BIỆT KÍCH BẮC-VIỆT NAM
Lời nói đầu: Trong bài Làm Dê Tế Thần: TĐ 6 Dù Nhảy Xuống Tư Lệ có viết về những đv biệt kích nhỏ do người Pháp chỉ huy nhưng hoạt động đơn độc và nhiều ngày trong những vùng rộng lớn mà VMCS kiểm soát, như Xứ Thái hay Xứ Mường, v.v... Họ là những người dân bản địa, tình nguyện vào các đv này, do rành địa thế và con người trong khu vực, nên dù trang bị nhẹ, nhưng lại rất hữu ích trong công tác tìm kiếm phi công lâm nạn, những người lính bị thất lạc khi đv của họ tan hàng; phá hủy các căn cứ hay kho chứa đạn dược và tấn công quấy rối đường chuyển quân hay tiếp tế của VM, v... Thời đó chưa dùng trực thăng nhiều như sau này nên họ phải lập bãi thả dù (DZ) nếu muốn nhận tiếp tế.
Hôm nay tôi xin giới thiệu một bài về tổ chức, nhiệm vụ, và những chiến tích độc đáo của những đv biệt kích này. Nên nhớ: vào lúc đó, trong khu vực này, quân VMCS đã có những sđ trang bị đầy đủ, có pháo binh và phòng không, trong khi chủ lực của Pháp chỉ tập trung bảo vệ các thành phố lớn hay các khu đông dân, do vậy đã để những khu vực rừng núi và ít dân cho VM kiểm soát và tha hồ di chuyển như chỗ ko người.
Chuyển ngữ từ bài "de Lattre's Line Commandos Nord-Vietnam" của David Galster, đăng ngày 25-2-2021.
=========
"Các chiến hữu của tôi,
Một "Lực lượng Đặc biệt" của Pháp được tổ chức bởi tướng de Lattre (đơ-lát-trờ) năm 1951. Lực lượng này đã được đặt tên là "BIỆT KÍCH BẮC-VIỆT NAM". Bài này cung cấp hiểu biết sâu sắc hơn (more insight), và liên quan của lực lượng này với Đoàn Biệt kích Dù Hỗn hợp, viết tắt là GCMA, chỉ huy bởi ĐT Roger Trinquier (Rô-giê Tran-ki-ê).
NGUỒN GỐC CỦA BIỆT KÍCH (BK) BẮC VIỆT NAM
Tướng de Lattre đã nhận ra (realize) rằng phải cần có một lực lượng BK. Ông đã thấy cần một lực lượng phi qui ước, và đã muốn cải tiến về trang bị, võ khí, và điều kiện ăn ở của những người lính Việt Nam bản xứ (indigenous) này. Do VN có nhiều sắc dân thiểu số nên lực lượng có thể tuyển mộ lính từ những sắc dân thiểu số này, ví dụ những đơn vị biệt kích người Mường hay người Thái -- người dịch. Dựa trên kinh nghiệm kháng chiến chống Nhật, và cũng như kinh nghiệm của các đv BK hải quân của giang đoàn xung phong (Dinassaut), ông đã muốn những đv nhẹ phần lớn phần lớn là phụ lực quân (auxiliairy), chỉ huy bởi vài người Âu, họ là những kẻ tình nguyện đầy quyết tâm, được huấn luyện đặc biệt về đánh đêm và rừng núi, để chống lại Việt Minh, bằng cách dùng phương pháp của họ. Đây cũng được xem như một cách để lấy lại lòng tin của dân VN, sống ở đồng bằng hay rừng núi, để cổ võ họ tin tưởng vào người Pháp.
Do đó, ngày 2/7/1951, tám đv BK được thành lập ở bắc VN. Dựa trên quyết định số 1546/EMIFT/1-- EMIFT là viết tắt của État-Major Interarmées et de Forces Terrestres (Bộ Tham Mưu Liên Quân và Lục Quân). Ngày 10/7/1951, lực lượng này đã tăng lên 30 toán, và sau đó lên 45 toán vào ngày 19/11/1951. (Quyết định số 802/EMIFT/3/SC).
ĐT Louis Fourcade (lu-i-z fo-cát-đờ) được chỉ định làm tư lịnh của lực lượng này. Ông được biết dưới tên "ông chủ lớn" (Big Boss). Trước đây, vào năm 1945, ông đã chỉ huy Toán BK Conus, chiến đấu ở Nam Kỳ, Cam-bốt, và Lào. Toán này từng hoạt động với lữ đoàn Dù 1 SAS của ĐT de la Bolladière (đờ-la bô-la-đi-e-rờ). Khi về Mẩu quốc, ông chỉ huy trường đào tạo biệt kích GITCM ở Frejus (Phờ-rê-dút) tại Pháp.
Các người lính BK Dù, viết tắt là GCMA (Groupe Commando Mixte Aéroporté), là những sắc dân thiểu số VN hay dân quân người Thượng ở Lào, chỉ huy bởi sĩ quan Dù của cơ quan tình báo Pháp, viết tắt là SDECE. ĐT Roger Trinquier (Rô-dơ Tran-ki-e) từng là một lãnh đạo huyền thoại của binh chủng này. Một số sĩ quan của ĐT Rô-dơ Tran-ki-e được chọn làm cán bộ khung của lực lượng BK Bắc VN. Nhưng đây là hai đv biệt lập: lực lượng BK Bắc VN chỉ hoạt động ở khu vực châu thổ của Bắc Kỳ, hay rộng hơn một chút. Trong khi đó lực lượng GCMA hoạt động khắp Đông Dương.
CẤU TRÚC CỦA LỰC LƯỢNG
Mỗi toán có quân số một đại đội, và được đánh số và đặt tên, ví dụ, như toán 24 BK. Một số đv này lại có tên dựa theo tên của người chỉ huy của họ, như toán BK "Rusconi" (Rús-cô-ni). Một số đv khác có biệt danh, như toán "Hắc Hổ" (Tigre Noirs).
Ban chỉ huy của toán thường gồm 9 quân nhân Pháp, phần lớn từ binh chủng Dù Thuộc Địa. Toán trưởng là một sĩ quan hay chuẩn úy (adjudant- chef). Bốn hạ sĩ quan sẽ chỉ huy các trung đội, và một người sẽ là toán phó (executive officer). Ông này sẽ chỉ huy toán trong trường hợp toán trưởng đi vắng hay tử thương hay bị thương -- người dịch. Hai hạ sĩ quan làm hiệu thính viên, và hai người khác làm y tá.
Số còn lại là lính gốc dân bản xứ, quân số tới 120 người mỗi toán. Những người lính này đều là tình nguyện từ các đại đội phụ lục quân (auxiliaire) đã có sẵn, hay dân quân (militia) từ các làng mạc, hay những thanh niên VN. Phụ lực quân là những người hỗ trợ quân đội và cảnh sát nhưng ko phải là lực lượng chánh quy. Không giống như lực lượng chánh quy, họ ko cần được huấn luyện đầy đủ hay có cấp bậc như lính chính quy, và có thể tích hợp hay sát nhập (integrated) thành một lực lượng chiến đấu. Tuy nhiên, một số phụ lực quân, là dân quân (militia) bao gồm những người đã đi quân dịch hay nghĩa vụ, và dĩ nhiên họ đã được huấn luyện và kinh nghiệm chiến đấu tốt hơn những người đang là lính chính quy. Những người lính phụ lực quân này, viết tắt là CLSM là thành phần cốt lõi của nhiều Toán BK. Những phụ lực quân này, thường thường được dùng để canh giữ phòng tuyến của de Lattre, nhưng phải huấn luyện thêm.
Cũng có những người là cựu tù binh, gọi tắt là PIM, đã bị bắt vì tình nghi trong các cuộc HQ, nhưng nay họ thích đi chiến đấu cho quân Pháp hơn là làm dân công, còn gọi là cu-li, làm việc khổ nhọc trong các công trường. Một số Toán BK còn tuyển cựu bộ đội VMCS. Những người này thường nhiều kinh nghiệm trong chống du kích, nhưng lòng trung thành của họ ko luôn luôn bảo đảm.
CÁC LOẠI NHIỆM VỤ
Các đv biệt kích được tổ chức, trang bị, và huấn luyện cho một trong ba nhiệm vụ: Xung Kích, BK Hải Quân, và Du Kích Quân.
BK Xung Kích là thành phần trừ bị có nhiệm vụ đột kích sâu trong vùng VM kiểm soát, nhằm phá hủy căn cứ địch, và tổ chức lãnh thổ của VM. Họ còn làm gián đoạn đường tiếp tế và viện quân của VM. Họ hành động độc lập hay kết hợp với những chiến đoàn trong các HQ có qui mô lớn như Artois (Ác-toa-z), Gerfaut (Ghét-phô), v.v...
BK Hải quân thường hoạt động với các đv Hải quân trong các nhiệm vụ đổ bộ lên bờ biển hay dọc các sông rạch của vùng châu thổ, như trong các HQ Rochefort (rốc-sơ-pho), Grasse (gờ-rát-sờ), v.v...
Cuối cùng, các toán BK Khu vực (Zone Commando) có nhiệm vụ thu lượm tin tức tình báo, và dùng du kích chiến để đánh VM, phần lớn trong khu vực của họ. Họ cung cấp hỗ trợ cho tiểu khu trưởng trong các cuộc HQ lục soát hay HQ cảnh sát. Vì là người sống lâu năm tại địa phương nên họ rất rành địa hình địa vật cũng như biết ai theo quốc gia, ai theo CS, nên rất hữu ích trong các cuộc HQ cảnh sát -- người dịch.
ĐỒNG PHỤC VÀ VÕ KHÍ
Đồng phục tác chiến thường là đồng phục M47 của Pháp hay "đồng phục bà-ba đen," với giày da của lục quân Pháp, hay giày đi rừng nhẹ hơn, có tên là "pataugas," (pa-tô-gà-z) hay giày thể thao để chơi bóng rổ. Trong lúc HQ, họ thể đội mũ nồi đen, nếu là lính dù thì đội mũ đỏ, nón đi rừng của Pháp, cũng như nón cối VM.
Lính BK được trang bị nhẹ với súng Thompson, MAT-49, MAT-36, các-bin M1, và đôi khi vài khẩu cối 50 hay 60 ly. Máy truyền tin là một SCR690, ba tới bốn SCR300, và bốn tới năm SCR536 cho mỗi đại đội BK. Nói thêm: Trung liên kiểu 1924/M29 hay MAC 24/29, được thiết kế bởi một công ty Pháp. Súng có khẩu kính 7.5 ly, được dùng như trung liên tiêu chuẩn của Lục quân Pháp từ 1925 đến 1979 và vẫn dùng từ 1956 đến 2008 trong Vệ binh Quốc gia của Pháp. Nghĩa là đã xử dụng 93 năm. Có 190.400 khẩu được sản xuất. Trọng lượng 8,9 kí, dài 1,08 m, nòng súng dài 0,5 m, tốc độ 450 viên/phút, tầm bắn hữu hiệu 1.250 m, tầm tối đa 3.950 m, hộp đạn tròn có 25 viên. Ảnh một lính của trung đoàn nhảy dù lê-dương số 1 (1st BEP) đang xử dụng FM 24/29 trong một cuộc phục kích của VM năm 1952. Như đã nói trong bài trước, lính Lê-dương đủ mọi quốc tịch, kể cả cựu binh của Đức quốc xã. Khi phục vụ đủ 3 năm hay bị thương, họ sẽ là dân Pháp -- người dịch.
HUẤN LUYỆN
Do đa đạng trong tuyển người, ĐT Phuốc-ca-đờ đã lập Trường Vạt Cháy vào năm 1951, với đại úy Legrand (Lơ-gờ-rân) là chỉ huy.
Toán 24 BK của Vandenberghe (Văn-đen-béc-gờ) là một trong những Toán BK nổi tiếng và một trong tám toán thành lập đầu tiên. Chuẩn úy Văn-đen-béc-gờ đã tổ chức đv này từ đội phụ lực quân số 11. Tiền thân của đv này đã dự Chiến dịch Sông Đáy tại Ninh Bình.
Ông sanh tại Paris ngày 27/10/1927 trong một môi trường rất bình thường. Cha ông đã bị lao phổi, và mẹ một người Tây ban nha theo đạo Do Thái (Spanish Jew), đã vất vả để lo cho gia đình. Cùng với người anh, Văn-đen-béc-gờ đã học một trường công, nơi mà ông đôi khi thách đố chánh quyền. Năm 1939, cha ông chết, và năm 1943, mẹ ông đã bị Đức quốc xã bắt.
Ông đã tham gia Kháng chiến chống Đức quốc xã, và đã ở một đv trinh sát trên biên giới Pháp-Tây ban nha. Khi thế chiến 2 chấm dứt, ông đã vào Quân đội Pháp tháng 1/1947, lên tàu cùng trung đoàn 49 bộ binh, đi Đông Dương. Sau đó ông được chỉ định về đại đội 10, trung đoàn 6 bộ binh. Ông thăng cấp trung sĩ và chỉ huy một trung đội phụ lực quân (suppletif) người Việt. Nói thêm: Tác giả Michel Bodin cho rằng trong khi phụ lực quân phục vụ bên cạnh lính chính quy, dân quân (partisan) có nhiệm vụ canh giữ làng xã và có thể xem họ như nhân dân tự vệ (self-defense militia). Tại chiến trường Lào, chữ 'dân quân' được dùng đầu tiên vào 1945, sau đó được thay thế bởi 'Soum', tiếng Lào để chỉ 'nhóm' vào 1948 và cuối cùng là phụ lực quân từ 1950 trở về sau -- người dịch.
Năm 1949, ông bị trúng đạn ở ngực và phải về Pháp. Ông đã sống sót và hồi phục. Ông được Bắc đẩu bội tinh (the Knight of the Legion of Honour) về công trạng này ở tuổi 21. Vài tháng sau, ông trở lại Đông Dương, tiếp tục làm trung đội trưởng. Đến năm 1951, ông ở đại đội 5 của trung đoàn 6 thuộc địa, đóng ở Nam Định.
VĂN-ĐEN-BÉC-GỜ Ở NINH BÌNH
Khi VM tấn công Ninh Bình ngày 29/5/1951, quân Pháp đã dốc toàn lực để đưa viện quân vào trận địa. Ngày 30/5, toán trinh sát của ông đã thám sát cho chiến đoàn 1 để tái chiếm một dốc đá lởm chởm (crag) phía nam của Ninh Bình. Đây cũng là lúc thi thể của Bernard de Lattre (béc-na đơ lát-trờ) được tìm thấy. Béc-na là con trai của tướng Đơ-Lát-trờ và chỉ huy chi đoàn 8 của trung đoàn 1 thiết kỵ (1er Regiment Chasseurs de Cheval).
THÀNH LẬP TOÁN BK 24
Tiếp sau Chiến dịch Sông Đáy, toán phụ lực quân số 11 được Văn-đen-béc-gờ tổ chức thành Toán BK 24. Họ được huấn luyện, trang bị và ăn mặc như VM để thám sát và hoạt động trong vùng địch.
Trong một sứ mạng sâu trong vùng địch, ông đã đóng vai một tù nhân, và dẫn giải bởi binh sĩ dưới quyền, giả dạng như VM, để công khai đi tới một chính ủy VM. VM quá cả tin (gullible), và vào lúc thuận lợi, những người lính của Toán 24 đã xung phong và nổ súng. Họ đã tịch thu võ khí và tài liệu, bao gồm những lịnh cho một cuộc tấn công sắp xảy ra (impend) của VM. Thành tích này đã khiến toán 24 BK mang danh hiệu "Hắc Hổ" (Tigres Noirs).
Toán 24 BK đã dự chiến dịch Hòa Bình cuối 1951. Họ đã phối hợp với chiến đoàn 2 của ĐT de Castries (đờ cát-tri-z). (Sau này là TL tại Điện Biên Phủ).
Nhưng thảm kịch đã đến với ông vào đêm 5/1/1952. Vì một số cựu bộ đội VM, từng được tuyển làm BK, đã phản bội. Ở tuổi 24, Văn-đen-béc-gơ đã bị giết trong giấc ngủ bởi Nguyễn Tịnh Khôi, một cựu chỉ huy của đv xung kích thuộc trung đoàn 36 VM. Vân-đen-béc-gơ đã được truy thăng một Bắc đẩu Bội tinh khác với nhành dương liễu (palms). Ảnh dưới: huy hiệu của toán BK 24 là đầu cọp với khẩu hiệu tiếng Việt: "Thà Chết Hơn Là Chịu Nhục" (Plutôt la mort que la honte).
TOÁN 25 BK "ROMARY" (RÔ-MA-RỲ)
Đơn vị này được thành lập từ toán phụ lực quân số 170, và lúc đầu chỉ huy bởi trung úy Michel Romary (Mít-xen Rô-ma-rỳ). Là một đơn vị BK của hải quân, họ đã tham gia chiến dịch sông Đáy.
Ngày 30/5, toán 25 đã đổ bộ lên Yên Cư Hạ để tăng cường cho quân trú phòng ở đó. Đồn này đã được bảo vệ bởi tự vệ Công giáo và dân quân Hưng Yên. Ngày 5/6, trung đoàn 88 VMCS đã tấn công dữ dội vị trí này trong hai giờ với súng ko giựt và cối. Đây cũng là lần đầu tiên VM dùng đạn lân tinh trắng (WP). Các đặc công quyết tử đã dùng khối nổ lõm (hollow load) để phá hàng rào, và đợt xung phong chánh đã tràn ngập vị trí, nhưng đã đổi chủ bốn lần.
Trong lúc một nhóm nhỏ chiến sĩ, chỉ huy bởi trung úy Rô-ma-rỳ (đã bị thương vì 2 viên đạn và nhiều miểng) đã nhận ra rằng tình hình tuyệt vọng, toán phụ lực quân số 6 của giang đoàn xung phong xuất hiện trên Sông Đáy, và nổ súng. Điều này đã đẩy lui địch quân, và tạo cơ hội cho viện binh của TĐ 7 Nhảy Dù Thuộc địa (7BPC) và TĐ 4 của trung đoàn bộ binh 7 (4/7RTA) -- toàn lính người An-giê-ri, đổ bộ. Trung úy Romary sau này được ân thưởng Anh dũng Bội tinh (Legion d'Honneur).
Tướng de Lattre trao tặng Anh dũng Bội tinh cho trung úy Romary
Trung úy Besnard (Béc-na) đã thay thế trung úy Rô-ma-rỳ chỉ huy Toán BK 25. Toán này đã tiếp tục HQ trong khu vực châu thổ Bắc kỳ".
San Jose ngày 30/11/2023, cập nhật ngày 8/8/2024.
Tài Trần