CHIẾN DỊCH TÁNH LINH - HOÀI ĐỨC TỪ THÁNG 12 NĂM 1974 ĐẾN THÁNG 3 NĂM 1975.
Lời nói đầu: Thời gian qua, chúng ta đã biết về trận đánh tại làng Võ Đắt, cũng là quận lỵ của quận Hoài Đức thuộc tỉnh Bình Tuy vào cuối năm 1974 đến tháng 3 1975 theo bài viết của các cựu thiếu tá Lê Phi Ô, tiểu đoàn trưởng của TĐ 344 ĐPQ thuộc tiểu khu Bình Tuy, hay cựu thiếu tá Nguyễn Hữu Chế tiểu đoàn trưởng của TĐ 2/43 sđ 18 bộ binh hay cựu pháo thủ Nguyễn Hữu Nhân và Nguyễn Phát Tài thuộc sđ 18 bộ binh.
Các tác giả trên có nhắc tới việc tham chiến của liên đoàn (LĐ) 7 BĐQ tiến quân theo tỉnh lộ (TL) 333 để tiếp viện cho chi khu Hoài Đức; hay TĐ 2/43 của sđ 18, do thiếu tá Chế chỉ huy, vào giờ chót đã được trực thăng vận để giải cứu chi khu này trước khi bị tràn ngập. Nhưng theo bài viết sau đây của cựu đại tá Le Gro thuộc Phòng Tùy viên Quốc Phòng DAO thì trong trận này còn có hai TĐ của trung đoàn 48 sđ 18 tiến quân theo TL này để tiếp viện cho Hoài Đức.
Do đại tá Le Gro là một sq cao cấp của cơ quan DAO, hàng ngày làm việc với Phòng 2, Phòng 3 và Trung tâm Hành quân của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, nên tôi nghĩ bài viết của ông giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ hơn về chiến dịch này.
Sau đây là phần chuyển ngữ từ trang 135-136 của quyển Từ Ngưng Bắn Đến Đầu Hàng của ông.
"Bình Tuy-Long Khánh
Bộ tổng tham mưu QLVNCH và tư lịnh của quân đoàn III đã biết một cách khá chính xác rằng trung đoàn 33 csbv dự định tấn công quận lỵ Hoài Đức tỉnh Bình Tuy và trung đoàn tân lập 812 csbv, gồm các TĐ của tỉnh Lâm Đồng kế cận, sẽ tấn công quận lỵ Tánh Linh cùng tỉnh. Hơn nữa họ đã ước tính đúng đắn rằng trung đoàn 274 csbv cũng sẽ tham chiến. (Vì cuối tháng 11/1974, trong một cuộc chạm súng nhỏ ở đông bắc Xuân Lộc, họ đã tịch thu một tài liệu cho thấy đối phương sẽ tấn công Gia Rai và triệt hạ các tiền đồn dọc tỉnh lộ 333 và trung đoàn 812 csbv sẽ hỗ trợ những cuộc tấn công này -- trang 135, sách đã dẫn). Nói thêm: theo bản đồ đính kèm, xã Gia Rai là một căn cứ quân sự lớn ở bên trái tỉnh lộ 333, cách QL-1 khoảng 5km, có hai sân bay, đường xe lửa xuyên Việt đi ngang căn cứ, đi thêm 18 km sẽ gặp xã Võ Đắt -- người dịch). Một bộ tư lịnh mới cấp sđ của csbv đã được thành lập để điều khiển cuộc hành quân (HQ) này. Do thiếu thông tin nên lúc đầu QLVNCH đã đặt tên cho đối thủ mới của mình là sđ quân khu 7, vì sđ này hoạt động trong quân khu 7. Sau đó họ mới biết đó là sđ 6 csbv, chỉ huy ba trung đoàn kể trên, cộng với những đv về tiếp vận - giống như các sđ chính quy khác của csbv.
https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xa_cam_my-6430-1.pdf
Khi quân csbv bắt đầu tấn công, không có các đv chánh quy của QLVNCH tại tỉnh Bình Tuy. Chỉ có các đại đội ĐPQ đã được triển khai ở các làng chánh, và các đv nhỏ hơn của ĐPQ hay nghĩa quân canh giữ các cầu và các trạm kiểm soát dọc tỉnh lộ (TL) 333 và 335 - hai con đường còn xử dụng được của Hoài Đức và Tánh Linh. (Nói thêm: theo bản đồ đính kèm vẽ từ năm 1968, trong khu vực của quận Hoài Đức và Tánh Linh, ngoài hai tỉnh lộ (TL) vừa kể, còn có TL 334 từ Võ Xu chạy về phía đông bắc, và TL 336 chạy từ QL-1 đến quận lỵ Tánh Linh và sau đó đi về phía đông bắc, sau này do mất an ninh nên hai TL này không còn xử dụng. Do vậy muốn đến Tánh Linh, thay vì dùng TL-336 ngắn hơn, người ta phải theo TL-333, chạy từ Ngã Ba Ông Đồn trên QL-1, khi qua khỏi Võ Đắt, đi tiếp TL-334, sau khi tới Võ Xu, sẽ gặp một ngã tư, quẹo phải vào TL-335, đi qua làng Duy Cần để tới quận lỵ Tánh Linh -- người dịch). Dân số ít ỏi của tỉnh này đã tập trung trong những làng dọc theo 2 đường này, thường chạy dọc theo dòng chảy uốn khúc (meander) của sông La Ngà. Bắt nguồn từ những núi cao 5.000 bộ hay 1.424 m nhìn xuống những rừng rậm của khu tứ giác (quadrant) này của tỉnh Bình Tuy, sông La Ngà đã chảy xuyên qua vựa lúa này của tỉnh. (Nói thêm: theo bản đồ đính kèm, dù khu vực này ko phải là đồng bằng như châu thổ sông Cửu Long, nhưng lại trồng nhiều lúa, phần lớn ở phía bắc của sông La Ngà, nên được dân địa phương gọi là Bắc Ruộng -- người dịch). Hai quận lỵ, Tánh Linh ở phía đông và Hoài Đức ở phía tây của tỉnh đều có sân bay. Một ngôi làng rất lớn của tỉnh là Võ Xu, khoảng giữa hai quận lỵ này. (Nói thêm: Dựa vào bản đồ đính kèm, làng Võ Xu ở dọc theo tỉnh lộ 334, và phía tây nam của nó là làng Võ Đắt, ở dọc theo tỉnh lộ 333, trước đây từng là ấp chiến lược (ACL), được lập ra thời tổng thống Diệm vì dân làng sống tập trung dọc theo các tỉnh lộ, và các khu xóm trong làng giống như bàn cờ. -- người dịch).
Bản đồ xã Võ Su quận Tánh Linh tỉnh Bình Tuy: https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/tanh_linh-6531-3.pdf
Bản đồ xã Võ Đắt quận Hoài Đức tỉnh Bình Tuy: https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dinh_quan-6431-2.pdf
Trung đoàn 812 csbv đã tấn công Tánh Linh ngày 8/12/1974. Yểm trợ bởi TĐ 130 pháo binh, một TĐ đặc công và ba TĐ bộ binh, họ đã tấn công chi khu, vị trí pháo binh trên đồi kế chi khu, và những làng giữa Tánh Linh và Võ Xu. Ngày kế, trung đoàn csbv này đã chiếm hai khẩu 105 ly ở Tánh Linh và những làng chung quanh, và kiểm soát tỉnh lộ 335 giữa Võ Xu và Tánh Linh.
Quân đoàn III VNCH đã ra lịnh sđ 18 bộ binh, với liên đoàn 7 BĐQ tăng phái, từ Xuân Lộc tăng cường cho ĐPQ của Bình Tuy. Khi TĐ 32 BĐQ lọt vào ổ phục kích đã giăng sẵn dọc TL 333 và bị thiệt hại nặng, điều này cho thấy trung đoàn 33 csbv đã áp dụng chiến thuật công đồn đã viện. Sau đó TĐ 1 và 2 của trung đoàn 48 sđ 18 bộ binh đã tăng cường cho nỗ lực này khi được lịnh tiến quân theo TL 333 và chẳng bao lâu đụng nặng ở bắc Gia Ray. Những ngày sau đó TĐ 85 BĐQ đã tham gia chiến đoàn này, bây giờ gồm có hai TĐ bộ binh và hai TĐ BĐQ, nhưng các đv BĐQ, dẫn đầu của chiến đoàn này, ko thể vượt qua khỏi làng Gia Huynh, ở 16 km nam của Hoài Đức. Vì Trung đoàn 33 csbv, với hầm hào vững chắc, đào dọc theo TL 333, đã được yểm trợ mạnh mẻ với cối và pháo binh.
Ngày 17/12, làng Duy Cần, giữa làng Võ Xu và quận lỵ Tánh Linh, đã bị tràn ngập bởi trung đoàn 812 csbv, và vài kẻ sống sót của đại đội (đ/đ) 700 ĐPQ đã chạy thoát về quận lỵ Tánh Linh. (Nói thêm: làng Gia Huynh, trên tỉnh lộ 333 và làng Duy Cần, trên tỉnh lộ 335, cũng là các ấp chiến lược cũ.-- người dịch). Dù vẫn nằm trong tay QLVNCH, nhưng các tiền đồn cũng như quận lỵ Hoài Đức và Tánh Linh đang bị pháo kích nặng nề, nên tướng Dư Quốc Đống, TL của QĐ 3 đã ra lịnh cho sđ 18 không nên cố gắng vượt qua Gia Huynh trên TL 333. Với các cuộc tấn công của địch từ Tây Ninh tới Phước Long, ông ko muốn bốn TĐ này của ông bị chia cắt và hủy diệt khi tiếp viện cho Hoài Đức. Trong khi đó, quân csbv đã phá hủy một cây cầu ở nam quận lỵ Hoài Đức (có lẽ là cầu Gia Huynh -- người dịch) và chiếm Võ Xu, và gia tăng tấn công vào quận lỵ Tánh Linh. Sau khi pháo kích 3.000 đạn pháo trong ngày 23 và 24/12, quân csbv đã tấn công 5 đợt, cuối cùng đã tràn ngập phòng tuyến cuối cùng của quận lỵ Tánh Linh vào ngày Giáng Sinh. Trong khi đó, Hoài Đức bị tấn công bởi trung đoàn 274 thuộc sđ 6 csbv.
Sau khi trung đoàn 274 csbv đã lọt qua một số phòng tuyến của chi khu Hoài Đức và chiếm đầu cầu (foothold) ở rìa đông bắc và tây nam của chi khu, sđ 18 bộ binh VNCH đã lần lượt trực thăng vận TĐ 1 và 2 của trung đoàn 43 vào phía tây và bắc của chi khu và bắt đầu đẩy lui địch ra khỏi chi khu. Trong khi hai TĐ của trung đoàn 48 VNCH vẫn cố thủ ở phía bắc Gia Ray trên TL 333, liên đoàn 7 BĐQ mệt mỏi và rất kiệt sức (deplete) được lịnh rút về tỉnh Bình Dương để dưỡng quân và bổ sung quân số và tái tiếp tế. Vì tất cả các đv trừ bị của sđ 18 bộ binh đều đã tham chiến, bộ tổng tham mưu (BTTM) đã chuyển liên đoàn 4 BĐQ từ Kontum về căn cứ Long Bình để dưỡng quân, bổ sung quân số và tái tiếp tế và được quân đoàn III dùng làm trừ bị.
=====
Nói thêm: Qua bài viết của đại tá Le Gro, ta thấy việc phối trí lực lượng của sđ 6 csbv ở tỉnh Bình Tuy, là nằm trong một kế hoạch lớn hơn của ban lãnh đạo CSBV nhắm cầm chân QLVNCH để đối phương ko thể tiếp cứu lẫn nhau.
Chẳng hạn như trước khi chi khu Đồng Xoài, còn gọi là Đôn Luân, tỉnh Phước Long bị tấn công vào ngày 13/12/1974, để mở đầu chiến dịch Tánh Linh Hoài Đức, ngày 8/12/1974, trung đoàn 812 csbv đã tấn công chi khu Tánh Linh, vị trí pháo binh trên đồi và các làng giữa Tánh Linh và Võ Xu, để ngăn ko cho quân tiếp viện từ Võ Xu kéo tới Tánh Linh.
Trong khi đó, trung đoàn 33 csbv có nhiệm vụ đánh quân tăng viện cho Hoài Đức. Quân tăng viện lúc đầu chỉ có hai TĐ BĐQ, nhưng sau khi một TĐ bị phục kích và thiệt hại nặng khiến quân tăng viện lên đến bốn TĐ. Tuy nhiên quân tăng viện cũng ko thể vượt quá Gia Huynh trên TL 333.
Sau khi Tánh Linh đã thất thủ đúng ngày Giáng Sinh 1974, chi khu Hoài Đức bị trung đoàn 274 csbv tấn công. Và sau đó vài giờ, chi khu Định Quán thuộc tỉnh Long Khánh trên QL-20 cũng bị tấn công.
Trong quyển Black April, trên trang 251-252, George Veith đã có những thông tin đáng chú ý như sau:
"Trong khu vực trách nhiệm của sđ 18 VNCH, sđ 6 csbv đã phối hợp chặc chẻ với sđ 7 csbv trong kế hoạch tấn công các tiền đồn dọc theo các QL-1 và QL-20 (Sài Gòn đi Đà Lạt). Từ 15 đến 18/3/1975, Bắc quân đã tấn công các tiền đồn trên liên tỉnh lộ (LTL) - 2 từ Bà Rịa đi Xuân Lộc. (Nói thêm: sđ 18 bộ binh và Nhảy Dù đã theo đường này khi rút lui khỏi Xuân Lộc tháng 4/75 -- người dịch). Tới ngã ba Tân Phong, họ theo QL-1 tiến về phía đông, tràn ngập một căn cứ quan trọng của sđ 18 ở chân Núi Chứa Chan*, còn có tên là núi Gia Ray, cao 837 m. (Nói thêm: Theo một hồi ký, căn cứ này bị thiệt hại nặng vì bị đặc công đột nhập -- người dịch).
Ngày 28/3/1975, sđ 6 csbv đã kiểm soát một đoạn 30 dặm hay 48 km trên QL-1 từ Núi Chứa Chan tới Hàm Tân, Bình Tuy. Huyết mạch quan trọng cuối cùng từ SG đến miền Trung đã bị cắt, khiến QLVNCH ko thể dùng QL-1 để tiếp viện cho quân đoàn 2.