TRUNG ĐOÀN 40 SĐ 22 VNCH TẠI MẶT TRẬN KHÁNH DƯƠNG THÁNG BA 1975.
- Trong chiến đấu, tinh thần của người lính bằng ba lần hỏa lực của đơn vị. Không có trung đoàn tồi, chỉ có đại tá (ĐT) tồi.-- Hoàng đế Pháp Napoléon.
LỜI NÓI ĐẦU: trong hai tháng cuối cùng của VNCH, trong khi có những đơn vị (đv) đã rút lui trước quân CSBV, thì cũng có nhiều đv đã anh dũng chống trả Bắc quân, dù chênh lệch rõ ràng về quân số và vũ khí -- trong đó có sđ 22 bộ binh ở Bình Định. Ví dụ tiểu đoàn 1/47, mà trung đoàn trưởng là trung tá Lê Cầu, chỉ trong chín ngày chiến đấu (từ 4 đến 13/3/75) để bảo vệ các vị trí trên QL-19, đã có bốn tiểu đoàn trưởng tử trận. Tiểu đoàn (TĐ) này phải về hậu cứ bổ sung quân số vì bị chết và bị thương 50/100. ĐT Nguyễn Hữu Thông, chỉ huy Trung đoàn 42, cũng thuộc sđ 22 bộ binh, sau khi sắp xếp các đv dưới quyền xuống tàu hải quân ở cảng Qui Nhơn, đã tự sát.
Sau đây là chuyển ngữ từ trang 226-229 của sách Black April.
===
. . .
"Tại tỉnh Bình Định, chuẩn tướng Phan Đình Niệm, TL của sđ 22 bộ binh VNCH đã ra lịnh trung đoàn 41, chỉ huy bởi ĐT Nguyễn Thiều, tấn công sđ 3 csbv đang ngăn chận QL-19. Ngày 16/3, trung đoàn này đã tiến tới đầu phía đông của đèo An Khê. Tuy nhiên, vì sự rút quân của Cao Nguyên vừa bắt đầu, trung đoàn 41 và 42, đã rút về vị trí phòng thủ ở Bình Khê trên QL-19. Trong khi đó, trung đoàn 47 đã tiếp tục giữ QL-1 gần biên giới với tỉnh Quảng Ngải để ngăn lữ đoàn 52 csbv tiến về nam. Trung đoàn 40 và ĐPQ Bình Định bảo vệ sân bay Phù Cát và đoạn QL-1 ở bắc và nam tỉnh lỵ Qui Nhơn. Vì tin rằng sđ 22 đã ổn định tình hình trên QL-19, tướng Phú đã rút trung đoàn 40 để tăng phái cho mặt trận Khánh Dương trên QL-21-- và chỉ để lại một tiểu đoàn (TĐ) ở Bình Định.
Trên QL-21, chạy từ Ban mê Thuột tới Nha Trang, sau khi trung đoàn 66 sđ 10 csbv chiếm căn cứ của trung đoàn 53, sđ 23 tại sân bay Phụng Dực Ban Mê Thuột ngày 17/3, trung đoàn này nhận thêm 13 xe bọc sắt (có lẽ là M-113 của VNCH, người dịch), và được lịnh tiếp tục hướng đông để chiếm quận lỵ Khánh Dương. Quận lỵ này nằm ở một thung lũng bằng phẳng bao quanh bởi núi cao. Đây là cứ điểm cuối cùng trước khi đến đèo M'Drak -- cửa ngõ để xuống bờ biển. QL VNCH đã dùng quận lỵ Khánh Dương làm điểm tập hợp những tàn quân (straggler) rút lui từ Ban Mê Thuột. Vài tiểu đoàn ĐPQ giữ tp này, với nhiều đại bác (multiple tubes of artillery). Thông thường, đây là một vị trí phòng thủ vững chắc, nhưng tinh thần của ĐPQ đã giao động (shaky) từ những thất trận trước đó. Hai tiểu đoàn của trung đoàn 40 kể trên đã tới Khánh Dương ngày 19/3. Một TĐ đã triển khai vài dặm ở tây bắc của tp, trong khi TĐ thứ hai bảo vệ Ql-21. Nói thêm: theo trung úy Bùi Anh Trinh, trưởng ban 3 của TĐ 231 ĐPQ của tỉnh Khánh Hòa thì trung đoàn 40 do trung tá Nguyễn Thành Danh chỉ huy. TĐ 2/40 (do thiếu tá Tốt chỉ huy) và pháo binh của trung đoàn này tới Khánh Dương sáng ngày 17/3. Trung đội 1 của đ.đ. 4 của TĐ 2/40 của chuẩn úy Lê Minh Quang đã được trực thăng bốc và thả xuống đồn Chu Cúc (ở phía tây của đồi 519); đồn này thuộc tỉnh Darlac, giáp với Khánh Hòa, và do một đại đội ĐPQ giữ). Đồi 519 đã bị trung đoàn 25 csbv chiếm giữ cả tuần rồi. Ngày 22/3, lúc 7 g sáng, TĐ 2/40 bị tràn ngập. Lúc 7:20, người lính mang máy của TĐ 2/40 báo cáo rằng thiếu tá Tốt và trưởng ban 3 tử trận.--người dịch.
Bản đồ Buôn Ea Thi, thông tin tính tới năm 1970: https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/buon_ea_thi-6734-2.pdf
Cùng lúc đó, trong khi đang cố gắng cản trở (impede) bước tiến bắc quân trên QL-21, tướng Phú còn phải giữ hai phòng tuyến khác: một tại Bình Khê trên QL-19 và một tại Củng Sơn trên LTL-7. Giữ được ba phòng tuyến này sẽ cho phép nam VN có thể tạo một vùng đệm (buffer zone), tuy mỏng manh, để bảo vệ bờ biển, ý nói ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Để làm điều này, tướng Phú cần TRỪ BỊ. Ông ra lịnh cho ĐPQ/NQ đã rút lui từ tỉnh Darlac (mà tỉnh lỵ là Ban Mê Thuột) sát nhập vào ĐPQ của Khánh Hòa. Tàn quân của sđ 23 VNCH sẽ tái tổ chức ở một trại LLĐB cũ ở bắc Nha Trang. TT Thiệu cũng ra lịnh cho lữ đoàn 3 dù, trên tàu từ QK-1 về SG, đổ xuống Nha Trang. Tàu cập bến lúc 1:30 SÁNG 19 THÁNG BA. Nhiệm vụ của Mũ Đỏ là giữ đèo M'Drak và tăng viện hay hỗ trợ cho trung đoàn 40 và ĐPQ đang bảo vệ quận lỵ Khánh Dương. Nói thêm: LĐ 3 dù với 3 tiểu đoàn thiện chiến và một TĐ pháo binh cơ hữu nên dễ dàng yểm trợ cho ĐPQ và đặc biệt cho trung đoàn 40 bộ binh vì đv này đã giao động và mệt mỏi sau thời gian chiến đấu liên tục tại Bình Định --người dịch.
Không quân VNCH đã bị căng kéo tối đa. Sđ 2 Không quân ở sân bay Phù Cát đang yểm trợ sđ 22 và đang cố gắng phá hủy trang bị và hàng tấn tiếp liệu bỏ lại tại sân bay Cù Hanh Pleiku. SĐ 6 KQ, đặc biệt là không đoàn 72 của đại tá Lê văn Thảo tại Phan Rang, đã tả xông hữu đột tại nhiều mặt trận. Nào là yểm trợ các đv đang rút trên QL-7 và các đv bảo vệ QL-21, nào là phá hủy các xe bọc sắt bỏ lại ở tỉnh lỵ Cheo Reo của tỉnh Phú Bổn.
Tuy nhiên, cái mà Phú cần nhứt là THỜI GIAN. Nếu ông có thể lập được một phòng tuyến sơ sài đi nữa, các sđ của Văn Tiến Dũng buộc phải dừng lại và sẽ làm chậm đi kế hoạch tiến về SG của bộ chánh trị. Do đó Dũng đã quyết tâm ko cho Phú có thời gian để thở bằng cách ra lịnh cho các sđ tiến quân bất chấp các trở ngại về tiếp vận. Trên cả ba mặt trận--Bình Định, LTL-7B và QL-21--Bắc quân ồ ạt xông tới khiến cho Phú ko có thời gian để tập hợp lực lượng.
Áp lực mới này của Dũng chẳng bao lâu đã có kết quả. Tại phía đông Bình Định, việc rút trung đoàn 40 của sđ 22 bộ binh VNCH để tăng phái cho mặt trận Khánh Dương đã tạo chỗ trống cho hai trung đoàn cs--thành lập từ các lực lượng cs địa phương. Họ đã tấn công các đv ĐPQ/NQ trên QL-1, và với tinh thần quân VNCH xuống thấp (sag) vì những thất bại trên LTL-7 và quân khu I, ĐPQ đã sụp đổ. Trong một tuần, quân cs đã quét sạch phần lớn các vị trí ở bắc và nam của Qui Nhơn và đang đe dọa tp này. Trung đoàn 47 vnch đột nhiên đã thấy họ bị khóa đuôi. Sđ 3 csbv đã đưa (snuck) một trung đoàn đến phía sau hai trung đoàn VNCH tại Bình Khê, ngăn chận đường rút lui và đe dọa sân bay Phù Cát. Giờ đây hy vọng duy nhứt cho sđ 22 vnch là chiến đấu để rút về Quy Nhơn và lập chu vi phòng thủ mới.
Tại QL-21, từ Ban Mê Thuột đi Nha Trang, trung đoàn 66 sđ 10 csbv đã tổ chức thành hai cánh quân để tấn công Khánh Dương. Một cánh, với sáu xe bọc sắt (có lẽ là M-113 của vnch), chuẩn bị tấn công từ tây bắc. Cánh thứ hai, với bảy xe tăng, di chuyển trên ql-21. NGÀY 21/3, cánh tây bắc mở trận tấn công đầu tiên, nhưng trung đoàn 40 sđ 22 vnch vừa mới đến từ Bình Định đã đẩy lui sau khi máy bay vnch bắn cháy vài xe bọc sắt. Không bỏ cuộc, bình minh NGÀY 22/3, bắc quân tiếp tục tấn công. Cánh quân hướng tây bắc tấn công lần nữa, và lần này bị thiệt hại vài xe do máy bay. Cánh quân trên ql-21 tấn công, nhưng dừng lại do cầu bị giựt sập. Chỉ huy trung đoàn 66 ra lịnh cho cánh tây bắc, giờ đây chỉ còn một xe bọc sắt và một xe tăng với bộ binh, phải tiến lên. Lần này họ đánh bọc sườn những người lính chính quy VNCH và chạy thẳng về tp Khánh Dương. ĐPQ nhanh chóng sụp đổ. Lúc 12 g trưa, tướng Phú ra lịnh cho trung đoàn 40 rút lui và bảo vệ đường tiến sát phía tây của Nha Trang.
Sau khi cây cầu được sửa chữa, TL của sđ 10 csbv, thượng tá Hồ Đệ, đã ra lịnh cho những cánh quân khác chiếm Đèo M'Drak. Từ cao điểm thuận lợi (vantage) trên đèo, lữ đoàn 3 Dù đã thấy và chuẩn bị trận địa pháo. Khi bắc quân vào khu vực bằng phẳng ở trước đầu đèo, Nhảy Dù nổ súng. Một số xe bị bốc cháy và bắc quân rút lui. Họ phải chờ đến khi sđ 10 tập hợp đầy đủ để tấn công lần nữa".
. . .
San Jose ngày 16 tháng 4 2021
Tài Trần