TÌNH HÌNH CHÁNH TRỊ VÀ QUÂN SỰ VN TỪ 1945 ĐẾN 1952
GIẢI PHÁP BẢO ĐẠI
Các lãnh đạo Pháp rất quan tâm về việc VM đã được nhân dân VN ủng hộ rất nhiều, và Pháp muốn thành lập một chế độ mà phần lớn nhân dân ủng hộ. Họ đã nghĩ rằng một chánh phủ, lãnh đạo bởi Hoàng đế Bảo Đại sẽ được ủng hộ rộng rải, và điều này giúp đỡ Pháp về chánh trị để chống lại VMCS.
Bảo Đại đã là Hoàng đế từ 1925 và ông đã thoái vị (abdicate) năm 1945 khi VM nắm chính quyền ở Hà Nội. Một số người quốc gia đang muốn hợp tác với Bảo Đại để thành lập một chánh quyền trung ương mới. Các phe nhóm quốc gia như Việt Nam Quốc dân đảng, Cao Đài, Hòa Hảo, v.v... cũng muốn tham gia (interested). Họ hy vọng rằng VN sẽ trở nên thống nhứt và độc lập.
Cao ủy Emile Bollaert (Ê-min-lờ Bô-lát) đã hy vọng Bảo Đại trở lại, và đã dự định thương lượng với VM để đạt ngưng bắn, và Pháp sẽ công nhận VN độc lập trong Liên hiệp Pháp. Nhưng giữa năm 1947 (năm tôi ra đời -- người dịch), ông đã nhanh chóng bị gọi về Pháp, và Nội các Pháp đã chống đối mọi thứ có lợi cho HCM. Đặc biệt, họ ko thích chữ "độc lập".
Lúc đó Bô-lát đã đưa ra các điều khoản sau: Nhân dân Đông Dương đồng ý ở lại trong Liên hiệp Pháp. Pháp cho phép một chánh phủ VN hội đủ điều kiện cai trị đất nước, trừ lãnh vực ngoại giao và phối hợp quân sự vẫn trong tay người Pháp. Lãnh vực hải quan, tiền tệ, và di trú thì hai bên sẽ hợp tác để điều hành.
Như mọi người tiên đoán, HCM đã từ chối các điều khoản này. Những điều khoản thăm dò trên đây của Pháp cũng ko được những người ủng hộ Bảo Đại đồng ý vì họ muốn những bảo đảm về độc lập và thống nhứt. Người Pháp vẫn muốn Bảo Đại, lúc đó đang ở Hongkong trở lại, và cầm đầu chánh phủ VN, nhưng trong thời gian chuyển tiếp (interim), Pháp đã chỉ định Tướng Nguyễn văn Xuân, Chủ tịch của Nam Kỳ Lâm thời lập một chánh phủ.
Sau một số thương thuyết và ít nhiều nhượng bộ từ hai phía, Bô-lát và Bảo Đại đã đạt một thỏa thuận, có tên là "Thỏa thuận Vịnh Hạ Long". Thỏa thuận được phê chuẩn (retify) bởi Quốc Hội Pháp tháng 8/1948, nhưng "chỉ trên nguyên tắc". Georges Bidault (Giót-giờ Bi-đô), tổng trưởng ngoại giao, nói rằng các nhượng bộ mà Bô-lát đề nghị rất "nguy hiểm"vì những hậu quả (repercussion) có thể xảy ra vì các nước Bắc Phi thuộc Pháp cũng sẽ đòi hỏi các điều khoản như vậy. Ông cũng loại bỏ chữ "độc lập".
Cuối cùng, tháng 3/1949, Bảo Đại và tổng thống Auriol (Ô-ri-on) đã đạt một thỏa thuận mà 2 bên đều nhượng bộ tại Điện Élysée (ê-ly-zê) tại Paris. Thỏa thuận này đã công nhận VN độc lập trong Liên hiệp Pháp. Việc đối ngoại phải có chấp thuận của Liên hiệp Pháp. Một quân đội quốc gia sẽ được thành lập, và quân Pháp trong thời bình phải ở trong vị trí chỉ định. Pháp sẽ cung cấp cố vấn. Hai bên cũng đồng ý về một số bảo đảm về quyền tư hữu hay tài sản, kinh tế thị trường, và giáo dục.
Dân Pháp đã ko ủng hộ, như đã diễn tả bởi cựu thủ tướng Ramadier (Ra-ma-đi-ê) tháng 3/1949: "Chúng ta sẽ nắm giữ (hold on) ở mọi nơi, tại Đông Dương cũng như Mã-Đảo (Madagascar). Chúng ta sẽ ko để mất đế quốc của chúng ta, vì chúng ta tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực (might and right)."
Bảo Đại nhận chức Quốc trưởng ngày 14/6/1949. Dựa trên thỏa thuận, ông đã thành lập một Hội đồng Tư vấn Quốc gia như là một cơ quan lập pháp trong lúc giao thời. Sau đó sẽ thay thế bằng Quốc hội Lập hiến do dân bầu. Hội đồng đã ko nhóm họp (meet) cho tới tháng 9/1952, và Quốc hội do dân bầu chưa bao giờ nhóm họp (convene).
Do đó, chánh phủ Bảo Đại đã được như độc tài (authoritarian), và đã được xem như một chánh quyền "bù nhìn" (puppet) của Pháp. Những trì hoãn trong việc tạo ra các thỏa thuận còn làm hao mòn (further undermine) lòng tin của người dân. Giải pháp Bảo Đại đã ko thực hiện những mục tiêu chính trị của Pháp tại Đông Dương.
CÁC CUỘC TẤN CÔNG CỦA VM NĂM 1951.
Sau khi những đồn bót ở biên giới và Cao Bằng thất thủ vào cuối 1950, Pháp ko còn kiểm soát vùng bắc sông Hồng của Bắc Kỳ, và ngày 1/1/1951 họ đã tuyệt vọng để cố giữ châu thổ sông hồng. VM đã phấn khởi tiếp tục đà tấn công này.
Tướng Giáp đã ý thức tình hình này của tinh thần dân Pháp ở nước họ, và sự ngần ngại của Mỹ khi tham chiến trong một cuộc chiến tranh thuộc địa. Giáp đã muốn thanh toán mối đe dọa quân sự của Pháp trước khi sự giúp đỡ ồ ạt về quân sự của Mỹ tới VN. Các sđ bộ binh đang được thành lập, bao gồm một sđ nặng "kiểu LX", đó là sđ Pháo-Công 351, với 2 trung đoàn pháo binh, và một trung đoàn công binh, và TĐ phòng không.
VM đã cố gằng giữ các đv của họ có sự đồng nhứt (homogenous) về chủng tộc. Chẳng hạn sđ 308, hay "sđ Thủ đô" tuyển phần lớn người Hà Nội, trong khi sđ 316 phần lớn là sắc dân Thổ, và sđ 335 phần lớn là người Thái.
Quân đội VM chia làm ba nhóm: chủ lực (main force), quân địa phương (regional unit) và du kích (local militia). Chủ lực là lực lượng lưu động, có thể có mặt khắp mọi nơi, từ biên giới TQ tới Cam-bốt. Bộ đội có thể vượt khoảng cách xa, mang đầy đủ vũ khí và trang bị. Vượt quá những ước tính của Pháp về tốc độ, một số đv chủ lực có thể đi 40 km/ngày, xuyên rừng. Du kích được dùng để thám sát, phá hoại, và che chở khi chủ lực rút lui.
VM đã mở ba tấn công lớn trong năm 1951: các trận Vĩnh-Yên, Mạo-Khê, và Sông Đáy. Kiểu cách điển hình của những tấn công này thường bắt đầu với 2 hay 3 sđ VM bất thần tấn công một tiền đồn phòng thủ yếu ớt. Và Pháp đã nhanh chóng tung ra một hay nhiều chiến đoàn để tái chiếm vị trí này. Một khi quân VM bị sa lầy (stall) trong trận đánh, pháo binh, không kích, bom napalm của Pháp sẽ tiêu diệt họ. Tuy nhiên những trận đánh này ko mang lại những chiến thắng quyết định (conclusive) cho Pháp. Nhưng chúng đã cho tướng Giáp một cơ hội để thấy những hạn chế của VM và điểm yếu của Pháp.
Mọi cố gắng của tướng Giáp để phá vỡ phòng tuyến de Lattre (đơ-lát-trờ) đều thất bại. Mỗi lần như vậy, họ đều bị quân Pháp phản công, gây nhiều thiệt hại. Thương vong của VM đã tăng đến mức báo động trong giai đoạn này, đã khiến một số người đặt câu hỏi về sự lãnh đạo của chánh quyền CS, ngay cả trong đảng. Tuy nhiên, những thành công này của Pháp đã bị triệt tiêu bởi sự chống đối chiến tranh ngày càng gia tăng ngay tại nước Pháp.
PHÒNG TUYẾN ĐỜ-LÁT-TRỜ
Phòng tuyến Đờ Lát-trờ, đặt tên theo tướng Jean de Lattre de Tassigni (Giăng đơ Lát-trờ đơ Tát-si-nhi). Họ của ông tướng này đúng ra là Đờ Lát-trờ, còn chữ "Tát-si-nhi" ko phải là họ, nhưng là tên của khu vực nơi ông ra đời -- người dịch. Đây là một phòng tuyến với những lô-cốt hay công sự bê-tông cốt sắt, chướng ngại vật và các vị trí súng được người Pháp xây dựng chung quanh châu thổ Sông Hồng ở miền bắc VN. Đây là một phản ứng đối với chiến dịch biên giới thành công của VM. Những đồn bót này bảo vệ đường giao thông huyết mạnh giữa Hà Nội và Hải Phòng, bao gồm Đường Số 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng, cũng như đem lại an ninh cho các khu vực quan trọng về kinh tế và đông dân của châu thổ sông Hồng. Nói thêm: Đầu TN 1990, khi làm thông dịch cho người Pháp, tôi đã đi xe hơi trên đường số 5. Dù Mỹ đã chấm dứt ném bom miền bắc từ 1972, nhưng các cầu trên đường này vẫn là cầu sắt, xe cộ chỉ có thể qua lại một chiều, nghĩa là người ta phải chờ đoàn xe bên kia cầu qua hết, thì bên đây mới được qua. Những cầu này xây trước 1954 bởi Pháp, nhưng sau 40 năm vẫn chưa xây mới. Trong khi đó, ngay từ TN 1960, gần các cầu ở miền Nam đều xây bằng bê-tông cốt sắt và hai chiều, nhờ viện trợ Mỹ qua cơ quan USAID. Sở dĩ tôi biết điều này vì trước 75, tôi thường đi lại từ SG xuống Bắc Mỹ Thuận. Riêng "Xa lộ Biên Hòa được khởi công vào tháng 7 năm 1957 thời tổng thống Diệm, hoàn tất vào Tháng Tư năm 1961 với tổng chiều dài 31km. Điểm đầu và điểm cuối của Xa Lộ được xem là 2 cây cầu nổi tiếng: Cầu Tân Cảng (nay là cầu Sài Gòn dài gần 1km) bắc qua sông Sài Gòn, và cầu Đồng Nai dài gần 0.5km bắc qua sông Đồng Nai, theo wikipedia".
1200 lô-cốt riêng biệt bằng bê-tông cốt sắt, có thể chịu đựng đạn 155 ly, được chia thành từng cụm gồm 3-6 lô-cốt để hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi lô cốt chứa tối thiểu ít nhứt là 10 người. Phòng tuyến trải dài 378km. Ngoài ra, một hệ thống các đồn bót nhỏ được xây khoảng 35 km bán kính từ cảng Hải Phòng.
Các lô cốt được kết nối bởi đường xá có thể chịu đựng xe tăng 30 tấn. Việc xây dựng phòng tuyến đã bắt đầu cuối 1950 và hoàn tất cuối 1951.
Với những cải cách của tướng Đờ Lát-trờ, Pháp đã có 228 đại bác diện địa (positional), trong đó có 240 khẩu tại Đông Dương. Trừ 1 khẩu 155 ly tại Bắc Kỳ, còn lại phần lớn là 105 ly. Pháo binh diện địa được dàn trải, thường là các pháo đội với 2 khẩu, dọc phòng tuyến Đờ Lát-trờ, và ở các đồn bót tương tự trong các BCH khác. Các đại bác được bố trí để có thể yểm trợ lẫn nhau.
Tướng quân đã thành công (manage) trong việc đánh bại mọi cố gắng đầy tham vọng của VM nhằm tấn công châu thổ Bắc Kỳ. Ông đã tập họp lực lượng của ông dọc phòng tuyến Đờ Lát-trờ, biến các trung đoàn thành chiến đoàn, và dùng phi pháo để đánh bại những đv Việt Minh lộ diện. Vào cuối của mùa chiến dịch 1951, Pháp thực tế đã có triển vọng tung ra các cuộc tấn công vào VM trong tương lai.
Nắm chức tư lịnh ngày 17/12/1950, ông đã thực hiện một số biện pháp mà các người tiền nhiệm ko dám làm: Ông đã cho nhập ngũ những thường dân Pháp sống ở Đông Dương vào nhiệm vụ canh gác, và chuyển những đv canh giữ các thành phố ra tác chiến. Ông đã gửi trả lại Pháp các tàu có nhiệm vụ di tản phụ nữ và trẻ con Pháp về nước. Ông nói, "một khi phụ nữ và trẻ con ở đây, đàn ông phải chiến đấu để bảo vệ họ."
Chiến đoàn, là một đv chiến đấu cấp trung đoàn, có thể hành quân độc lập, thường gồm bộ binh và thiết giáp hay có thể là một chiến đoàn nhảy dù. Nói thêm: Trước khi có lữ đoàn, quân Dù của VNCH cũng đã hành quân cấp chiến đoàn với pháo binh Dù. Tùy theo tình hình, chiến đoàn có thể tăng phái bởi một chi đoàn thiết giáp và vài đv TĐ TQLC hay BĐQ -- người dịch. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các sđ VM đã buộc Pháp hành quân với nhiều chiến đoàn trong năm 1953-54, và cấp sđ khi chiến tranh chấm dứt.
Tháng 11/1951, Pháp đã tiếp tục tấn công để mở rộng phòng tuyến. Với quân Dù, họ đã chiếm Hòa Bình, 40 km từ phòng tuyến Đờ Lát-trờ. Cuộc HQ đã bị sa lầy (bog down) bởi một loạt các phản công của VM, và trở nên một "máy nghiền thịt" đối với quân Pháp. Vị tướng Đờ Lát-trờ thân yêu bị ung thư ở chân, trở về Pháp, và chết ngày 11/1/1952.
SỰ HỖ TRỢ CỦA MỸ ĐỐI VỚI BINH ĐOÀN VIỄN CHINH VIỄN ĐÔNG CỦA PHÁP, VIẾT TẮT LÀ CEFEO
Cuộc chiến Triều Tiên bùng nổ tháng 6/1950 đã là một bất ngờ với các lãnh đạo Mỹ, báo trước (herald) một chính sách hung hăn mới của khối CS. Cuộc chiến tại Đông Dương rõ ràng đã là một phần của Chiến tranh Lạnh rộng lớn hơn. Khi gửi lính bộ binh sang Nam Triều Tiên, tổng thống Truman cũng ra lịnh gia tăng chương trình trợ giúp cho Pháp tại Đông Dương.
Chương trình này có tên Chương trình Trợ giúp Phòng thủ Lẫn nhau (MDAP) cho Đông Dương vào năm 1950 có trị giá 31 triệu đô. Ngày 30/6, tám máy bay C-47 chở đầy phụ tùng tới Sài Gòn. Một hàng không mẩu hạm Pháp sẽ đến bang Cali tháng 9 để lấy 40 chiến đấu cơ F6-F, trong khi một tàu Pháp sẽ đến Mỹ để nhận 16 chiếc LCVP (tàu đổ bộ chở người và xe), sau chiếc LSSL (tàu đổ bộ loại lớn) và một số hàng hóa khác.
Đây chỉ một khởi đầu vì năm 1951 chương trình này đã cung cấp quân viện trị giá 133 triệu, và năm 1952, 171 triệu. Khoảng 21.300 tấn quân viện mỗi tháng được chở tới, chưa kể các máy bay và tàu chiến đã bay hay chạy đến từ Mỹ. Năm tài chánh 1953 Mỹ đã chi 400 triệu cho Kế hoạch của Na-va-rờ.
Đại sứ Pháp đã yêu cầu Mỹ chuyển giao một mẩu hạm giống chiếc Lafayette (La-phai-ết) và Arromanches (A-rô-măng-sờ) của Pháp. Tháng 9, chiếc tàu Belleau Wood của Mỹ đã chuyển giao cho Pháp. Ngoài ra, Mỹ đã cho mượn sáu máy vận tải C-119 Flying Boxcar, với phụ tùng và phi hành đoàn. Lúc đầu sẽ do các phi công dân sự có hợp đồng với chính phủ Mỹ lái, sau sẽ do các phi công Pháp.
NÀ SẢN VÀ HQ LORRAINE (LO-REN-NỜ)
Khi "máy nghiền-thịt" ở Hòa Bình đã xong, tình hình lắng dịu. Dù có những đột kích, chạm súng và tấn công du kích, nhưng suốt phần lớn năm 1952, hai phía đã thu quân, đặc biệt trong mùa mưa, để chuẩn bị các cuộc HQ lớn.
Tháng 11/1952, trận Nà Sản là trận đầu tiên Pháp dùng chiến thuật "con nhím" (hedgehog) hay phòng thủ chiều sâu. Tướng Raoul Salan (Ra-un Sa-lăng) nghĩ rằng các tiền đồn phòng thủ tốt, được tiếp tế bằng máy bay, sẽ mời gọi VM tấn công, khi ấy sẽ buộc chúng vào trận địa chiến. Liệu "căn cứ không-địa" này có thể chịu đựng được, do rất xa châu thổ sông Hồng. Nà Sản sẽ là câu trả lời.
Vào đầu tháng 10, Sa-lăng đã bắt đầu tăng cường cho tiền đồn và sân bay Nà Sản. Đồn này được tiếp tế bằng máy bay C-47 Dakota của Mỹ viện trợ, bay từ HN. Nhưng, Giáp đã tránh Nà Sản, thay vào đó tấn công dọc thung lũng sông Đà, và Nghĩa Lộ.
VM đã kiểm soát phần lớn Bắc Kỳ bên ngoài phòng tuyến Đờ-Lát-trờ. Tình hình này nguy ngập cho Pháp, và Sa-lan đã chọn một cách "tiếp cận gián tiếp", và phát động HQ Lorraine (Lo-ren), để tấn công các kho bãi của VM ở Phú Yên, phía tây bắc HN. Ngày 29/10, 30.000 quân Pháp di chuyển từ phòng tuyến Đờ-lát, và chiếm Phú Thọ ngày 5/11, và Phủ Doản 9/11 bằng thả xuống quân dù, và cuối cùng Phú Yên ngày 13/11.
Trước nhứt, Giáp ko phản ứng. Y muốn chờ đường tiếp tế của Pháp trải mỏng, để cắt đứt. Sa-lan đã đoán đúng ý của VM, và hủy bỏ HQ ngày 14/11. Chỉ có một đụng độ lớn khi rút quân, khi VM phục kích quân Pháp ở Chấn Mường.
Pháp thiệt hại 1.200 người trong HQ này, phần lớn trong phục kích trên. HQ Lo-ren đã thành công một phần, chứng tỏ Pháp có thể tấn công những mục tiêu bên ngoài phòng tuyến Đờ-Lát. Tuy nhiên, họ đã ko thể làm trệch hướng (divert) cuộc tấn công của VM, hay phá hủy hệ thống tiếp tế của họ.
Cuối tháng 11, Giáp đã tấn công cụm cứ điểm Nà Sản, bằng cách dùng sđ 308 và trung đoàn 88 biệt lập. Tấn công bắt đầu ngày 23/11. Với 10 TĐ bộ binh có hầm hố kỹ lưỡng, cộng phi pháo, quân của ĐT Gilles (Gin-lờ) đã đập tan hai trung đoàn của 308. Sau tổn thất 7.000 người, tướng Giáp đã rút ngày 2/12.
KẾ HOẠCH NAVARRE (NA-VA-RỜ)
Trung tướng Henri Navarre (Hăng-ri Na-va-rờ) nắm quyền tháng 5/1953 với nhiều hứa hẹn. Là một người đầy tự tin, thái độ trầm tỉnh và tách biệt (aloof) của ông đã hài hòa với nghề nghiệp nhà binh. Ông đã từng phục vụ trong đệ Nhị thế chiến, nhưng phần lớn làm về tham mưu, đặc biệt về tình báo. Tuy nhiên ông đã chỉ huy sđ 5 thiết giáp của Pháp ở Đức sau 1945.
Ý định của ông là nếu giữ được Lào thì giữ, nhưng sẽ bảo vệ Binh đoàn Viễn chinh Viễn Đông thuộc Pháp, viết tắt là CEFEO, bằng mọi giá. Nói thêm: Binh đoàn này phần lớn là lính tình nguyện thuộc các lãnh thổ thuộc địa hay bảo hộ trong Liên hiệp Pháp gồm Ma-rốc, An-dê-ri, Tu-ni-zi, vùng nam sa mạc Sahara, Mã đảo (Madagascar), và Đông Nam Á. Ngoài ra còn có lính Lê-dương, phần lớn là dân Âu châu tình nguyện. Năm 1954, quân số của họ là 177.000 người, bao gồm 59.000 dân bản xứ. Như đã viết trong bài trước, ngoài Binh đoàn này còn có Quân đội Quốc gia VN, gồm các sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ nhập ngũ theo lịnh tổng động viên của Quốc trưởng Bảo Đại -- người dịch.
Ông vẫn tiếp tục chiến thuật của Đờ-Lát-trờ, nhưng làm sâu sắc thêm khi truyền đạt vào quân Pháp tinh thần chiến đấu mới, nhiều di động tính và tăng cường tấn công hơn trước. Theo kế hoạch của ông, binh đoàn này hoàn toàn ko còn nhiệm vụ phòng thủ, giao việc đó cho người VN, ý nói quân đội quốc gia VN. Ông có ý định lập 21 "căn cứ không-lục", giống như Nà Sản trong lãnh thổ VM. Những đv này sẽ HQ tấn công địch khiến VM phải tốn nhiều quân để bảo vệ hậu phương của họ. Kế hoạch này phải xong vào năm 1955.
Kế hoạch Na-va-rờ cho năm 1953-54 có các mục tiêu sau:
1/ Chia Đông Dương làm chiến trường riêng biệt, một ở bắc, một ở nam.
2/ Ở bắc nặng về phòng thủ, lập thêm 12 TĐ bộ binh.
3/ Lập chương trình bình định ở châu thổ của bắc Kỳ.
4/ Phát động tổng tấn công ở miền nam.
5/ Thành lập và huấn luyện Quân đội Quốc gia VN.
6/ Thành lập vài sđ lưu động trước mùa thu 1954.
7/ Tìm kiếm một trận đánh quyết định.
Mục tiêu cuối cùng, "tìm kiếm một trận đánh lớn quyết định" trở nên rất quan trọng, khi dân Pháp đang mất kiên nhẩn, và muốn chiến tranh Đông Dương được giải quyết.."