Saturday, June 29, 2024

 Đặng Đình Mạnh: Khuya nào từ nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo

Một chế độ đặt trên nền tảng vô thần, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn thì họ, những quan chức Cộng Sản lại mê tín dị đoan hơn cả dân đen.
***
Hẹn hò mãi, chúng tôi mới thu xếp được chuyến đi đến Côn Đảo với vợ chồng anh bạn. Ở đảo có cảnh quan thiên nhiên về biển cả, núi non đẹp mê hồn, nhất là các bãi biển hoang sơ tựa mình vào những bãi đá bạt ngàn, hầu như có thể tắm tiên được nếu du khách không ngại ngần trước những ánh mắt tò mò của vài chú khỉ đang lò dò ra tận mép biển ngắm du khách.
Không chỉ cảnh thiên nhiên, mà trên đảo cũng còn lưu giữ được khá nhiều di tích, nơi từng lưu nhiều dấu chân cũng như khí phách tiền nhân "Những kẻ vá trời khi lỡ bước/ Gian nan chi kể sự con con" [1], như: Nhà tù khổ sai, các dinh thự ở và làm việc của người Pháp còn giữ nguyên lối kiến trúc cũ, hoặc các điểm thăm thú có tính cách lịch sử, tâm linh như miếu Cậu Cải (còn gọi là Thiếu Gia Miếu, thờ hoàng tử Cải, người được nhắc tên trong câu ca dao “Gió đưa cây Cải về trời/ Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”), miếu bà Phi Yến (bà phi của vua Gia Long khi ngài bôn tẩu), miếu Năm Cô…
Nhưng đến Côn Đảo không chỉ có du khách thưởng lãm thiên nhiên, mà rất nhiều người trong số họ đến chỉ với một mục đích duy nhất: Cúng lễ cầu vinh nơi mộ phần cô Võ Thị Sáu tại nghĩa trang Hàng Dương, tọa lạc trên đảo. Họ đến vội vã để cúng lễ vào giấc tối khuya rồi sáng hôm sau trở về ngay đất liền. Thế nên, cảnh thiên nhiên của Côn Đảo, cho dù đẹp đẽ đến thế nào hoặc các di tích cũ, cho dù có ý nghĩa như thế nào thì cũng chưa từng là điều mà số khách này quan tâm.
Thế nên, người dân trên đảo không chỉ sống nhờ nguồn khách du lịch, mà còn có nguồn thu nhập rất đáng kể khi phục vụ các dịch vụ cúng lễ cho số khách tâm linh rất đông đảo này.
Quanh ngôi chợ Côn Đảo và bên cạnh các khách sạn lớn nhỏ trên đảo, chúng ta dễ dàng bắt gặp hàng tá cửa hàng bán những mâm lễ đã soạn sẵn: Hoa quả, nhang đèn, đồ hàng mã… Đồ “đặc chủng” như chiếc nón cối hoặc chiếc mũ tai bèo, cái khăn rằn… là những vật dụng đã từng dọa nạt dân miền Nam từ hơn nửa thế kỷ qua. Nhẹ nhàng và nữ tính hơn là chiếc nón lá, gương lược, đôi hài, trang sức, gói bồ kết và cả mỹ phẩm… Chưa kể loại trái cây được sắp vào mâm lễ hầu như gắn liền với danh tính cô Võ Thị Sáu như quả lê-ki-ma (còn gọi là quả trứng gà) như lời bài hát “Mùa hoa lê ki ma nở...”. Nhưng dù bất luận thế nào cũng không thể thiếu cái sớ ghi sẵn tên “người nhận” là cô Võ Thị Sáu, phần người cúng lễ để trống, người mua điền sau.
Vì lời đồn đại phải đến cúng lễ phần mộ cô Sáu chỉ khi trời đã tắt nắng, thậm chí, càng khuya mới càng linh thiêng. Cho nên, khoảng thời gian từ 7 giờ tối đến tận hơn 10 giờ khuya là lúc nghĩa trang Hàng Dương tấp nập khách đến thăm đông nhất. Cũng vì thế, có lẽ nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang duy nhất quy định giờ đóng cổng vào lúc 10 giờ khuya.
Tối hôm ấy, khi đã đi thăm thú chán chê khắp nơi trên đảo. Sau bữa ăn trước chợ, chúng tôi rủ vợ chồng anh bạn đi thăm nghĩa trang Hàng Dương. Tò mò, vợ chồng anh bạn nhận lời. Chúng tôi mua vội nhang đèn và bó hoa rồi mở GPS của cái phone tìm nghĩa trang Hàng Dương phóng xe máy chạy đến.
Chỉ mất khoảng hơn 10 phút đã chạy đến nơi. Y như lời đồn, lúc này đã ngoài 9 giờ tối mà cổng nghĩa trang đông nghịt người. Tuy là nghĩa trang về đêm, nhưng không ghê rợn mà trái lại, đèn điện sáng choang, không khí náo nhiệt như lễ hội. Người trở ra vẻ mặt hỉ hả, người vào khệ nệ bưng mâm lễ đầy thành kính.
Tôi theo dòng người vào trong. Đến trước một phần mộ xây bằng đá hoa cương đen lớn, xúm xít người dâng lễ, quỳ lạy, khói hương nghi ngút cay mắt… len vào chúng tôi mới đọc thấy tên cô Võ Thị Sáu khắc trên tấm bia đen.
Không cần phải đoán, chúng ta vẫn có thể biết rõ số người đang bu đen, bu đỏ bên cạnh phần mộ cô Sáu kia là ai? Một chế độ đặt trên nền tảng vô thần, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, thì họ, những quan chức Cộng Sản lại mê tín dị đoan hơn cả dân đen. Vì có người dân bình thường nào mà đến nghĩa trang vào giấc khuya nếu không phải bọn lục lâm thảo khấu hoặc con bệnh thần kinh?
Thỏa mãn tò mò, tôi rời đấy, đến trước đài cao thắp hương, đặt bó hoa tươi rồi khấn vái. Anh bạn đi cùng biết quan điểm chính trị của tôi nên ngạc nhiên lắm. Chờ ra đến bên ngoài, không nhịn được anh vọt miệng hỏi: “Ủa lúc nãy Mạnh khấn vái cái gì dzậy?”.
Tôi đáp: “Anh nghĩ xem, nhiều người chết ở đây tuy theo Cộng Sản, nhưng họ sống có lý tưởng. Họ cũng muốn dân giàu, nước mạnh chứ họ đâu có biết cướp được đất nước rồi, thì Cộng Sản lừa dối, phản bội lại lý tưởng của họ đâu? Họ cũng không hề muốn đất nước tan hoang như bây giờ phải không? Cho nên, Mạnh khấn vái tưởng nhớ họ, mong họ sống khôn, thác thiêng về bẻ cổ hết cái đám tham tàn làm hại đất nước…”.
Nhân tiện, gởi bài văn khấn để các bạn tham khảo, biết đâu có dịp các bạn sẽ sử dụng:
“Con lạy các vong linh, chân linh quý vị anh hùng đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Hàng Dương.
Con tên Đặng Đình Mạnh, ngụ tại Sài Gòn.
Hôm nay con đến dâng lễ, tưởng nhớ quý vị, những người đã dấn thân, bỏ mình cho lý tưởng cao đẹp, gồm: Đất nước được hùng cường, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
Nhưng chế độ Cộng Sản đã lừa dối, hoàn toàn phản bội lý tưởng của quý vị. Chế độ toàn bọn quan chức tham tàn cố vị, nhũng nhiễu tràn lan. Đẩy đất nước vào cảnh tan hoang, đẩy nhân dân vào cảnh khốn cùng, lòng người phân ly, đẩy đạo đức xã hội xuống tận đáy vực…
Cho nên, quý vị anh hùng có sống khôn, thác thiêng, hiển linh về bẻ gẫy cổ hết bọn tham tàn mà cứu đất nước mình, cứu nhân dân mình.
Con kính lạy”.
Tôi nghĩ, những tên tuổi lẫy lừng đã tạc bia đá “công đức” của chế độ như Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Trương Thị Mai, Võ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh, Trần Tuấn Anh, Đinh Tiến Dũng, Nguyễn Văn Yên… chắc đều đã từng nhiều lần viếng mộ cô Sáu để khẩn cầu được thăng quan, tiến chức, vinh thân, phì gia… rồi trở lại để cúng lễ tạ ơn khi được toại nguyện. Cho đến sau khi bị hạ bệ nhục nhã, thì không rõ có ai trong số đó đã từng trở lại nghĩa trang Hàng Dương? Và có ai trong số họ bị hạ bệ vì lời khấn vái của tôi trước những anh linh những người đã mất hiệu nghiệm. Nếu có, tôi vẫn chưa vui, vì tôi mong đám tham tàn bị bẻ cổ chứ không chỉ hạ cánh an toàn.
Từ DC nhớ khuya nào đã đến nghĩa trang Hàng Dương…
_____
[1] Trích từ "Đập đá ở Côn Lôn" của cụ Phan Chu Trinh.
Ảnh tác giả Đặng Đình Mạnh chụp tại ngôi mộ cô Võ Thị Sáu
May be an image of 3 people, candle holder and text
All reactions:
Tarrega Tang and 127 others
12
9
Like
Comment
Share

Sunday, June 23, 2024

 TRẬN ĐÁNH TẠI ĐỒI 823 CỦA CỤM NGỌC KOM LIỆT

Phần mở đầu: Trong bài Thật Khốn Nạn, Ông Đếch Biết Gì Hết, các bạn đã biết những trận đánh xảy ra với TĐ 4/503 (trừ), vì đ.đ. Bravo ở lại Ben Hết để phòng thủ trại này. Theo kế hoạch ban đầu, TĐ trừ với 3 đ.đ. Alpha, Charlie, và Delta sẽ chiếm đồi 823 để lập một CCHL mới tại đây -- vì các đv này đã sắp hoạt động ngoài tầm pháo của CCHL 12 đặt tại Ben Het. Do 3 đ.đ. trên ko thể đến kịp đồi 823 như dự trù, nên đ.đ. Bravo sáng ngày 6/11/1967 đã được trực thăng vận tới đồi này.

Sau đây là phần chuyển ngữ.

...

"Sáng ngày 5/11, trung tá Johnson TĐ trưởng đã bay thám sát địa thế. Ông đã thấy đỉnh đồi rộng rải, che phủ bởi cây rừng, nhiều bụi tre, và bụi rậm. Sườn nam của đồi và phần lớn của sườn đông rất dốc, khiến địch khó tiếp cận. Chỉ có những nhánh từ đỉnh núi chạy về phía tây và tây bắc là thoai thoải. 

Với cuộc trực thăng vận đ.đ. Bravo dự trù bắt đầu lúc 0900, TĐ trưởng đã yêu cầu không quân ném bom vào sáng sớm để tạo một bãi đáp ở đỉnh của đồi 823. Do không phát hiện dấu vết của địch ngày hôm trước nên TĐ trưởng chỉ yêu cầu oanh kích năm lần vì ông nghĩ là đủ để tạo ra 1 bãi đáp. 

Ngay trước 0900, TĐ trưởng lần nữa bay trên đồi 823. Thực tế cho thấy việc ném bom ko đủ dọn sạch đỉnh để cho 1 bãi đáp. Ông yêu cầu ném bom thêm với bom lớn hơn. 

Trong khi không kích đang thực hiện, đ.đ. Bravo của đ.u. Balbridge ngồi chờ đợi dọc bãi đáp ở CCHL 12 tại Ben Het.

Họ đã chờ tới quá trưa. Khi trung tá TĐ trưởng thám sát lần nữa đồi 823, ông đã thấy rừng cây rậm rạp đã giảm rất nhiều tác động của bom 500 cân Anh. Thay vì dọn sạch một khu vực, những vụ oanh kích chỉ xô ngả (level) cây rừng và tre. Trong lúc TĐ trưởng đang nghĩ ông có thể cần thêm oanh kích, ông chợt thấy một chỗ có thể làm bãi đáp -- nằm ở góc tây nam của đỉnh đồi, và cây đã bị ngả chỉ đủ chỗ cho một trực thăng đáp xuống. Ông liền gọi Bravo chuẩn bị.

Chiếc đầu tiên cất cánh khoảng 1330. Chiếc này chở lính của trung đội của Darling; ông muốn trung đội này xuống trước để họ có thể vượt qua đường đỉnh hay sống núi và lập chu vi phòng thủ dọc theo phần của đỉnh đồi thoai thoải (khiến địch có thể trèo lên tấn công). Một trong những thành viên của trung đội là TS Hill 19 tuổi. Y ở Bravo từ tháng 6/1967. Lúc 18 tuổi, y đã từng đầu quân vào sđ 82 Dù và huấn luyện tại Georgia.

Giờ đây, từ trực thăng đang nghiên cánh trên đồi 823, y thoáng thấy 2 lính csbc gần đỉnh đồi. Chúng nhanh chóng bỏ chạy về phía tây. 

Những phút sau đó, chiếc trực thăng này đang hover hay bay đứng trên bãi đáp trong khi một cặp gunship bảo vệ trên đầu. Do trên mặt đất còn quá nhiều cây, nên TS Hill và các người khác đã nhảy từ độ cao khoảng 6 feet xuống đất và di chuyển để lập chu vi bảo vệ bãi đáp trong khi chiếc này bay đi để chiếc khác đổ quân.

Hill và 6 chiến sĩ Dù đã di chuyển rất khó khăn vì cây rừng và tre nứa đổ ngả hổn độn trên mặt đất. Từng chiếc đáp xuống đổ quân và đến 1430 cả đại đội 120 người xuống hết.

Đ.đ. trưởng Balbridge xuống trong chiếc thứ ba. Ông đã thấy lính tráng di chuyển khó khăn từ bãi đáp đến đỉnh đồi 823. Trong khi chờ cả đ.đ. đổ xuống, ông gọi TĐ trưởng xin vài cưa máy. Một khi lính tráng và ông đào hố cá nhân, ông dự định sẽ mở rộng bãi đáp và dọn sạch cây cối để tiếp tế dễ dàng. 

Trên đường tới đỉnh đồi, ông và hiệu thính viên thấy nhiều ba-lô, bi-đông nước, nồi nêu, và vài khẩu súng bể nát rải rác khắp nơi. Họ cũng thấy vài bunker mới đào. Như vậy một đv lớn của csbv đã đóng quân mới đây trên đồi và bỏ chạy trước cuộc oanh kích. Balridge lo âu vì ko biết chúng chạy đi đâu và lúc nào trở lại!

Ông cho các trung đội lập chu vi phòng thủ đồi 823 theo chiều kim đồng hồ. Với 12:00 chỉ hướng bắc, trung đội Darling dàn quân từ 8:00 đến 12:00, trung đội Moore từ 12:00 đến 4:00, trung đội Profitt từ 4:00 đến 8:00. Riêng trung đội vũ khí nặng của TS 1 Riley, đặt cối 60 và 81 ly trong 1 hố bom ở vị trí 4:00. Hố bom nằm dưới điểm cao nhứt của đồi, tránh được đạn bắn thẳng (defilade) của địch. 

Đ.đ. trưởng lập BCH ở phía đông nam của trung tâm của chu vi. Y, hiệu thính viên, và phần còn lại của bch đào hố cá nhân để phòng thủ. Khi trực thăng mang cưa máy tới, TS nhứt Babb cắt cử (detail) vài người trong bch cùng y và vài người của trung đội súng cối, ra dọn dẹp bãi đáp hay landing zone, viết tắt là LZ. Babb khởi động một cưa máy và bắt đầu cắt một bụi tre. 

Ngay trước 1500 đ.đ. trưởng Baldridge, theo sau bởi TS Owens, bắt đầu đi một vòng chu vi. Mọi thứ đều tốt cho tới khi họ ngừng ở bch của trung úy Darling. Đ.đ. trưởng hỏi Darling đã đặt tổ nghe ngóng chưa. Ở đv tác chiến, sau khi đóng quân, mỗi trung đội phải đặt tổ nghe ngóng, gồm 2 người, trên những nơi mà họ nghĩ địch sẽ đến gần đv của họ -- người dịch. Darling ngập ngừng trả lời, "Tôi đã quên đặt tổ nghe ngóng, thưa xếp." (Skipper: xếp).

Baldridge đã sốc trước cẩu thả của Darling. "Trung úy cắt cử 1 tổ nghe ngóng ngay bây giờ," đ.đ. trưởng giận dữ ra lịnh. 

Darling cắt cử 2 người gồm chuyên viên bậc 4 hay SP4 Miller và binh nhứt (Pfc) Bicket. Họ di chuyển cẩn thận xuống đồi, theo hướng tây bắc.

Khi họ tiến khoảng 60 mét bên ngoài chu vi, một loạt đạn dữ dội của AK-47 đã đột ngột bắn đi từ các cây trước mặt họ. Miller chết tại chỗ; Bickel bị thương nặng.

Darling, hành động ngay lập tức để cứu đồng đội. Theo sau bởi hiệu thính viên Ellis, binh nhứt Clarence Miller, chuyên viên bậc 4 Corbet, và binh nhứt Dowdy, họ lao thẳng xuống đồi. 

Họ chỉ đi được nửa đường tới Bickel khi khoảng 30 lính csbv, núp trong rừng rậm bên phải họ, nổ súng. Cả năm người bị bắn gục. 

Việc này đã xảy ra chưa tới 10 phút từ lúc đ.đ. trưởng ra lịnh cho Darling. Ông lao xuống đất, Owens nằm bên phải. Ông gọi máy cho Darling. Tiếng trả lời sắp hết hơi từ hiệu thính viên Ellis, "Xếp tôi chết rồi." Và im lặng vô tuyến.

Ở vị trí của trung đội 3, lính Dù có thể nghe bắc quân cười và la hét bên dưới họ. Họ ko thể thấy chúng vì rừng rậm dầy đặc.

Tuy nhiên họ có thể thấy binh nhứt Bickel. Dù bị thương nặng, y ráng bò lết lên đồi, kêu la thảm thiết. "Cứu tôi! Xin cứu tôi! Ai đó cứu tôi! Tôi sắp chết!"

Vài lính Dù chuẩn bị chạy xuống núi để giúp y. Nhưng 1 lính csbv nghiêng mình (lean around) từ một thân cây đã giết Bickel bằng 1 phát súng vào lưng. 

Nổi điên, TS McQuirter, một tiểu đội trưởng của Darling, gan dạ chạy xuống núi giết tên lính này.

Baldridge liên tục gọi máy; vì ở vị trí, y ko thấy gì hết. TS Cabrera của Darling báo cáo những gì xảy ra.

Baldridge hành động ngay lập tức. Ông cắt cử TS Ponting của trung đội 1 chỉ huy trung đội 3. Ông cũng ra lịnh cho TS nhứt Riley của khẩu đội cối bắn khoảng 250 m trước vị trí trung đội 3 trong khi cối 60 trước 100 m. Ông cũng bảo trung đội cối gửi vài người đi trám lổ hổng của trung đội 3 do thiệt hại vừa rồi. Ông yêu cầu tiền sát viên hay FO, luôn đi gần ông, gọi pháo 105 từ Ben Het bắn trước trung đội 3. (TS nhứt là Staff sergeant).

Mọi việc đã diễn biến với tốc độ nhanh. Chỉ có vài phút từ khi trung đội trưởng Darling chết và nay đạn súng nhỏ của csbv quét khắp đỉnh đồi 823.

Tuy nhiên chỉ vài m sau lưng bch của Baldridge, TS Babb và vài người vẫn tiếp tục cưa máy vì tiếng động cưa máy lấn át tiếng súng.

Balbridge và vài người chung quanh ném đá vào lưng Babb để đánh động y. Khi quay lại và thấy mọi người cúi rạp trên mặt đất, y lập tức hiểu ngay và quăng cưa máy qua 1 bên và nằm xuống.

Ở khu vực mà trung đội của Profitt bắt tay với trung đội 3, khoảng 15 bắc quân từ dưới đồi đột ngột tấn công. Khi súng nổ ở phía trung đội của Darling, Profitt đã biết và bò sát đất để quan sát. Trung đội của y đã đẩy lui địch, sau khi một xạ thủ M79 tử thương và 1 bị thương nhẹ. 

Tiếng súng gián đoạn 1 lúc, cho phép đ.đ. Bravo giúp đỡ thương binh. Những người chưa đào xong hố cá nhân thì vội vả đào. Đ.đ. trưởng đã bật cười khi 1 lính trẻ gần ông đã đào hố nhanh đến nổi ông ko thấy y. 

Khoảng 1515, bắc quân tấn công trở lại. Lần này địch lao ra từ rừng tre. M16, M60 và M79 bắn trả ác liệt. Những lính Dù khác ném lựu đạn nhanh ko thể tưởng tượng. (Trong trận Trị Pháp từ ngày 12-19 tháng 2 năm 1974 mà TĐ 2/10 của tôi tham dự, một người lính đã ném lựu đạn nhiều đến độ TRẬT KHỚP VAI, phải tản thương! -- người dịch). Khẩu cối 60 đã rơi chính xác xuống địch. 

Vài lính Dù đã đưa một M60 và một súng ko giựt 90 ly ở rìa của hố bom, gần điểm nối của trung đội 2 và 3. Từ điểm này, họ có thể gây thiệt hại nặng cho bắc quân. Vài bắc quân đã bò tới gần và ném lựu đạn. Lính Dù cũng ném trả và như vậy suốt đêm.

Khi bộ binh địch ngừng tấn công, bắc quân bắt đầu tấn công bằng cối, B-40 và B-41. Đạn pháo của địch nổ liên tục khắp đỉnh đồi. 

Bay phía trên TĐ trưởng quan sát chiến trường. Buổi chiều nay ko được tốt đẹp đối với ông. Chỉ trong hai giờ qua, 3 đ.đ. đều đụng trận. Cả ba đ.đ. trưởng đều cầu cứu, nhưng ông ko thể thỏa mãn hết. 

Dựa vào báo cáo của họ, ông quyết định rằng đ.đ. Delta đụng nặng nhứt. Ông bắt đầu chuyển hướng hỏa lực khả dụng. Ông yêu cầu 2 máy bay F-100 yểm trợ cho Delta. Đạn pháo 20 ly đã bắn phá đỉnh đồi. Đạn gần đến nổi một số lính dù bị thương vì trúng miểng.

Khoảng 1530 TĐ trưởng Johnson thấy một loạt đạn cối tiến dần tới BCH của Baldridge. 

TS Owens nằm bên trái của đ.đ. trưởng, tay trái cầm súng M16, tay phải cầm com-bi-nê. Y chuyển lịnh giữa đ.đ. trưởng và TĐ trưởng trên kênh của TĐ trong khi Baldridge ra lịnh cho các trung đội trưởng trên kênh của đ.đ. qua một hiệu thính viên nằm bên phải. 

Đột nhiên, Owens nghe ai đó kêu to. "Check fire". Đạn nổ rất gần khiến Owens tung người lên. Khi bụi đất tan hết, Own dậy để nói vào micro. Vô tuyến im lặng, và Owens nhận ra dây phone đã đứt. Đột nhiên, y bị ù tai và cảm thấy đau nhói khắp thân thể. Kế đó y ngất xỉu. 

Một quả cối đã nổ gần như giữa bch của đ.đ. Miểng cối văng tứ tung. Một miểng cối lớn xé rách nách của y, khi cắt thịt và hư hại 1 động mạch. Mảnh đạn nóng hổi cắm sâu vào chân trái đ.đ. trưởng khiến ông nghĩ rằng vừa bị ai đánh bằng gậy baseball!

TS bị thương ở mông. Y có cảm giác như bị lừa đá, bay khỏi mặt đất vài feet trước khi rơi xuống. Y nằm vài phút, chờ cho bớt ù tai.

Y nghe TS Owens nói, tôi bị gãy tay. 

Babb biết rằng Owens đang sốc. Y bò tới ông này. Y thấy ông định ngồi dậy. Y đè ông xuống và dùng thân để che đạn nhỏ cho ông này.

Y thấy ở vai trái của Owens, máu đỏ phun ra mặt đất khi khi tim đập. Y gọi, "y tá! Y tá" nhưng y tá Richardson đang bận cứu kẻ khác. Do đó Y luồn ngón tay vào vết thương của Owens và chận động mạch. 

Owens tiếp tục bất tỉnh và tỉnh lại. Trong một lúc tỉnh táo, y nghe TĐ trưởng nói trên máy, "Đ.đ. trưởng ở đâu? Ổng bị gì?"

Y lại nghe ai đó trả lời, "Ông ấy chỉ bị thương". Owens rất mừng khi nghe như vậy. (Owens giữ máy của TĐ, và dù máy hư, nhưng máy của đ.đ. còn tốt nên y mới nghe như vậy).

Sau đó Owens lại nghe giọng của y tá, "Ổng sắp chết. Tôi cho ổng morphine để bớt đau đớn." Owens ko biết y tá đang nói ai và bất tỉnh lần nữa, ko cảm giác 1 mủi kim đang lụi vào tay.

Đ.u. Baldridge tỉnh lại, và thấy 7 người quanh ông đều bị thương bởi đạn cối. Ông gọi trung úy Moore, trung đội trưởng, và cho biết ông bị thương. "Chuẩn bị nắm quyền chỉ huy", ông nói.

Sau đó ông gọi TĐ trưởng và nói. "Tôi bị thương và ko thể chỉ huy lâu hơn. Trung úy Moore đang chuẩn bị thế tôi nhưng tôi nghĩ y ko thể cán đáng việc này."

TĐ trưởng đồng ý. Ông gọi về Ben Het, bảo đ.u. Leonard, coi đ.đ. chỉ huy của TĐ, sẵn sàng chỉ huy đ.đ. Bravo. Kế đó, ông ra lịnh cho trực thăng bay tới đồi 823. Ba người sẽ nhảy khỏi máy bay để làm BCH tạm thời gồm thiếu tá Scott TĐ phó, đ.u. Draper, sq liên lạc pháo binh cho 4/503; và TS thường vụ TĐ Arthur cùng chạy tới đỉnh đồi dưới hỏa lực địch, những lính dù khác chuyển thương binh nặng lên máy bay. (Trong QĐ Mỹ, đặc biệt là đv tác chiến, thường vụ TĐ hay đ.đ. (sergeant major) là một HSQ điều hành việc tải thương, lãnh tiếp tế, v.v... Đây là một công việc quan trọng -- người dịch). 

TS Owens bị ném nhanh lên sàn trực thăng C-n-C. Sàn máy bay lạnh lẻo làm y tỉnh dậy. TĐ trưởng cúi xuống, "Mọi việc sẽ tốt đẹp." Y lại xỉu. 

Sau đó trực thăng lập tức cất cánh dưới hỏa lực địch để về trại Ben Het.

Ở trung tâm hành quân hay TOC ở Ben Het, thượng sĩ Okendo theo dõi trên máy. Khi y nghe tin Babb bị thương, y nói thầm "Xui thiệt! Thế là mất luôn kỳ nghỉ R và R của tôi." -- Vì y đang an toàn ở hậu cứ của TĐ tại trại Ben Het. (Mỗi quân nhân Mỹ, mỗi năm có 15 ngày phép, gọi tắt là R-and-R, đi du lịch khắp thế giới, dù y ở đv tác chiến). 

Y nói đúng. Vài phút sau đó trung tá TĐ trưởng ra lịnh Okendo và Leonard sẵn sàng lên trực thăng để đến đồi 823. Okendo liền kiếm Leonard.

Vài ngày trước đó đ.u. Leonard nắm quyền đ.đ. chỉ huy. Từ ngày về TĐ 4/503, Leonard coi ban 2. 

Okendo gặp Leonard tại lều của BCH đ.đ. "Thưa xếp, chúng ta chuẩn bị lên đường."

Chẳng bao lâu 2 người ở bãi đáp. Sau khi thương binh xuống hết, hai người lên máy bay. Trên máy bay TĐ trưởng tóm tắt tình cho Leonard.

Súng đã lắng xuống khi trực thăng của Johnson đáp xuống. Các thương binh còn lại, bao gồm Balbridge và Babb, được di tản. 

Đ.u. Leonard thấy tình hình đã hơi ổn định. Thiếu tá Scott, TĐ phó đã sắp xếp các trung đội, đưa lính từ trung đội của Moore để tăng cường nơi yếu nhứt của chu vi phòng thủ. Đ.u. sĩ quan liên lạc kêu gọi pháo lập hàng rào bảo vệ. 

TS thường vụ Arthurs và TS nhứt Okendo đi dọc chu vi phòng thủ. Họ chỉ dân lính dù gia cố hầm hố vì họ biết rằng lính csbv sẽ trở lại tối nay nên mọi người phải chuẩn bị. 

TS nhứt Okendo gọi trực thăng tiếp tế, bao gồm các thùng lựu đạn. Mọi người chuẩn bị chờ địch.

Ngay trước 2000, lính ở chu vi phía tây nghe tiếng động bên dưới họ. Một lính Dù nhìn thoáng qua rìa của hố bom. Cách đó khoảng 5 mét y thấy một bắc quân. Anh lính Dù dương khẩu M79 nổ súng. Đạn trúng đầu tên này. 

Giây phút sau đó, hàng loạt lựu đạn, đạn B40, thỉnh thoảng là đạn cối, rơi xuống đỉnh đồi. Chúng còn gây rối bằng hỏa tiển (missile) suốt đêm. Đối phương cố gắng nhiều lần để lính dù để lộ vị trí của họ, đôi khi bằng cách ném cục đất vào lính dù, nhưng kỷ luật tác xạ của đ.đ. Bravo tuyệt vời. 

TS Hill giữ vị trí với chuyên viên bậc 4 Diaz, và một lính công binh. Vài lần trong đêm, Hill có thể nghe địch quân lén lút (furtively) di chuyển ở sườn núi bên dưới. Để đáp trả, Diaz dơ khẩu M79 gần như thẳng đứng, bóp cò và sau đó nằm sát đất chờ đạn nổ, chỉ cách họ 4.5 - 6 mét.  

Người lính công binh, mà Hill ko biết tên, có lúc bò tới bch để lấy lựu đạn. Y trở lại với khoảng 50 quả. Y và Hill đã dùng hết lựu đạn trước rạng đông. 

Saturday, June 22, 2024

HÔM RỒI TÔI HỎI MỘT PHỤ NỮ TRÊN 60: CHỊ CÓ

THỂ KHẲNG ĐỊNH VỚI TÔI RẰNG CHỊ CÓ THỂ

SỐNG TỚI NGÀY MAI? TỪ LÂU TÔI LUÔN NGHĨ

RẰNG TÔI CHỈ BIẾT ĐƯỢC PHÚT GIÂY HIỆN TẠI

MÀ THÔI, NGHĨA LÀ KO THỂ BIẾT ĐIỀU GÌ SẼ XẢY

XẢY RA VÀO PHÚT TỚI / GIỜ TỚI / NGÀY MAI, V.V...

 

AI THẮNG Ở CAMPUCHIA (1979, 1989, 2019)

Sáng nay, cầm tờ Tuổi Trẻ mà bần thần. Ba mươi năm trước, Tuổi Trẻ cử nhiều tốp phóng viên đến CPC tường thuật cuộc rút quân (về mặt lý thuyết là) cuối cùng của “Quân Tình nguyện” Việt Nam. Tôi không đi một mạch từ Siem Riep về Phnom Penh, qua Mộc Bài như Binh Nguyên, mà leo lên trực thăng của tướng Đỗ Quang Hưng lật sang hướng Kampong Cham.

Tối hôm ở Kampong Cham, sau một cuộc chia tay đầy tâm trạng với vài sỹ quan cao cấp được cử ở lại trong vai trò “lãnh sự”, tôi về mắc võng ngủ bên cạnh tướng Nguyễn Nam Hưng, chứng kiến ông lục cục một mình với gói mì tôm cho bữa trễ. Hướng rút quân tôi theo có rất ít báo chí và tuyên huấn. Tôi viết cho Tuổi Trẻ hai bài: “Bữa Cơm Người Lính” và “Những Người Lính Không Đi Qua Hoàng Cung”.

Hôm nay, bao chí ta lại nói rất nhiều về công lao của “Quân Tình nguyện”. Tôi hỏi những người bạn ở CPC thì được cho hay: “Không biết TVK (Truyền hình Quốc gia CPC) có nói gì không, còn hãng Thông tấn Nhà nước AKP, Ras Smei Kampuchea Daily (Nhật báo tiếng Khmer lớn nhất CPC, thường được coi là cái lưỡi của CPP), đến các báo tiếng Anh như Khmer Times, Phnom Penh Post… không có dòng nào về ngày rút quân tình nguyên VN 30 năm trước!

Khmer Times còn đưa tin Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc cam kết bảo vệ các lợi ích của CPC. Các lãnh đạo chủ chốt như Heng Samrin, Sar Kheng… đang ở nước ngoài”.

Trên tường FB nhà Hun Sen chỉ nói đến lễ Phchum Ben (giống ngày xá tội vong nhân của VN). Chỉ Facebook của TLS Việt Nam tại Battambang có ghi nhận “Đảng bộ CPP, Hội đồng, Ủy ban tỉnh và BTL quân khu V quân đội Hoàng gia CPC tổ chức trang trọng lễ cầu siêu tưởng nhớ những chiến sỹ CPC và VN đã hy sinh trong sự nghiệp đánh đổ chế độ diệt chủng và bảo vệ đất nước CPC”. FB của các nơi có cơ quan ngoại giao VN khác ở CPC không thấy nói gì.

Cái chính là mình giúp họ mà họ – người hàm ơn – không nói gì trong khi chỉ có ta tán tụng ta; chứ, diễn văn xủng xoảng, cờ hoa mà làm gì. Cho đến giờ này không người Việt nào biết chính xác bao nhiêu chàng trai đã hy sinh ở CPC, bao nhiêu người trở về tàn phế… dù họ đã gửi hàng triệu lượt cha anh, con cháu tham chiến từ 1977 – 1989.

Sau chiến tranh, trong cơ chế đòi hỏi sự đồng thuận của ASEAN, chúng ta chưa bao giờ có được sự ủng hộ của Hun Sen, một khi quyền lợi của VN hoặc của ASEAN xung đột với Bắc Kinh. Nhưng đau đớn hơn, chúng ta đã không bảo vệ được người Việt sinh sống lâu đời ở nơi mà người Việt chúng ta đổ rất nhiều xương máu.

Không kể nhiều chính sách đơn lẻ khác, đầu năm 2016, sau nhiều năm đàm phán, chính quyền Hun Sen ban hành Nghị định 129 mà hậu quả của nó là nhắm vào người Việt ở CPC.

Theo Nghị định này, 90 nghìn người Việt mà phần lớn sinh sống hàng đời ở CPC nhưng không có giấy tờ CPC bị coi là cư ngụ bất hợp pháp, bị trục xuất về VN; 70 nghìn người Việt đã có chứng minh nhân dân, sổ gia đình, hộ chiếu CPC, giấy tờ nhà, nhiều người chỉ biết tiếng Khmer… bị coi là ngoại kiều, giấy tờ đang có bị tịch thu và phải đóng 62 USD để làm “thẻ ngoại kiều”.

Lúc đó, VN chỉ có 160 nghìn người – phần lớn sinh ra ở CPC – trong khi người Hoa tràn ngập (con số ước tính phải lên hàng triệu, chủ yếu đến CPC sau chiến tranh) với hơn 5 tờ nhật báo tiếng Hoa và hàng trăm trường học. Kết quả này là không có gì bất ngờ, các tín hiệu xấu đã xuất hiện không lâu sau khi quân đội VN rút hết.

Sáng 13-11-1991, tôi có mặt trong khuôn viên sứ quán VN ở CPC. Đại sứ Ngô Điền – người mà Hun Sen vẫn thường leo lẻo là “người thầy vĩ đại của tôi” – bị buộc phải rời Phnem Penh bằng đường bộ. Không có bất cứ một quan chức CPC nào tới chào. Hai người phụ nữ Khmer Krom nấu ăn cho sứ quán phải quấn Sa rông ra tặng hoa [tôi chụp tấm hình này, hy vọng kho ảnh Tuổi Trẻ của anh Nguyễn Công Thành còn giữ].

Trưa 14-11-1991, Hun Sen được đưa trở lại Phnom Penh trên chuyến bay 737 của Bắc Kinh. Trong khi đại sứ Ngô Điền âm thầm ra khỏi CPC thì “học trò” của ông xuất hiện ở cửa máy bay cùng ông hoàng Sihanouk giữa biển cờ hoa tràn ngập.

Cuộc chiến tranh của VN ở CPC trước hết là tự vệ, sau đó là để HN sửa chữa một sai lầm (góp phần quan trọng giúp Khmer Đỏ lên cầm quyền); tất nhiên, đồng thời cũng ngăn chặn tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ. Những người lính như chúng tôi nhẹ nhõm rất nhiều khi thấy sự yên bình và thịnh vượng ở CPC. Hiếm có cuộc viễn chinh nào kể cả của các siêu cường thành công như thế.

Nhưng, 7-1 hay những ngày như thế này, tôi tin là linh hồn của những người lính VN sẽ thanh thản hơn nếu nhà nước ta tôn trọng độc lập nhưng vẫn phải bảo vệ được đồng bào mình ở CPC; thay vì, trong khi người CPC chẳng thèm nói gì mà ta thì cứ làm ầm ĩ.