Quân đội VNCH tăng viện cho tỉnh lỵ Gia Nghĩa của tỉnh Quảng Đức.
Lời nói đầu: Với vị trí chiến lược ở kế bên biên giới Cam-bốt và cách đó khoảng 60 km về phía đông là Ban Mê Thuột-thủ phủ giàu có và quan trọng nhứt của Cao nguyên Trung phần, từ năm 1968-69 đến 1973, tỉnh Quảng Đức đã thường xuyên bị CS quấy rối hay tấn công để nhằm thay đổi cán cân lực lượng. Vì nếu người CS làm chủ tỉnh này, đường Trường Sơn Đông, thay vì đi trên đất Cam-bốt, sẽ chạy trên QL-14, để đi tới tỉnh Phước Long của Vùng 3 Chiến Thuật. Hơn nữa, nếu tỉnh Quảng Đức, trong đó có quận Đức Lập, lọt vào tay CS, tỉnh lỵ Ban Mê Thuột của tỉnh Darlac sẽ bị đe dọa. Và điều này đã xảy ra vào ngày 10/3/75, sau khi quận lỵ Đức Lập đã mất vào ngày trước đó.
Nhằm giúp các bạn trẻ tìm hiểu sự quan trọng của tỉnh này trong chiến tranh VN, tôi xin chuyển ngữ bài báo đăng ngày 6/12/1973 bởi đặc phái viên James M. Markham trên tờ New York Times.
"Một gia đình người Thượng và tài sản quí giá của họ, một con voi, di chuyển trên con đường núi ngoằn ngoèo ở phía nam của cao nguyên Trung phần, ngày 8/12/1973, để trốn tránh chiến sự tại quận Kiến Đức của họ (nay thuộc huyện Dak R'lấp, tỉnh Dak Nông). Hàng ngàn người đã rời bỏ khu vực này khi các đv quân CSBV tiến công với xe tăng. Kiến Đức đã rơi vào tay CS, nhưng sau đó được tái chiếm". (Ảnh của phóng viên người Việt Nick Ut của hãng AP).
"SÀI GÒN, Nam Việt Nam, thứ năm 6/12/1972--Quân tăng viện VNCH ngày hôm qua đã được chỡ tới Gia Nghĩa-tỉnh lỵ bị bao vây của tỉnh Quảng Đức, nơi đã xảy ra một số trận đánh ác liệt nhứt kể từ ngày ngưng bắn 27/1/1973. Xin xem bản đồ đính kèm, của sách Từ Ngưng Bắn Đến Đầu Hàng của đại tá LeGro -- người dịch.
Trung tá Lê Trung Hiền, phát ngôn viên quân sự của QLVNCH, đã tuyên bố rằng quân CSBV, sau khi tràn ngập quận lỵ Kiến Đức của tỉnh Quảng Đức vào tối thứ ba, đã chọn Gia Nghĩa, tỉnh lỵ của Quảng Đức, là "mục tiêu kế".
Kiến Đức cách Gia Nghĩa 13 dặm hay 20,9 km đường đất, chạy ngoằn nghoèo xuyên qua các đồn điền nằm dọc biên giới VN-Cam bốt thuộc phía nam Cao nguyên Trung phần.
Tin cho biết, quân csbv, hỗ trợ bởi xe tăng và thiết vận xa, sau khi chiếm Kiến Đức, nay họ đã ở vị trí tốt (good position) để tấn công sân bay Nhơn Cơ, cách Kiến Đức 5 dặm hay 8km về phía đông -- sân bay này được dùng để tiếp tế cho tỉnh lỵ Gia Nghĩa.
Phát ngôn viên quân sự nói rằng việc Bắc quân pháo kích Nhơn Cơ đã khiến sân bay ko thể xử dụng nhưng các máy bay của chánh phủ--phần lớn là các vận tải cơ có thể chỡ được 30 lính--vẫn có thể chỡ quân tăng viện tới một cánh đồng nhỏ ở tỉnh lỵ Gia Nghĩa.
Tin cho biết, nhiều đơn vị đồn trú trong tỉnh Quảng Đức, sau khi rút bỏ căn cứ vì bị tấn công dữ dội, đã tập hợp lại quanh sân bay nhỏ tại Nhơn Cơ, nhưng ko có tin về đụng độ ở đây.
KHÔNG QUÂN VNCH CAN THIỆP
Phát ngôn viên này cho biết hôm qua các lực lượng csbv đã pháo kích nhẹ vào các đơn vị bộ binh, địa phương, nghĩa quân và thiết giáp chung quanh căn cứ Dak Song, khoảng 25 dặm hay 40,2 km bắc của Gia Nghĩa. Quân chánh phủ (CP) đã phản công,giết 5 Bắc quân trong khi bị chết 2 và 32 bị thương, tin cho biết.
Nói thêm: Dak Song là một vị trí trên QL-14, ở phía nam của Đức Lập, từ đây có hai ngã rẽ:
- Ngã thứ nhứt chạy về tây nam tới Tuy Đức. (Trại LLĐB Bu Prang cũ ở phía tây của Tuy Đức).
- Ngã thứ hai chạy về đông nam, cũng là liên tỉnh lộ (LTL) 8B, có từ đời Pháp, đi qua Đạo Trung và Nghi Xuân trước khi tới Gia Nghĩa. Đi tiếp về hướng Đông Nam sẽ tới Di Linh của tỉnh Lâm Đồng và chấm dứt ở Phan Thiết của tỉnh Bình Thuận. Sau TT Diệm bị lật đổ, các ấp chiến lược trên toàn quốc bị xóa bỏ, tình hình an ninh suy sụp, nên phần lớn đoạn từ Gia Nghĩa tới Di Linh gần như bỏ hoang, để cho CS kiểm soát. Tuy nhiên, tháng 3/75, đoàn quân-dân di tản của tỉnh Quảng Đức đã phần nào dựa vào LTL này để đi bộ từ Gia Nghĩa đến Di Linh, vì lúc đó quân CSBV đã rời bỏ các mật khu để tiến về các thành phố.
Tưởng cũng nên nhắc lại, sau 1954, TT Diệm đã lập nhiều khu dinh điền trong tỉnh Quảng Đức và các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Darlac, Phước Long, để đưa dân di cư 1954, phần lớn là Công Giáo, đến khẩn hoang lập ấp dọc QL14 và liên tỉnh lộ 8B, với các địa điểm như Đức Lập, Sùng Đức, Đạo Trung, Nghi Xuân, Gia Nghĩa, hay Bích Khê, v.v... Bích Khê là một ấp chiến lược (ACL) có từ thời ông Diệm, phong cảnh rất đẹp, sau 1963 đã bỏ hoang, biến thành một mật khu của quân CSBV. Đại đội 1 TĐ 11 BĐQ của Vương Mộng Long đã từng hành quân vào ACL này khi TĐ ông dưới quyền Task Force South của tướng Trương Quang Ân.-- Người dịch.
Không quân Nam VN cho biết hôm qua, đã thực hiện 121 phi xuất khắp nước để "trừng phạt" việc vi phạm HĐ Paris 1973 của Bắc quân -- trong đó có 72 phi xuất ở Quảng Đức.
VNCH đã ko thể tiếp tế Gia Nghĩa bằng đường bộ kể từ lúc quân csbv mở các cuộc tấn công bằng xe tăng tại Quảng Đức trong tháng qua như một cố gắng có vẻ muốn kiểm soát QL14 chạy ngang qua tỉnh.
Các nhà phân tích quân sự và giới ngoại giao tại Sài Gòn đã theo dõi chặc chẻ hành động kế tiếp của CS trong cuộc tấn công ở vùng cao nguyên này. Theo một số quan sát viên, nếu CSBV tấn công tỉnh lỵ Gia Nghĩa, về phương diện tuyên truyền, là một vi phạm trắng trợn đối với HĐ ngưng bắn vốn đã bị vi phạm nhiều lần.
Nhưng mặt khác, nếu họ ko chiếm được Gia Nghĩa cho thấy họ ko đạt mục tiêu--đó là mở rộng mạng lưới đường xá chạy dọc biên giới xuyên qua Quảng Đức và đi tới đầu não chỉ huy của họ, xa hơn về phía nam, tại Lộc Ninh. Nói thêm: sau 1972, CS đã gọi Lộc Ninh là thủ đô của chánh phủ cách mạng cộng hòa miền nam VN -- người dịch.
Trung tá Hiền cũng cho biết rằng cuộc chiến đang diễn tiến ở Quảng Đức có vẻ đã bớt ác liệt. Trong lúc ông từ chối tiết lộ quy mô của quân tăng viện, ông nói Cộng quân ko bắt đầu tiến về Gia Nghĩa.
Chánh phủ vẫn còn giữ liên lạc với các thành phần của trung đoàn 53 thuộc sđ 23 bộ binh VNCH, mặc dù họ ko thể liên lạc với BCH của họ ở quận lỵ Kiến Đức.
222 QUÂN CSBV BỊ HẠ
Phát ngôn viên nói rằng 222 địch quân đã bị giết khi tấn công Kiến Đức. Bên VNCH có 29 chết, 18 bị thương và 64 mất tích.
Trong trận đánh gần Bu Prang, một trại LLĐB bị mất một tháng trước đây, 50 lính csbv bị hạ. Bên VNCH có 5 chết và 40 mất tích.
Hơn nữa, có bốn xe tăng bị bắn cháy gần Bu Prang, nâng tổng số lên đến chín xe tăng kể từ chiến sự bùng nổ ở Quảng Đức.
Trong một hoạt động khác ở Cao nguyên Trung phần, tin của chính phủ cho biết 8.000 đạn 105-ly, đã bị phát nổ hôm qua tại một kho đạn 4 dặm hay 6,4 k tây bắc tỉnh lỵ Pleiku. Năm người lính bị thương từ sự kiện có vẻ do đặc công xâm nhập này.
Phát ngôn cho biết quân csbv đã tấn công các đv bộ binh ở chín dặm hay 14,4 km tây của Huế và bắn 167 đạn cối vào các vị trí của CP. Có 23 lính csbv bị giết so với 1 chết và 6 bị thương bên VNCH.
Phòng tuyến phía tây Huế đã bị pháo kích gần như thường xuyên trong 2 tuần.
MỸ CÁO BUỘC CSBV
Washington ngày 5/12 (tin của hãng Reuters) -- Mỹ hôm nay đã tố giác quân số của csbv tại Nam VN đã gia tăng 20/100 kể từ ngày ngưng bắn 27/1/73 và kết tội "những hành động xâm lăng công khai vừa nghiêm trọng và trắng trợn" của Bắc VN.
Phát ngôn viên của bộ ngoại giao Mỹ, George Vest, đã xác nhận, các tin tức nói rằng hôm qua các lực lượng CS đã tung ra một cuộc tấn công cấp sđ gần biên giới ở phía đông bắc của thủ đô Sài Gòn.
Tuy nhiên, ông ko thể tiên đoán rằng đó có thể là một tấn công toàn diện ở Nam VN.
Mỹ ước tính hiện nay quân CSBV và VC tại miền Nam là 175.000 đến 185.000 người, so với 145.00 đến 155.00 người vào tháng 1.
Bộ quốc phòng Mỹ trước đó cũng nói rằng họ ko nghĩ các hoạt động hiện nay của csbv sẽ dẫn đến một tấn công toàn diện khắp nước."