TÌNH HÌNH KHU VỰC PHÍA NAM CỦA QUÂN KHU 2 VNCH TỪ THÁNG 10/1967 ĐẾN THÁNG 09/1968.
====
- Đầu tháng 12 1967, cuộc hành quân (HQ) có tên Klamath Falls kéo dài 6 tuần dọc ranh giới giữa Bình Thuận và Lâm Đồng, nhằm tìm kiếm BCH quân khu 6 của CS, với sự tham dự của năm TĐ Mỹ, ba TĐ của trung đoàn 44 sđ 23 và một TĐ BĐQ của VNCH. Tin tình báo thu thập trong HQ này cho thấy các đv chánh quy của VC đã rút về những địa điểm an toàn hơn ngay trước khi HQ khởi diển, khiến người ta phải nghĩ rằng không biết bằng cách nào, CS đã biết trước cuộc HQ này? Ví dụ 95 người thuộc BCH của Quân Khu 6, đã chia thành nhiều nhóm và đi về các hướng khác nhau. Quân đồng minh chỉ phá hủy nhiều kho chứa và hệ thống hầm trú ẩn, vì địch quân đã né tránh đụng độ. Trong khi trước đó chỉ hơn nửa tháng (ngày 12/11/1967), TĐ 186 của quân khu 6 này, đã tấn công một đoàn xe kéo pháo di chuyển giữa Di Linh và Đà Lạt, do ĐPQ và 3 xe M-113 bảo vệ, làm chết ít nhứt 65 lính và hư hại 2 đại bác.
Sau đây là chuyển ngữ từ trang 208 đến 213 của quyển Staying the Course của Erik Villard.
. . .
"BẢO VỆ PHÍA NAM QUÂN KHU 2.
"Vùng bờ biển phía nam của miền Trung (south-central coast) này không sôi động như các phần còn lại của quân khu (QK) 2. Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Đức, và Lâm Đồng của QK 2 và Bình Tuy của QK 3 có dân số 680.000 người, bằng khoảng 2/3 dân số của chỉ riêng tỉnh Bình Định. Hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận tương đối khô do gió mùa ko thể ngưng đọng thành mưa khi bay ngang những đồi thấp ven biển; vùng cao nguyên tiếp giáp ven biển này phần lớn là rừng. Do đó, sản lượng lúa gạo của vùng này khoảng 88.100 tấn, chỉ hơn 1/4 sản lượng hàng năm của tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, vùng này đóng vai trò quan trọng với các chiến trường ở bắc và nam của nó. Phe nào kiểm soát vùng này sẽ tác động dễ dàng đến các chiến trường kể trên.
Theo tổ chức của CS, bốn tỉnh kể trên của QK 2 và tỉnh Bình Tuy thuộc về Quân Khu 6 của CS-chỉ huy bởi tướng Nguyễn minh Châu. Được mô tả bởi một sĩ quan Mỹ như là một "tư lịnh đây mưu trí (crafty) và một chuyên gia về các cuộc quân kiểu quấy rối của du kích," Châu chỉ huy bốn tiểu đoàn VC và năm đại đội cấp huyện. Dù với quân số khiêm nhường, y vẫn có thể khiến QL-1 ko thể xử dụng trong vài năm qua và cũng luôn né tránh các cuộc hành quân lớn của đối phương bằng cách cho quân của y thường xuyên di chuyển qua lại ranh giới giữa các tỉnh hay các quận. (Nói thêm: Theo thói quen cố hữu, các tỉnh hay quận ít khi hành quân ở vùng liên ranh. VC đã lợi dụng sơ hở này để né tránh các cuộc hành quân -- người dịch).
Trung tướng William Rosson, tư lịnh của BCH lực lượng 1 dã chiến của Mỹ đặt tại Nha Trang, chỉ huy khoảng 55 ngàn lính Mỹ và 38 ngàn quân Hàn Quốc tại QK-2 từ tháng 7/1967, đã triển khai 10 TĐ quân Mỹ và 18 TĐ quân Hàn quốc, phối hợp với 16 TĐ Nam quân hành quân ở vùng ven biển đông dân này của QK-2; chỉ để 9 TĐ quân Mỹ phối hợp với 12 TĐ Nam quân hành quân ở vùng Cao nguyên Trung phần thưa dân. Tướng quân cũng duy trì một lực lượng đặc nhiệm nhỏ, hành quân trực thăng vận do TĐ 2/7 sư đoàn 1 không kỵ đảm trách, đóng tại căn cứ hỏa lực Betty, phía nam của Phan Thiết-tỉnh lỵ của Bình Thuận, nhằm yểm trợ Nam quân tại bờ biển phía nam của QK2. TĐ này đã đến tỉnh này tháng 8/1966 với nhiệm vụ tìm và diệt địch, trong cuộc hành quân (HQ) mang tên BYRD, dự định kéo dài 2 tháng. Lực lượng đặc nhiệm trực thăng vận này đã chứng tỏ hữu hiệu đến độ tướng Westmoreland đã quyết định kéo dài nhiệm vụ của họ. Được trang bị với 38 trực thăng với hai pháo đội gồm một pháo đội 105-ly và một pháo đội 155-ly, lực lượng đặc nhiệm này đã có một hỏa lực và tính cơ động mà Nam quân ko thể có. (Nói thêm: Theo tổ chức của QLVNCH, mỗi sđ bộ binh có 3 trung đoàn bộ binh, yễm trợ bởi 3 TĐ pháo 105-ly và một TĐ pháo 155-ly. Khi cần hành quân trực thăng vận, phải nhờ trực thăng của không quân Mỹ hay VNCH. Trong khi đó, dưới quyền TĐ này có 38 trực thăng và hai pháo đội 105 và 155-ly, mỗi pháo đội có 6 khẩu -- người dịch).
Lực lượng đặc nhiệm BYRD này đã hợp tác chặc chẻ và tốt đẹp với các giới chức VN. TL của lực lượng này kiêm luôn cố vấn trưởng của tỉnh Bình Thuận, mà tỉnh trưởng là trung tá Nguyễn Khắc Tuân, cũng là chỉ huy của trung đoàn trưởng 44 sđ 23 bộ binh VNCH. Sự phối hợp này tốt đến nỗi, tính tới mùa thu 1967, lực lượng đặc nhiệm này đã có thời gian hoạt động lâu nhứt. (Nói thêm: Như đã nói ở trên, lực lượng đặc nhiệm này ban đầu được thiết kế để hoạt động trong 2 tháng, sau đó các đv của lực lượng sẽ được trả về đv gốc -- người dịch).
Thật ko ngạc nhiên khi lực lượng này đã tiến hành nhiều cuộc hành quân phối hợp. Công thức điển hình là một đại đội Mỹ phối hợp với một đại đội VNCH. Cũng có khi một đại đội Mỹ phối hợp với một trung đội VNCH hay một đại đội VNCH phối hợp với một trung đội Mỹ. Quân VNCH thì rành địa thế và dân tình, quân Mỹ có thế mạnh về hỏa lực, tiếp vận và tải thương.
Họ cũng có các hoạt động dân vận (outreach). Phần lớn tập trung ở Phan Thiết và những cánh đồng phì nhiêu ở phía bắc của tỉnh lỵ này, nơi mà 3/4 của 250.000 dân của tỉnh Bình Thuận sống và phần lớn lúa trồng ở đây. Lính Mỹ và VNCH đã bảo vệ nông dân thu hoạch mùa màng, phân phối đồ cứu trợ, thực hiện các dự án nhỏ về xây dựng, và chăm sóc y tế miễn phí cho dân. Toán công binh của lực lượng đặc nhiệm tu sửa đường xá để việc đi lại mua bán của dân thuận lợi hơn. Do còn thiếu sót trong khi thực hiện nên hạ tầng cơ sở tại vùng này chưa đạt kết quả đáng kể, tuy nhiên một đại diện của cơ quan CORDS, khi thăm viếng vùng này tháng 12 1967 đã ghi nhận những thay đổi đáng chú ý (startling changes). Chẳng hạn như tháng 6, hoạt động kinh tế ở vùng này rất ít; người dân có vẻ nhút nhát và đã chạy vào nhà khi viên chức chánh phủ tới gần. Nhưng vào tháng 12, vị đại diện này đã báo cáo rằng "phụ nữ đã mang rau quả ra chợ, đường xá tấp nập xe bò, xe đạp và một ít xe gắn máy. Dân đã gặt lúa, chuẩn bị đồng áng để gieo trồng vụ mùa mới. Trong khi việc thực hiện các chương Phát Triển Cách Mạng chậm so với thời biểu, tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong lãnh vực tâm lý, tuy khó đong đếm (less tangible), nhưng lại quan trọng hơn." Ông đã kết luận, rõ ràng là lực lượng đặc nhiệm BYRD đã "đóng góp thành công trong việc cải thiện an ninh trong tỉnh Bình Thuận, và tiến bộ về bình định sẽ giảm sút một khi lực lượng này rút đi." (Nói thêm: cơ quan CORDS, viết tắt của Civil Operations and Revolutionary Development Support, một chương trình bình định lãnh thổ, được Mỹ hỗ trợ, dưới sự điều hành của Bộ Xây Dựng Nông Thôn VNCH -- người dịch).
Dù quân đồng minh đã đạt những tiến bộ (stride) về bình định khu vực này trong năm 1967, vài đv Việt Cộng, đáng kể nhứt (most notetably) là TĐ 840 chính quy và TĐ 482 địa phương, vẫn ẩn núp (lurk) gần tỉnh lỵ. Những đv này và 6 đại đội quân địa phương đã tạo một đe dọa liên tục, ko chỉ riêng tỉnh lỵ Phan Thiết, mà còn đối với nhiều tiền đồn nhỏ của Nam VN, rải rác khắp vùng quê.
Bước vào 2 tháng cuối của năm 1967, một trong những mục tiêu chánh của tướng Westmoreland ở bờ biển đông nam này là mở và cải thiện QL-1 từ Xuân Lộc đến Phan Rang, do đó sẽ phục hồi việc giao thông giữa QK-3 và QK-2. Gánh nặng này phần lớn giao cho lực lượng đặc nhiệm BYRD. Bảo vệ bởi TĐ 2/7 Thiết kỵ Mỹ, công binh Mỹ đã xây lại và sửa chữa những đoạn hư hỏng trên QL-1 đoạn chạy qua tỉnh Bình Thuận. Công binh Mỹ cũng giúp công binh VNCH lập các tiền đồn cấp trung đội dọc theo QL, canh giữ bởi ĐPQ. Một số căn cứ hỏa lực cấp đại đội cũng được lập dọc QL-1 cho trung đoàn 44 VNCH, thay vì để họ đóng gần tỉnh lỵ. Hệ thống các tiền đồn này nhằm bảo vệ khu vực dân cư của tỉnh, khiến quân cs đóng trên rừng núi phía tây ko thể vượt QL-1 mà ko bị phát hiện.