KHI TÌNH ĐỒNG CHÍ GIỮA HAI ĐẢNG CÒN THẮM THIẾT.
Bài I/ Chuyển ngữ từ: Báo New York Times.
Fall of Dong Khe to China Recalls a French Defeat - The New York Times (nytimes.com)
"Trong mùa hè 1950, Võ Nguyên Giáp, TL của các lực lượng Việt Minh Cộng Sản (VMCS), đã lập -- tại TQ -- một mô hình lớn như thật của đồn biên giới của Pháp tại Đông Khê.
Trong nhiều tuần, các bộ đội mới tuyển của Tướng Giáp, đang được đào tạo và trang bị bởi những người CS chiến thắng trên lãnh thổ TQ, đã thực tập tấn công mô hình này. Trong khi đó, 100.000 lính Trung hoa Dân quốc, bị bắt trong những giai đoạn cuối của nội chiến đã chấm dứt vào năm trước, ý nói năm 1949, đã lao động để mở một con đường xuyên rừng núi để tới đồn Đông Khê hầu chuẩn bị cho cuộc tấn công của tướng Giáp.
Nằm trong một thung lũng xanh tươi dưới sự bảo vệ của 200 lính Lê-dương Pháp, Đông Khê ko có vẻ là một mục tiêu dễ dàng của VM. Vì Lính Lê-dương rất thiện chiến và kỷ luật, toàn dân tình nguyện từ khắp nơi trên thế giới, có cả cựu binh Đức Quốc Xã, và sau khi phục vụ 3 năm hay bị thương, họ đương nhiên nhập quốc tịch Pháp-- người dịch. Nhưng khi VM cuối cùng đã tấn công Đông Khê ngày 16/9/1950, tràn ngập đồn này và ko ai sống sót: thì đây lại là khởi đầu của giai đoạn quyết định của cuộc chiến Đông Dương để dành độc lập từ tay Pháp.
Địa thế ở biên giới rất hiểm trở. Ở phía đông của biên giới, ý nói dọc đường số 4, có hàng trăm núi đá vôi có đỉnh như răng cưa (jagged), những thung lũng dốc đứng và những khu rừng ở vệ đường 4 mà bộ đội VM có thể ẩn núp để phục kích và hủy diệt các đoàn công-voa. Ở phía tây của biên giới, gần Lào Cai, núi cao tới 11 ngàn bộ hay 3.353 mét, ko thua gì núi Rockies ở Mỹ.
Với Đông Khê thất thủ, thị xã Cao Bằng, đầu mút phía tây của đường 4, và nằm phía trên của Đông Khê, đã bị cô lập đường bộ. TL Pháp ra lịnh di tản đường bộ, trên con đường mà VM đã kiểm soát. Ngày 3/10/1950, 2.600 lính phòng thủ ở Cao Bằng bắt đầu đi về phía nam trên lộ 4. Họ gồm có lính Lê-dương, phần lớn là dân Đức, Bắc Phi và thổ dân địa phương trung thành với Pháp, cùng với 500 dân thường người Việt.
VM rất rành địa thế vùng này. Năm 1941, khi HCM, còn là một thành viên của Quốc tế CS, đã trở về VN sau 30 năm vắng mặt, và lập BCH của ông trong một hang gần Cao Bằng. Ở đây, ông, tướng Giáp và Phạm văn Đồng đã thành lập VM.
Kế hoạch di tản của Pháp bao gồm đưa một đoàn quân cứu viện với 3.500 lính Ma-rốc tiến về phía bắc để bắt tay với đoàn người rút từ Cao Bằng. Nhưng VM đang chờ họ ở Đèo Tuna, và trong một trận đánh 4 ngày, khiến họ phải chạy vào rừng và gần như giết tới người cuối cùng.
Rất mất bình tỉnh trước thảm họa này, kế đó Pháp đã bỏ Lạng Sơn, một thị xã quan trọng ở biên giới và lúc đó là một "thành phố đẹp với 10 ngàn dân xây theo kiểu tỉnh lẻ của Pháp với những đường rộng và những nhà thấp sơn màu vàng," theo Seymour Topping, trong sách "Journey Between Two Chinas."
Lạng Sơn nằm hai bên của giao điểm của đường 4 và đường số 1, con đường chánh vào TQ, ở cách đó 24 km. Đây là con đường mà con đường TQ dùng để xâm lăng VN trong các thế kỷ trước, cũng là đường mà các sứ giả VN xử dụng khi triều cống TQ.
Trong năm 1950, Pháp rút bỏ Lạng Sơn hấp tấp đến độ họ đã quên ko phá hủy những kho tiếp liệu lớn gồm 11 ngàn tấn đạn, số lượng lớn xăng dầu và súng trường đủ trang bị cho một sđ VM!
Bernard Fall, một trong những sử gia của thời cận đại, đã nói về thất trận của Pháp trên đường 4 như sau: "Khi khói súng đã tan, Pháp đã chịu một tổn thất lớn nhứt trong chiến tranh thuộc địa kể từ Montcalm chết tại Quebec". Hầu tước Pháp Montcalm (Mông-cam-mờ) bị thương và chết ngày 14/9/1759 -- người dịch.
Bài II/ Chuyển ngữ từ Secret Indochina:
Battle of Route Coloniale 4 (secretindochina.com)
Tưởng cũng nên nhắc lại, trận đánh lớn đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhứt đã xảy ra ngày 25/7/1948 trên đồn Phủ Tống Hòa trên đường thuộc địa số 3, viết tắt theo tiếng Pháp là RC3. Hơn 3 ngàn lính bộ binh VM đã mở một tấn công ban đêm vào đồn này, nằm gần Bắc Kạn ở ngã tư đường số 3 và Đường Ba Bể. Tới rạng đông, lính Lê-dương vẫn còn cầm cự, và VM rút lui. Sau trận này, các tướng Pháp quyết định bỏ đường số 3 và tập hợp lực lượng trên trục Cao Bằng - Lạng Sơn. VM đã chọn chiến thuật quấy rối quân Pháp, và để làm điều đó, họ đã lập trung đoàn 174, chỉ huy bởi ĐT Đặng văn Việt, có biệt danh là Hùm Xám Đường 4. Trong khi đó, Pháp đã tăng cường và cũng cố các đồn trên đường 4.
Do các đoàn công-voa từ Lạng Sơn đi Cao Bằng thường xuyên bị phục kích, nên tháng 6 1949, tướng Revers (Rê-ve) đề nghị bỏ khu vực này, nhưng đã bị Pignon (Pi-nhông), cao ủy Pháp tại Đông Dương từ chối, vì cho việc này làm mất mặt Pháp. Năm 1950, sau nhiều chiến thắng của VM, kế hoạch của Rê-ve được chấp thuận, nhưng quá trể.
. . .
Trận đánh ở đường 4 ko phải là một trận đánh cổ điển, nhưng là một loạt các phục kích, tấn công, phản công, và truy đuổi ko ngừng nghỉ và đẫm máu. Nó đã diễn ra từ ngày 1 đến 8 tháng 10 chung quanh vùng núi đá vôi của Đông Khê. Đoàn quân tiếp viện bị đánh tan tác và đói khát của ĐT Le Page (Lơ Pa-dơ) gồm TĐ 11 Tabor và TĐ Dù Lê- dương ngày 6/10 đã tập hợp tại Cốc Xá sau trận đánh ở Nà Kéo. Cốc Xá, một lòng chảo (circus hay cauldron) tăm tối, khống chế bởi những vách đá cao với chỉ một lối ra - một lối đi chật hẹp có tên là Nguồn nước - đã trở thành địa điểm của một tấn công đẫm máu nhứt của chiến tranh Đông Dương. Ở Cốc Xá, quân Pháp nhận ra rằng họ bị bao vây bởi các TĐ 249 và 308 của VM, và lối thoát duy nhứt là con đường có tên Nguồn nước.
Ngày 7/10, ngay trước bình minh, TĐ Dù Lê-dương phá vòng vây này bằng một giá rất đắt: cái chết của tất cả đại đội trưởng và nhiều lính Lê-dương. Giữa ngày 7 và 8, ĐT Việt và VM tiếp tục đánh tan hai đạo quân này, giờ đây đã biến thành những toán nhỏ phân tán mỏng và mất tích trong rừng. Chỉ có vài đv Pháp tới được làng Thất Khê, di tản sau đó vào ngày 10/10, kế đó là Lạng Sơn ngày 17/10/1950.
Bài III/ Chuyển ngữ từ: Offroadvietnam.com
https://offroadvietnam.com/planning/destination-maps/highway-4?fbclid=IwAR3E5eUQ-EkQ8oWws1KkeEoowOHFUxizmsmwhHhOwRmonbP092BiFeBEpFM
Đường thuộc địa số 4, viết tắt theo tiếng Pháp là RC4, là một đường chạy ngang qua núi rừng, nằm dọc biên giới Trung Hoa, đi từ Hà Nội đến Cao Bằng. Nó nổi tiếng vì một thất bại lớn về quân sự của Pháp vào năm 1950 khi một số đv của quân đội Pháp, bao gồm vài TĐ lính Lê-dương (là những người lính thiện chiến và có tinh thần đồng đội cao), đã bị thiệt hại nặng (decimate) bởi VMCS và ko còn khả năng chiến đấu.
Trong chiến tranh Đông Dương 1945-1954, quân Pháp định tái lập chế độ thuộc địa lên VN. Giai đoạn đầu, lực lượng VM ko phải là đối thủ của quân Pháp vì trang bị thô sơ và huấn luyện sơ sài, so với quân Pháp. Tình hình này đã cải thiện vào năm 1949 sau khi quân đội TC của Mao Trạch Đông đã đánh bại quân đội Quốc Gia của Tưởng Giới Thạch. Giờ đây VMCS đã có một vùng đất an toàn bên kia biên giới để tổ chức và huấn luyện, cũng như được một đồng minh đầy cảm tình giúp đỡ về võ khí và tiếp liệu.
Tướng Giáp, đã mở một đợt tấn công chống Pháp từ đầu 1950. Từ tháng 2 đến tháng tư là HQ Lê Hồng Phong I suốt Thung lũng Sông Hồng, đã khiến VM gần như kiểm soát khu vực tây bắc của Bắc Kỳ, gần biên giới TQ. Khu vực này trở thành một căn cứ của VM, trừ đường thuộc địa số 4.
TRẬN ĐÔNG KHÊ TRÊN ĐƯỜNG SỐ 4
Ngày 25/5, hai ngàn năm trăm bộ đội VM đã tràn ngập đồn Pháp tại Đông Khê, cắt đường tiếp tế của quân Pháp giữa Cao Bằng và Lạng Sơn. Quân Dù Pháp đã tái chiếm Đông Khê vào tối ngày 27/5 và một đại đội lính Lê-dương giữ đồn.
Trong khi đó, quân chánh quy, còn gọi là Chủ Lực, đang ngày càng lớn mạnh và huấn luyện tốt hơn. Vào đầu tháng 9, họ có khoảng 100 ngàn quân chia làm 70 TĐ, cộng với 33 TĐ quân địa phương (40 ngàn người) và khoảng 60 ngàn dân công địa phương (local support personnel). Từ đây Giáp đã bắt đầu quấy rối các đồn bót Pháp dọc Đường 4 với mìn và phục kích. Pháp đã phản ứng bằng cách bỏ các đồn nhỏ trên đường này và tập trung vào các vị trí quan trọng ở Đông Khê và Cao Bằng.
Ngày 16/9, năm TĐ của VM và một TĐ võ khí nặng tấn công lần nữa vào Đông Khê. Lần này đồn được bảo vệ bởi khoảng 300 lính Pháp thuộc đại đội 5 và 6 của TĐ 2 của trung đoàn 3 quân Lê-dương. Ngày 18, đồn bị tràn ngập sau trận ác chiến, và chỉ có 12 lính sống sót, chạy về tới đồn Thất Khê gần đó. 140 lính Lê-dương bị bắt làm tù binh, số còn lại bị giết hay mất tích.
TRẬN THẤT KHÊ
Thất Khê đã được nhanh chóng tăng cường bởi TĐ 1 Dù Lê-dương, được thả xuống ngày 17/9. TĐ này chờ ở Thất Khê trong khi một lực lượng khác gồm lính thuộc địa của TĐ 1 Ma-rốc và TĐ 11 Tabor (tá-bò), tập hợp tại Lạng Sơn. Dưới danh hiệu Chiến đoàn Bayard (Báy-dà) với quân số 3.500 người do ĐT Le Page (Lơ Pa-dơ) chỉ huy, chiến đoàn đã mở một đột kích, bắt được nhiều tù binh khai báo rằng VM chuẩn bị tấn công lớn.
Trong khi đó, Tướng Marcel-Maurice Carpentier (Mác-xen Mô-ríc Cát-păng-chi-ê), tổng TL quân đội Pháp ở Đông Dương, đã quyết định rút bỏ Cao bằng. TL của cứ điểm Cao Bằng, ĐT Charton (Xác-tông), được lịnh phá hủy trang bị nặng và xe cộ và di tản về Đông Khê. Theo kế hoạch, chiến đoàn Báy-Dà sẽ tiến quân về phía bắc từ Thất Khê và tái chiếm Đông Khê, ráng giữ cho tới lúc bắt tay với quân từ Cao Bằng. Quân của Cao Bằng gồm 2.600 lính và 500 dân thường, phần lớn là dân quân người Thổ thiểu số và gia đình của họ.
Ngày 30/9, Chiến đoàn (CĐ) Báy-Dà xuất phát từ Thất Khê, với TĐ 1 Dù Lê-dương dẫn đầu. Tuy nhiên VM đã tập trung 10 TĐ quanh Đông Khê, tăng cường bởi nguyên một trung đoàn pháo, cùng với các lực lượng còn lại của HQ Lê Hồng Phong I. VM đã đẩy lui (rebuff) quân Pháp khiến họ phải lui quân và chờ không yểm. CĐ Báy-Dà đã tấn công lại ngày 2/10, tiến về phía tây để tránh đụng độ với quân VM rất đông ở Đông Khê.
Trong khi đó, quân của ĐT Xác-tông, đi đầu bởi TĐ của trung đoàn 3 Lê-dương (REI), rời Cao Bằng ngày 1/10, và trái với lịnh trên, khi họ mang theo trang bị nặng. Đoàn quân tiến về nam bị chậm lại do các cuộc phục kích. Sau các trận đánh ác liệt, cuối cùng họ bỏ trang bị nặng và bắt tay với CĐ Báy-Dà ở những đồi núi chung quanh Đông Khê ngày 5/10.
TRẬN CỐC-XÁ
Đoàn quân này của Pháp đã tiến vào thung lũng Cốc Xá, nơi họ đã hoàn toàn bị tiêu diệt vào ngày 7/10. Để cứu viện, một đại đội bổ sung của TĐ 1 Dù Lê-dương, quân số 120 người, cùng với 280 người của TĐ 3 Biệt kích Dù Thuộc địa (3rd BCCP) được thả xuống Thất Khê, nhưng cũng bị tiêu diệt. Chỉ có 23 người sống sót của TĐ 1 Dù lê-dương về được phòng tuyến Pháp; đây là TĐ Dù của Pháp đầu tiên thua trận, sau đó là TĐ 3 Biệt kích Dù thuộc địa.
SỤP ĐỔ DÂY CHUYỀN
Trong hơn 6.000 lính Pháp và dân thường liên quan đến HQ này, chỉ có 700 về tới phòng tuyến Pháp. Ngày 17/10, quân Pháp bỏ Lạng Sơn và ngày 18 di tản những đồn bót phía nam của Lạng Sơn trên đường 4. Tình trạng hoảng loạn xuất hiện ở Hà Nội và người ta bàn chuyện di tản khỏi TP này. Tuy nhiên, cuối cùng tướng Đờ Lát đã thay thế tướng Các-păng-chi-ê, làm tổng TL quân đội Pháp tại Đông Dương vào cuối 1950 và ổn định tình hình.
San Jose ngày 4 January 2024.
Tài Trần