân khẩu, nhà cửa, vườn tược nằm rải rác dọc theo bờ suối chạy dài tới gềnh thác Tê-rê-xa. Khu vực bên trong được chia làm thành 4 dãy ngoảnh mặt ra 2 con đường song song phân lô theo hướng Bắc Nam, xa hơn một vài vườn tược nằm men theo con đường vào nghĩa trang hiện tại. Cuộc sống mới của người dân lúc đó tưởng chừng như được bảo vệ an toàn, nhưng mọi người có ngờ đâu chiến tranh như vị thần hung dữ đang rình rập chờ đợi thời cơ để tác yêu tác quái. Cuộc tổng tiến công năm 1968 hầu như chỉ nhắm vào các thành thị mà không đụng chạm tới các miền quê, sau tết Mậu Thân tình hình chiến sự tương đối lắng dịu hơn, quân Giải phóng đang chuẩn bị thị uy lực lượng vào một cứ điểm mới, đồn Biệt kích Mỹ Daksak là nơi quân Giải phóng nhắm tới…

II.CHIẾN CUỘC 1968

Vào lúc 18 giờ ngày 22/08/1968, quận lỵ Đức Lập bị pháo kích dữ dội, sự bất ngờ cộng với hỏa lực mạnh mẽ của đối phương làm cho quận Đức Lập trở thành tê liệt. Trong khi đó đồn Daksak vẫn nằm án binh bất động. Qua đêm 23/08 mọi người mới nhận thấy cục diện chiến tanh đang chuyển dần về đồn Daksak. Những đợt pháo dồn dập xuống đồn Daksak tưởng chừng như làm cho ngọn đồi trở thành nát vụn. Tập trung lực lượng tấn công nơi đây là cả một trung đoàn, được yểm trợ bởi mạng lưới pháo binh hùng hậu.

Ngày 24/08, tình hình cuộc chiến trở nên khốc liệt hơn. Người dân Thổ Hoàng lúc ấy sống trong tâm trạng hoang mang, mọi thông tin đều mù tịt mà chỉ biết quanh quẩn trong khu vườn nhà, sửa sang lại hầm hố trú ẩn. Đồn Daksak mặc dầu nằm ở vị trí trung tâm của khu vực, cách 500m phía trước cổng đồn là làng Thổ Hoàng, chạy song song với trục lộ chính hướng về xã Đức Minh là sân bay dã chiến; về hướng Đông Bắc, Đông Nam vẫn còn là rừng rậm hoang vu, hỏa lực tấn công của quân Giải phóng tập trung về các hướng này.

Đêm 24/08, quân Giải phóng đã len lỏi trà trộn vào khu vực dân cư mở thêm một hướng tấn công về phía đồn nhỏ. Rạng sáng 25 một số dân chúng bắt đầu di tản ra phía Đức Minh. Trong ngày 25, chiếc phản lực cơ F105 bị bắn hạ rơi xuống khu rừng cách làng Thổ Hoàng 2 km về hướng Bắc, sau này nơi đây được gọi là đồng Phản Lực. Ngày 26 đồi nhỏ bị chiếm, lực lượng phòng thủ của quân đồn trú phải rút về hướng đồn lớn. Đồi nhỏ và đồi lớn được phân cách bởi một con đường đi lên nằm cạnh nhau trong tư thế mẹ bồng con, khu vực ngăn cách giữa hai ngọn đồi được gọi là vùng “Yên ngựa”. Đứng trên hai đỉnh đồi người ta có thể nói vọng với nhau. Lực lượng quân Giải phóng đang uy hiếp trầm trọng, sự sống còn của đồn Daksak chỉ còn lại trong gang tấc. Thời gian trôi qua nặng nề, cộng với không khí ủ ê của tiết trời tháng 8 làm cho mọi người cảm thấy cận kề với cái chết một cách rõ rệt, tiếng khóc của dân lành vang lên ai oán. Ngày 27, những đợt bom dồn dập của các oanh tạc cơ dội xối xả xuống đồi nhỏ để tiêu diệt lực lượng của đối phương, nhưng đồng thời cũng vùi lấp luôn cả những binh sỹ còn kẹt lại trong các hầm hố chưa kịp rút lui. Trong những thời khắc này đã xảy ra một sự kiện mà nếu không có sự can đảm của một người phụ nữ thì có lẽ làng Thổ Hoàng cũng đã bị san thành bình địa: “Chỉ huy Trưởng đồn Daksak lúc bấy giờ đã bị thương, giao quyền chỉ huy lại cho vợ, khi trực thăng hạ xuống đòi bốc các cố vấn Mỹ, bà vợ ra lệnh cho tất cả binh sỹ chỉa súng vào trực thăng và cấm không cho bốc các Cố vấn. Quả thật nếu các cố vấn Mỹ được bốc đi thì sau đó toàn bộ khu vực sẽ bị vùi dập dưới thảm bom”. Ngày 28, các thảm bom B52 được rải dày đặc trên các triền đồi chung quanh khu vực xảy ra chiến sự. Tình hình chiến tranh dịu dần, quân Giải phóng rút lui, ngày 30/08 cuộc chiến chấm dứt.

III. ĐỐNG TRO TÀN

Tàn cuộc chiến, khi mọi người hoàn hồn nhìn lại biết mình còn sống thì làng mạc đã tan hoang không còn gì nữa. Cảnh tang thương bao trùm lên vạn vật. Người dân bị nạn gầy guộc, hốc hác, con mắt trắng dã, nhìn nhau không buồn nói. Vết thương của chiến tranh đã hằn sâu trong tâm khảm mọi người. Họ vội vã chôn cất thi hài của người thân trong khu vườn nhà. Họ không đủ nước mắt và hơi sức để khóc thương mà chỉ biết ngậm ngùi xót xa cho hoàn cảnh bi đát của chính họ. Đường bay dã chiến sau những ngày bị chiến tranh vô hiệu hóa, nay lại bắt đầu hoạt động trở lại. Những người dân bị thương được kịp thời chuyển lên Ban-mê-thuột. Khu vực chung quanh đồn đầy dẫy những xác người nằm ngổn ngang đang bốc lên một mùi hôi thối tởm lợm. Lính tráng là những con người dày dạn chiến tranh, nhưng cũng chỉ nhìn thấy nơi họ nỗi ám ảnh kinh hoàng và trên môi tắt hẳn nụ cười. Khi kiểm tra lại, dân làng bị chết 17 người, bị thương 30 người, nhà cửa, làng mạc chỉ còn lại đống tro tàn. Bên cạnh nền nhà thờ chỉ nhìn thấy một hố bom sâu thẳm. Trong chiến tranh lằn đạn bắn từ hai phía và người dân bao giờ cũng là nạn nhân. Một điều may mắn cho dân Thổ Hoàng mà khi nhìn lại chúng ta luôn tin tưởng có bàn tay quan phòng của Thiên Chúa gìn giữ. Lẽ ra khi đồn Daksak bị tấn công, thường thì các oanh tạc cơ đã rải thảm bom san bình địa các khu vực chung quanh, trong đó làng Thổ Hoàng cũng phải chịu chung một số phận như vậy…

IV.VÒNG TAY ÂN NGHĨA, CUỘC SỐNG HỒI SINH

Cuộc sống là một vòng tròn ân nghĩa mà trong đó chúng ta phải mang ơn rất nhiều người. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, luôn là nghĩa cử cao đẹp của người dân Việt. Cận kề chúng ta luôn có những gia đình ở giáo xứ Vinh An và đặc biệt là giáo họ Vinh Đức đã giúp đỡ chúng ta trong những ngày hoạn nạn, làm sao chúng ta có thể quên được những tình cảm nồng hậu, những chia sẻ miếng cơm manh áo mà giờ đây những tình cảm ấy vẫn còn thắt chặt mối quan hệ thân thương mà những bạn trẻ sau này không mấy ai biết đến. Hình ảnh cha Quản xứ JB.Nguyễn Quang Diệu vẫn còn đọng lại trong tâm khảm mọi người. Làm sao có thể quên được những lo toan vất vả, những hy sinh gian khổ của Cha dành riêng cho dân Thổ Hoàng từ ngày đặt chân lên vùng đất mới, trong hoạn nạn và cả về sau này. Có trải qua thảm cảnh, chúng ta mới cảm thông được những cảnh ngộ bi đát trong đời thường và hiểu được giá trị làm người để luôn nâng niu và gìn giữ chữ “Tình” trong cuộc sống. Chúng con xin dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ tri ân, xin Cha luôn yêu thương, gìn giữ những ân nhân của chúng con, xin ban cho họ được nhiều ơn lành hồn xác và cho những người đã khuất được hưởng Nhan Cha muôn đời…

Sau cuộc chiến, nhiều gia đình đã rời bỏ làng mạc ra đi, họ lưu lạc, sống tha hương trong các thành thị miền Nam, khi nghĩ về quê hương mà họ từ bỏ với một tình cảm day dứt, với một kỷ niệm buồn đau. Cuộc sống của làng mạc sau thời gian này dần dà ổn định. Khu vực làng cũ được dùng cho sản xuất, làng mạc được bố trí ra phía ngoài, ở san sát nhau và được chia thành 3 dãy, nhà thờ được dựng lên ở khu vực trung tâm, được làm bằng cây gỗ tròn, lợp bạt, sau này được thay thế bằng tôn. Nhà thờ của vùng chiến sự trông giống như một pháo đài của thời trung cổ, loang lổ và tạm bợ. Mặc dầu vậy, đây là nơi hội tụ của biết bao tình cảm thân thương, những Thánh lễ hiếm hoi trong một vài chủ nhật như đang thổi bùng lên sức sống. Từ niềm tin vào sự an bài của Thiên Chúa, từ sự lạc quan bắt nguồn trong tinh thần của người Kytô hữu, những con người tưởng chừng như chết sống lại, nay đã hồi sinh. Cuộc sống mới đã đâm chồi nảy lộc để chúng ta có ngày hôm nay.

VÙNG ĐẤT HỒI SINH (Giai đoạn 1975 – 2002)

Ngày 09/03/1975 phát súng đầu tiên đã nổ ra tại quận lỵ Đức Lập mở đầu cho chiến dịch giải phóng Ban-mê-thuột, dẫn tới chiến thắng mùa xuân năm 1975. Theo dõi tình hình cuộc chiến lúc bấy giờ, người dân biết rằng chẳng mấy chốc miền Nam sẽ hoàn toàn giải phóng. Trong những ngày đầu tháng 4/1975, những gia đình người Thổ Hoàng sống tại thị xã Ban-mê-thuột đã di chuyển về quê hương, họ phát nương làm rẫy chuẩn bị cho một mùa vụ đầu tiên trong khung cảnh thanh bình. Làng Thổ Hoàng khi ấy chỉ còn lại khoảng 40 gia đình, 200 nhân khẩu. Dân làng hồ hởi và vui mừng đón tiếp những người hồi cư.

Tình làng nghĩa xóm trong giai đoạn này thật là thắm thiết, họ chia sẻ cho nhau những mảnh vườn, những nương rẫy, những bát gạo, chén cơm như đang cố gắng thể hiện những tình cảm bị dồn nén lâu ngày bị ngăn cách bởi chiến tranh. Làng mạc khi ấy thật nghèo nàn, cả làng toàn là những mái nhà tranh lụp xụp, trông còn tệ hại hơn những làng kinh tế mới sau này. Trong cảnh nghèo nhưng sao cuộc sống lại đậm đà đến thế. Những tháng ngày kế tiếp sau 30/04, những gia đình từ Gialai, Pleiku, Dục Mỹ, Cam Ranh, Phan Rang , Phước Long, Sài Gòn… lần lượt quay trở về. Những khuôn mặt lạ lẫm của thế hệ con cháu, những giọng nói pha tạp của mọi miền đất nước làm cho xã hội nhỏ bé này trở đa dạng. Trong cái rủi lại có cái may, thường thì chỉ những nơi nằm ở ngã ba giao thông sẽ đón nhận được nhiều nguồn văn hóa, nhưng ở đây con người vì chiến tranh mà lưu lạc, mỗi nơi họ tới, họ học hỏi được nhiều cái hay và đưa trở về quê hương hội tụ, có những người đã ra đi để tìm cuộc sống ở bên kia phương trời hải ngoại. Những người trở về không phải là tất cả nhưng cũng đủ làm cho làng mạc trở thành trở thành đông đảo gấp mấykhi xưa. Sau này khi nhìn lại nhiều người đã so sánh hành trình của dân tộc giống như cuộc đời của dân Do Thái, đã phải ly tan, tha hương lưu lạc qua nhiều quốc gia và sau này trở về phục hồi cố quốc… Những ngày kế tiếp, làng mạc được mở rộng thêm, những hàng rào công sự xung quanh phi trường được tháo dỡ và thay thế vào đó là các dãy nhà. Theo thời gian, làng mạc được phát triền dần vào bên trong.

Việc đầu tiên khi mọi người quay trở về quê hương là cùng bắt tay xây dựng lại nhà nguyện mới. Nhà nguyện cũ được làm vội vàng trong hoàn cảnh của chiến tranh đã không còn phù hợp nữa. Trong khi làm nhà thờ, đã có sự giúp đỡ nhiệt tình của cộng đoàn Dòng thánh Giuse. Thiết nghĩ cũng cần phải đề cập tới sự hiện diện của Dòng Giuse nới đây, khi người Thổ Hoàng đặt chân tới vùng đất này thì cộng đoàn Dòng Giuse đã có mặt, lúc đó chỉ là một đợn vị làm kinh tế cho Dòng. Trải qua bao nhiêu biến động, Dòng Giuse và người dân Thổ Hoàng đã sát cánh bên nhau, nhưng chỉ những năm sau chiến cuộc 1968 thì quan hệ của hai bên mới thắm thiết hơn. Cộng đoàn Giuse dời cơ sở bên dòng suối Daksak về kiến thiết lại ở khu vực làng Thổ Hoàng sinh sống, những năm sau ngày giải phóng, mọi sinh hoạt tại nhà thờ, các lớp giáo lý, đoàn thể đều do cộng đoàn dòng đảm nhiệm. Rất tiếc rằng thời gian này không được bao lâu, nhưng những ảnh hưởng này vẫn còn bền bỉ cho tới hôm nay. Những tháng ngày sống tại Thổ Hoàng vẫn luôn là những kỷ niệm đẹp, sau này mỗi khi gặp lại là không thể không nhắc tới những tháng ngày gian khổ, buồn vui nơi vùng “đất vàng” yêu dấu. Năm 1977 cộng đoàn Giuse bị giải tán, các Thầy bị bắt ra đi mà trong lòng ngậm ngùi thương tiếc: “Thổ Hoàng ta đã mất Người trong cuộc đời”… Mối quan hệ này cho tới hôm nay vẫn còn được thắt chặt và hình ảnh của thánh cả Giuse vẫn luôn hiện diện trong lòng Thổ Hoàng. Ngôi nhà thờ này là ngôi nhà thờ thứ 5 được dựng lên tại vùng đất này. Những ký ức của những ngày gian khổ vẫn luôn hằn sâu trong tâm trí của mọi người. Những ám ảnh của sự bất ổn định vì chiến tranh, vẫn còn hiện diện khi mà người ta phải cất đi dựng lại ngôi nhà của mình tới sáu bảy lần, khi mà dấu đinh không dám đóng lút vào những tấm ván xung quanh nhà vì sợ phải tháo dỡ một lần nữa. Ôi! Nỗi đau của chiến tranh, sự dằn vặt của năm tháng vẫn còn đọng lại trong khi đất nước đã hòa bình.

Năm 1979 một số gia đình ở ngoài Bắc đã di cư vào Nam, các hộ này góp phần mở rộng thêm làng mạc về hướng bắc, bên tả ngạn của dòng suối Mơ chạy sát chân đồi 16. Năm 1981, một số hộ tiếp tục di chuyển vào được định cư xung quanh đồn Daksak cũ. Trong thời gian này, một số dân cư của các vùng khác ngoài Bắc tiếp tục di dân vào khu vực trong thành lập các giáo họ: Xuân Tình, Xuân Lộc, Tân Bình, riêng những người Thổ Hoàng bắc vào sau, thành lập giáo họ Phương Trạch nằm kế cận, giáp buôn Daksak. Đời sống dân cư trong giai đoạn này chưa có gì làm khởi sắc. Hợp tác xã đã từng chuyển đổi nhiều loại cây trồng như làm đường mía, nhưng lại rơi vào hoàn cảnh chung là không tiêu thụ được. Năm 1983 phong trào trồng cà phê bắt đầu được khởi động nhưng mãi tới năm 1989 thì mới trở thành rộng rãi. Trong những năm sau này giá cả cà phê bắt đầu chuyển biến. Năm 1994 biến động giá cả cà phê thế giới đã làm cho những người nông dân có cơ hội đổi đời. Tuy nhiên, điều may mắn này không đến với tất cả mọi người vì nông dân nghèo thì làm sao có thể còn lại sản vật vào những tháng cuối mùa vụ. Nhưng tình hình chung cũng đã giúp cho những người trồng cà phê thêm lạc quan phấn khởi. Tiếp tới những năm sau giá cả cà phê luôn khích lệ, nhờ vậy bộ mặt của làng mạc đã thay đổi, cuộc sống văn minh hiện đại dần lên và dân tình ngày càng hồ hởi. Có những người chỉ mới rời bỏ làng mạc có vài năm, khi trở về không còn nhận ra hình bóng cũ. Chỉ tới giai đoạn này, mọi người không còn than thân trách phận mà lại có phần tự hào vì mình đang được cư ngụ trên mảnh đất Bazan màu mỡ, được ví như những vùng đất chảy sữa và mật ong ở trong Kinh thánh, vùng đất trong thần thoại, có những loại cây sinh quả vàng, phải chăng là ở nơi đây?... Bây giờ nhà cửa, đường sá, trường học, trạm xá tương đối đã khang trang, chỉ còn lại nhà thờ là chưa xứng đáng. Ở đời, người ta quan niệm “ Sống cái nhà, chết mồ mả”, nhưng với người Công giáo thì sống hay chếtt đều gắn liền với sinh hoạt Thánh lễ, vì vậy nơi thờ phụng phải xứng đáng. Đây là niềm mơ ước của nhiều người, có những cụ già chỉ cầu mong chờ nhìn thấy bóng dáng của ngôi nhà thờ mới rồi nhăm mắt xuôi tay cũng được. Điều này đang dần hiện thực…

Từ năm 1980 trở về sau, sinh hoạt tôn giáo tại Thổ Hoàng đã có những định hình rõ nét. Tuy là một giáo họ trực thuộc giáo xứ Vinh An, nhưng mọi sinh hoạt đều có tính độc lập trên quy mô của một giáo xứ. Giáo họ Thổ Hoàng khi ấy chỉ xấp xỉ độ 2000 giáo dân, nhưng các giáo họ lân cận đã góp phần nâng tổng số giáo dân sinh hoạt tại nhà thờ Thổ Hoàng lên đến 6000 người. Nhà nguyện nhỏ bé chỉ chực vỡ tung trong những ngày có Thánh lễ. Khung cảnh chật chội, giáo dân đứng tràn ra cả bên ngoài, lấp kín cả những khoảng sân chung quanh. Những người lạ khi về đây không khỏi cảm kích trước tấm lòng mộ đạo của giáo dân, họ như những người đói khát tìm uống Lời Thiên Chúa. Làm sao có thể giải thích điều này nếu như không có niềm tin.

Vào những thời điểm này, Ban hành giáo đã có kế hoạch góp vốn chuẩn bị cho việc xây dựng lại nhà thờ. Công việc vận động ban đầu tưởng chừng khó khăn, vì việc làm nhà thờ mới chỉ là ý tưởng mà chưa có gì là cụ thể cả, trong khi đó dân thì ít mà nghèo. Tuy nhiên kết quả vận động lại khả quan, các gia đình thi đua nhau đóng góp. Có thế mới biết được tấm lòng của mọi người đối với Nhà Chúa. Cộng đồng người Thổ Hoàng tại hải ngoại đã có những thể hiện tích cực trong việc góp vốn xây dựng, giúp đỡ trang thiết bị kỹ thuật âm thanh trong nhà thờ. Đoàn Thiếu nhi Thánh thể và anh chị em trong ca đoàn đã có những kế hoạch nhỏ để sắm sửa những trang thiết bị nhằm phát triển các phong trào như đàn Organ, dàn nhạc, âm thanh vừa phục vụ trong nhà thờ, vừa phát triển phong trào văn hóa xã hội. Mọi sinh hoạt của chung được thể hiện dựa trên tình cảm của một đại gia đình, một thứ tình cảm khó diễn tả nhưng lại luôn ẩn náu trong tâm hồn của những người Việt Nam yêu mến Giáo hội và quê hương. Cuộc sống khi ấy còn nghèo nàn nhưng sao tình cảm thật nồng hậu. Cứ thế nguồn vốn tăng lên dần… Khi xưa cha cố Phê-rô Trần Anh Kim đã vận động mỗi gia đình trồng cho nhà thờ 2 cây cà phê, cho tới bây giờ 2 cây cà phê ấy vẫn sinh hoa kết trái và sản lượng hàng năm vẫn tăng lên tùy theo lòng hảo tâm của mỗi người. Nhờ thế nguồn vốn ngày càng được tích lũy.

Năm 1995, kỷ niệm 20 năm giải phóng miền Nam, thời gian tưởng chừng trôi qua rất mau nhưng thực tế cũng chỉ bằng khoảng thời gian di cư vào Nam cho tới ngày giải phóng. Một khoảng thời gian bằng nhau nhưng cảm giác lại trái ngược, có lẽ khoa học kỹ thuật thì tiến bộ vượt bực, thế giới thì phát triển, ngược lại mình còn quá lạc hậu, không làm được gì mà cứ để thời gian trôi qua. Trong những năm này, cơ hội đổi đời đang đến với nông dân, giá cà phê tăng cao làm giá trị thu nhập của người trồng cà phê cũng tăng lên. Bộ mặt của xã hội đang dần được đổi thay, nhà cửa xây cất kiên cố đang dần thay thế cho những căn nhà cũ tồi tàn. Cuộc sống nông thôn đang trên đà đô thị hóa. Việc đệ đơn xin phép xây dựng lại nhà thờ Thổ Hoàng đã nhiều lần được đề cập, nhưng do tình hình khu vực còn nhiều bất ổn định nên đã không thực hiện được…

Năm 1995, Thổ Hoàng chình thức có linh mục phụ trách. Sự hiện diện của Linh mục Giuse Nguyễn Văn Khánh, vị linh mục đầu tiên ở nơi đây đã thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt thành, từ những truyền thống đạo hạnh bắt nguồn từ một quê hương miền Bắc, từ những thực tế trống vắng kéo dài suốt 35 năm không có linh mục hiện diện. Tất cả đã làm nên sự khao khát, mọi người cảm nhận sâu sắc về sự đói khát Thánh lễ. Điều nghịch lý của một quê hương đã từng cống hiến cho Giáo hội những con người tận hiến mà nơi chính quê hương mình lại không có Linh mục. Ôi người mẹ nào mà chẳng xót xa khi nuôi con khôn lớn, để con phải rời xa tổ ấm, nhưng chắc hẳn trong lòng mẹ đầy hãnh diện. Mẹ Giáo hội cũng thế, vẫn luôn lo âu cho chúng ta nhưng nào ta có biết…Thưở sinh thời, Đức cha cố Phê-rô Nguyễn Huy Mai đã từng có những quan tâm đặc biệt tới Thổ Hoàng. Trong những ngày cuối đời, Ngài vẫn luôn nhắc lại những ưu tư đó. Đức cha Giuse Trịnh Chính Trực luôn quan tâm thăm hỏi…

- Ngày 01/01/1999, Linh mục quản xứ và Ban hành giáo đã đệ đơn xin được xây dựng lại nhà thờ Thổ Hoàng.

- Ngày 02/03/2000, UBND tỉnh Daklak ra Quyết định số: 299/CV-UB cho phép “Làm lại nhà thờ Thổ Hoàng”

- Ngày 19/03/2000, lễ thánh Giuse được tổ chức long trọng, tạ ơn Thánh cả đã phù trợ cho chúng ta.

- Ngày 23/04/2000, Đại lễ Phục sinh, vừa là Thánh lễ tạ ơn được tổ chức lần cuối cùng tại ngôi nhà thờ cũ, nơi đã từng chia sẻ với chúng ta biết bao vui buồn, nơi đã chứng kiến những đổi thay của một thời gian khổ.

- Ngày 28/08/2000, Lễ Động thổ khởi công xây dựng nhà thờ.

- Ngày 18/09/2000, Lễ Đặt viên đá đánh dấu việc xây dựng nhà thờ do ĐGM Giuse Trịnh Chính Trực và ĐGM Giuse Nguyễn Tích Đức chủ tế.

- Ngày 05/02/2002, Lễ Khánh thành nhà thờ Thổ Hoàng.

Xin cảm ơn quê hương, xin cảm ơn tất cả mọi người. Quê hương đã cho chúng ta một nơi để thương để nhớ, Giáo hội đã cho chúng ta một tổ ấm thiêng liêng. Xin cảm ơn những người đi trước, đã chịu đựng biết bao gian khổ để gầy dựng quê hương được như hôm nay. Xin cảm ơn tấm lòng của mọi người luôn vì lợi ích để cho quê hương luôn là hình ảnh đẹp trong tâm khảm, để dẫu có đi xa chúng ta luôn nhớ về hình ảnh quê hương đầy thân thương gắn bó.

ThoHoang03

HOÀNG CÔNG NGA

[5.1.4] Sư đoàn 1/ Mặt trận Tây Nguyên B3 và trận chiến Đức Lập tháng 8/1968 (3)

Với mục đích có thêm nguồn thông tin tham khảo về diễn biến trận chiến Đức Lập giữa Sư đoàn 1 và các lực lượng Mỹ - VNCH, Rx đã dịch các thông tin này từ tài liệu Mỹ  về diễn biến trận chiến từ ngày 23/8/1968 đến 31/8/1968

-------------

I.       Tin tức tình báo

+     21 giờ ngày 11/8/1968, Quân đội Bắc Việt tấn công thôn Đức Minh I. Tiếp đó 12 giờ ngày 17/8/1968, 5 cán bộ VC đã thực hiện hoạt động tuyên truyền trong dân chúng tại khu vực 3km phía Nam Đức Lập.

+     Không có dấu hiệu nào cho thấy cuộc tấn công sẽ diễn ra vào đêm ngày 23/8/1968. Tin tình báo cho thấy, 30 ngày trước khi diễn ra trận tấn công, có số lượng lớn lính Bắc Việt di chuyển lân cận khu vực căn cứ của Bắc Việt phía bên kia biên giới trên đất Campuchia.


II.    Diễn biến

Diễn biến ngày 23/8/1968

* Trận chiến tại Sở chỉ huy Tiểu khu Đức Lập

+     Trận chiến Đức Lập bắt đầu bằng sự kiện quân Bắc Việt tấn công Sở chỉ huy tiểu khu Đức Lập vào hồi 1giờ 5 phút sáng 23/8/1968, đồng thời với tấn công tiền đồn của Đại đội 411 trinh sát VNCH, ở 1km Tây Bắc Tiểu khu Đức Lập. Quân Bắc Việt sử dụng hàng loạt vũ khí: B40, cối 60mm, 82mm, 120mm đồng thời với việc đặc công tấn công các vị trí trọng yếu trong căn cứ. Ước tính có 2 tiểu đội đặc công Bắc Việt lọt vào căn cứ từ huớng Tây Nam và Đông Nam, sử dụng kéo cắt rào để mở lối xâm nhập vào căn cứ.

+     Sau khi bắn đạn cối cấp tập, đặc công Bắc Việt sử dụng thuốc nổ phá hủy nhà cố vấn, 1 súng cối 60mm, máy phát điện và xe của cố vấn. Bộc phá do đặc công Bắc Việt sử dụng ném vào nhà cố vấn đã làm bị thuơng 5 cố vấn Mỹ. Hai cố vấn khác chạy ra ngoài ngôi nhà để đến hầm của quận trưởng Đức Lập.

+     Một cố vấn Mỹ khác cố gắng liên lạc vô tuyến với trại của lực lượng biệt kích, báo động về cuộc tấn công của lực lượng Bắc Việt, và yêu cầu trợ giúp. Lực lượng biệt kích sử dụng súng cối để bắn pháo sáng hỗ trợ Tiểu khu. Hầu như ngay lập tức, trại biệt kích cũng bị quân Bắc Việt tấn công. Cố vấn Mỹ không liên lạc được với Chi khu Quảng Đức, tuy nhiên đã liên lạc được với Trung tâm tác chiến của Sư đoàn 23 VNCH đóng tại Ban Mê Thuột và yêu cầu không quân yểm trợ.

+     Trực thăng vũ trang của không lực Mỹ đóng tại ban Mê Thuột đến tiểu khu Đức Lập trong vòng 30 phút. Cố vấn Mỹ thông báo với máy bay yểm trợ việc bị tấn công bằng súng cối và đạn pháo phản lực từ xung quanh căn cứ, với khoảng cách trận địa địch ước tính từ 200 đến 2000m. Các máy bay của không quân thả pháo sáng và bắn yểm trợ xung quanh chui vi căn cứ. Súng cối 106,7mm của lực lượng địa phương quân tiếp tục bắn phản pháo vào các vị trí nghi ngờ là trận địa pháo của quân Bắc Việt.

+     Súng cối và pháo phản lực của quân Bắc Việt tiếp tục bắn cho đến lúc rạng sáng. Cho đến sáng, có 11 lính Bắc Việt bị tử thương trong căn cứ. Có 2 lính Bắc Việt vẫn cố thủ trong 1 ngôi nhà ở trong căn cứ, và bị tử thương lúc 8 giờ sáng bởi lực lượng địa phuơng quân.

+     Lúc 7giờ sáng, hầm của cố vấn Mỹ bị cháy và 8 cố vấn Mỹ (trong đó có 6 nguời bị thương) đã di chuyển ra ngoài hầm, về phía Đông Bắc căn cứ. Lúc 8 giờ 30, Sở chỉ huy được triển khai ngay tại lối vào Căn cứ.

+     Lúc 7 giờ 30 sáng 23/8/1968, một trực thăng vũ trang bị bắn rơi phía Tây Bắc, cách căn cứ 75m.

+     Lúc 9 giờ sáng, máy bay chỉ huy của Trung tâm tác chiến Sư đoàn 23 VNCH đã bay đến căn cứ. Cùng với cố vấn Mỹ của Sư đoàn 23 VNCH, tuớng Trương Quang Ân – Sư đoàn trưởng Sư đoàn 23 VNCH và Sỹ quan liên lạc của không lực Mỹ, đã tổ chức Trung tâm tác chiến tại căn cứ.

+     Không lực bắt đầu oanh tạc vào các mục tiêu xung quanh Đức lập, kể cả các làng xung quanh có lực lượng Bắc Việt chiếm giữ.

+     Trong suốt ngày 23/8/1968, các lực lượng Bắc Việt tiếp tục bắn phá tiểu khu bằng các loại súng cối, đạn pháo phản lực, súng bộ binh. Các cỡ súng tăng cường bắn vào tiểu khu từ lúc 21h00 đến 22h00, tiếp sau đó là đợt tấn công bộ binh từ phía Tây Nam của căn cứ. Với sự yểm trợ của không quân và trực thăng vũ trang, căn cứ tiếp tục đứng vững trước đợt tấn công của phía Bắc Việt.

* Trận chiến tại Trại biệt kích Đức Lập


+     Trại biệt kích Đức Lập bị lực lượng Bắc Việt tấn công sáng sớm ngày 23/8.


+     Lúc 12h00, một đại đội biệt kích tăng viện từ Pleiku đổ bộ xuống đã giao chiến dữ dội với quân Bắc Việt khi tấn công lên 1 cao điểm ở Bắc – Đông Bắc căn cứ, và phải rút lui về điểm đổ bộ.



+     Lúc 15h00, một đại đội biệt kích khác được trực thăng vận đến vị trí đại đội biệt kích đầu tiên. Sau khi hội quân, 2 đại đội di chuyển về huớng Tây và thiết lập vị trí phòng ngự trên 1 cao điểm. Cố vấn Mỹ đi theo đơn vị biệt kích bắt đầu gọi không kích vào các vị trí nghi ngờ có lực lượng Bắc Việt.


+     Bắt đầu lúc 21h00, lực lượng Bắc Việt bắt đầu tấn công Trại biệt kích, bắt đầu bằng súng cối và đạn pháo phản lực, theo sau là tấn công bằng bộ binh. Phần trại đóng ở phía Bắc cao điểm đã bị lực lượng Bắc Việt đánh chiếm. Có khoảng 60 lính biệt kích sống cùng gia đình ở trại. Phần lớn họ rút lui an toàn và gia nhập lực lượng phòng ngự ở phần trung tâm của Trại. Một lính thông tin ẩn nấp trong hầm ở phần phía Bắc trại tiếp tục liên lạc trong suốt đêm 23/8 với chỉ huy trại biệt kích, việc phần phía Bắc trại bị lính Bắc Việt phá hủy.


+     Theo kết quả trinh sát bằng máy bay trên không phận Đức Lập ngày 23/8, Tiểu khu Đức Lập bị tân công từ các hướng và Trại biệt kích bị tấn công dữ dội. Tổn thất của phía Mỹ và VNCH bao gồm: 1 lính và 11 lính VNCH tử thương, 2 lính Mỹ và 35 lính VNCH bị thương.



Diễn biến ngày 24/8/1968

+     Lúc 3h00 sáng ngày 24/8, các lực lượng Bắc Việt lại thất bại trong đợt tấn công vào Tiểu khu Đức lập, hướng cửa chính của Tiểu khu. Trong 30 phút tấn công, các lực lượng Bắc Việt đã bị kẹp giữa 2 làn đạn, 1 từ các lực lượng Tiểu khu Đức Lập, 1 của Đại đội trinh sát bắn qua đường.


+     Tại cuộc họp lúc 10h15 phút ngày 24/8 tại Sở chỉ huy Sư đoàn 23 VNCH tại Ban Mê Thuột, phía Mỹ tăng viện 1 tiểu đoàn lính dù lên Ban Mê Thuột để yểm trợ cho các lực lượng VNCH đang giao chiến tại Đức Lập. Ngoài ra tiếp tục tăng cường các phi vụ ném bom của không quân, đặc biệt là các phi vụ bằng máy bay B52, để yểm trợ cho các lực lượng VNCH và Mỹ tại khu vực. Ngoài ra để yểm trợ trực tiếp cho tiểu khu Đức Lập, sẽ điều động 1 pháo đội Mỹ đến khu vực. Trận địa sẽ được thiết lập trong vòng bán kính 6km với tâm là tiểu khu Đức Lập.



+     Cuộc họp tại Sở chỉ huy Sư đoàn 23 VNCH cũng quyết định điều động 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 45/ Sư đoàn 23 đến tăng viện cho Đức Lập. Lý do chọn 2 tiểu đoàn từ Trung đoàn 45 là do Trung đoàn 45 quen thuộc khu vực Đức Lập. Tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 45 sẽ đổ quân xuống và tấn công huớng Đông Bắc, thiết lập vị trí phòng ngự ban đêm và nhận nhiệm vụ tấn công các lực lượng Bắc Việt xung quanh Tiểu khu Đức Lập vào sáng sớm ngày 25/8/1968. Để bảo vệ các tuyến giao thông phía Nam Ban Mê Thuột, phía Mỹ sẽ điều 1 chi đội thiết giáp thực hiện nhiệm vụ này.


+     Để bảo vệ Ban Mê Thuột, tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 47 VNCH sẽ di chuyển từ tỉnh Phú Yên lên Ban Mê Thuột để thay thế cho Tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 45. Tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 41 VNCH sẽ di chuyển đến Phú Yên thay thế cho tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 47.



+     Trong ngày 24/8/1968, đã xác nhận việc phần phía Bắc cao điểm căn cứ trại biệt kích rơi vào tay các lực lượng Bắc Việt. Ngoài ra, liên lạc vô tuyến với nguời lính biệt kích từ lúc đêm – rạng sáng 24/8 cũng bị cắt đứt.


+     Đại đội biệt kích thứ 3, chờ tại Ban Mê Thuột, được trực thăng vận đến vị trí 2 đại đội biệt kích đã đổ bộ xuống Đức Lập. Ba đại đội biệt kích tấn công song song và đồng thời vào khu vực trại biệt kích Đức Lập. Một đại đội biệt kích dẫn đầu đã vào được trại biệt kích. Sau khi giao chiến dữ dội với lực lượng Bắc Việt trong công sự và bị tổn thất nặng, 2 đại đội biệt kích còn lại bị đẩy lùi về vị trí ban đầu. Việc rút lui hoàn tất lúc 17 giờ.


+     Đại đội biệt kích vào được trại biệt kích, lập tức được phân chia về các vị trí và cùng lực lượng biệt kích tại đây tiến hành phòng thủ trại.


+     Trong 2 đại đội biệt kích phải thoái lui, có 1 đại đội bị thiệt hại nặng ngay phía trước cổng trại biệt kích. Chỉ huy lực lượng biệt kích Mỹ quyết định rút đại đội này về hậu cứ vào ngày 25/8/1968, và tăng viện thêm 3 đại đội biệt kích khác, 1 đại đội từ Pleiku và 2 đại đội từ Nha Trang.


+     Trại biệt kích và căn cứ Tiểu khu tiếp tục bị lực lượng Bắc Việt nã súng cối và hỏa tiễn phản lực suốt đêm 24/8.


+     Lực lượng tăng viện đầu tiên, tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 45 đã đến điểm đổ bộ lúc 19giờ 6 phút ngày 24/8/1968. Hai máy bay chở lính bị bắn rơi trong quá trình đổ bộ tiểu đoàn. Tấn công từ huớng Bắc và Tây, tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 45 giao chiến dữ dội với lực lượng Bắc Việt trong công sự, và có 13 lính thuơng vong, sau đó tiểu đoàn rút lui về vị trí phòng ngự ban đêm.


+     Trong ngày 24/8/1968,  máy bay B52 đã thực hiện 5 phi vụ ném bom.

Người đăng: Rongxanh vào lúc 8/16/2013 11:36:00 CH 


http://bravecannons.org/Map_Rm/map_6433_II.html

 

The Battle for LZ Kate

By Reginald H. Brockwell
   I first learned of the Duc Lap/BuPrang campaign in a briefing from my battalion commanders LTC Donald McNutt, and later replacing him, LTC Elton DeLaune during September 1969. I had been selected to do some initial groundwork constructing firing charts and looking at the fire plan for the area. I Field Force Vietnam Artillery (IFFV Arty.) would establish the Forward Mobile Staff (FMS) in Ban Me Thuot. Provisional Artillery Group which had all artillery units in southern II Corps under its command would help establish Fire Support Bases (FSB) around Bu Prang and Duc Lap. COL Francis Bowers, commander of the Provisional Artillery Group, indicated that these firebases hacked out of the jungle for this mission were never designed as permanent locations.

   The NVA 66 th and 28 th Infantry Regiments along with elements of the 40 th NVA Artillery Regiment and the K-394 NVA Artillery Battalion had moved south through Laos and Cambodia to the Duc Lap and Bu Prang vicinity where arteries of the Ho Chi Minh Trail crossed into South Vietnam . These were major arteries leading to Saigon and Ban Me Thuot. Just as at Ben Het, this was going to be another opportunity for the Army of the Republic of Vietnam (ARVN) command to show the results of Vietnamization. I was vaguely aware of the 66 th Regiment as early in my tour I had encountered them in the Ben Het /Dak To Campaign as a forward observer assigned to several U.S. artillery battalions from the 52 nd Artillery Group (Pleiku) operating in concert with the ARVN 24 th Special Tactical Zone (STZ). At this time, I was now one of the most experienced Fire Direction Officers in the Provisional Artillery Group (DaLat). I had varied experience in my battery which consisted of 8 inch and 105MM Howitzers, 175MM guns and 81 and 82MM mortars.

   Operating out of DucTrong, I had conducted artillery raids northwest toward the Bu Prang /Gia Nghia area and I had been to the area as an aerial/forward observer. I was also familiar with another interesting point about Duc Lap and Bu Prang in that when firing east from those locations there was a map and grid convergence that had to be taken into account on any firing data. Another reason I was selected was that my request to interview for the position of General's Aide for the incoming IFFV Arty. commanding officer COL Charles Hall had been approved by my battalion and Provisional Artillery Group. Since COL Hall was not a General yet, I would have time to work on this at the same time I was being interviewed and observed. Being at Duc Trong/Dalat between Bu Prang, Duc Lap and Nha Trang, coordination would be easier. The 5 th /22 nd Artillery (my battalion) also had its Bravo Battery in nearby Ban Me Thuot. In this aforementioned briefing, I found out that 5th/22nd Artillery would be coordinating platoons or sections from 5/27, 1/92, and 2/17 Artillery spread over 6-7 firebases in the Bu Prang/Duc Lap area. We would have perimeter security from Civilian Irregular Defense Groups (CIDG), Montagnard tribesmen advised by Special Forces teams in the area. On my very first interview, I was pulled from a raid site and flown to Nha Trang in a somewhat disheveled condition.

   I weakly protested to the Deputy Commander IFFV Arty. that I was in no position for an interview only to hear that the Colonel would appreciate seeing combat troops straight from the field. While I was waiting, we discussed family, duck hunting and other items of common interest then he took me into a briefing room and showed me the plan that had already been developed. It initially consisted of three firebases in a triangle formation south and east of Bu Prang(YU495558). They were FSB Kate, Susan, and Annie, named after his three daughters. Duc Lap also had a similar configuration with FSBs Helen, Martha, and Dorrie. I thought I knew about the planned splitting of batteries for internal fire support to each fire base but when I saw how close to the Cambodian border they were, I asked if I was correct. I was told I was and asked my impression of the plan. I understood well that the triangular formation would let them fire artillery support for each other while supporting Bu Prang, but since we could not fire into Cambodia and we would have only 25-30 U.S. artillerymen on each base it seemed to me that the number of NVA in the vicinity could easily affect a siege on all three bases at once and no one would be firing for anyone but themselves. I was assured that with air support, ARVN troops, and the Special Forces contingent, this would not be a problem. Outside of this, my first interview went very well and it was inferred that BG Winant Sidle (outgoing IFFV Arty. CO), whom I considered to be one of the nicest gentlemen I had ever met, had sponsored me for this job. At this point I was feeling confident about everything except finding myself on Kate, Susan, or Annie.



   From about 15 Sep. – 21 Sep.1969, the various platoons and sections from the different battalions began to stage into their locations. Guns and crews were moved from their original bases to Ban Me Thuot, Duc Lap or Bu Brang and then moved out to FSB Kate(YU581548), Annie(YU484513) and Susan(YU514432) as air assets were available. As each base was occupied a company of Montagnards with their Special Forces advisors were inserted. At Kate a company advised by Team A-233 from Ban Don with their Special Forces advisor SFC Arbizo and a company from Team A-236 from Bu Prang advised by CPT Barham secured the perimeter. In the beginning of this operation, there was little activity on the firebases except the normal fire mission in support of Camp Bu Prang and its patrols. Later intelligence offered a reason for this in that the NVA had not done a reconnaissance of the area for several weeks and were unaware of the three new firebases. Upon discovering the locations of these three firebases, things began to change. On Oct. 27 SGT Dan Pierelli, a 22 year, old relieved SFC Arbizo. CPT. William Albracht, the executive officer at Bu Prang, arrived the following day to relieve CPT Braham, who was leaving for R&R. CPT. Albracht took over as senior ground commander at Kate. He was 21 years old at the time. This coincided with the NVA recognizing the new threat from the firebases and their determination to address that threat. At this time there were about 27 U.S. artillerymen on Kate along with Albracht, Pierelli and about 150 Montagnards.

   
On 28 October, CPT Albracht and SGT Pierelli started saturation patrols and an intensive effort to fortify the perimeter. Around 9 to 10 p.m. , the Montagnards set an ambush site on a hill between Kate and the Cambodian border. This hill became known as “Ambush Hill”. It was about 800 meters northwest of Kate. It was bald with the exception of a small clump of trees on top and the base was surrounded by jungle. The approach to Ambush Hill from the bottom of the hill on Kate's north side led through a 10-12 meter gap in the jungle. The clear part of the gap and hill consisted of waist high grass. About midnight a firefight broke out on the hill. The Montagnards soon returned reporting “many VC”; however, they had actually encountered the lead elements of a large NVA force. Spooky(C-47 gunship) was called in to work around Ambush Hill and the two 155MM and one 105MM Howitzers fired around the area.

   On the morning of 29 Oct. FSB Kate took some incoming rockets and mortar rounds. One artilleryman was wounded. CPT Albracht, SGT Pierelli and about 40 Montagnards went out on patrol to the ambush site to check enemy activity. There they found an NVA pith helmet and blood trails. They followed the trails to where the Montagnards had made contact the night before. Albracht was near the front of the column and Pierelli was in the middle. As they peaked the hill near the site and started down, the column was fired upon from about 30 meters within the tree line. As they fought their way to the treeline for cover Albracht called for air support. On regrouping they determined they had three wounded and one missing. CPT John Strange (Pterodactyl 10) from the 185 th Recon Aviation Company and a Light Observation Helicopter (LOH) came on station. The gunships arrived, worked over the area and Albracht decided to try a flanking maneuver to determine what they had encountered. The LOH pilot informed them that the NVA were moving to cut them off and they better leave. As they began moving back up Ambush Hill, one of the pilots called that he had found the missing Montagnard either dead or wounded. With the column providing supporting fire and SGT Pierelli firing an M-79 Grenade launcher, CPT Albracht and about three of the Montagnards went to retrieve the body. Under intense fire they retrieved the wounded man who had been shot in the head; however, he died before reaching Kate. The two pilots reported again that there were targets everywhere and that a large force of NVA was trying to encircle the column and that they had better move quickly to get off the hill. The column then withdrew back to Kate. The battle had started in earnest now as mortar and rocket fire began to pound Kate. The base was fired on by mortars, recoilless rifles, RPGs, B40s and later in the battle there was evidence that 85 and 130mm field guns and even 105mm Howitzers from both Vietnam and a tea plantation/army camp in Cambodia . The tea plantation, which was clearly visible on the horizon, was an assembly point for the NVA throughout the battle. Anti-aircraft fire from 37mm guns and .51 caliber machine guns made resupply and medical evacuation hazardous. Air Force Major George Lattin, the Air Liaison Officer (ALO) and Forward Air Controller (FAC) flying out of Gia Nghia and several other army and air force observation planes, stayed on station to help control artillery and air strikes. Major Lattin worked tirelessly and exposed himself to much danger in helping the men on Kate and later at the Bu Prang siege. B Troop 7/17 Cavalry out of Gia Nghia was also assigned to provide hunter-killer teams. It was obvious that Kate was surrounded and vastly outnumbered. CPT Albracht requested reinforcements and received about 40 more CIDGs from A-234 at An Lac before heavy incoming prevented any more of these insertions.

   One of the 155mm Howitzers and the 105mm Howitzer were knocked out with several wounded. The water trailer was also destroyed. This precipitated another heroic action by supporting helicopter crews. The 155 th AHC's Falcon 2 and Falcon 9 gunships were called about dusk just as they had gotten back to Ban Me Thuot to return to Kate to cover Dustoff 63 who was in route to pick up five wounded. One of the wounded was a Montagnard who had been wounded by a sniper while he manned a listening post. He was being brought back in to Kate. The others were artillerymen who had been wounded when their gun was knocked out. As they orbited Kate in heavy fog waiting for the wounded man from the listening post to be brought back they began to run low on fuel. Finally, everyone was ready, and the Dustoff was talked into the pad. Just as the dustoff sat down, one of the advisors yelled “Incoming Mortars! Get out, Dustoff” as they heard the rounds leave the tubes. The Falcon gunships could see nothing through the fog so they were helpless to lay down suppressive fire. Suddenly the Dustoff pilot in an excited, high pitched voice yelled “ Dustoff 63 coming out to the east”. Immediately three mortar rounds impacted. Falcon 2 asked if they were going to try to go back in and Dustoff 63 responded that they did not need another try. In those few seconds they had loaded five wounded and gotten away. CPT Albracht was also wounded in action on Kate during one of the helicopter evacuations. As a side note, FSB Helen which had been under attack from a multi-battalion size force was evacuated in the afternoon of the 29th.

   The following day, 30 October, heavy incoming started about 6:30 a.m. The artillery tubes that were working fired direct fire in support. A ground attack about 9:30 a.m. comprised of 500 NVA was beaten back by the Montagnard infantry, direct fire from the one artillery piece left and Joker gunships from the 48 th Aviation Company. Air Force F-100 jets dropping 500 pound bombs also flew in support. One gunship was shot down by enemy RPG fire that hit the tail boom sending the ship out of control. The crew, consisting of CW2 Nolan Eugene Black, CW2 Maury William Hearne, SP5 Douglas Hugh Lott Jr. and SP4 Clyde Lee Roy Canada, was all killed on impact within sight of the firebase. Because of the increasing danger, this marked the end of helicopter gunship support during daylight hours. Future air support would come only from jets. After the assault, the 105mm Howitzer was replaced by a flying crane. CPT Albracht spotted an artillery piece firing at Kate. He used the tracers fired from his M-16 to guide the 105mm Howitzer to a direct hit causing some secondary explosions. The firing of tracers as marking rounds became an effective, yet dangerous way to let the FAC know exactly where to put marking rounds for airstikes. The jets worked all day with napalm and 500 lb. bombs keeping the NVA at bay. Three other gunships and one CH-47 were hit by ground fire with the CH-47 dumping its load of supplies into the jungle.

   Resupply was becoming a problem. Both small arms ammunition and water were running low. Each time a supply helicopter or dust-off came in, it took heavy cover from gunships to keep the NVA from shooting it down. A supply helicopter finally dropped another trailer container of water and the Montagnards now concerned more with survival than discipline all rushed for it. CPT Albracht held them in check, making them go one at a time. After the Montagnards, the artillerymen got their water. About 7 p.m. the NVA launched a massive attack that was held back by jets plus Spooky. The NVA were still able to penetrate the perimeter. 1LT Mike Smith of 1/92 Artillery was wounded and evacuated. Up until this time the artillery had been underutilized so the artillerymen told Albracht and Pierelli that they would start developing their own Harassment and Interdiction targets and begin firing more for self preservation. During the night one of the artillerymen accidentally shot another in the arm. SGT Pierelli was called to help. First Aid had been administered by the artillery medic. Pierelli told him to give the man, who was in great pain, another shot of morphine, he marked his forehead with an “M”, and then he had him evacuated. During the evening of the 30 th , FSB Martha, which had been under constant small arms attack, was moved back inside the Duc Lap compound. FSB Kate was now the main target.

   On 31 Oct. things got worse. Albracht and Pierelli were constantly moving about the perimeter checking defenses and trying to observe enemy movement. During darkness the men could see flashlights and hear the NVA “digging in” closer and closer. The jets continued to work the area but after every airstrike the base would be shelled again as if to say “We're still here”. About 10 a.m. the firebase was told to take extreme cover as the B-52s came in to drop 2000 lb. bombs. This Arclight( B-52 strike) once again broke up the NVA attack plans and bought the FSB time. The hot shrapnel from the airstikes would rain down on the defenders. The 23 rd ARVN Division continued to refuse to provide any reinforcements. This began to demoralize the Montagnards who discussed leaving. Kate was being hit from 360 degrees. There were constant artillery battles with the howitzers firing both direct and indirect fire. Finally, both 155mm Howitzers had been knocked out and the 105mm Howitzer could only fire at a limited elevation. The artillerymen were now being used mostly as infantry. The lack of sleep and constant firing was taking its toll with some of the men becoming immobile from stress. Two of the artillerymen broke under the constant strain and had to be evacuated. During one barrage as CPT Albracht and 1LT Ron Ross were running from bunker to bunker across the base, 1LT Ross was hit by shrapnel from a B-40 rocket and killed. CPT Albracht commented that he had died in his arms while he tried to stop the bleeding. Added to this tragedy of Kate was the fact that 1LT Ronald Alan Ross 5/22 Artillery had recently been notified that he had become a father. Sleep was limited to 2-3 hours each night. During the night, sometimes, everyone would get on the radio for comfort. Spooky 41 (The Alabama Boy) was constantly reassuring that all would turn out alright but from Bu Prang and Ban Me Thuot the outlook was becoming bleaker.

   At 2:00a.m. on 1 November, an emergency resupply mission was carried out with 5 gunships and 4 slicks from the 155 th Aviation Company. Each slick carried about 1000 pounds of supplies and the mission was successful. Before dawn incoming began again from all directions and continued. Ground probes increased dramatically. The remaining artillerymen with no tubes to tend became spirited infantrymen. Most everyone was walking wounded and the dead were stacked in body bags like cordwood on Kate's LZ. Early in the morning an Air Force reconnaissance plane intercepted a message from the NVA that a large force was being assembled to overrun Kate. The same morning it became obvious that the NVA had the base zeroed in as a barrage moved from south to north hitting several bunkers. During this time LT Mike Smith returned to the firebase and alerted the group of their predicament which they knew only too well. CPT Albracht continued to try to get a relief force to the firebase but when a Mike Force unit tried to put down nearby they had to withdraw under heavy fire. More Arclights from B-52s hit in the distance around Kate for protection. Suddenly Kate was being hit with airburst from a 105mm Howitzer or a 130mm gun from Cambodia . The enemy's heavy artillery had started. This was the last straw as the men were beginning to believe that none of them would get out. CPT Albracht asked MAJ Lattin, who was flying cover, to call in a strike on the gun but Lattin replied that it was “across the fence” in Cambodia and he would have to declare a tactical emergency. Albracht replied that this was such an emergency and MAJ Lattin did the rest. Since it was obvious that Kate was no longer a firebase but an impact area as CPT Albracht described it, he asked for immediate reinforcements or permission to abandon the base. This request went through channels and the 23 rd ARVN Division was still unresponsive as far as offering reinforcements or allowing the firebase to be abandoned. Albracht sent his request through Special Forces channels who began planning for another Mobile Strike Force (Mike Force) insertion.

   The F-100s and now an A1E Skyraider began to strafe the base of the hill. By this time the Montagnards informed Albracht that they were leaving the firebase and the Americans could come with them or stay. Further contact with Special Forces hierarchy yielded a decision late that afternoon by the ARVN command to accept Albracht's decision to abandon the firebase. Preparations were begun to escape and evade that night. CPT Albracht informed the Montagnards of the plan. Australians attached to the U.S. Army Special Forces would lead a Mike Force relief team out of Pleiku. A Spooky and Shadow(C-119) gunship would be on station at 9:00p.m. to cover the escape. The 155 th Aviation Company airlifted a relief force from the 252 and 253 Mobile Strike Force companies to an insertion point about 2-3 kilometers northwest of Kate. However, when they got about one kilometer northwest of Kate they ran into heavy contact and withdrew into a defensive perimeter. The defenders at Kate saw the Mike Force coming into the insertion point and were able to contact them. SGT Pierelli contacted Shadow and informed them that he was placing an infrared strobe in the center of the firebase so that they could see the area they needed to circle with fire. When a check was made, Shadow which had infrared capability reported they saw the strobe. The artillerymen destroyed all remaining equipment and sensitive material with thermite grenades. Then everyone assembled on the north end of the firebase which was the only side with a gentle slope. Upon hearing that the aircover from Spooky would be delayed because of mechanical problems, Albracht walked to the south end of the firebase where he heard what he thought were NVA moving up into the wire. As he went back to the north side the NVA walked another mortar barrage from south to north. One more Montagnard was killed. At the same time the NVA popped an illumination flare that illuminated the entire firebase. At this point they felt they could not wait any longer. The air cover was supposed to continue firing around the firebase to make the NVA believe nothing was happening and the base was being defended. The Skyraider, low on fuel and ammunition, continued to make passes to keep the NVA at bay. As they started down the slope through the wire, someone hit a trip flare and everyone thought this was the end. They dropped to the ground but miraculously nothing happened. As they moved forward in a column, the Montagnard pointman stopped at the gap separating Ambush Hill from Kate for fear of an ambush. Because of lack of time and choices, Albracht took the point. SGT Pierelli with his always calm demeanor covered the withdrawal with the back half of the column.

   Well into the gap the pointman took the lead again but instead of skirting the left of Ambush Hill, as called for in the evacuation plan, he went right. Albracht figured he might know something the others didn't and the majority of the column was committed, so he followed. After leaving the gap, they entered the pitch black jungle. Sure enough the original route had a machine gun emplacement near the top of the hill. The heavy machine gun atop Ambush Hill opened fire but it was shooting too high. Albracht originally thought this was Spooky but after confirmation he realized it was the NVA .51 cal. machine gun. The troops who had not entered the jungle ran to avoid the enemy fire. Despite a major effort by Pierelli and Albracht, about half the Montagnards had panicked, scattered, and run leaving Albracht, Pierelli, the artillerymen and about 20 Montagnards. This is where SGT. Pierelli feels that PVT Michael Robert Norton may have become missing in action (MIA). It should be noted that one of the artillerymen followed the separated Montagnard contingent at this time, since he could not tell who was who in the dark; however, he made it back to Bu Prang with them safely following a different route. Spooky was now on station and on order began firing on the top of the hill. The column reformed with Albracht near the front and Pierelli near the middle. With all the confusion, Albracht was not sure about their location but continued to move in what he thought was the right direction. About thirty minutes into the escape and evasion, Pierelli heard someone call “Sarge, we're lost”. SGT Pierelli stopped everyone and told them not to make a sound. He realized that the back half of the column had become separated from the front but he could hear movement in the distance. He told the remaining men to stay quiet and hang on to the web gear of the person in front of them. There had been a little ambient light when they left the firebase but in the jungle it was now pitch dark. He led his half of the column in the direction of the sound and after stopping, listening, and reorienting several more times he caught up to the front of the column.

   Pierelli's calm professionalism had averted a potential disaster. At one point, Albracht heard movement in the opposite direction about 10 meters from them. He contacted the Mike Force telling them he had detected their movement only to be told that the relief column was not moving and this was an NVA force. The group walked from a little past 8 p.m. until after11p.m. before they found where they thought the Mike Forces had established a perimeter. After the column stopped for a while, SGT Pierelli worked his way forward and found CPT Albracht. Although they were close to the Mike Force it took another 30-40 minutes before Albracht could coordinate moving into their position without being shot by friendlies. Albracht had to cross a 50-60 meter open field to get to the clump of trees where the Mike Force had formed a defensive perimeter. The Mike Force would not acknowledge Albracht until he was in their midst for fear he had been compromised. He was then told to get everyone in quickly as there were NVA everywhere. After another hour of waiting, the Mike Force took over and moved out walking from after midnight until noon before making it to Bu Prang. Radio contact between the Kate defenders, the Mike Force, and the air cover was essential to the successful completion of this escape and evasion. MAJ Lattin often flying that air cover plotted their course northwest from Kate into Cambodia , then turning west and finally back south into Bu Prang. He also helped coordinate air cover from the Skyraider to fire behind the column so that following them would be difficult. Later that day an airstrike using F-4s and 2000 lb. bombs was called in on FSB Kate, eliminating anything that was left. Upon arrival at Bu Prang the men of C/5/27 Artillery realized that they were missing PVT. Norton. Over the next several weeks numerous searches were conducted for him without success. He was posthumously promoted to Sergeant First Class (SFC) and declared a casualty of the war May1, 1978.

   Realizing what was developing, LTC Delaune of 5/22 Artillery who now had complete control of all the firebases around Bu Prang and Duc Lap, with IFFV approval, evacuated FSB Susan beginning the morning of 2 November without incident as it was further south. Annie, having also been shelled for days, was evacuated the afternoon of 2 November having to fight off one more attack. FSB Annie was finally closed out about 5:30pm . It took about two more days to get all personnel and their equipment straightened out but the men were now in more secure locations. The saga of the “Scarlet Sisters” was now complete.

   Some hasty awards ceremonies were arranged at FSB Susan before the evacuation and on 13 November at Ban Me Thuot for everyone else. It was interesting to note that some of those rescued from Kate received Silver Stars and several Purple Hearts even though virtually everyone had been wounded. Several of the air crews received Air Medals with “V” device. SGT Pierelli received a Bronze Star for Valor and CPT Albracht received nothing. The artillerymen of Kate with whom I talked felt with certainty that they had witnessed action worthy of the Medal of Honor or at least a Distinguished Service Cross during this action. My only thought about this from my involvement was that among the Special Forces and four IFFV artillery battalions, everyone expected someone else to make the recommendations. As a result there were many injustices concerning the awarding of medals. While at Ban Me Thuot, SGT Pierelli learned that the Studies and Observation Group (SOG) Command and Control South had teams operating secretly in Cambodia near Kate and were aware of the situation. Intelligence also showed that the Air Force had inflicted heavy casualties on the NVA around Kate.

   Similar to the Ben Het situation, Duc Lap and Bu Prang showed a hesitancy on behalf of the ARVN 24 th STZ and ARVN 23 rd Division to become involved to support or reinforce the action. They felt that no more resources should be expended. Since this was a test of Vietnamization the US command would not commit American ground troops. Politics not firepower doomed these isolated firebases. It should be noted that in the beginning some of the people who had participated in the Ben Het siege felt that as then, these three firebases were being used as bait to draw a large force of NVA into the target zone of U.S. airpower. This thought was reinforced by the fact that the same South Vietnamese Marine COL Nguyen Ba Lien was commanding the 24 th STZ. When he had been involved with the 56 day siege of Ben Het earlier in the year, he had stated in an interview picked up by Stars and Stripes and the New York Times that he had always intended to use lightly defended Ben Het as “bait” to lure the NVA across the border where they would be engaged by American artillery and air power. A month later, in December 1969, COL Lien was killed when his helicopter was shot down. Stars and Stripes ran headlines that said “Vietnamization working at Bu Prang” and “ARVN Are Clobbering Charlie”. The text in one article said that the ARVN were doing most of the major fighting while the Montagnard forces had experienced little contact. Those who were involved knew the real story.

   These actions and the failure of the Vietnamization process came to the attention of GEN Creighton Abrams who by my reading blamed the Special Forces unjustly for these failures.

   Late in December after the siege of Bu Prang was lifted, I was told that if I wanted to continue my pursuit of the General's Aide position I would now have to extend my tour by six months. Being a new father myself and having been closely associated with the inside workings of the Ben Het/Dak To and the Duc Lap/Bu Prang Campaigns, I graciously declined and returned home in March 1970.

 

Reginald H. Brockwell, CPT , U.S. Army (Ret.)