Lính csbv từ trên cao đã liều lỉnh bắn trả bằng B-40, đạn bị trượt trên mặt đất và nổ nơi lính Mỹ đang núp sau các khúc gỗ hay mô đất. Đạn B-40 nổ, giết và làm bị thương vài chục lính Mỹ. Rất may cho lính Mỹ, các thủ pháo Trung cộng mà lính csbv dùng đều bị lép. Lính CSBV còn cố gắng đánh vào cạnh sườn và mặt sau của TĐ này. Sau khi hai dãy giao thông hào bị chiếm bằng cận chiến, toán tiền quân của TĐ phải ngừng cách đỉnh đồi 250 bộ Anh hay 76 mét. Sau khi trời tối, lịnh "giữ vững vị trí" đổi thành "rút quân". Để nhường cho phi pháo hoạt động vào ngày kế.
Suốt ngày 22 tháng 11, máy bay đã liên tục bằm nát đồi 875 và khu chung quanh với bom nổ, bom lửa, và rocket. Đỉnh của 875 đã bị trọc hết cây cối sau khi bị oanh tạc, kéo dài suốt đêm. TĐ 4 được tăng cường bởi một lực lượng tăng viện bằng trực thăng, đổ xuống gần sườn đông nam của đồi. Đây là hai đại đội của TĐ 1/12 thuộc sđ 4 bộ binh, đến từ tỉnh Darlac (Ban Mê Thuột). Họ đã trải qua một đêm bị pháo lai rai bằng cối để chuẩn bị tấn công lên đồi ngày kế" -- Trích từ bài Trận Dak To Năm 1967.
- Quân nhân Mỹ có một điểm yếu là thiếu kinh nghiệm chiến trường do mọi cấp bực chỉ phục vụ một năm tại VN -- trừ phi họ làm đơn gia hạn 6 tháng hay 1 năm. Trong khi người lính CSBV, dù là binh sĩ hay sq, đều phục vụ ko có thời hạn. Có những người từng chiến đấu từ năm 1946 hay từ trận Điện Biên Phủ 1954 như tướng Hoàng Minh Thảo TL mặt trận B-3, tướng Nguyễn Hữu An (TL của sđ 1 csbv) hay trung tá Đàm văn Ngụy (chỉ huy trung đoàn 174 csbv), v.v... Họ chỉ giải ngũ khi bị thương nặng, ko thể chiến đấu nữa. Do đó họ rất dày dạn kinh nghiệm chiến đấu và rành địa thế nơi họ chiến đấu.
III/ Bài viết sau đây chưa từng được dịch ra Việt ngữ.
Sau đây là phần chuyển ngữ.
...
"Vào cuối tháng 10/1967, sĩ quan trách nhiệm điều hành nỗ lực chiến tranh của Mỹ tại quân khu 2 là trung tướng William B. Rosson, có trách nhiệm chỉ huy Lực lượng 1 Dã chiến. Ông điều khiển các cuộc hành quân (HQ) của khoảng 55 ngàn quân Mỹ và 38 ngàn quân Nam Hàn từ BTL đặt tại tp ven biển Nha Trang. Ông đã triển khai 28 TĐ gồm 10 TĐ Mỹ và 18 TĐ Nam Hàn tại vùng đất thấp ven biển giàu tài nguyên để hỗ trợ 16 TĐ bộ binh của nam VN bảo vệ dân cư địa phương. Ông chỉ có 9 TĐ bộ binh Mỹ, hợp tác với 12 TĐ bộ binh nam VN, để bảo vệ vùng Cao nguyên Trung phần thưa dân này.
Thiếu tướng William Peers, chỉ huy lực lượng quan trọng nhứt của Rosson ở vùng phía tây quân khu 2, đó là sđ 4 bộ binh. Peers có kinh nghiệm trong chiến tranh ko qui ước vì từng chỉ huy một đv OSS, tiền thân của CIA ở Miến Điện trong đệ nhị thế chiến và điều hành các hoạt động bí mật của CIA tại phía nam TQ trong chiến tranh Cao Ly. Ông đặt căn cứ tại trại Enari, nằm ở một cánh đồng bằng phẳng 10 km nam của tp Pleiku cạnh một đồi có tên Dragon Mountain (Núi Rồng). Sau này được gọi là căn cứ Hàm Rồng. Trại cũng là nơi đặt BCH của lữ đoàn 1 của sđ. Lữ đoàn 2 của sđ đặt tại trại Oasis, nằm ở 20 km đông nam của tp Pleiku trên QL-19. Vì ko có lữ đoàn 3, do tăng phái cho một sđ ở phía nam quân đoàn 1, tướng Westmoreland tăng phái cho tướng Peers ba đv lưu động. Đó là thiết đoàn 2/1 thiết kỵ, và TĐ 1/69 thiết giáp, hợp lực với thiết đoàn 1/10 của sđ 4 bộ binh, để bảo vệ các trục lộ quan trọng tại Cao nguyên Trung phần. Đơn vị thứ ba là thiết đoàn 7/17, với hai đv trực thăng võ trang và một đv cơ giới, đã cho tướng Peers một lực lượng có thể hoạt động trong lãnh thổ bao la của phía tây quân khu 2. Sđ 4 cũng được yểm trợ bởi liên đoàn 52 pháo binh, với bốn TĐ pháo binh, và liên đoàn 52 không quân với sáu đại đội trực thăng UH-1.
Trách nhiệm của ông là bảo vệ các tỉnh lỵ và quận lỵ nằm dọc QL-14, chạy từ bắc xuống nam giữa cao nguyên Trung phần. May mắn thay, phần lớn các thị xã này ở cách biên giới từ 30 đến 50 km. Ông nhận định rằng các cuộc tấn công của địch chưa bao giờ diễn ra nhanh chóng. Họ phải chặt cây để tạo đường đi trong rừng và thiết lập địa điểm tập kết (staging area). Với rất ít dân cư trong khu vực, người lính CS gần như phải mang mọi thứ thiết yếu trên lưng. Lương thực khan hiếm, và máy bay Mỹ phun hóa chất làm rụng lá trên những địa điểm canh tác bỏ hoang hay nghi ngờ để ngăn địch quân trồng trọt. Do đó người lính csbv tại phía tây quân khu 2 ko thể dựa vào dân như các đồng chí của họ tại quân khu 4. Họ thường cần nhiều tuần lễ hay nhiều tháng để vận chuyển đồ tiếp liệu tới nơi ém quân cho một trận đánh lớn, khiến cho tình báo Mỹ có thời gian phát hiện những chuẩn bị này.
Tướng Peers đã quan tâm nhiều đến khoảng 15 ngàn quân csbv, hoạt động trong mặt trận B3 của tướng Hoàng Minh Thảo, chỉ huy các đv chủ lực tại các tỉnh Kontum, Pleiku, và Darlac, cũng như phần phía tây của Bình Định và Phú Bổn. Lực lượng tác chiến chánh của Thảo là sđ 1 csbv, chỉ huy bởi một sq dày dạn kinh nghiệm, đó là ĐT Nguyễn Hữu An. Sđ này có ba trung đoàn gồm 32, 66, và 174. Mặt trận B3 cũng chỉ huy ba trung đoàn biệt lập, gồm trung đoàn 24 csbv trong tỉnh kontum, trung đoàn 95B csbv trong tỉnh Pleiku, và trung đoàn 33 csbv ở tỉnh Darlac. Yểm trợ cho họ là trung đoàn 40 pháo binh csbv, trang bị hỏa tiển 122 ly, cối 120 ly, và súng không giựt 75 ly. Họ nhận đồ tiếp tế và quân mới từ vài căn cứ lớn trên lãnh thổ Cam-bốt, nằm ở đoạn phía nam của đường mòn HCM.
ĐE DỌA TRÊN CAO NGUYÊN
"Khi tháng 10/1967 sắp hết (draw to a close), mối quan tâm lớn nhứt tại Cao nguyên Trung phần của trung tướng William Rosson (TL của Lực lượng 1 Dã chiến), là dấu hiệu đáng lo ngại (ominous) của một cuộc chuẩn bị tấn công của Mặt trận B3. Tin tức này ko gây bất ngờ. Mỗi năm từ năm 1965, mặt trận B3 đã phát động một tấn công lớn ở đầu mùa khô tại nơi nào đó ở phía tây quân khu 2. Vấn đề đối với tướng Rosson ko phải là Nếu mà là Nơi nào và Lúc nào.
Vị TL này của Lực lượng 1 Dã chiến đã tin rằng nhiều khả năng các mục tiêu sẽ là các trại Dân sự Chiến đầu (DSCĐ) và các căn cứ quân sự khác ở phía tây các tỉnh Kontum và Pleiku vì nằm trong tầm hoạt động của các căn cứ địch ở Cam-bốt. Dak To đứng đầu danh sách này. Các toán viễn thám của sđ 4 bộ binh (có BTL đặt tại trại Enari -- mà sau này gọi là căn cứ Hàm Rồng -- người dịch), và Lực lượng 1 Dã chiến đã phát hiện địch quân đóng quân gần biên giới. Các thiết bị XM-2 đánh hơi người gắn trên trực thăng UH-1 đã phát hiện những dấu hiệu của khói xuất phát từ bếp nấu ăn (campfire); và nhờ các cảm biến hồng ngoại, các máy bay Mohawk OV-1 của đ.đ. không thám 225 cũng đã phát hiện những bếp nấu ăn - mà họ ko thể thấy bằng mắt thường. (Nói thêm: Thiết bị XM-2 có thể ghi nhận mùi phát ra từ nước tiểu hay mồ hôi của con người. Mỗi lần chiếc trực thăng trang bị thiết bị này, xem hình, hoạt động, nó sẽ được bảo vệ bởi 2 gunship bay phía trên -- người dịch).
Bằng chứng thuyết phục hơn đến từ những đv tình báo kỹ thuật của lực lượng 1 dã chiến khi họ đã bắt được các mật điện phát đi từ BTL của sđ 1 csbv. Dùng các kỹ thuật tối tân để giải mã và định vị, cộng với các chuyến bay không thám, chẳng hạn như máy bay OV-1 Mohawk, tình báo Mỹ đã xác định các lịnh này đã gửi đến trung đoàn (tr.đ.) 24 ở nơi nào đó ở bắc của căn cứ Dak To, và tr.đ. 32 và 66, ở nơi nào đó ở tây của căn cứ này. Cũng có những tin tức rằng tr.đ. 174 đóng quân trên đất Lào chỉ cách Dak To ko hơn một ngày đi bộ. Tướng Rosson cũng nghiên cứu những khả năng khác. Thông tin gần đây cho thấy tr.đ. 33 đang "dự định một trận đánh ở tây bắc và ở giữa của tỉnh Darlac mà tỉnh lỵ là Ban Mê Thuột" đã khiến tướng Peers TL của sđ 4 bộ binh, điều ngay lữ đoàn 2 tới Ban Mê Thuột. Ông cũng xem xét một đe dọa mới nhắm vào tp Pleiku. Ngày 28/10/1967, các pháo thủ CSBV đã bắn vào tp này 46 hỏa tiển 122 ly, đây là lần đầu tiên vũ khí này được dùng để tấn công một tỉnh lỵ. Tuy nhiên, mối quan tâm nhứt của tướng Rosson vẫn là Dak To. Kể từ tháng 6/1967, các đv của sđ 1 csbv đã mở các trận đánh đẫm máu với lữ đoàn 173 Dù tại các đồi núi nam của Dak To, có lúc gần như tràn ngập một đ.đ. của lữ đoàn này. (Nói thêm: Tôi đã có bài Trận Dak To Năm 1967 trên YouTube -- người dịch). Nay khi mùa khô đang đến, tướng Hoàng Minh Thảo TL của mặt trận B3 có thể đang dự định một hành quân tương tự nhưng ở qui mô lớn hơn. (Nói thêm: Theo hồi ký của cố nhạc sĩ Tô Hải, từ tháng 8 năm 1945 đến năm 1949, ông Thảo là phái viên của Bộ Quốc phòng của Việt Minh ở các tỉnh duyên hải tả ngạn sông Hồng. Năm 1948, ông được phong quân hàm Đại tá. Năm 1954 ông là TL của sđ 304. Nhạc sĩ Tô Hải cũng là anh rể của tướng VNCH Lâm Quang Thi -- người dịch). "Hơn bao giờ hết," tướng Rosson viết, địch quân "cần một chiến thắng quân sự đầy ấn tượng để nâng cao tinh thần quân lính cũng như cho dân địa phương thấy người CS luôn luôn bách chiến bách thắng (invincibility)".
Kẻ thù từ lâu đã xem phần tây bắc của tỉnh Kontum là khu vực chiến lược quan trọng trong mọi dự định để chiến thắng cuộc chiến. Thung lũng Dak To, chạy từ Lào theo hướng đông vào tỉnh Kontum, là một đường xâm nhập thiên nhiên cho quân đội của họ. Dựa vào tỉnh lộ 512 có từ thời Pháp chạy suốt thung lũng, hành lang Dak To này là một trong rất ít nơi ở quân khu 1 và 2 cung cấp việc chuyển quân dễ dàng xuyên biên giới. Nếu địch quân kiểm soát Thung lũng Dak To, họ sẽ có một đường xâm nhập tiện lợi và nhanh chóng để cung cấp binh sĩ, tiếp liệu, và xe cộ vào Cao nguyên Trung phần từ các kho bãi trên đường mòn HCM. Các lãnh đạo quân sự CSBV cũng muốn ngăn chận quân đồng minh dự trữ tiếp liệu trong khu vực Dak To để hỗ trợ một tấn công xuyên biên giới, một khi tướng Westmoreland cho phép. Cuối cùng tướng Thảo đã nhận mật lịnh của bộ quốc phòng (BQP) của bắc VN nhằm phát động một trận đánh lớn ở khu vực Dak To nhằm quét sạch một hay nhiều hơn các TĐ Mỹ, tạo nên một chiến thắng gây tiếng vang có thể thách thức những mục tiêu của tướng Westmoreland và giáng một đòn nặng vào tinh thần quân Mỹ, xem bản đồ số 14.
Bố trí của quân đồng minh tại khu vực Dak To gồm ba căn cứ và sáu căn cứ hỏa lực (CCHL) nằm dọc tỉnh lộ 512 ở phần phía bắc của thung lũng. Căn cứ đầu tiên là Dak To 1, với sức chứa một TĐ ở phía tây và sát Tân Cảnh: ở căn cứ Dak To 1 đã có một TĐ của tr.đ. 42 VNCH trú đóng. Từ đầu thập niên 1960, Dak To 1 đã có một sân bay nhỏ có thể tiếp nhận trực thăng và quan sát cơ. Ba km về phía tây là một căn cứ mới và lớn hơn, có tên Dak To 2, mà sân bay có thể tiếp nhận máy bay C-130, xem bản đồ. (Phe VNCH gọi là sân bay Phượng Hoàng -- người dịch).
Mười bốn km về hướng tây là trại LLĐB Ben Hét, nơi mà công binh Mỹ đang xây một CCHL mới có thể tiếp nhận các pháo đội 175 ly từ liên đoàn 52 pháo binh (52d Artillery Group) có thể bắn các mục tiêu bên kia biên giới. Phía nam của tỉnh lộ 512 là một đồng bằng hẹp dẫn tới một loạt các đỉnh núi cao và thung lũng hẹp, thường chạy theo hướng bắc nam. Một số thung lũng này chạy về biên giới Cam-bốt, giúp cho địch dễ dàng chuyển quân tới Dak To.
Tướng Peers TL của sđ 4 bộ binh đã bắt đầu củng cố các căn cứ ở Dak To vào ngày 28/10/1967. Trong khi lính của TĐ 299 công binh cải thiện tỉnh lộ 512 giữa Tân Cảnh và Ben Hét, tướng Peers đã thay thế TĐ 2/8 bộ binh cơ giới (bộ binh di chuyển bằng thiết vận xa M-113), đang bảo vệ thung lũng, bằng các đv bộ binh của lữ đoàn 1. Chẳng hạn như Tiểu đoàn 3/12 bộ binh của trung tá John Vollmer đã tới sân bay Dak To bằng máy bay C-130. TĐ 3/8 bộ binh của trung tá Glen Belnap sẽ tới ngày kế. ĐT Richard Johnson, TL của lữ đoàn, cũng đặt BCH tiền phương ở Dak To. Tướng Rosson cũng tăng phái cho lữ đoàn này với TĐ 4/503 thuộc lữ đoàn 173 Dù, không vận từ Tuy Hòa. ĐT Johnson cũng gửi quân Dù tới Ben Het. Nói thêm: Trong chiến tranh VN, chỉ có lữ đoàn 173 Dù hay TQLC hay LLĐB là quân tình nguyện 100/100; các đv khác, bao gồm các sđ bộ binh hay sđ 1 không kỵ, phần lớn binh sĩ là lính quân dịch nên tinh thần chiến đấu ko cao -- người dịch. Ba pháo đội của TĐ 6/29 pháo binh tăng cường cho lực lượng của Johnson. Nói thêm: Liên đoàn 52 pháo binh đã có sẵn tại vùng này từ lâu -- người dịch.
TRẬN ĐÁNH BẮT ĐẦU, TỪ 2 ĐẾN 6 THÁNG 11
Quân đồng minh đã bất ngờ nhận được một món quà trời cho (windfall) vào ngày 2/11 khi trung sĩ Vũ Hương thuộc tr.đ. 66 csbv ra hồi chánh tại một tiền đồn nhỏ của quân chánh phủ ở bắc của Dak To (Theo quyển Dak To của Edward Murphy, trung sĩ này đầu thú ở một tiền đồn VNCH ở ấp Bak Ri, phía tây của Ben Het -- người dịch). Trung sĩ Hương, thuộc một toán trinh sát trong khi điều nghiên địa thế chung quanh Dak To, đã tình cờ nghe một trong các sq của y nói rằng tr.đ. 66 sẽ tấn công Dak To từ tây nam, và tr.đ. 32 lập vị trí ở nam Dak To để ngăn mọi phản công nhắm vào tr.đ. 66. Tr.đ. đoàn 24 giữ 1 vị trí ở đồi núi đông bắc của Dak To sẵn sàng tấn công mọi viện quân từ hướng này. Tr.đ. 174 ở tây bắc của Dak To sẽ làm trừ bị hay tấn công khi có lịnh. Theo trung sĩ này, cuộc tấn công lẽ ra thực hiện ngày 28/10, cùng lúc với cuộc tấn công bằng hỏa tiển 122 ly vào tỉnh lỵ Pleiku, nhưng tướng Nguyễn hữu An, TL của sđ 1 csbv, đã dời ngày vì pháo binh ở Dak To chưa sẵn sàng.
Các chuyên viên tình báo Mỹ-Việt đã đặt nhiều dấu hỏi về lời khai của y. Làm thế nào, một trung sĩ quèn như y, lại biết quá nhiều những kế hoạch của sđ 1 csbv? Liệu đó có thể là một âm mưu nhằm đánh lừa quân đồng minh? Tuy nhiên những chi tiết mà y cung cấp đã trùng khớp với những gì quân Mỹ đã biết hay nghi ngờ. TL của sđ 4 bộ binh và TL của lực lượng 1 dã chiến tin rằng trung sĩ này đã nói thật: Mặt trận B3 đang chuẩn bị một cuộc tấn công cấp sđ vào khu vực Dak To, với hy vọng thu hút quân Mỹ vào một địa thế hiểm trở và rừng rậm che phủ -- nhắm hóa giải một số thuận lợi của quân Mỹ về hỏa lực và chuyển quân nhanh chóng bằng trực thăng.
Nhằm đánh phủ đầu trận địa pháo mà trung sĩ Hương đã đoán trước, tư lịnh của sđ 4 bộ binh ra lịnh cho ĐT Johnson đưa quân vào vùng. TL của lữ đoàn 1 này ra lịnh cho TĐ 3/8 bộ binh của ĐT Belnap thám sát một cụm các đỉnh, có tên là Rocket Ridge (Rặng Hỏa tiển, vì từ đây CSBV thường bắn hỏa tiển 122 ly vào các vị trí đồng minh - người dịch, nằm ở phía nam của Dak To 1). ĐT Johnson cũng ra lịnh cho TĐ 3/12 của ĐT Vollmer, lục soát một cụm nhỏ hơn gồm các đỉnh núi, ở phía tây của Rặng Hỏa tiển, có tên là Ngok Dơ-lang. Nói thêm: Năm 1969, hai TĐ 23 và 11 BĐQ VNCH, mà trung úy Vương Mộng Long chỉ huy đ.đ. 1 của TĐ 11 BĐQ đã đụng độ nặng tại khu vực Ngok Dơ-lang này. Dù bị trúng miểng B40 vào bả vai, ông vẫn chỉ huy đại đội chặn hậu để TĐ rút lui về căn cứ Dak To ở phía bắc -- người dịch).
Tướng Rosson, TL của 1 Dã chiến, đã báo cho lữ đoàn 173 Dù ở Phú Yên phải sẵn sàng tăng viện cho TĐ 4/503 của họ, đang có mặt tại Ben Het. Một khi quân tăng viện này tới, ý nói lữ đoàn 173 dù, họ sẽ vào thung lũng Dak Klong, phía nam của Ben Het, nơi mà trung sĩ Hương nói rằng, tr.đ. 66 của y trú đóng. Tướng Vĩnh Lộc của quân khu 2 đồng ý đưa quân VNCH tới bắc của Dak To một khi tr.đ. 24 csbv xuất hiện. Các đv LLĐB Mỹ và các toán viễn thám của lực lượng 1 Dã chiến sẽ tuần thám khu vực phía tây của Ben Het, sát tới biên giới. Bốn phi đội oanh tạc-chiến đấu cơ F-100 Super Sabre, với 10-18 máy bay mỗi phi đội, túc trực tại sân bay Phù Cát, sẵn sàng lâm trận khi có yêu cầu.
Quân của lữ đoàn 1 sđ 4 bộ binh của ĐT Johnson, chẳng bao lâu đã xác nhận quân địch đã có mặt trên hai đường đỉnh chánh dẫn tới phía nam Dak To.
TRẬN ĐÁNH MỞ MÀN
*** Sáng ngày 3/11, hai đ.đ. của TĐ 3/12 của sđ 4 đã được trực thăng vận 7 km về phía nam đến Rặng Hỏa tiển, và xuống một bãi đáp khoảng 1.500 mét ở phía nam của Đồi 1338, đặt tên theo cao độ tính bằng mét -- đồi này là một điểm quan sát có thể nhìn bao quát thung lũng Dak To. Khi những người lính này của TĐ 3/12 của ĐT Vollmer bắt đầu (set out) trèo lên đỉnh để lục soát tìm kiếm các vị trí hỏa tiển 122 ly hay súng cối, hỏa lực mạnh của địch đã bắn đi từ các hầm trú ẩn hay bunker ngụy trang kỹ lưỡng ở sườn núi phía trên. Lính của 3/12 ko thể điều động quanh các hầm trú ẩn này, vì các hầm đã chắn đường lên núi của họ, và lựu đạn ko tác dụng với các hầm. Sau khi có bốn chiến sĩ tử trận, ĐT Vollmer cho các đ.đ. rút lui để phi pháo làm việc. Nói thêm: Do quân Mỹ quân số đầy đủ nên các tiểu đoàn trưởng thường là trung tá, đôi khi là ĐT, như trường hợp này -- người dịch. Quân csbv đã bị phi pháo đánh phá trong vài giờ, trong đó có một phi vụ ném xuống 24 quả bom loại 1.000 cân Anh với đầu nổ chậm, trước khi họ buộc phải rút khỏi các bunker.
Một cuộc quan sát kỹ lưỡng các bunker đã phá hủy một phần cho thấy các bunker này được bao che chung quanh và bên trên bởi các súc gỗ gụ (mahogany logs) dầy, chặt từ rừng rậm chung quanh, khiến chúng ko thể bị phá hủy trừ phi bị đánh trúng (direct hit) bởi một quả bom hay đạn pháo. Bắc quân phải cần vài ngày để xây dựng một bunker như vậy, bằng cách dùng cưa tay đối với gỗ cứng như sắt này. Rõ ràng họ đã chuẩn bị cho (come for) một trận đánh lâu dài.
Cùng lúc với TĐ 3/12 của ĐT Vollmer đổ quân xuống Rặng Hỏa tiển, ĐT Belnap và hai đ.đ. của 3/8 đổ xuống đầu phía đông của Ngok Dơ-lang. Ý định của Belnap là tiến về phía tây, vượt qua các đồi 882, 843, và 785, trước khi tới mục tiêu cuối cùng, đồi 724, cách đó khoảng 3 km. Trong lúc đó đ.đ. thứ ba của TĐ của ông, trực thăng vận từ Dak To tới một đỉnh (spur) của Rặng Hỏa tiển, đó là đồi 1.001, 4 km ở bắc của BCH của ĐT Belnap. Đỉnh này, có tên là CCHL số 6 hay căn cứ 6, mà sau đó trong ngày một pháo đội đã được trực thăng chở tới căn cứ này để yểm trợ cho cho hai đ.đ. của tđ 3/8, chuyển quân ngang thung lũng.
Khi đêm tối sắp đến, quân của Belnap đã bị bắn sẻ từng đợt (intermittent) từ núi rừng chung quanh. Tiến về phía tây, hai đ.đ. này đã giết 8 bắc quân, đổi lại 4 lính Mỹ tử thương. Hai đ.đ. này đóng qua đêm ở đồi 882, điểm cao nhứt của cụm Ngok Dơ-lang và khoảng 2 km tây của đồi 724.
Trận chiến ở Rặng Hỏa tiển và Ngok Dơ-lang có vẻ đã xác nhận lời khai của trung sĩ Vũ Hương.
***Ngày 4/11, TL của sđ 4 bộ binh báo cáo với TL của 1 Dã chiến rằng lời khai này đáng tin để triển khai thêm quân từ 173 Nhảy Dù. TL của 1 Dã chiến đồng ý.
***Ngày 5/11, TL của 1 Dã chiến ra lịnh di chuyển TĐ 1 và 2 của lữ đoàn 173 dù, với phần lớn pháo binh và BCH của 173 Dù từ Phú Yên đến Dak To. TĐ 3/503 của lữ đoàn, vừa đến nam VN, ở lại để bảo vệ mùa gặt lúa tại Phú Yên. TL Rosson của 1 Dã chiến cũng yêu cầu B-52 oanh kích khu vực ở tây và nam của Dak To, mà theo lời khai của trung sĩ Hương có thể là nơi tập kết của sđ 1 csbv.
***Hai ngày sau tức ngày 7/11, chuẩn tướng Leo H. Schweiter, TL của lữ đoàn 173 Dù đã đặt BCH tại Ben Het. Tướng quân này, từng chiến đấu ở Normandy và Bastogne trong thế chiến 2, sau đó tại Cao Ly; kế đó chỉ huy liên đoàn 5 LLĐB, trước khi đến VN tháng 8/1967 để chỉ huy lữ đoàn 173 Dù.
Theo lịnh của tướng Peers, Schweiter ra lịnh cho TĐ 1/503 của trung tá David Schumacher bảo vệ trại Ben Het và TĐ 2/503 của thiếu tá James Steverson trách nhiệm phòng thủ Dak To 1 và 2. Điều này cho phép lữ đoàn 1 của sđ 4 bộ binh tập trung vào Rặng Hỏa tiển và Ngok Dơ-lang và cũng cho phép TĐ 4/503 của 173 Dù lục soát thung lũng Dak Klong, nằm phía nam của Ben Het.
TL của 173 Dù ra lịnh cho TĐ 4/503 trừ đưa ba đ.đ. về phía nam khoảng 7 km để lục soát đồi 823 ở lối vào thung lũng Dak Klong, hay thung lũng Dak Honiang. Nơi đó, vì gần tầm bắn ngoài của đại bác từ Ben Het, các trực thăng sẽ chỡ đ.đ. B của 4/503 (đ.đ. này lúc đó đang ở Ben Het) và các cưa máy và bao cát tới đồi 823 để lập một CCHL mới, sau đó là một pháo đội 105 ly, để yểm trợ các mủi tấn công mới vào thung lũng này. Sáng hôm đó, ba đ.đ. của 4/503, di chuyển bộ theo ba mủi song song với nhau để lục soát khu vực giữa Ben Het và đồi 823. TĐ trưởng Johnson ngồi trực thăng để điều quân. Đ.đ. D gồm ba trung đội với một trung đội DSCĐ của trại Ben Het, đã tới đầu phía bắc của một dãy đồi phủ đầy rừng rậm mà người dân địa phương gọi là Ngok Kom Liệt ngay trước trưa.
Khi 1 người lính phát hiện đường dây điện thoại quanh co lên sườn đồi, TĐ trưởng ra lịnh cho đ.đ. thám sát. Rất cẩn thận, lính Dù và trung đội DSCĐ tiến lên đồi Ngok Kom Leak, 1.6 km bắc của đồi 823.
Tìm thấy dấu chân và cứt mới ỉa trên giữa đường lên núi, đ.đ. D đã lập chu vi phòng thủ trên một khoảng rừng thưa. Tiểu đội lính Mỹ mệt nhọc đã vượt khỏi chu vi phòng thủ để lục soát khu vực chung quanh, và họ đã gần như lập tức chạm địch. Cả hai bên đều nổ súng; tiểu đội này chạy về tuyến phòng thủ với địch quân chạy theo bén gót (hot on their heels). Cuộc tao ngộ chiến (skirmish) này đã trở thành một trận đánh mà địch quân tấn công chu vi phòng thủ của quân Mỹ từ nhiều hướng. TĐ trưởng Johnson ra lịnh đ.đ. A và C tham chiến càng nhanh càng tốt, trong khi y gọi phi pháo bảo vệ đ.đ. D.
Với hỏa lực yểm trợ, đ.đ. D cầm chân địch cho tới khi đ.đ. A tới vài giờ sau đó. Khi đó bắc quân đã tan biến. Tổn thất của đ.đ. D là 4 chết và hơn 10 bị thương. Đ.đ. C, di chuyển chậm do bị bắn sẻ, đã tới đồi sáng hôm sau. Sau khi lục soát đồi này, tìm thấy 28 xác địch, ba đ.đ. của TĐ 4/503, tiếp tục di chuyển đến đồi 823 nơi đ.đ. B đã chiến đấu một mình.
Vì buổi chiều ngày hôm trước, TĐ trưởng Johnson đã cho trực thăng đổ đ.đ. B xuống đồi 823 để lập một CCHL hầu yểm trợ quân của ông tại Ngok Kom Liệt. Đ.đ. B đã xuống đồi 823 khoảng 14:30, sau khi không quân ném bom suốt ngày để dọn sạch cây rừng dầy đặc ở đỉnh của đồi 823 và giết mọi bắc quân núp ở đó. Lính của đ.đ. đã thấy các ba-lô vứt bỏ và bá súng hư hỏng do trúng phi pháo trên đỉnh của 823, nhưng ko thấy xác. Sau khi đặt vài tổ nghe ngóng (2 người mỗi tổ) ở suờn núi phía dưới, phần còn lại của đ.đ. đã bắt đầu đào hố chiến đấu và chặt cây cối để có xạ trường tốt.
Địch đã xuất hiện sau đó 30 phút, bằng cách dàn hàng ngang tiến lên đồi, vừa đi vừa bắn vào quân Mỹ với AK-47 và trung liên RPD. Loạt đạn đầu đã giết chết một tổ nghe ngóng gồm 2 người; sau đó 5 lính Mỹ đã chết khi từ trên núi chạy xuống để cứu đồng đội. Phần còn lại của đ.đ. B nhào xuống các hố cá nhân và hố bom chung quanh đỉnh núi để bắn trả. Chỉ trong vài phút, các đại bác từ Ben Het đã bắt đầu giả xuống sườn núi bên dưới, trong khi một phi đội (flight) oanh tạc cơ bay vòng vòng trên không, chờ đợi cơ hội để trút bom.
ĐT Johnson ko có cách nào để tăng cường cho quân của ông trước trời tối. Các đ.đ. khác của tđ 4/503, đang bận chiến đấu ở Ngok Kom Liệt vài km về phía bắc. Ngay cả ông có quân trừ bị, hỏa lực của đối phương chắc chắn sẽ gây hư hại hay hủy diệt các trực thăng cố gắng đáp xuống đỉnh của đồi 823. Cũng như vậy, rất nguy hiểm nếu đổ quân xuống thung lũng nằm kế đồi trong khi ko biết sức mạnh và vị trí của địch. Do vậy đ.đ. B phải cố gắng cầm cự tới sáng.
Trận chiến đã ác liệt suốt buổi chiều và tiếp tục đến tối. Quân địch bò sát tới hố chiến đấu của quân Mỹ để ném lựu đạn; lính của đ.đ. B cũng dùng lựu đạn để chặn đứng cuộc tấn công. Các xạ thủ của khẩu cối 81 ly duy nhứt trên đồi 823 (đặt ở đáy của một hố bom lớn) đã liên tục bỏ đạn vào nòng, và nòng súng gần như dựng đứng vì họ phải bắn vào khu vực 100 mét tính từ chu vi phòng thủ. Một Hỏa Long AC-47 bay lòng vòng suốt đêm trên đỉnh núi, thả hỏa châu soi sáng và dùng các đại liên 6-nòng bắn đạn 7.62 ly xuống các rừng rậm ở sườn núi bên dưới. Hỏa lực của Bắc quân yếu dần và chấm dứt một thời gian ngắn trước rạng đông của ngày thứ bảy, tính từ lúc xảy ra trận chiến giữa quân Mỹ và csbv. Sáng hôm đó đ.đ. B ghi nhận có 16 lính Mỹ tử trận và số bị thương trên 32.
Địch quân rút quân khỏi đồi 823 đã cho phép ĐT Johnson đưa thêm quân. Trực thăng đã chở tới một đ.đ. thuộc TĐ 1/503, để cùng với đ.đ. B lục soát các sườn núi đầy hố bom. Các toán tuần tiểu đã tìm thấy 89 xác địch và một nơi đóng quân, mà địch ra rút đi, ở chân đồi. Tài liệu thu được tại đó cho thấy họ thuộc tr.đ. 66 csbv, xác nhận sự có mặt của sđ 1 csbv tại thung lũng Dak Klong. Với những đv khá lớn (sizable) của csbv cũng có mặt ở Ngok Dơ-lang và Rặng Hỏa tiển ở phía đông, trận đánh đang diễn ra này trở thành cuộc đụng độ lớn nhứt từ khi địch quân cố gắng tràn ngập trại LLĐB Đức Cơ ở tây của tỉnh Pleiku sáu tháng trước đó./.
Chuyển ngữ từ trang 148 - 158 của sách Staying The Course, October 1967 to September 1968 của Erik Villard. In bởi Trung tâm Quân sử Lục quân Mỹ 2017.
San Jose ngày 20 tháng 5 2024. Cập nhật ngày 2/8/2024.
Tài Trần
No comments:
Post a Comment