Tuesday, December 5, 2023

MỘT TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG XUẤT SẮC CỦA VMCS LẠI LÀ EM VỢ CỦA THỦ TƯỚNG VNCH PHAN HUY QUÁT 

- Đường số 4 đã trở con đường chết chóc nhứt trong Đông Dương. Đến độ lính Lê-dương đã nói "ko ai có thể đi con đường này hai lần mà sống sót."

"Chúng tôi sẽ ko bao giờ trở lại", đại tá Lơ Pa-dơ, đã nói với một người bạn trước khi đoàn quân di chuyển. Ông là chỉ huy lực lượng đặc nhiệm 3.500 quân, từ Thất Khê tiến về phía bắc để tiếp viện cho Đông Khê, cách đó 17.7 km. Họ đã phải đi bộ do trời mưa nặng hột khiến đường xá lầy lội, nên máy bay ko hoạt động và xe và pháo binh cũng ko thể tháp tùng đoàn quân. 

Lời nói đầu: Năm 2022, báo chí tại VN đã rầm rộ loan tin về cái chết của cựu trung tá Đặng văn Việt, sanh năm 1920, hưởng thọ 102 tuổi, từng chỉ huy trung đoàn 174 VMCS trong các trận đánh trên đường thuộc địa số 4 năm 1950. Ông này có một tiểu sử oái ăm khi chị ruột của ông là bà Đặng thị Lý vợ của ông Phan Huy Quát, thủ tướng VNCH -- chết năm 1979 vì viêm gan khi bị giam tại Khám Chí Hòa. Ông Việt còn có ba anh chị em khác sống tại Pháp, Mỹ và Úc. Cha ông là Đặng văn Hướng, từng làm tổng đốc Nghệ An thuộc chánh phủ Trần Trọng Kim, từ năm 1947 là quốc vụ khanh phụ trách 3 tỉnh Thanh-Nghệ-Tỉnh trong chánh phủ HCM. Trong Cải cách Ruộng đất năm 1954, ông bị địa phương đấu tố vì xếp vào thành phần quan lại của triều Nguyễn. Ông HCM can thiệp giúp đỡ nhưng quá trễ, mấy năm sau ông Hướng chết vì bịnh. 

Ở một phương diện khác, các trận đánh năm 1950 này là thiệt hại lớn nhứt từ khi quân Pháp có mặt tại Đông Dương nên đã gây tốn kém ko biết bao nhiêu giấy mực của các nhà quân sử thế giới. Cũng trong tinh thần đó, tôi xin chuyển ngữ  bài sau đây trên Historynet: The Disasters Before Dien Bien Phu: In 1950, the Vietnamese Routed the French in Chinese Border Battles (historynet.com)

====

"Các chiến sĩ trẻ của sđ 308 tân lập của tướng Võ Nguyên Giáp, vừa được huấn luyện và trang bị bởi TC, đã phô diễn những kỹ năng tác chiến tàng hình chống quân Pháp vào tháng 5/1950. Bốn TĐ bộ binh của Giáp đã trèo những đồi đá vôi dốc đứng quanh thị xã Đông Khê ở đông bắc của Bắc Kỳ, vùng cực bắc của VN, mà ko bị phát hiện dù mang theo 5 khẩu sơn pháo 75-ly của Mỹ, do quân TC tịch thu từ quân Tưởng Giới Thạch. Nói thêm: Sơn pháo (pack howitzer) là súng nạp đạn từ đuôi súng (breechloading), được dùng ở núi và khu vực mà xe kéo pháo ko chạy được. Súng nặng 653 kg, bắn 6 viên phút, bắn xa 8.8 km. Nó có thể tháo rời để chuyên chở bằng ngựa, lừa hay người--người dịch.

Vào bình minh của ngày 25/5, họ đã nổ súng với một hỏa lực kinh hồn vào tuyến phòng thủ Pháp trấn giữ bởi 800 lính, phần lớn là lính bộ binh Ma-rốc chỉ huy bởi sĩ quan (sq) Pháp. 

Giáp, tổng TL của bộ đội VM do CS lãnh đạo đã đánh nhau với thực dân Pháp từ tháng 12 1946, đã ngừng pháo kích 2 ngày sau đó. Kế đó quân của y đã tấn công biển người, tràn ngập căn cứ này và hầu như quét sạch những kẻ còn lại, một số trong số này đã trốn vào rừng núi. Khoảng 0900 ngày 27/5, 48 giờ sau khi trận đánh bắt đầu, VM đã làm chủ Đông Khê.

Pháp đã phản ứng nhanh chóng với trận đánh ngày 27.5 bằng cách thả TĐ 3 Dù thuộc địa, một đv rất thiện chiến, xuống căn cứ đã bị tràn ngập này vào lúc gần trưa cùng ngày và ngạc nhiên khi thấy bộ đội VM đang hôi của. Sau vài giờ chiến đấu ác liệt, thường là cận chiến, VM đã rút lui vào rừng. 

Giáp ko bao giờ có ý giữ căn cứ này. Giờ đây ông đã hoàn tất mục tiêu. Trận đánh vào tháng 5 là cơ hội cuối cùng để tập dượt (season) binh sĩ của sđ 308 cho những trận đánh dữ dội sắp tới. Ông đang chuẩn bị tung ra (unleash) một tấn công đại qui mô chống lại sáu cứ điểm của Pháp--bao gồm Đông Khê--dọc đường thuộc địa 4 gần biên giới với TC khi các cơn mưa gió mùa chấm dứt cuối tháng 9 hay đầu tháng 10. Những tháng chuẩn bị gian khổ ở phía trước ông. 

Sau khi VM đã rút khỏi Đông Khê, tổng TL quân Pháp, tướng Carpentier (Các-păng-chi-ê), một người hoàn toàn xa lạ với Đông Dương, đã có thể tránh một tấn công dữ dội của VM bằng cách di tản các đồn biên giới này, gồm khoảng gần 12.000 lính Pháp và Bắc Phi, lính Lê-dương rất thiện chiến và kỷ luật, thổ dân Thái đồng minh với Pháp và những dân thường sống kế cận các đồn này (camp follower) -- họ buôn bán đổi chác hay cung cấp dịch vụ cho lính trong đồn -- người dịch.

Carpentier có thể có thói ngạo mạn (hubris), khi khinh thường địch quân mà nhiều sq Pháp cũng phạm phải--mà sau này là sq Mỹ. Họ đã đánh giá rất thấp khả năng chiến đấu của đối phương trong khi đánh giá quá cao khả năng chiến đấu của họ. 

Vì từ cuối năm 1949, Giáp đã gia tăng (ratch up) áp lực lên những đoàn công-voa tiếp tế lớn của Pháp khi họ cố gắng di chuyển trên Đường 4 để đến các đồn bót này. Các đoàn xe này đã lọt vào các ổ phục kích chết người hay đường bị phá hay cầu sập. Sự xuất hiện ngày càng tăng ở nam TQ của các lực lượng CS của Mao Trạch Đông--vừa chiến thắng trong Nội Chiến Trung Hoa chống quân đội quốc gia của Tưởng Giới Thạch--đã cổ võ Giáp tấn công các đồn bót trên Đường 4 cuối năm 1950. 

Giáp đã trải qua những tháng bị thua liểng xiểng (grueling) ở vùng Việt Bắc, một lãnh thổ xa xôi ở bắc và đông bắc của Bắc Kỳ nơi mà lực lượng du kích VM đặt đại bản doanh. Nói thêm: Khi quân của Mao chưa làm chủ Trung Hoa lục địa, quân VM không phải là đối thủ của quân Pháp vì võ khí thiếu thốn và thô so; nhưng điều này đã thay đổi vào năm 1949 -- người dịch. Ông đã tổ chức 100.000 quân chánh quy thành sáu sđ lưu động gồm 70 TĐ, yểm trợ bởi pháo binh, phần lớn trang bị các võ khí của Mỹ mà quân TC tịch thu từ quân đội Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng. 

Giờ đây Giáp đã sẵn sàng để cho quân của ông dự trận thử lửa đầu tiên của họ (baptism of fire) trong chiến tranh quy ước. Mục tiêu của VM là một loạt các đồn bót cô lập của Pháp trên Đường 4, đó là Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, Nam Nùng, Tiên Yên và Lạng Sơn. Một cứ điểm khác, Lào Cai, bảo vệ bởi bốn đồn nhỏ chung quanh, nằm ở miền Cao nguyên của người Thái, phía tây của Sông Hồng nơi mà nó tiếp giáp với biên giới TQ. Một chiến thắng quyết định của VM sẽ quét sạch những đồn bót của Pháp ở toàn vùng phía bắc của Bắc Kỳ, đông của Sông Hồng, cho phép người và tiếp liệu từ TC di chuyển tự do (unfettered) vào vùng Việt Bắc. Là một phần thưởng, điều này sẽ cho quân VM một chiến thắng làm nức lòng mọi người trong trận thử lửa đầu tiên tại chiến trường. 

Trong tháng 5/1949 chánh phủ Pháp đã gửi tham mưu trưởng lục quân, tướng Georges Revers (Giót-giơ Re-ve) tới Bắc Kỳ trong một nhiệm vụ tìm hiểu thực tế. Ông đã khuyến cáo rằng các đồn biên giới phải tăng cường mạnh mẻ hay rút bỏ càng nhanh càng tốt khi an ninh cho phép. Người Pháp đã ko nghe theo lời khuyên này.

Sau khi tái chiếm Đường 4 trong năm 1947 trong HQ Lea, người Pháp đã lập những đồn để đóng quân lâu dài ở cách khoảng dọc theo "đường" này--một đường đất chỉ có một làn, mòn nhẵn vì đi lại nhiều, nơi rộng nhứt chỉ 3.6 m và hai bên là những đồi núi đầy rừng rậm và những núi đá vôi răng cưa. Năm 1950, đường 4 bị kiểm soát bởi VM. Các đồn này ko thể yểm trợ lẫn nhau và có thể bị tấn công từng cái theo ý muốn của VM. Chúng ko những dễ bị tấn công bởi VM mà còn cầm chân hàng ngàn người lính rất cần ở Châu thổ Sông Hồng, nơi mà VM đang gia tăng số làng mạc mà họ kiểm soát.

Giáp đã ko bao giờ nghỉ ngơi trong những tháng mưa giữa các mùa chiến dịch. Từ 1948 đến 1950, ông đã lập một hệ thống tiếp vận đủ khả năng để yểm trợ các sđ lớn với đủ mọi khả năng khác nhau, và có thể hành quân xa căn cứ trong một khoảng cách xa và thời gian dài -- ý nói các sđ của Giáp ko khác gì một đại đv của một quân đội hiện đại -- người dịch. Ông rất may là có một đồng minh hùng mạnh là Mao. Người bạn CS này đã giúp Giáp giải quyết những vấn đề về vũ khí nặng và tiếp liệu phức tạp, đã gửi những sĩ quan (sq) kinh nghiệm tới Việt Bắc để làm huấn luyện viên và cố vấn về chính trị, lập các toán cố vấn quân sự ở cấp TĐ và ở cấp cao hơn để giúp Giáp và các sq của ông trong việc hoạch định các kế hoạch HQ. Tướng Giáp và bộ tham mưu (BTM) đã trải qua rất nhiều giờ để chuẩn bị cho các trận đánh. Các đv bộ binh VM thực tập tấn công trên các mô hình thu nhỏ của các đồn sẽ là mục tiêu. Giáp chỉ tấn công với ít nhứt là dùng 3 đánh 1, có lúc dùng 8 đánh 1. 

Vào cuối 1950, các vụ đắp mô, mìn và phục kích của VM dọc đường số 4 đã gây tổn thất nặng cho quân và chiến cụ của Pháp trên đường tới căn cứ lớn của họ tại Cao Bằng; căn cứ này chỉ huy bởi trung tá Marcel Charton (Mác-xen Xác-tông), một người lính Lê-dương đầy huyền thoại. Bị phong tỏa về đường bộ, căn cứ này buộc phải tiếp tế bằng đường không. Họ đã di tản những đồn nhỏ trên đường số 4, chỉ giữ lại Cao Bằng, Lào Cai, Đông Khê, và Thất Khê với BCH đặt tại Lạng Sơn. Đường số 4 đã trở con đường chết chóc nhứt trong Đông Dương. Đến độ lính Lê-dương đã nói "ko ai có thể đi con đường này hai lần mà sống sót."

Đầu tháng 9, Các-păng-chê đã thông báo rằng quân Pháp sẽ tấn công và chiếm tp Thái Nguyên trên Đường thuộc địa số 3. Sau đó, quân ở Cao Bằng sẽ rút và đi bộ về nam theo đường 4, bỏ lại pháo binh và trang bị nặng, Các-păng-chê đã chỉ thị cho Sác-tông nên rút quân "nhanh và bất ngờ," hai điều này ko thể thực hiện trên đường 4. Vì VM đã có nhiều "tai mắt" quanh thị xã Cao Bằng thì làm sao dễ dàng làm theo chỉ thị này -- người dịch. Thái Nguyên ko có giá trị chiến thuật đối với các đồn bót trên đường 4. Việc Pháp tái chiếm Thái Nguyên chỉ tạo tiếng vang để chuyển hướng dư luận trong lúc Pháp di tản Cao Bằng. 

Trong khi đó, đoàn quân cứu viện sẽ tiến về phía bắc từ Lạng Sơn. Khi tới Cao Bằng, hai đoàn quân này sẽ cùng nhau tiến về nam để tới châu thổ Sông Hồng tương đối an toàn hơn. Các-păng-chê đã ngu xuẩn hy vọng rằng cả hai mục tiêu sẽ được hoàn tất trước cuối mùa mưa và trước khi Giáp chuẩn bị các cuộc HQ--dù thực tế, ông này đã chuẩn bị. Ông Giáp đã di chuyển ít nhứt là 14 TĐ bộ binh và ba TĐ pháo binh cho mặt trận biên giới. 

Ngay trước khi Các-păng-chê có thể tiến hành cuộc rút quân, năm TĐ của sđ 308 VM, hỗ trợ bởi một TĐ võ khí nặng, đã tấn công Đông Khê, phía dưới của Cao Bằng, ngày 16/9, đánh đấu giai đoạn mở đầu của chiến dịch của Giáp tấn công các đồn biên giới.

Sau một màn pháo kích dữ dội bằng cối và sơn pháo 75 ly của Mỹ (tịch thu từ quân của Tưởng tại lục địa), các đặc công của VM, chỉ mặc quần cụt. mang theo những túi chất nổ và những ống chứa đầy chất nổ hay bangalore đã áp sát đồn này. Họ đã tạo những cửa mở trên hàng rào phòng thủ và theo sau họ là những đợt tấn công của bộ binh. 300 lính phòng thủ của các đại đội 5 và 6 của TĐ 2/3 lính Lê-dương, đã phải chiến đấu ko có không yểm do bầu trời nhiều mây nhưng họ vẫn có thể đẩy lui những đợt tấn công liên tục trong khi thương vong gia tăng ở 2 phía. Tuy nhiên, phe tấn công, đã quyết tâm tấn công trong hơn 2 ngày. Vào giữa buổi sáng của ngày 18/9, cuối cùng họ đã tràn ngập Đông Khê. 300 quân phòng thủ bị đánh tan: 140 lính Lê-dương bị bắt, 12 chạy về phía nam tới Thất Khê, số còn lại chết hay mất tích. 

Dù mất Đông Khê, Các-păng-chê vẫn tiếp tục kế hoạch của ông khi cuối tháng 9, dùng hai sđ bộ binh để tấn công Thái Nguyên, có thiết giáp và phi pháo yểm trợ. Quân của ông đã chiếm TP này vào giữa tháng 10 trước chống trả yếu ớt. Vì Thái Nguyên chỉ có ít giá trị chiến thuật và đối phương ko có ý tái chiếm, quân Pháp chỉ ở lại 10 ngày trước khi rút bỏ. Những chuẩn bị kỹ lưỡng của Giáp đã có kết quả tốt khi quân của ông đã có mặt trên đường 4 và chiếm giữ Đông Khê. 

Lo âu rằng Cao Bằng có thể bị bao vây, Các-păng-chê ra lịnh cho Sác-tông hủy bỏ pháo binh và cơ giới nặng, rồi bắt đầu rút về phía nam, vào tối ngày 2/10. Vị chỉ huy của lính Lê-dương, đại tá Sác-tông, được lịnh dùng đường số 4, thay vì đường số 3 an toàn hơn về Thái Nguyên. Điều này đã chứng tỏ là một sai lầm tai hại và chết người vì VM đang chận đường số 4.

Các-păng-chê đã tập hợp quân tiếp viện tại Lạng Sơn. Chỉ huy bởi trung tá Le Page (Lơ Pa-dơ), đoàn quân gồm ba TĐ lính Bắc-Phi, đó là TĐ 1 và 11 Tabor và một TĐ của trung đoàn 8 bộ binh Ma-rốc. Nói thêm: Tabor là tên gọi của các đv bán chánh quy của lính bộ binh và thiết giáp tuyển mộ tại Ma-rốc trong thời gian Pháp cai trị xứ này 1908-56 -- người dịch.

Đoàn quân này có tên lực lượng đặc nhiệm Bayard (Báy-Dà), được lịnh tiến về bắc tới Thất Khê, nơi họ đến vào ngày 19/9 và đã bắt tay với một trong những đv thiện chiến nhứt ở Đông Dương, TĐ 1 Dù Lê-dương

Chẳng bao lâu các sq của TĐ dù này đã hoảng hốt khi Lơ Pa-dơ tỏ ra ko quyết định và thiếu kinh nghiệm. Lính Dù còn coi thường lính Bắc Phi vì nghĩ rằng họ giỏi hơn. Lơ Pa-dơ rõ ràng ko thích hợp cho nhiệm vụ này. Là sq pháo binh, ông ko quen chiến tranh rừng núi. Ông có vấn đề về sức khỏe, ko tin tưởng vào đám lính Bắc-Phi dưới quyền ông và có vẻ cả chính ông. 

Ngày 30/9, ông nhận một cái lịnh "khó nuốt" trong tình hình hiện tại: Lực lượng đặc nhiệm của ông phải tiến chiếm Đông Khê ở 17.7 km về phía bắc vào ngày 2/10. Vì ko có tin tình báo ở Đông Khê, ông đã đúng đắn khi do dự. Trời mưa nặng hột khiến ko có không yểm và đường lầy lội khiến xe tải và pháo binh ko thể tháp tùng đoàn quân. Hơn nữa, Giáp đã huy động ít nhứt mười TĐ bộ binh, yểm trợ bởi một trung đoàn pháo, chung quanh Đông Khê. Lơ Pa-dơ hy vọng lịnh này sẽ được hủy bỏ (rescind). Khi đoàn quân này di chuyển, ông đã nói với một người bạn, "Chúng tôi sẽ ko bao giờ trở lại."

Khi trời tối của ngày 30/9, Lơ Pa-dơ và lực lượng đặc nhiệm 3.500 người của ông bắt đầu đi tới Đông Khê với TĐ 1 Dù Lê-dương đi đầu. Lúc 5 g chiều ngày kế, 1/10/1950, Lơ Pa-dơ và đoàn quân của ông đã làm cấp trên ngạc nhiên khi vượt qua nhiều chướng ngại của địch và tới ngoại ô phía đông của Đông Khê, nơi mà ông cuối cùng đã tạm dừng sau khi bị hỏa lực của súng liên thanh và pháo binh bắn từ các đống đổ nát của Đông Khê. Lơ Pa-dơ đã táo bạo mở một gọng kềm vào ngày 2/10 khi gửi quân Lê-dương đánh vào một cạnh sườn địch và quân Ma-rốc đánh vào cạnh sườn kia. Hai mủi tấn công này đều thất bại do rừng rậm rạp, phản công mạnh mẻ và những đỉnh đá vôi dốc đứng. Đoàn quân của Lơ Pa-dơ phải đi vòng quanh Đông Khê.

Lơ Pa-dơ được lịnh rời đường 4 và di chuyển về hướng tây ngày 3/10.

Vẫn với TĐ Dù lê dương đi đầu, lực lượng đặc nhiệm này mở đường về hướng tây và sau đó chuyển về hướng bắc bằng cách vượt những đỉnh đá vôi răng cưa dọc theo Đường mòn Quảng Liệt trước khi tạm dừng ở Na Pa, chỉ cách Đông Khê 4.8 km. Đêm đó, đoàn quân của Lơ Pa-dơ chen chúc trong một thung lũng chật chội ở bên cạnh một ngọn đồi, và dù bị tấn công biển người nhiều đợt, nhưng vẫn còn cầm cự.

Trong khi đó, được lịnh rời Cao Bằng vào tối của ngày 2/10, ĐT Sác-tông đã ko phá hủy pháo và xe tải như chỉ thị. Thay vào đó, ông cho lính lên xe và đoàn xe chỉ có thể khởi hành vào 12g trưa ngày 3/10. Dẫn đầu bởi TĐ 3/3 bộ binh lê-dương, đoàn quân dài hơn cây số rưởi gồm 1.000 lính Pháp, 600 lính Lê-dương, 1.000 người phần lớn là thổ dân Thái và gia đình họ, người bị thương và 500 dân thường VN (gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em sống tại Cao Bằng). 

Việc tiến quân của ông chậm chạp do thường bị phục kích và đấp mô trên đường nên vào lúc bình minh ngày 4/10, Sác-tông chỉ tiến được 14.4 km, khi đoàn quân tạm dừng gần Nậm Nùng trên đường 4.

Khoảng trưa, Sác-tông nhận những tin tức gây bối rối, gửi đi từ Lạng Sơn: Tin đầu tiên, đoàn quân của Lơ Pa-dơ, sau khi rời đường 4 vào chiều hôm trước, giờ đây bị bao vây trong rừng ở tây và nam của Đông Khê và bị tấn công dữ dội (maul); tin thứ hai, đoàn quân của Sác-tông phải di chuyển càng nhanh càng tốt để cứu viện quân của Lơ Pa-dơ. Do đường 4 bị chận bởi VM, Sác-tông đã phá hủy xe tải và pháo binh vô dụng, để dân thường ở lại và rời đường 4 tiến vào rừng về phía tây với TĐ 3/3 bộ binh Lê-dương dẫn đầu, vừa đi vừa dùng dao chặt cây mở đường. 

Sác-tông, ít nhứt, cũng có bản đồ khu vực này và cố gắng tìm Đường mòn Quảng Liệt để đi về phía nam tới Thung lũng Quảng Liệt, nơi mà ông hy vọng bắt tay với đoàn quân của Lơ Pa-dơ ở Đồi 477. Trong khi đó, TĐ Dù Lê-dương của Lơ Pa-dơ, vẫn còn bị bao vây trên một ngọn đồi, bao quanh là các vách đá vôi dốc đứng nhìn xuống thung lũng này và ấp Cốc Xá ở phía tây. Lối thoát duy nhứt của họ là một lối đi chật hẹp, có tên là Hẻm núi Cốc Xá ở cuối của thung lũng. 

Tiến quân quá chậm do địa hình hiểm trở và địch xuất hiện dày đặc, đạo quân của Sác-tông rất gan lì (doggedly) đi về phía nam dọc theo đường mòn Quảng Liệt (ko còn dấu vết) trong hai ngày, đến gần Thung lũng Quảng Liệt và đã liên lạc qua máy với lính dù Lê-dương vào ngày 6/10. Lịnh mới đã yêu cầu quân của Sác-tông giữ Đồi 590 và bảo vệ phần còn lại của thung lũng trong khi lính dù trong toán tiên phong của lực lượng đặc nhiệm của Lơ Pa-dơ phải mở một lối đi trong hẻm núi này để tiến tới Cốc Xá. 

Trong khi đó, quân của Lơ Pa-dơ tiếp tục chiến đấu trong tuyệt vọng trước quân số đông hơn của địch trong rừng rậm và các đỉnh đá vôi ở tây nam Đông Khê. Sau khi vài đv Pháp bị phục kích và tan rả, những kẻ sống sót bị săn như thú trong rừng bởi các bộ đội VM la hét bằng tiếng Pháp: "Những người lính Pháp, hãy tự giải thoát. Bạn đã lầm đường lạc lối!"

Khi bình minh đến gần vào ngày 7/10, phần còn lại của đoàn quân Lơ Pa-dơ vẫn còn bị vây trong núi bởi hai TĐ địch, Lơ Pa-dơ đã yêu cầu quân dù Lê-dương phá vỡ nút chận ở Hẻm núi Cốc Xá. Trước bình minh, quân dù lê-dương đã làm được điều đó nhưng gần như bị quét sạch. Chỉ có 130 người sống sót của TĐ 500 người này. Phần còn lại của đoàn quân Lơ Pa-dơ cũng đụng nặng. Đến cuối ngày 7/10, chỉ còn 530 người lính của đoàn quân 3.500 người của Lơ Pa-dơ. 

Những tàn quân hốc hác (haggard) của Lơ Pa-dơ cuối cùng đã bắt tay với toán quân tiên phong kiệt sức của Sác-tông, đó là TĐ 3/3 bộ binh Lê-dương tại phía đông của Cốc Xá, nhưng khổ nạn này của họ chưa hết. Những kẻ sống sót này chia thành những toán nhỏ, để người bị thương ở lại với các y tá tình nguyện, và cố gắng xuyên qua những khu rừng đầy VM để tới Thất Khê, 16 km về phía đông. Đêm đó, một đại đội cứu viện 270 người của TĐ biệt kích Dù thuộc địa và 130 người của đại đội bổ sung của TĐ 1 Dù Lê-dương được không vận tới Thất Khê. Sáng hôm đó, VM đã tung ra cuộc tấn công lớn nhứt chưa từng thấy chống lại quân của Sác-tông và làm bị thương và bắt sống ông này. Tình hình ngày càng xấu thêm khi hoảng loạn đã tràn lan từ hàng ngũ lính Bắc Phi của Lơ Pa-dơ -- thể chất thì cạn kiệt, mê sảng (delirious) và hầu như mất kiểm soát--đã truyền sang quân của Sác-tông, khiến đv này cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn. Chỉ có những lính Lê-dương vẫn còn giữ tinh thần chiến đấu, dù quân số của họ chẳng bao lâu suy giảm. Hàng ngàn bộ đội VM đã tràn tới và chẳng bao lâu đã làm chủ tình hình. 

Khoảng 300 người đến được Thất Khê ngày 8 và 9/10, bao gồm 29 kẻ sống sót của TĐ 1 Dù Lê-dương, TĐ Dù đầu tiên của Pháp thua trận. Thất Khê đã di tản trong vội vã vào cuối ngày 9/10. Quân đồn trú, dân trong thành phố và những kẻ sống sót của đoàn quân Lơ Pa-dơ và Sác-tông suối nam trên đường 4. Những người lính còn lại của TĐ biệt kích Dù thuộc địa và TĐ 1 Dù Lê dương, đã miễn cưỡng di tản trong khi các đồng đội của họ vẫn còn lạc lỏng trong rừng ko xa họ, đã làm nhiệm vụ đoạn hậu của đoàn quân này. 

Trong không khí hoảng loạn, viên TL khu vực biên giới đóng tại TP Lạng Sơn đã ra lịnh mọi đv từ Thất Khê phải di tản theo đường 4, khiến gia tăng hỗn loạn và thiệt hại. TĐ 3 biệt kích Dù và TĐ 1 dù Lê- dương, quân số 400 ngươi khi bắt đầu di tản khỏi Thất Khê ngày 10/10 đã đụng độ mạnh giữa đường tới Lạng Sơn và thiệt hại phân nửa. Lần nữa, những kẻ sống sót chia thành các toán nhỏ và cố gắng vượt rừng để đến vùng an toàn, nhưng hầu như bị giết sạch, đã khiến TĐ 3 biệt kích Dù trở thành TĐ Dù thứ hai thua trận

Ngày 17-18/10, Pháp lại di tản Lạng Sơn dù ko có đe dọa trực tiếp về quân sự, để lại những kho vũ khí và trang bị khổng lồ--có thể cung cấp lương thực, quân trang, tiếp liệu y tế, võ khí, đạn dược và trang bị cho một sđ VM ít nhứt một năm. 

Các dân quân người Thái canh giữ 4 đồn nhỏ quanh Lào Cai đã rút về tp này. Rồi toàn lực lượng này đã di tản khỏi Lào Cai. (12 bộ lạc người Thái đã hợp lại thành Liên bang Thái, thân với Pháp và hưởng tình trạng bán tự trị trong Liên hiệp Pháp từ 1948 với thủ đô ở Lai Châu, nằm ở phía tây Sông Hồng trên biên giới Việt-Hoa). 

Tuy nhiên, Giáp đã trả một giá rất đắc cho chiến thắng này. Trong 30 ngàn quân tham chiến đã có 9 ngàn hy sinh. Nhiều người bị thương đã chết trước khi về đến hậu phương, do các dịch vụ quân y của Giáp ko thể đáp ứng thương vong lớn lao. Tuy nhiên, những thắng lợi chưa từng có của Giáp đã khiến người Pháp rối loạn (disarray). Họ sợ rằng Châu thổ Sông Hồng sẽ bị tấn công, và có những kêu gọi nên di tản kiều dân Pháp khỏi Bắc Kỳ. May mắn cho họ, khủng hoảng này đã hết. Vì chẳng bao lâu xuất hiện của một tổng TL mới, có tài năng, đầy huyền thoại, đó là tướng Jean de Lattre de Tassigni (Giăng đờ Lát đờ Tát-si-nhi), người đã hoàn toàn đảo ngược tình hình trong vòng một năm, tái lập sự tin tưởng và hãnh diện trong các lực lượng chiến đấu.

Tuy nhiên, nỗi đau này của thất bại vẫn còn. "Khi khói súng đã tan," sử gia Bernard Fall đã viết, "người Pháp đã chịu thiệt hại lớn nhứt của họ trong chiến tranh thuộc địa kể từ hầu tước Montcalm chết tại Quebec Canada năm 1749. Họ đã mất 6.000 lính, trong đó có 4.800 chết, 13 đại bác, 125 súng cối, 450 xe tải, ba trung đội thiết giáp, 940 đại và trung liên, 1.200 tiểu liên và hơn 8.000 súng trường. Những trang bị và võ khí bỏ lại đủ trang bị cho một sđ của VM."

Vì ko đủ người cũng như ý chí chánh trị cần thiết để đưa Chiến tranh Đông Dương lần thứ Nhứt 1946-54 đến một chiến thắng cuối cùng, cố gắng của nước Pháp nhằm giữ các thuộc địa Đông Dương đã dẫn đến một kết thúc nhục nhã (ignominious) vào giữa năm 1954, trong đống đổ nát đầy bùn lầy của một căn cứ đầy khiếm khuyết trong một thung lũng có tên Điện Biên Phủ."

Chuyển ngữ từ bài viết của cựu trung sĩ John Waker thuộc lữ đoàn 173 Nhảy Dù, từng đóng ở bãi đáp English tỉnh Bình Định từ tháng 7/1970-6/1971. Năm 1972, căn cứ này có tên Đệ Đức, và trấn giữ bởi trung đoàn 40 sđ 22 VNCH.

San Jose ngày 18/12/2023

Tài Trần.