Monday, July 29, 2024

 The fighting spread across II Corps on the night of 23–24 August when enemy mortar and rocket crews shelled more than thirty locations, among them An Khe, Bong Son, Phan Thiet, and Phan Rang. That same evening, the 66th Regiment from the 1st Division plus the 20th Sapper Battalion and several heavy weapons units converged on Duc Lap, a small village in west ern Quang Duc Province approximately seven kilometers from Cambodia. The division’s 320th Regiment established a blocking position on Highway 14 northeast of Duc Lap to intercept allied ground units coming from Ban Me Thuot. The 95C Regiment stayed back near the Cambodian border with the division’s headquarters and support units. The Dak Sak Special Forces camp, a collection of log and sandbag bun kers manned by two mobile strike force companies, a South Vietnamese Special Forces team, U.S. Special Forces Detachment A–239, and a few Australian advisers, lay approximately five kilometers southeast of the larg est hamlet in Duc Lap village. Highway 14 bisected the community, extending southwest toward Cambodia and northeast toward Ban Me Thuot. Inside the main hamlet was a subdistrict headquarters, a wood and earth fortification not much larger than a football field defended by a half-dozen or so Special Forces advisers and a Regional Forces company. Another Regional Forces company manned the Bon Sar Pa outpost, located three kilometers to the southwest on a knoll overlooking Highway 14.35 The attack began in the early morning hours of 24 August when two squads from the 20th Sapper Battalion crept up to the Duc Lap subsector head quarters and cut through several layers of protective wire without alerting the 34 ORLL, 1 Aug–31 Oct 68, 23d Inf Div, p. 10; AAR, Opn Burlington trail, 1st Sqdn, 1st Cav, n.d., pp. 3–4, box 31, AARs, Asst Ch of Staff, J–3, MACV, RG 472, NACP. 35 AAR, Battle for Duc Lap, I FFV, 24 Sep 68, pp. 4–5, box 29, AARs, Asst Ch of Staff, J–3, MACV, RG 472, NACP. 658 Thwarting the Third Wave guards. They stormed into the compound and began throwing satchel charges, while a North Vietnamese infantry company stationed outside the wire raked the compound with covering fire. One of the satchel charges partly collapsed the advisory team headquarters, wounding five of the Americans who were sleeping inside. When they emerged to rally the Montagnard defenders, heavy enemy fire killed one of the advisers and drove the rest back (Map 47).36 Trapped in their headquarters, the advisers in the subsector compound radioed the Dak Sak camp for help, only to learn that it, too, was under heavy attack. North Vietnamese troops had penetrated the wire and occu pied part of the northern hill inside the camp. Nevertheless, the command group at Dak Sak promised to send a company of mobile strike force soldiers when daylight came. In the meantime, an AC–47 Spooky gunship arrived to suppress enemy mortar and machine-gun positions beyond the reach of the defenders’ weapons.37 At General An’s headquarters in Ban Me Thuot, the South Vietnamese commander met with Generals Peers and Stone to discuss the relief of Duc Lap and the security of the provincial capital. To shore up the latter, Peers ordered General Allen to airlift the 4th Battalion of the 503d Infantry, 173d Airborne Brigade, from Tuy Hoa to Ban Me Thuot where it would join the newly created Task Force sPoiler . Commanded by Col. Herbert J. McChrystal, the task force included his 2d Brigade, 4th Division, as well as the 1st Squadron, 10th Cavalry, two troops from the 7th Squadron, 17th Air Cavalry, and seven artillery batteries. General An ordered a battalion from the 47th Infantry Regiment to redeploy from Phu Yen Province to Ban Me Thuot. The South Korean Expeditionary Force offered to provide additional troops should the need arise.38 Turning to the relief of Duc Lap, General An dispatched two battal ions from the 45th Regiment that were currently patrolling Highways 14 and 21 near Ban Me Thuot. General Stone arranged for the 1st Squadron, 10th Cavalry, to defend the highways during their absence. General An also received permission from his corps commander to fly in several mobile strike force companies from the coastal lowlands. They and the two South Vietnamese battalions would receive direct 105-mm. artillery support from Colonel McChrystal’s 2d Brigade, 4th Division. After establishing a new fire base three kilometers southwest of the Dak Sak camp, McChrystal agreed to fly in Battery A from the 4th Battalion, 42d Artillery, and two platoons from the 2d Battalion, 35th Infantry, organized as Task Force lanCe. Peers provided additional help to the Duc Lap defenders with five B–52 arC light strikes that bombed the surrounding hills later that day.39 36 Ibid., p. 16. 37 Ibid., pp. 13, 19–22. 38 ORLL, 1 Aug–31 Oct 68, 7th Armd Sqdn, 17th Air Cav, 11 Aug 68, p. 8, box 60; ORLL, 1 Aug–31 Oct 68, 4th Inf Div, pp. 2–3, Encl 1, box 25. Both in ORLLs, 1966–1971, Cmd Historian, HQ, USARV, RG 472, NACP. Msg, Peers NHT 1125 to Abrams, 6 Aug 68, Abrams Msg files, CMH. 39 AAR, Battle for Duc Lap, I FFV, pp. 25–26. 659 Staying the Course 66(-) PAVN I I I 66(-) PAVN I I I 66(-) PAVN I I I BREACH ZONE BREACH ZONE 25 Aug 1000 hours 24 Aug BREACH ZONE BREACH ZONE 562d Co Ammunition Dump 563d Co Headquarters 563d Co Ammunition Dump 561st Co Headquarters 561st Co Ammunition Dump Tactical Operations Center 564th Co Ammunition Dump 564th Co Headquarters Camp Perimeter 24–25 August 1968 SKETCH NOT TO SCALE ATTACK ON DUC LAP SPECIAL FORCES CAMP Enemy Limit of Advance, Date Area under Enemy Control MaP 47 On the morning of 24 August, U.S. helicopters airlifted a mobile strike force company into Duc Lap, landing them outside the wire of the main camp. Fighting its way into Dak Sak, the Montagnard unit attacked the enemy-held hill on the northern side of the compound. The assault failed with heavy losses. U.S. helicopters tried to land on the airfield to retrieve the dozens of Montagnard casualties, but North Vietnamese machine guns on the hill shot down four of the aircraft, discouraging further attempts for the moment. The allied situation at Duc Lap began to improve late that afternoon when helicopters positioned the South Vietnamese 2d Battalion, 45th 660 Thwarting the Third Wave Regiment, into a landing zone near the subsector headquarters in Duc Lap village. Enemy fire brought down two helicopters, but the other aircraft got the battalion on the ground before nightfall. Around dusk, another flight of helicopters deposited two mobile strike force companies into a clearing three kilometers south of the Special Forces camp, securing the site for Task Force lanCe set to arrive the next day.40 The twenty-fifth of August proved to be the turning point in the battle for Duc Lap. The North Vietnamese renewed their attack against the subsector headquarters, now down to 61 troops out an original complement of 118, but the defenders held out until relieved by the South Vietnamese 2d Battalion, 45th Regiment. After rescuing the compound, General An’s battalion swept the high ground to the north where the attack had originated and forced the North Vietnamese to retreat from the village of Duc Lap entirely. The situation that day at the Dak Sak Special Forces camp was more precarious. The attacking North Vietnamese infantry took complete control over the small hill that dominated the northern end of the compound, forcing the defenders—three depleted mobile strike force companies plus their U.S., South Vietnamese, and Australian advisers—to withdraw to a second, larger hill at the southern end of the camp where the main command post and most of the advisory buildings were located. Help arrived just in time. Once the artillery battery from Task Force lanCe deployed at its designated landing zone three kilometers to the south of Dak Sak, the two mobile strike force companies that had secured the position the night before headed north and fought their way into the Special Forces camp at around 1300 on 25 August. The Montagnards broke up a North Vietnamese attack, hitting the enemy from the flank as Communist soldiers advanced across the runway toward the southern hill. After push ing the foe back to the northern hill, the two Montagnard units, joined by a fresh mobile strike force company that had just arrived from Pleiku, waited for air and artillery strikes to soften up the position before they assaulted the summit. North Vietnamese fire cut down dozens of the attackers, killing three U.S. advisers who led the charge, but the remaining irregulars swept to the top of the hill. By 1900, the entire Dak Sak Special Forces camp was back in allied hands.41 The intensity of the fighting diminished on the twenty-sixth. The South Vietnamese 2d Battalion, 45th Regiment, continued to battle enemy troops in the hills just north of the subdistrict headquarters, but the 66th Regiment made no effort to renew its siege of the Dak Sak Special Forces camp. By 27 August, the crisis in the Duc Lap area appeared to be over. General An flew in the South Vietnamese 1st Battalion, 45th Infantry Regiment, just as a precaution, but the government troops found little trace of the 1st Division in the days that followed.42 40 Ibid., pp. 28–29. 41 Ibid., pp. 31–35. 42 Periodic Intel Rpt no. 35-68, I FFV, 25–31 Aug 68, 31 Aug 68, p. 4, Historians files, CMH. 661 Staying the Course Allied casualties for the battle of Duc Lap came to 114 killed and 238 wounded. Seven of the dead were U.S. advisers. The I Field Force estimated that over 700 North Vietnamese soldiers had perished, most from air and artillery strikes. Allied commanders later learned that the 1st Division had ended the campaign prematurely due to a lack of trained replacements, food shortages, sickness magnified by the rainy conditions, and a scarcity of arms and ammunition.43 U.S. commanders praised the performance of the South Vietnamese at Duc Lap. General Peers singled out the 1st and 2d Battalions of the 45th Infantry Regiment, which in his words had “demonstrated professional ism and a fighting spirit equal to that of any unit in the history of the war.” Abrams called the performance of the South Vietnamese “magnificent” and said that General An had handled the Duc Lap battle “with consummate skill.” Tragically, an air accident claimed the life of An and his wife on 8 September. He was posthumously promoted to major general and awarded the highest decoration in the Vietnamese Army.44


Thursday, July 25, 2024

 Tài Trần: Sở dĩ rất nhiều Phật tử ở Việt Nam và hải ngoại bị "dắt mủi" bởi các "thượng tọa" như Thích Nhật Từ vì họ chưa bao giờ nghe những LỜI KHUYÊN sau đây của Phật.

LỜI PHẬT VẪN HỢP VỚI KHOA HỌC, DÙ ĐÃ CÓ TRÊN 2.500 NĂM.
- Có lẽ Phật là một trong những ông tổ của chủ nghĩa HOÀI NGHI.-- Tài.
"1/ Không tin tưởng vào bất cứ điều gì chỉ vì bạn nghe nói tới điều đó (you have heard it).
2/ Không tin tưởng vào bất cứ điều gì chỉ vì điều ấy được nói (it is spoken), hay đồn đại (rumoured) bởi nhiều người.
3/ Không tin tưởng vào bất cứ điều gì bởi vì điều đó được viết trong các sách của tôn giáo của bạn (found written in your religious books).
4/ Không tin tưởng vào bất cứ điều gì đơn thuần (merely) vì được nói bởi các sư phụ (teachers) hay huynh trưởng (elders) của bạn.
5/ Không tin tưởng vào những truyền thống (tradition) bởi vì những truyền thống đó đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ (have been handed out for many generations).
6/ Nhưng chỉ sau khi quan sát và phân tích, khi bạn thấy bất cứ điều gì hợp với lẽ phải (reason) và điều này dẫn tới (conductive) điều tốt (the good) và ích lợi (benefit) cho mọi người (of all and all/everyone), khi ấy bạn hảy chấp nhận và sống với điều đó (accept and live up to it)".
Trên đây là lời Phật - được dịch từ quyển Mindfullness-Based Cancer Recovery của Linda Carlson, Ph.D., R.Psych và Michael Speca, Psy.D., R. Psych. Lời mở đầu của Zindel Segal, Ph.D. Sách dày 187 trang. Xuất bản năm 2010 bởi Nhà xuất bản New Harbinger Publications, Inc.
Nhận xét : dù Phật sống cách đây trên dưới 2.500 năm (563 - 483 trước công nguyên) nhưng tư tưởng trên đây của ngài rất hợp với tinh thần khoa học ngày nay.

Monday, July 22, 2024

TRẠI ĐỨC LẬP VÀ CUỘC CHIẾN BÍ MẬT TỪ 1961-1973 TẠI VIỆT NAM CỦA CƠ QUAN AN NINH QUÂN ĐỘI HOA KỲ (ASA)

                                    


Các làng Đức Minh 1 và 2

Trại Dak Sak và trại Bon Sar Par



Trước giờ, đã có 2 bài viết về trận Đức Lập 1968 của các tác giả Erik Villard hay Shelby Stanton, hôm nay tôi xin giới thiệu một bài khác về trận này, qua cái nhìn của Cơ quan An ninh Quân đội Mỹ hay ASA. Dưới vỏ bọc của LLĐB Mỹ, ba nhân viên của họ làm việc tại trại Đức Lập, với nhiệm vụ chánh là nghe lén (intercept) các tín hiệu Morse giữa các đv lớn của CSBV và gửi về bộ QP Mỹ để giải mật. Bài viết này chưa bao giờ đăng trên báo chí hải ngoại, đã mô tả chi tiết tinh thần chiến đấu của các người lính LLĐB Mỹ (trong đó có 3 quân nhân của ASA), LLĐB Việt Nam, và Úc cũng như các lính DSCĐ và Mike Force tham gia trận đánh này. Theo sách của Erik Villard, trong trận đánh 4 ngày, từ 24 - 27/8/1968, nghĩa là cách đây gần 56 năm, tốn thất của phe đồng minh là 114 chết và 238 bị thương, phe CS có trên 700 chết, phần lớn do phi pháo. Người CS đã lập một đài tưởng nhiệm cấp quốc gia, xem hình, tại nơi xảy ra trận đánh, nghĩa là tại đồi 722, địa điểm cũ của trại Dak Sak hay Đức Lập, nay thuộc địa bàn thôn Thổ Hoàng 4, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.                     


Lời nói đầu: 

Theo sách của Shelby Stanton, buổi tối 24/8/1968, trung đoàn 66 của sđ 1 CSBV và TĐ 20 đặc công và vài đơn vị (ĐV) vũ khí nặng đã tấn công Đức Lập, một làng nhỏ ở phía tây bắc Quảng Đức, cách biên giới Cambodia khoảng 7km. Trung đoàn 320 của sđ này lập một nút chặn trên QL14, ở đông bắc Đức Lập để ngăn viện quân từ Ban Mê Thuột. Trung đoàn 95C vẫn ở gần biên giới Cambodia với BTL của sđ và các đv hỗ trợ.
Bản đồ trận tấn công vào trại LLĐB Dak Sak từ 24-25/8/1968. Đường đỏ đứt đoạn là phòng tuyến của địch. Khu vực có sọc đỏ do địch kiểm soát. Nguồn: Erik Villard.

Ở khoảng 5km đông nam của ấp lớn nhứt của làng Đức Lập là, là trại LLĐB Dak Sak, còn có tên là trại LLĐB Đức Lập (có cao độ 722 m, tên trên bản đồ là Yok R'Looung), được bảo vệ bởi hai đại đội Mike Force, một toán LLĐB của Nam Việt Nam, toán A-239 của LLĐB Mỹ, và vài cố vấn Úc.
(Nói thêm: Theo sách của Stanton, trại này được lập tháng 11 1966 gần địa điểm cũ của Bon Sar Par, đã bị đóng cửa sau vụ nổi loạn của FULRO. Trại Đức Lập nằm trên 2 ngọn đồi gồm một đồi nhỏ ở phía bắc và đồi lớn ở phía nam, nhìn xuống một cao nguyên rộng rãi, phì nhiêu cách biên giới 9 dặm, và vị trí chiến lược này bao phủ những đường tiến sát đông bắc tới Ban Mê Thuột. Những người lính DSCĐ gốc Rhade và Mnong này sống với gia đình của họ trong những hầm trú ẩn và hang ở sườn đồi, ngay dưới giao thông hào. Có 2 đại đội DSCĐ ở đồi bắc nhưng ko có các cố vấn LLĐB Mỹ và VN chỉ huy).
QL14 đã tách đôi khu vực này, một hướng chạy về tây nam tới biên giới và một hướng về đông bắc tới Ban Mê Thuột. Bên trong ấp lớn này của làng là BCH của chi khu Đức Lập-một doanh trại không lớn hơn một sân đá banh, bảo vệ bởi khoảng 6 cố vấn LLĐB Mỹ và một đại đội ĐPQ. Một đại đội ĐPQ khác giữ tiền đồn Bon Sar Par, cách trại 3 km về phía tây nam trên một ngọn đồi nhìn xuống QL14.
Cuộc tấn công đã bắt đầu vào sáng sớm ngày 24/8 khi 2 tiểu đội của TĐ 20 đặc công đã len lỏi vào BCH chi khu Đức Lập sau khi cắt vài lớp kẻm gai phòng thủ mà lính gác ko biết. Họ đã tấn công doanh trại (compound) và bắt đầu ném các túi chất nổ, trong khi một đại đội bộ binh csbv ở bên ngoài hàng rào bắn yễm trợ. Một túi chất nổ đã làm sập một phần nơi ở của cố vấn Mỹ, làm 5 cố vấn bị thương khi đang ngủ. Khi họ phóng ra ngoài để tập hợp lính Thượng, hỏa lực mạnh của địch đã giết chết một cố vấn và đẩy lui họ.

Các cố vấn của chi khu đã gọi trại Dak Sak cứu viện, nhưng ở đây cũng bị tấn công. Quân csbv đã xuyên qua hàng rào và chiếm một phần đồi bắc của trại Dak Sak. Tuy nhiên, trại Dak Sak đã hứa sẽ gửi một đại đội Mike Force giúp chi khu khi trời sáng. Trong khi đó, một máy bay Hỏa Long AC-47 đã tới để khống chế các vị trí cối và liên thanh của địch nằm ngoài tầm bắn của quân phòng thủ.

Sau đây là phần chuyển ngữ từ sách của Cơ quan An Ninh Quân đội HK.

...

"Trại DSCĐ Đức Lập, còn gọi là A-239, có vai trò rất quan trọng vì là ngả tư của 2 đường xâm nhập  chánh từ đường mòn HCM từ Cam-bốt và Lào vào nam VN. Trại nằm ở tây bắc của tỉnh Quảng Đức với quân số 650 lính Thượng và thân nhân, đóng trên hai đồi gồm 1 đồi nhỏ ở phía bắc và 1 đồi lớn hơn ở phía nam, nối với nhau bởi 1 yên ngựa. Ở đồi nam có BCH trại gồm 11 quân nhân LLĐB VN và 10 cố vấn LLĐB Mỹ thuộc thuộc toán A-239. Ngoài ra còn có 3 thành viên của Toán Công tác Đặc biệt 403 (403rd SOD - 403rd RR Special Operations Detachment) gồm thượng sĩ Danny Hall, trung sĩ (TS) James Alward, và chuyên viên bậc 5 Donald Childs. Ba người này, ngoài thụ huấn về LLĐB, họ còn là chuyên viên về nghe lén các tín hiệu Morse, và Alward còn biết tiếng Thái. 
Do làm công việc tối mật, ba người này sống trong 4 thùng conex chôn sâu từ 5 m tới 6 m dưới đất, nối với nhau bởi 1 hành lang. Danny Hall và Alward sống trong conex thứ nhứt, conex thứ hai chứa thuốc tây; Don Childs sống trong conex thứ ba và conex thứ tư chứa máy móc truyền tin. Tuy nhiên y tá Danny Shepherd của toán chưa bao giờ xuống đây để lấy thuốc. Có lẽ vì các lính LLĐB Mỹ đã được toán trưởng và toán phó dặn dò. Toán tình báo điện tử này đã ghi nhận sự gia tăng các mật điện của địch trong khu vực vào tháng 8. Họ chuyển các thông tin lên cấp trên. Sư đoàn 1 CSBV từ lâu đã có mặt bên kia biên giới.

ĐỊA NGỤC BÙNG NỔ

Lúc đó khoảng 0100 giờ vào một đêm ko trăng khi một tiếng nổ từ xa đã đánh thức trung úy William Harp, trại trưởng, chỉ huy Toán-A 239 LLĐB tại trại Đức Lập. Phân nửa toán của y đang trực, trong khi phần còn lại đang ngủ trong những bunker vững chắc nằm sâu bên dưới doanh trại của họ trên đỉnh đồi. Thượng sĩ  Ted Boody là thường vụ, viết tắt là NOCIC, đang viết thư cho vợ; trung sĩ (TS) hiệu thính viên Mike Dooley, một người vẽ tranh biếm họa nhiều tài năng đang vẽ hình để gửi đứa con 5 tuổi ở California. (Nói thêm: theo tổ chức của QĐ Mỹ, thượng sĩ (master sergeant) là cấp trên của TS nhứt (sergeant first class), nhưng dưới thượng sĩ nhứt (sergeant major/command sergeant major -- người dịch). 

Các thành viên của toán đang đánh bài hay đọc sách. Họ cũng nghe những tiếng nổ từ xa và nghĩ rằng một tấn công bằng cối đã xảy ra ở một nơi nào đó ở xa họ. Mở cánh cửa rất dầy của ngôi nhà của toán, họ đã thấy những tia chớp ở phía tây về phía BCH của chi khu Đức Lập. Đó là ngày thứ sáu 23/8/1968. 

"Mọi người thức dậy... ra khỏi giường!" Harp hét lớn. Đang mơ màng giấc điệp, Don Childs, Jim Alward và TS y tá Daniel Shepherd liền thức dậy, vội vàng mặc quân phục và chạy nhanh đến tòa nhà của toán. BCH chi khu Đức Lập báo cáo bị tấn công. Thường vụ Boody báo cáo việc này với Toán-B ở Ban Mê Thuột, trong khi phần còn lại của toán chạy ra vị trí phòng thủ đã được chỉ định.

Jim Alward cúi mình rất thấp trong hố súng cối 81 ly và dán mắt trong bóng đêm để chờ các phụ xạ thủ người Thượng. (Theo quyển Green Berets, các lính DSCĐ cùng với vợ con ở trong các bunker đào sâu vào sườn đồi của trại Đức Lập). TS nhứt Howard Blair, một chuyên viên về vũ khí phụ trách một hố súng cối khác. Y tá Shepherd, đang giúp y, và TS nhứt Harold Kline, một hiệu thính viên, được tăng phái (TDY) từ Toán B-57 có tên là Project Gamma tại Nha Trang, đang phụ trách hố súng cối thứ ba. Quỳ kế y là Don Childs, chỉ còn 6 ngày là về Mỹ. Đột nhiên, đạn cối và B-40 bùng nổ bên trong rào kẽm gai bao quanh trại. Kế đó là tiếng nổ của trung liên và tiểu liên trong đêm đen. Lính LLĐB Mỹ thấy những tia chớp từ súng địch chung quanh trại. Hai lính Thượng trèo vào hố số 1 để tiếp đạn cối bên cạnh Alward.

Childs và Kline liên tục nạp đạn cối chống biển người để bắn về bắc và đông của trại, trong khi Danny Hall và TS Roland Vas bắn đạn cối 4.2-in hay 107 ly loại soi sáng để giúp lính Thượng trong giao thông hào chung quanh chu vi của trại. Mike Dooley thì phụ trách hố súng không giựt 57ly. Trận chiến gia tăng với đạn B-40 mỗi hai phút. Các tổ súng cối của trại bắn khoảng 20 - 30 quả mỗi phút, và tiếp tục cho tới nòng đỏ rực. Họ nhanh chóng làm mát súng bằng cách đổ nước và bắn trở lại, trong hơn 2 giờ.

Một Hỏa Long AC-47 đã có mặt hầu như từ lúc bắt đầu, xem hình. Ba khẩu minigun hiệu Gatling, đặt ở hông trái của máy bay, có thể bắn 6.000 viên đạn 7.62 ly mỗi phút và cứ mỗi ba giây đặt một viên cách nhau 1.8 mét trên một khu vực hình bầu dục có đường kính 47.5 mét. Bắc quân rất sợ Hỏa Long vì nhịp độ bắn này. (Để so sánh: đại liên M-60 chỉ có thể bắn 550-650 viên đạn 7.62 ly mỗi phút, tốc độ 853 m/giây, tầm bắn 1.100 mét -- người dịch).

                 

Khoảng 03 g sáng, cuộc tấn công giảm dần. Trung úy Harp nghĩ rằng chỉ có khoảng một đại đội VC hay CSBV với quân số 150 tới 200 bao quanh trại để ngăn họ tiếp cứu BCH chi khu Đức Lập. Y bàn với đại úy Bảo, trưởng toán LLĐB Việt Nam của trại, và họ đã quyết định khi rạng đông sẽ gửi trung đội viễn thám người Thượng thăm dò tình hình chung quanh làng Đức Lập. Nếu họ ko gặp địch, một toán quân cứu viện sẽ được gửi tới BCH chi khu.
Lính Mỹ ko nghĩ rằng địch sẽ tấn công trại lần nữa, nhưng họ vẫn tiếp tế đạn cho các vị trí phòng thủ. Lúc 4:30 g sáng, TS Boody gửi điện cho Ban Mê Thuột báo tin địch ngưng tấn công lúc 03 g. Có 3 lính Thượng và 1 thân nhân bị thương. 
Lúc 06 g, trung đội viễn thám người Thượng rời cổng chánh để tiến về làng. Đột nhiên, đạn B-40 và cối rơi xuống cả hai đồi của trại. Lính Thượng rút lui vào trại. Ở đỉnh đồi phía nam, một đạn cối nổ gần TS Vas làm y ngả xuống, máu ra đầm đìa (profusely). Quả thứ 2 rớt gần TS Blair làm y ngả vật. Tuy bị choáng váng nhưng Blair bò và cố gắng kéo TS Vas về conex cứu thương. Trung úy Anthony Ayers, phó trưởng trại, chạy tới giúp họ trong khi đạn nổ chung quanh. Một đạn cối nổ gần đó khiến Ayers bị trúng miểng ở hàm. Boody chạy tới, kéo 2 kẻ bị thương vào bunker cứu thương. Y buộc vết thương trên tay Vas để cầm máu: một tỉnh mạch bị trúng miểng và máu chảy khắp nơi. Vas bị thương nặng trong khi trung úy Ayers mặt mày và quần áo đầy máu. Lúc đó y tá Shepherd ở gần phòng khám bịnh, nằm kế cổng trại. Boody dùng máy gọi y đến gấp. "TS Vas bị thương nặng, trại phó Ayers cũng bị thương, đến conex cứu thương gấp", y nói. 
Trong khi Shepherd chạy nhanh trên đường đầy bùn để lên trạm cứu thương, đạn cối bắt đầu nổ gần đỉnh đồi. Đạn cối của địch tiếp tục rơi có hệ thống xuống con đường đầy bùn này. Shepherd núp sau các bao cát một lúc và quyết định ko dùng đường này để đến conex cứu thương mà dựa vào một giao thông hào nằm sau nhà kho của trại để chạy xuống bãi đậu xe. Đột nhiên y thấy các lính viễn thám người Thượng túm tụm với nhau, mọp đầu sát đất để tránh đạn. 
"Đứng dậy và phản công," Shepherd la lớn, nhưng đám lính đã mất hồn, ko hành động gì hết. Y sải chân đến đám lính hèn nhát này, nắm cổ áo họ và đẩy họ vào giao thông hào. "Tìm địch mà bắn, đồ hèn nhát!" y gầm lên, và bọn người này nhanh chóng chống trả địch quân. 
Sau đó Shepherd đã đến conex cứu thương và bắt đầu giúp đỡ kẻ bị thương. Y truyền tỉnh mạch và băng bó tay của TS Vas, và băng bó vết thương của Ayers. Trung úy Ayers, với vết thương ở hàm, chẳng bao lâu đã trở lại vị trí súng không giựt 106 ly để tác xạ vào vị trí địch; TS Boody tiếp đạn cho y. Trung úy trại trưởng cố gắng liên lạc với Ban Mê Thuột nhưng vô ích. Y có thể nghe họ, nhưng họ ko thể nghe y. Hóa ra đạn cối đã phá hư dàn an-ten. Bên ngoài đạn cối và B-40 tiếp tục rơi xuống trại, và đạn súng nhỏ bắn đi từ các bụi rậm và rừng rậm ở phía bắc trại. Mọi cố gắng tiếp viện cho chi khu Đức Lập đều hoãn lại. 
Khi trại bị tấn công, có tổng cộng 12 lính LLĐB Mỹ, bao gồm 3 lính thuộc toán tình báo điện tử của ASA, sáu lính LLĐB VN, 35 lính Thượng thuộc trung đội viễn thám, 17 lính Thượng canh giữ cổng chánh của trại, và 220 DSCĐ: 163 người thuộc đ.đ. 1 và 2 ở trên đồi lớn ở phía nam và 57 người thuộc đ.đ. 3 và 4 ở đồi nhỏ hơn ở phía bắc trại. Tổng cộng lúc đó trong trại có 290 người. Số quân còn lại của trại, bao gồm phần lớn của đ.đ. 3 và 4 và cố vấn của họ, đang bận hành quân dọc biên giới Cam-bốt. Lính Thượng và gia đình của họ sống trong các hang và bunker, đào kế các giao thông hào trên tuyến phòng thủ. 
Toán A-239 và 290 lính phòng thủ ko biết rằng, họ ko bị tấn công bởi một đ.đ. quân vc hay csbv, mà bởi trung đoàn Hồng Lĩnh (95C) của csbv, với quân số khoảng 1.500-2.000 lính chính quy, trang bị đầy đủ, và được yểm trợ bởi các đv của trung đoàn 320 tiểu đoàn 8 trung đoàn 66, tất cả đều thuộc sđ 1 csbv. Với những đv yểm trợ khác, quân địch tại khu vực Đức Lập khoảng 4.000 người. 
CHẠY ĐUA VỚI THẦN CHẾT 
Khi trời vừa hừng sáng, các phản lực cơ Mỹ đã xuất hiện để tấn công đối phương. Khoảng 0930, Jim Alward, đứng bên ngoài tòa nhà của toán để nhìn máy bay ném bom. Y thấy một máy bay F-100 bay rất thấp, bị trúng đạn và ống phụt lửa (afterburner)  bốc cháy và một cái dù bung ra. Sẵn trớn, máy bay đâm xuống đồi bắc và tạo nên một quả cầu lửa. Cái dù từ từ hạ thấp xuống khu vực có quân địch gần làng Đức Lập. (Trại Đức Lập nằm trên 2 quả đồi; bên ngoài hàng rào phòng thủ là một bình nguyên rộng lớn, đất đai màu mỡ, tươi tốt, tạo nên bởi nham thạch núi lửa, trồng được lúa và cà phê, trà, cam, quít, mít, v.v...; dân cư ở làng Đức Lập cách đó khoảng 5km về phía tây bắc, phần lớn là dân di cư Công giáo, họ đã ở đây từ 1954, trước khi trại này lập năm 1966 -- người dịch). 





Chụp khẩu carbine, Mike Dooley nhảy lên xe jeep và phóng nhanh (careen) xuống đồi tới cổng chánh. Một chiếc thám thính bay trên đầu để hướng dẫn oanh kích; kế đó Boody, Alward và Childs và các thành viên phóng lên một chiếc jeep thứ hai và một xe Dodge 3/4 tấn chạy theo. Lúc đó y tá Shepherd ở trong trạm xá gần cổng. Dooley la hét lính canh mở cổng để xe chạy qua. 
Thấy Dooley, y tá chụp vội súng và túi cứu thương và nhảy lên xe jeep của Dooley. Chiếc jeep thứ hai và chiếc Dodge cũng vừa tới và nhận thêm 6 lính DSCĐ. Tất cả phóng nhanh với vị trí của phi công lâm nạn.
Khi đoàn xe dừng bên ngoài ngôi làng, Dooley và Childs nhảy khỏi xe và chạy ngang cánh đồng trống để tới chiếc dù của phi công. Những người còn lại bung rộng ra hai bên để bảo vệ cho họ. Đạn địch bắn ra từ khu rừng ở rìa của cánh đồng. Từ trên đỉnh đồi, lính Mỹ có thể thấy đối phương di chuyển từ phía tây nhằm cắt đường rút lui về trại của toán quân tìm kiếm phi công.
Trong khi đó, toán cấp cứu ko tìm thấy phi công. Họ bung rộng ra để lục soát khu vực chung quanh và cuối cùng Hall và Shepherd gặp y đang trốn trong một bụi rậm ở bìa rừng. Sau này phi công nói rằng y đã suýt bắn Dooley trong khi ông này chạy xuống đường mòn vì nghĩ rằng Dooley là kẻ thù. Giờ đây họ phải trở về trại. Súng địch tới tấp bắn đuổi theo họ.
Đột nhiên 2 trực thăng võ trang xuất hiện. Như chuồn chuồn khổng lồ, súng minigun quét xuống cánh rừng và tạo nên một tường thép để bảo vệ đội quân cấp cứu này. Họ vội kéo phi công lên xe, chạy nhanh về trại. 
DI CHUYỂN DƯỚI LÒNG ĐẤT
Chỉ huy của Toán B tại Ban Mê Thuột và bộ tham mưu (BTM) đã đến trại Đức Lập khi trời hừng sáng để phối hợp việc phòng thủ. Ông ra lịnh chở đạn và tiếp tế tới trại càng nhanh càng tốt. Ông cũng cho chở Vas, Ayers về Ban Mê Thuột, và đưa phi công lâm nạn (thiếu úy Julius J. Thurn) về sân bay Phan Rang, và ra lịnh thiếu tá Roland Greenwood, phó của ông, đến Đức Lập để chỉ huy các đ.đ. Mike Force tăng cường cho quân phòng thủ.  
Thời tiết đã hoàn toàn ko một chút mây, lần đầu tiên trong nhiều ngày. Đ.đ. 202 Mike Force từ Pleiku được trực thăng thả xuống 1 vị trí ở bắc trại, nhưng bị bắc quân có hầm hào kiên cố đẩy lui và phải rút về bãi đổ quân. Lúc 1500, khoảng 3 giờ sau, đ.đ. Mike Force 204 được đổ xuống cùng bãi đáp. Hai đ.đ. bắt tay và di chuyển về phía tây, lập một chu vi phòng thủ trên cao điểm nhìn xuống trận địa. Từ đấy, các cố vấn của họ có cái nhìn bao quát khắp trại và có thể gọi máy bay oanh kích các vị trí tình nghi của csbv. 
Trong buổi chiều, đạn cối và rocket tiếp tục từng chập rơi xuống trại, và lính bắn sẻ từ cánh đồng trồng bắp và rãnh nước (gully) đầy cỏ dại ở phía tây. Người ta có thể trông thấy lính csbv đang đào hố gần chu vi phía đông của trại, và nguy cơ địch tấn công vào cổng chánh. Danny Hall và đồng đội đã diệt (picked off) vài bắc quân đang dùng súng M-16 có ống nhắm, và Dooley đã hướng khẩu 57 ly không giựt tới các vị trí B-40 của bắc quân. 
Lính Mũ Xanh Mỹ đã chuẩn bị để đối phó cuộc tấn công của bắc quân mà họ nghĩ sẽ tới tối nay. Bất chấp hỏa lực phòng không dày đặc, trực thăng đáp xuống bãi đáp trực thăng kế phòng khám bịnh (gần cổng chánh) để chuyển lương thực, nước uống, thuốc men và đạn dược. Chỉ còn hai xe của trại còn chạy được gồm 1 jeep và chiếc Dodge; do đó Hall, Alward, Childs, và Shepherd liên tục chạy lên chạy xuống trên con đường đầy bùn để chở đồ tiếp tế. Các vị trí phòng thủ đều tiếp tế đầy đủ đạn dược và lương thực. Khoảng 1500, một trực thăng CH-47 đáp xuống yên ngựa giữa 2 đồi để thả đạn 105 ly rất cần. 
Trong khi trời sắp tối, Childs và Hall đang đứng gần tòa nhà của toán và đã nghe một tiếng rít lạ lùng. "Cái gì thế?" Childs hỏi. Cả hai núp sau một rào cản và thấy một tiếng nổ lớn ở dưới đồi trước mặt giao thông hào. "Có lẽ đó là một 122," Hall nói. Kế đó họ lại nghe một tiếng rít thứ hai, theo sau là 1 tiếng nổ. Lúc này tiếng nổ gần hơn. "Tôi nghĩ rằng đạn pháo binh," Childs nói. Trong vòng khoảng 20 phút kế, khoảng 10 đạn rơi xuống và từ từ hướng về đỉnh đồi, phá hủy nhiều bunker và giao thông hào. Có vẻ chưa ai chết hay bị thương, nhưng chắc chắn rằng điều tệ hại hơn đã tới. 
Cả toán liền dời tất cả những gì cần thiết xuống hầm ngầm. Họ lót vài tấm nệm trên sàn hầm để nằm khi cần. Họ đã dự trữ thức ăn đầy đủ. "Thường chúng tôi ăn khẩu phần-C," Alward nói, "nhưng chúng tôi không nghĩ rằng nhiều người trong chúng tôi ăn như vậy. Có thể tôi sẽ khui 3 đến 4 đồ hộp, một ít thịt giăm-bông, vài miếng bánh quy và ít kẹo chewing gum."
Nhưng mối lo lớn là nước. Ko có giếng nước trong trại; mọi thứ đều được chở tới. Để tiết kiệm nước ngọt, họ sẽ uống bia ko ướp lạnh cho tới khi bia hết vào chủ nhựt. (Có lẽ máy phát điện ưu tiên dùng để cung cấp ánh sáng và chạy quạt máy). Uống như vậy ko ngon, nhưng cũng dằn cơn khát. 
Khi trời bắt đầu tối ngày thứ sáu, địch lại pháo kích ồ ạt bằng cối và B-40 vào trại; Danny Hall phụ với Jim Alward và hai lính Thượng để xử dụng cối 81 ly. Y tá Shepherd và Blair lo ổ súng cối số 2. Kline và Childs lo khẩu số 3. Dooley và TS Shigeo Umeda điều khiển khẩu đại liên 50 hay 12.7 ly. Pháo kích gia tăng cường độ tới gần 9g tối thì ngừng.
CHU VI PHÒNG THỦ BỊ THU HẸP
Trong khi đó, dựa vào rừng rậm ở bắc trại, các chỉ huy CSBV đã sẵn sàng cuộc tấn công đầu tiên vào đồi nhỏ, phòng thủ yếu kém, ở phía bắc. Lúc 9g tối, chúng đã pháo dữ dội bằng cối và B-40. Tiếp theo là tấn công bằng bộ binh với mở đầu bằng cách dùng mìn bangalore để tạo cửa mở trên hàng rào kẽm gai thả rối chung quanh trại. Sau nhiều đợt xung phong biển người liên tục, địch quân đã tràn ngập đồi này, bảo vệ bởi 57 lính Thượng và gia đình của họ. (Theo tự điển Collins thì overwhelm đồng nghĩa với overrun -- người dịch/ND). Lính Thượng tại đồi này đã liên tục gọi về BCH trại đóng ở đồi nam "Beaucoup VC" (nhiều VC), nhưng dựa vào kinh nghiệm quá khứ, trại trưởng Harp nghĩ rằng họ đã phóng đại. Vì ko có lính LLĐB Mỹ và Việt Nam ở đồi bắc nên trại trưởng ko có cách nào để kiểm chứng tình hình thực sự ở đồi bắc. 
Khoảng 11g đêm, thường vụ Boody rời bunker chánh để kiểm tra phòng tuyến và lấy ít bia cho đồng đội thì đạn liên thanh rít (zing) gần đầu y. Y nhào xuống đất và bò tới hố đặt súng cối của Childs và Kline. Đạn AK-47 đang trúng nhiều nơi quanh vị trí của họ. Vị trí đại liên 12.7 ly của Dooley và Umeda bị bắn sẻ. "Không biết tên bắn sẻ núp ở đâu?" Dooley hỏi. Y bỏ khẩu 57 ly không giựt và di chuyển chung quanh chu vi phòng thủ để tới khẩu 90 ly để tiếp tục quan sát ánh sáng lóe lên từ họng súng địch. Đạn bắn sẻ tiếp tục gây khó khăn cho lính Mỹ ở giao thông hào và các ổ súng ở đồi nam, khiến họ ko dám ngóc đầu lên. Khoảng giữa đêm, Childs đã được một lính LLĐB VN cho biết đồi bắc đã lọt vào tay địch, nghĩa là họ đang bị bắn sẻ từ đồi bắc.
Bắc quân ko chỉ chiếm đồi bắc, mà còn chiếm phần lớn khu vực yên ngựa giữa 2 đồi. Khoảng 1g sáng, phần lớn kẻ sống sót của đ.đ. 3 và 4 và gia đình của họ, trú đóng ở đồi bắc, đã chạy vào bên trong hàng rào thứ 2 của đồi nam. Sáng tinh sương, một số ít lính Thượng của đồi bắc đã vào hàng rào thứ hai, nhưng chỉ có 35 lính sống sót trên quân số 57 người trước trận đánh. 
Childs và Kline tiếp tục bắn từ hố súng thứ 3 cho tới 2g sáng khi họ hết đạn. Hai hố súng kia cũng gần hết đạn. Childs trèo lên khỏi giao thông hào để quan sát đồi bắc, và đột nhiên một quả B-40 nổ gần đó. Miểng đạn trúng mu bàn tay của y. "Tôi bị thương," y hét lớn. Với tay còn lại, y dùng máy gọi y tá Shepherd, và vài phút sau y tá đã nhảy xuống giao thông hào kế y. Tuy ko bị rách da tay nhưng tay bị tê nên Childs ko thể cử động ngón tay. "Sẽ ổn thôi, ông chỉ bị gẫy xương kín," y tá nói với Childs. 
Blair và y tá Shepherd đã trở lại trung tâm hành quân hay TOC của trại. Súng ngưng nổ khoảng 1 giờ, và Blair mệt quá nên nằm nghỉ; nhưng đạn cối lại bắt đầu rơi xuống. Y tá đánh thức người lính già, "Chúng lại tấn công. Dậy đi..."Khi 2 người chuẩn bị bắn pháo sáng thì một đạn cối rơi gần đó, và đạn tiếp tục rơi; một quả trúng bunker cứu thương, và quả khác phá hư một vách của bunker chứa đạn. Núp trong giao thông hào, Blair đang mở các hộp đạn cối chiếu sáng thì một quả cối trúng miệng của hố súng cối nơi y tá làm việc. Y tá nhào xuống đất , và Blair văng khỏi giao thông hào, rơi xuống hố súng và đè lên Blair. Blair rú lên, "Gãy tay tôi rồi!" Y tá Shepherd kéo Blair về bunker cứu thương. Vết thương ở tay Blair ko trầm trọng như y nghĩ nhưng y tá để Blair nghỉ ngơi trong bunker và trở lại hố súng cối để bắn đạn chiếu sáng. Lúc đó là 3g sáng.
CHILDS HÀNH ĐỘNG
Một lúc sau đó, bàn tay của Childs đã bớt đau, do đó y quyết định rời hố súng thứ ba để xem điều gì xảy ra chung quanh khu vực. "Tôi phải coi lại đạn dược đầy đủ ko khi VC tới hàng rào phòng thủ của chúng tôi," y nói. Trời vẫn còn rất tốt khi y đi tìm hố súng cối 60 ly của lính DSCĐ ở triền đồi bên dưới. Lúc đầu y nghĩ hố này ko ai giữ, nhưng khi nhảy vào hố thì y gặp 1 lính Thượng đang nằm mọp sát đất. "Mọi người ở đâu," y hỏi, người lính ko trả lời. Có lẽ tên này quá sợ hãi nên ko nói được. Childs bắt đầu xử dụng khẩu cối 60 ly.
Khi Bắc quân chiếm đồi bắc, họ đã chiếm hai khẩu 57 ly với đầy đủ đạn dược. Giờ đây quân Mỹ bị bắn bằng súng 57 ly của họ. Childs luôn luôn có 1 giải pháp cho mọi thứ, dù đôi khi ko phải là một giải pháp hợp lý. Nhờ một Hỏa Long AC-47 bay trên đầu, Child bắt đầu hướng khẩu cối 60 ly vào súng 57 của địch để chúng bắn trả. Dựa vào ánh sáng phát đi từ các khẩu 57 ly này, Hỏa Long sẽ tìm chúng mà diệt.
Đôi khi máy truyền tin của Childs bị trục trặc, khiến các thành viên trong toán đã nghĩ rằng anh chàng Childs trẻ tuổi và cao lêu nghêu (lanky) này bị trúng đạn. Mike Dooley đã vài lần đi kiếm Childs khi y ko trả lời trên máy.
Vào lúc đó, bầu trời ở phía đông đã biến thành màu đỏ sậm. Một quả 57 ly nổ gần hố súng 12.7 ly của Umeda. Y nghĩ rằng đã nghe ai đó kêu la do trúng đạn, và giống tiếng của Childs, do đó y gọi máy hỏi Boody.
Boody cố gắng gọi Childs nhưng ko có trả lời. "Đột nhiên có tiếng y trên máy. Y đang hướng dẫn AC-47 bắn vào đồi bắc," Boody nói.
Bây giờ là 6g sáng, trời đổi thành màu hồng và vàng ở chân trời. Địch đang tập trung bắn vào khu vực đặt súng của Childs. Mỗi lần y bắn 1 quả cối 60 ly, địch đáp trả dữ dội. 
"Mày đang làm cái quái gì vậy?" Boody hỏi. "Tụi tao tìm mày khắp nơi."
"Tôi đang thủ khẩu 60 ly ở dưới đồi," Childs trả lời. "Tôi nghĩ ko giữ được lâu hơn vì đạn địch càng lúc càng gần".
"Được, nghe đây," thượng sĩ Boody nói. "Về lại đây càng sớm càng tốt." Không nghe tiếng trả lời. "Mày có nghe tao ko?" Boody gầm lên. "Tao ra lịnh cho mày rời chỗ đó."
"Nghe đây, tao sẽ gọi hai chiếc Spooky (Hỏa Long). Mày chờ cho chiếc thứ hai vào vùng, sẽ chạy nhanh lên đây," Boody nói. Ko tiếng trả lời. "Childs ơi, mày có nghe tao ko? Đây là lịnh."
"Được rồi," Childs trả lời, trong khi tiếp tục bắn cối. Spooky vào vùng, nhả đạn bằng minigun. "Nó ko bắn trúng đồi bắc," Childs phàn nàn, và y tiếp tục bắn cối vào địch. (Theo tôi nghĩ, khi thấy Spooky bay trên đầu, khẩu 57 của địch ngưng bắn, do đó chiếc này ko thấy lửa phụt từ họng súng mà tác xạ -- người dịch). Y chờ tới khi chiếc Spooky thứ hai bay trên đầu và nói với phi công. "Gần hơn, gần hơn!" và lần này Spooky đã bắn trúng khẩu 57 ly. 
Childs gọi người lính Thượng đang nằm sát đất vì sợ và nói "Đứng dậy" nhưng y lắc đầu và ko chuyển động. Childs nhảy khỏi hố và chạy nước rút lên đồi. Đạn địch bắn đuổi theo y ráo riết làm bụi đỏ tung lên. Cuối cùng y đã chạy đến BCH của trại.
NGÀY THỨ BẢY 
Bắc quân tiếp tục tấn công khi trời hừng sáng. Có một lúc, địch chỉ cách TOC ở đồi chánh 150 feet hay 31 mét trước khi bị đẩy lui bởi súng nhỏ, cối và trực thăng võ trang. Chúng buộc phải rút về đồi bắc. 
Một hiệu thính viên người Thượng và 4 lính DSCĐ, đã núp trong một bunker nhỏ ở đồi bắc từ lúc bắc quân chiếm đồi bắc và đã báo cáo suốt đêm với chỉ huy VN của họ. Người lính này đã cung cấp thông tin về lực lượng địch, kêu gọi pháo binh tác xạ vào vị trí địch, kể cả gọi pháo binh bắn vào vị trí của y. Trong liên lạc lần chót, y nói địch đang lục soát các bunker gần đó, ném lựu đạn và bắn AK-47. Sau đó ko còn tin tức của y. 
Khi Childs có mặt, mọi người tụ họp để thảo luận tình hình. Cuộc tấn công suốt đêm đã dừng, nhưng ko ai biết điều gì sắp xảy ra. "Chúng tôi ko biết liệu chúng ta có được trích xuất vào lúc này ko," Childs nói. "Tình hình có vẻ nguy kịch... Chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng, chờ lịnh cấp trên. Chúng ta ko biết VC muốn gì, nhưng chúng ta biết họ đã chiếm đồi bắc. Tôi biết người Thượng ko đáng tin cậy, dù họ đang gặp nguy hiểm."
Tính tới trưa, trại Đức Lập có 80 thương vong, trong đó trên 50 người chết. Trong khi quân phòng thủ khoảng 200. (Vì phần lớn đ.đ. 3 và 4 đang hành quân bên ngoài trại). Trại trưởng ko rõ quân số địch trên đồi bắc, nhưng chắc chắn rằng y ko đủ quân để chiếm đồi bắc. Họ được biết viện quân đang tới. Họ được lịnh phải cố thủ và chờ đợi. Đồ tiếp tế sẽ được thả dù vì hỏa lực phòng không dữ dội khiến trực thăng ko thể xuống.
KHẨU 57 LY THỨ HAI 
Đồi nam bị tấn công liên tục và giờ đây địch đã chiếm một số bunker ở chu vi phía bắc của đồi. Ngoài các khẩu 57 ly, địch còn chiếm hai khẩu 12.7 ly, một súng không giựt 3.5-in hay 90 ly, và 1 số súng cối ở đồi bắc. Vì đồi này ko có cố vấn Mỹ nên lính Thượng ko phá hủy súng. Hỏa lực dữ dội từ các khẩu 57 đã khiến ko ai dám đến gần tổ súng cối số 3 và cuối cùng súng bị phá hủy. Childs đã tiêu diệt 1 khẩu 57 ly, nhưng địch vẫn còn khẩu 57 ly thứ 2 gây trở ngại nhiều cho quân Mỹ. 
Danny Hall, Mike Dooley, và y tá Shepherd rời TOC để ra ngoài khi trời sáng. Họ bò theo giao thông hào làm bằng bao cát để có cái nhìn toàn diện của đồi bắc. Địch đã ngừng bắn sau khi máy bay F-4 và F-100 ném bom napalm. Dưới mắt họ xác bắc quân nằm rải rác, bị cháy đen và phồng lên dưới trời nắng. Đúng là 1 cảnh tượng ghê rợn.
Đột nhiên Hall nói,"Đằng kia có phải là 1 khẩu 57 ko?". Trong tầm mắt họ, nằm trên 1 bunker ở đồi bắc là 1 khẩu 57 ly của địch.
"Hãy phá hủy nó," Dooley nói. Y và y tá Shepherd trèo xuống. Họ nhanh chóng trở lại với vài hỏa tiển chống tăng và một phóng lựu M-79. Họ nhắm vào khẩu 57 này nhưng quá tầm. Dooley dùng đại liên 12.7 ly nhưng ko trúng. Howard Blair xuất hiện và nói chuyện với Dooley và Shepherd. Y có 1 ý tưởng: y chạy nhanh về hố súng đại bác 105 ly.
Blair đã từng dạy người Thượng cách dùng súng và biết rõ từng người một. Một người Thượng cao lớn nhưng mảnh khảnh có tên La-Nhi nói được tiếng Anh. Blair chỉ cho họ khẩu 57 ly và La-Nhi gật đầu. Họ quay súng và bắn quả điều chỉnh và sau 2 quả, khẩu 57 này câm họng.
ĐẠI ĐỘI 202 MIKE FORCE 
Lúc 9g sáng, đ.đ. 203 Mike Force được trực thăng vận tới khu vực Đức Lập với hai đ.đ. LLĐB đã có mặt trước đó. Ba đ.đ. bắt tay và mở cuộc tấn công 3 mủi vào đối phương với 202 ở sườn phải, 204 ở giữa, và 203 ở sườn trái. Vào khoảng trưa, 3 đ.đ. này đụng độ với bắc quân trong công sự vững chắc gần trại, và không quân được gọi để ném bom đồi bắc. Sau khi máy bay ném bom, ba đ.đ. Mike Force tiếp tục tiến lên với 202 dẫn đầu, kế đó là 204 và sau đó là 203 -- mỗi đ.đ. đều có cố vấn Mỹ đi kèm. 
Khoảng 12:30, khi 202 tiến gần trại họ thấy tấm bảng: "Trại Đức Lập chào mừng", và bên dưới là rải rác vài xác bắc quân ko toàn vẹn (mangle). Kế đó, khi họ tới cổng chánh của trại, vũ khí tự động của địch đã quét vào phía sau họ, cùng với cối và B-40. Đ.đ. 204 đã bị kềm chân, khiến lính Thượng phải tìm chỗ núp. Đ.đ. cũng bị tấn công bằng súng nhỏ và cối, nhưng vấn đề lớn của họ là ko thể vượt qua hàng rào kẽm gai thả rối chất đống trước cổng chánh. Chỉ huy người Thượng của 202, với trung úy Vinh LLĐB VN và đại úy David Savage, cố vấn người Úc cố gắng gỡ kẽm gai. Đột nhiên Savage trúng đạn, ngả về phía trước. TS John Vast, một trung đội trưởng LLĐB Mỹ, gọi máy bay để khống chế hỏa lực địch. (Nói thêm: Lực lượng Mike Force lúc đầu chỉ có cấp đ.đ., sau này thành cấp TĐ, trang bị và huấn luyện đầy đủ gồm võ thuật và nhảy dù, v.v... Lúc đầu các đ.đ. toàn người Nùng, sau này có các sắc dân khác, trong đó có VN. Họ là lực lượng lưu động, dùng để tiếp ứng các trại DSCĐ, trang bị và huấn luyện thua kém họ -- người dịch). 
Với hàng rào đã được dẹp, và khiêng kẻ bị thương, lính của 202 chạy nhanh qua cổng. Bên trong cổng, lính Thượng giữ cổng đã bắn che cho lính Mike Force. Dù chỉ có 17 người, trang bị 2 khẩu trung liên BAR, xem hình, và hai khẩu tiểu liên Thompson, xem hình và vài khẩu carbine, họ đã anh dũng chiến đấu suốt trận đánh. (Nói thêm: Năm 1968, quân đội VNCH vẫn còn xài trung liên BAR và tiểu liên Thompson, sau đó thay thế bằng M-60 và M-16 -- người dịch).
                  

Đ.đ. 202, ngoài lính Thượng, còn có lính LLĐB VN, vài cố vấn Úc, đã tiến vào trại Đức Lập. Nhưng 2 đ.đ. kia buộc phải rút lui vì hỏa lực dữ dội của địch. Cấp chỉ huy đã ra lịnh 2 đ.đ. này rút về vị trí mà họ đã qua đêm để nhận tiếp tế và tải thương. Đ.đ. trưởng của 204 nghĩ rằng mất khoảng nửa quân số nhưng ko ngờ một số lính của ông đã nhập vào 202 và đã vào trại. 
Dooley và y tá Shepherd đang giữ khẩu súng máy ở cổng trong cùng (innermost) của đồi nam. Shepherd hỏi Dooley có thích ăn trái đào ko?
Dooley gật đầu, thế là Shepherd đi bộ đến nhà của toán để lấy một hộp đào mà y chứa ở đó. Khi họ đi ra ngoài, lính Mỹ và quân Mike Force đang lên đồi.
"Tôi ko thể tin được," Shepherd nói, "Tôi rất mừng khi thấy họ."Chúng tôi bắt tay, cười và kể chuyện vui. Tôi cho họ biết tình hình và sau đó trở về hố đại liên của Dooley. 
Danny Hall đang ở hố súng cối và thấy 202 tiến lên dưới hỏa lực địch. "Họ vượt qua cổng, mỗi lần khoảng 10 người, đi vòng quanh bãi đậu xe, vượt hàng rào và tiến lên đồi," y nhớ lại. "Họ tụ tập quanh tòa nhà của toán và hỏi tình hình." Đ.đ. 202 đã nâng cao tinh thần của quân phòng thủ. Họ lập tức chiếm giữ các bunker và giao thông hào trước mặt chúng tôi. Bây giờ là 3 g chiều.
CỘNG SẢN TẤN CÔNG LIÊN TỤC
CS, với súng cối và B40, đã tấn công suốt ngày. Mọi mưu toan tiếp tế và tản thương bằng máy bay bằng trực thăng đều thất bại do hỏa lực phòng không dữ dội. Quân Mỹ hết dần đạn dược, thuốc men và nước. Phần lớn đồ tiếp tế thả dù đều rớt ngoài trại và ko thể thu hồi do hỏa lực địch. Trại rất cần tiếp tế vì họ có thể ko cầm cự đến sáng mai. 
Shepherd biết 1 túi lớn đựng nước gần phòng khám bịnh kế cổng, do đó y bảo Dooley lấy jeep và y chạy đến nhà của toán để lấy vài thùng không loại 5 gallon hay 19 lít. Đột nhiên 1 đạn pháo rơi vào bên hông tòa nhà, xô y ngả xuống đất và làm y trúng miểng ở lưng. Y đã choáng ván (stun) và bất động 1 lúc. Dooley xuất hiện, đỡ y dậy và dìu y đến bunker cứu thương. Một y tá người Thượng chích thuốc vào tỉnh mạch tay của y tá Shepherd trong khi Dooley băng bó và dìu y đến 1 ghế bố. 
Một giờ sau, ai đó đã lắc mạnh và kêu to, "Dậy dậy, Kline bị thương nặng!" Shepherd cố gắng chống chỏi cơn nhức đầu và nói lẩm bẩm," Để tôi ngủ," nhưng ai đó nài nỉ, "Kline, Umeda, và Thiếu tá bị thương." Shepherd cố gắng đứng dậy rời khỏi bunker cứu thương. 
Vì vào khoảng 4 g chiều, Kline và Umeda đang đứng bên ngoài trung tâm hành quân hay TOC để thảo luận tình hình với thiếu tá Greenwood và vài sĩ quan VN. Một quả B40 rơi trước mặt họ, rồi kế đó là đạn đại liên và B40. Một lính pháo binh Thượng chết ngay lập tức (outright). 
Lawrie Jackson, một chuẩn úy Úc, kéo Umeda, đang la hét thảm thiết, vào bunker cứu thương. Sau đó mọi thương binh đều vào bunker này, và Shepherd xuất hiện, nhanh chóng cứu chữa họ.
Alward, lúc đó đang ngồi trên sàn của TOC và Kline đang nằm sóng sượt (sprawl) trên sàn, đầu dựa vào đùi của Alward. 
"Kline thế nào?" Shepherd hỏi.
"Tôi nghĩ đã chết," Alward trả lời. 
Shepherd cúi người xuống và cởi áo giáp của Kline để kiểm tra tim mạch. "Đúng rồi," y nói và quay mặt chỗ khác, sau đó đứng dậy để chăm sóc thương binh khác. 
Người lính Mũ Xanh đầu tiên tại Đức Lập vừa chết.
CẦM CỰ SUỐT ĐÊM
Đạn B-40 tiếp tục rơi vào trại suốt buổi tối. Shepherd chăm sóc thương binh; Umeda và thiếu tá Greenwood bị thương nặng ở chân. Nếu ko di tản kịp, thiếu tá có thể mất chân hay nặng hơn. Boody và trại trưởng Harp đã cố gắng gọi một dustoff (trực thăng tải thương) và AC-47. Từ 11 g đến sau nửa đêm, 4 chiếc trực thăng định đáp xuống bốc thương binh, nhưng bị ngăn cản bởi hỏa lực phòng không. 
Dooley đang ngồi trong bóng đêm ở hố súng 12.7 ly và tìm kiếm tia lửa xuất phát từ súng địch. Khi phát hiện vị trí địch, y sẽ bắn đạn lửa (tracer) để đánh dấu vị trí này, và Spooky sẽ bay tới để thanh toán. Dooley đã hướng dẫn Spooky tới khi trời sáng. 
Những lính Mỹ còn lại phối hợp với cố vấn Úc của đ.đ. 202 để điều khiển các súng cối. Chuẩn úy Úc Lawrie Jackson và Jim Alward tiếp tục bắn đạn cối 81 ly chiếu sáng để hướng dẫn Spooky nhưng đạn đang cạn dần. Cứ khoảng 30 phút, Alward ngưng bắn để nguội nòng súng. Sau đó Danny Hall xuất hiện để Jackson nghỉ ngơi.
Don Childs đang ở khẩu cối thứ 3 với cố vấn Úc Barry Tolley. "Tại sao bạn ko ngủ một chút?" (why don't ya git some sleep), Tolley hỏi chàng trai trẻ Don Childs.
"Đừng ngớ ngẩn," Childs trả lời nhưng anh chàng Úc tiếp tục nài nỉ. Cuối cùng khoảng 3g sáng, Childs về TOC để nghỉ ngơi 1 lúc.
Trong đêm tối, thiếu tá George Finck đã tình nguyện bay thả dù vào ban đêm bằng C-7 Caribou. (Đây là lần đầu tiên Caribou thả dù vào ban đêm -- người dịch). Dù bị bắn từ mọi phía, nhưng nhờ hướng dẫn bằng đạn lửa và 1 ánh sáng màu trắng phát đi từ 1 đèn pin để đánh dấu bãi thả nhỏ xíu, phi công đã thả những pa-lét đạn và nước. Đêm đó ko ai ngủ trọn giấc. Quân Mỹ đang trông chờ một tấn công đêm khác, và dù có viện binh từ đ.đ. 202, họ ko biết có thể chống trả hay ko. 
Khoảng 5 g sáng, Dooley và TS Wast bò tới hố cối số 2. Họ thay thế Alward và Ward để 2 người này về bunker nghỉ ngơi. "Này bạn, tôi đi lấy bia lạnh...," Wast nói.
"Tôi chỉ cần 1 cốc nước," Dooley trả lời. Trong 30 phút kế, tình hình yên tỉnh. Dooley có thể nghe dế đang gáy nơi nào gần đó, và chim đang hót líu lo (chatter) trong bóng tối trước hừng đông. Có lẽ địch đã rút lui.
"Nhìn kia!" Dooley nói. Một pháo sáng màu lá cây bay cao lên trời, và sau đó 1 pháo sáng đỏ. 
"Tôi ko biết có thằng Thượng nào đang đùa (fool around) với những pháo sáng này," Wast tự hỏi. Y có câu trả lời nhanh chóng khi 1 đạn cối nổ điếc tai bên cạnh hố cối 81 mà 2 người đang núp. Hai người chạy nhanh đến bunker gần đó trong khi nhiều đạn cối rơi vào khu vực với miểng và đất cát văng tung tóe khắp nơi. 
Wast ngồi dựa tường bên trong bunker, chịu đựng những tiếng nổ dữ dội. Dooley đứng ở ô cửa giống như đang xem pháo hoa của ngày Quốc khánh Mỹ.
NGÀY CHỦ NHỰT TANG CHẾ
Đó là buổi sáng chủ nhựt, và Bắc quân đã vừa tung ra 1 đợt tấn công biển người  trước hừng đông vào đồi nam. Cuộc tấn công xảy ra trong giai đoạn Spooky vừa rời vùng vì hết đạn sau khi bắn phá suốt đêm trong khi các oanh tạc cơ chưa đến để ném bom và bắn phá. Lần này địch tấn công từ đồi bắc và một đ.đ. từ phía tây nam. Máy bay đã can thiệp, nhưng nhiều địch quân đã tập trung trong 1 rãnh nước (gully) bên cạnh 2 ngọn đồi. Trong bóng tối, máy bay ko thấy họ. Quân tấn công đã chọc thủng hàng rào thứ 2, tính từ hàng rào ngoài cùng và chiếm 4 bunker ở ngay kế giao thông hào thứ 2. 
Trong khi quân CSBV tràn lên TOC của trại, 1 trong các cố vấn của đ.đ. 202 thấy chúng nên gọi pháo binh, và pháo binh từ một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ gần trại từ hôm trước, đã bắn phá ác liệt vào đội hình của địch. (Theo sách của Erik Villard, lực lượng đặc nhiệm SPOILER gồm toàn quân Mỹ đã đổ xuống cách trại 3 km phía tây nam. Chỉ huy bởi đại tá McChrystal, lực lượng này gồm các đv của lữ đoàn 2 của sđ 4, chi đoàn 1/10 thiết kỵ, hai chi đội của chi đoàn 7/17 không kỵ, và bảy pháo đội -- ND). Cuộc tấn công của địch đã chậm lại, và cuối cùng ngừng hẳn, và chúng phải rút lui trong hỗn loạn với thiệt hại nặng do pháo binh tác xạ. Khi trời sáng, lính Mỹ có thể thấy xác địch bên trong hàng rào kẽm gai ở sườn đồi đông nam. Chúng chỉ cách hố đại liên 7.62 ly của DSCĐ, khoảng 15 bộ hay 4.5 m. Lính Thượng đã giữ vững mặt này với khẩu đại liên và lựu đạn. 
Sau khi Danny Hall rời hố súng cối vào buổi sáng nay, y đã ko thể ngủ. Y mệt lả, nhưng quá lo lắng (keyed-up) để nằm nghỉ. Y đang nằm trong bunker truyền tin khi cuộc tấn công lúc rạng đông đã bắt đầu và kéo dài. Cầm khẩu M-16 và khẩu M-79, y bắt đầu bắn bất cứ cái gì y thấy chuyển động ở đồi bắc. Trong khi đó Mike Dooley ở hố cối thứ 2, nhưng khi trận chiến gia tăng cường độ, y cùng vài lính Thượng bò tới hố 57 ly không giựt ở chu vi phòng thủ. Nơi đó ko có gì che chắn trên đầu.
Jim Alward đang nghỉ ngơi ở 1 bunker khác khi một lính Thượng chạy tới nói "một người Mỹ bị trúng đạn". Y tá Shepherd do bị thương trước đó nên cuối cùng gục xuống ở bunker cứu thương, nhưng nhanh chóng ngồi dậy khi Alward gọi y trên máy. "Một người Mỹ bị thương," y nói. "Một lính Thượng mới cho biết."
"Ai đó?" Y tá hỏi.
Alward bình tỉnh trả lời,"Lạy Trời, tôi nghĩ có lẽ là Dooley."
"Bunker nào," Shepherd hỏi.
"Tôi ko biết," Alward trả lời. Y lấy vội hai chai huyết tương (albumin) và bảo Wast đi chung. Hai người bò phía sau tòa nhà của toán nhưng ko thấy gì hết. Trời vẫn chưa sáng tỏ. Hai người bò theo một giao thông hào chạy từ trên xuống đồi, và Shepherd chợt nhìn lên. Mike Dooley đang nằm úp mặt, chung quanh là 1 đống đạn 57 ly. Y gọi tên người chiến sĩ trẻ này, nhưng ko được trả lời. Y kiểm tra tim mạch, nhưng ko còn hy vọng. Một giòng máu đen sậm trào ra từ 1 lổ lớn đằng sau lổ tai phải của Dooley. 
Cố gắng ko khóc, y tá Shepherd ngồi và nhìn xác chết 1 lúc.  Đột nhiên, một đợt rocket khác bắn vào trại. Người y tá nhẹ nhàng kéo xác của người bạn vào trong 1 bunker ko người ở. Khi trận chiến kết thúc, Mike Dooley sẽ về nhà.
Mặt trời đang lên, hứa hẹn một ngày trời tốt. Trong 1 khoảnh khắc ngắn ngủi, im lặng đã bao trùm thung lũng giữa hai ngọn đồi này. Kế đó họ nghe một âm thanh từ nơi nào đó và càng lúc càng lớn hơn. Lập đi lập lại, mặt đất rung lắc (convulse), và từ trên cao, cao đến nổi ko ai thấy hay nghe, các máy bay B-52 tiếp tục thả những quả bom xuống những cứ điểm của CSBV quanh Đức Lập, xem hình một hố bom B-52 ở Đức Lập./.



Chuyển ngữ từ: Chương 20 trong sách Unlikely Warriors: The Army Security Agency's Secret War in Vietnam 1961-1973.

San Jose ngày 1 tháng 8 năm 2024.
Tài Trần

Sunday, July 21, 2024

LƯƠNG = 36753 = 24 = 6

TAM = 414 = 9

QUANG = 16153 = 16 = 7

Saturday, July 20, 2024

 CÁC ÔNG NGUYỄN VĂN THIỆU, TRẦN THIỆN KHIÊM, CÁC TƯỚNG PHẠM VĂN PHÚ, VÀ NGÔ QUANG TRƯỞNG QUA LĂNG KÍNH CỦA LÝ THUYẾT SỐ. 

Các ông Thiệu, Khiêm, và tướng Phú (tư lịnh của quân đoàn 2) là ba trong năm người dự cuộc họp lịch sử ngày 14.3.75 tại Cam Ranh, đã có những quyết định dẫn đến sự sụp đổ của VNCH vào ngày 30.4.75. Riêng tướng Trưởng, TL của quân khu 1, ngày 13.3.1975, đã bay vào Sài Gòn để nhận những lịnh ảnh hưởng đến sự sụp đổ của quân đoàn 1.

Thay thế các chữ của tên họ của 4 vị này bằng trị số tương ứng, dựa theo bảng đính kèm, ta có:

1/ NGUYỄN   VĂN   THIỆU 

    5 3 6 15 5    6 1 5   4 515 6

           25           12         21

            7     +      3    +    3  =  13

2/ TRẦN   THIỆN    KHIÊM

    42 1 5    45 155     25 15 4

        12          20            17

         3    +     2      +      8  =  13

3/ PHẠM   VĂN    PHÚ 

    8 5 1 4    6 1 5    8 5 6

       18          12       19   

        9            3        10

          9  +    3    +    1   = 13

4/ Tướng Trưởng, tuy có tên bằng số 23 (rất may mắn), nhưng lại sinh ngày 13.12.29, tại Thạnh Phú Bến Tre.

         

                      BẢN TRỊ SỐ TƯƠNG ỨNG CỦA CÁC CHỮ 

Tuesday, July 16, 2024

RÁI CÁ NÔ ĐÙA GIỮA TRUNG TÂM CỦA SINGAPORE


Thursday, July 11, 2024

 Bùi Hoàng Tám/ FB Bùi Hoàng Tám

"
Vợ tôi dở dại dở khôn
Ngày dăm bảy bận dí L... vào THƠ..."

Khoảng năm 1990, khi đó báo Văn Nghệ tổ chức cuộc thi thơ rất hoành tráng. Nhà thơ tật nguyền Đỗ Trọng Khơi được giải nhì với chùm Ánh trăng. Do không đi nhận giải được, báo Văn nghệ tổ chức về tận nhà trao giải. Đoàn gồm nhà văn Nguyễn Khắc Trường- Phó TBT, trưởng ban thơ Bế Kiến Quốc...


Hôm ấy, Hội Văn nghệ Thái Bình tiếp đoàn ở quán cạnh nhà tôi. Dạo đó, tôi còn bán thịt chó ở Thái Bình (nhân dân Thái Bình có tặng tôi 2 câu thơ: Thái Bình có chú Bùi Hoàng - Tám bán quán thịt... chó làm thơ hay. Giời ạ, tôi làm thơ ra cái... chó gì).

Nhòm qua khe cửa, thấy nhà thơ Bế Kiến Quốc đeo kính, ngồi quay lưng ra phía ngoài. Tôi bèn gấp mấy bài thơ, đưa cho cô con gái khi đó mới 9 - 10 tuổii bảo: Con đem sang đưa cho cái bác đeo kính kia nhé. Nhìn qua khe cửa, tôi mong ông giở ra lướt qua cho một cái. Nhưng không. Ông thản nhiên cuộn cuộn nhét vào cái túi như túi dết rồi tiếp tục câu chuyện. Thế là toi rồi. Tôi tự nhủ.

Cũng cần nói thêm ngày ấy được in thơ trên báo Văn Nghệ là niềm mơ ước không chỉ của loại văn sĩ tép riu như tôi. Nếu tôi nhớ không nhầm thì dạo đó, lũ văn sĩ ở Thái Bình mới chỉ có khoảng 5 -6 người (nói như quê tôi là chưa đầy một cỗ) có thơ in trên Văn nghệ. Tôi nhớ có lần chúng tôi đang ba hoa thơ phú, một nhà thơ đàn anh ngồi lặng lẽ nghe, rồi phán nhẹ một câu: Năm một nghìn chín trăm mấy mấy, mình có bài in trên Văn Nghệ". Thế là chao ôi, cả bọn ngồii im như thóc giống. Vì vậy chuyện được in trên Văn nghệ như một chứng chỉ "bảo kê" cho tầm văn chương "vượt qua phà Tân Đệ". Do đó, tuy thất vọng nãp nề nhưng tôi không buồn và cũng mau quên "niềm vinh quang" ảo tưởng đó đi.

Mấy tuần sau, tôi ra bưu điện mua báo Văn Nghệ. Lại nói thêm rằng Văn Nghệ thời Nguyên Ngọc là niềm chờ đợi mỗi chiều thứ sáu. Người ta mong ngóng, người ta chờ đợi như chờ cửa hàng thực phẩm bán cá mè ranh cắt ô số 6, đợi như đợi kết quả số đề. Cầm tờ Văn Nghệ trên tay, đọc lướt qua trang nhất, phần giới thiệu nội dung. Giời ạ, gì thế này. Tôi xoa mặt, dụi mắt. Thơ Bùi Hoàng Tám... Dụi hai ba lần cho tỉnh hẳn, tôi tự trấn an: Chắc thằng cha nào đó cùng tên chứ mình thì làm gì có của!? Giở trang trong. Giời đất ơi, thơ mình. Đúng thơ của mình. Tự dưng thấy chân tay rủn rủn, mồ hôi lấm tấm lưng, tóc gáy hơi giật giật.

Tôi không biết lão ÔBAMA với lão JONMĂCKÊN khi trúng cử tổng thống Mỹ mừng đếm mức nào nhưng cứ theo tôi, khó có thể hơn tôi khi đó. Thế là từ nay trong các cuộc nhậu tôi sẽ im lặng. Đợi đến lúc cao trào nhất, tôi mới gại giọng bảo rằng: Năm một nghìn chín trăm mấy mấy, mình có bài in trên Văn Nghệ... Cứ nghĩ đến mấy lão bạn thơ hàng tỉnh mặt nghệt ra như ngỗng ỉa, mồm câm như thóc giống thì còn gì sung sướng cho bằng nữa. Hình như khi đó, để trấn tĩnh mình, tôi lẩm bẩm hát "Tổ quốc ơi, ta yêu người mãi mãi" Hay "Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay"... Đại loại thế.

 Sẵn có 10.000 ngàn trong túi, tôi mua tất cả 5 tờ Văn nghệ. Rồi lặng lẽ leo lên gác xép để nhấm nháp niềm hạnh phúc. Tôi như chú gà, đẻ được quả rứng muốn vỗ cánh chạy toáng ra đường mà hét lên cục ta cục tác. Nhưng do không là gà nên dành cục tác thầm vậy.

Đêm đó tôi trằn trọc, thỉnh thoảng lại sờ tay xuống gối xem thật hay mơ. Bây giờ kể lại chuyện này, có thể có người bảo 'Lại bốc phét" nhưng đó là cảm gác rất thật. Không vui sao được khi từ ngày mai, trong những cuộc nhậu, khi mọi người đang "khủng bố thơ ca", tôi sẽ lặng im, rất lặng im, chờ cho mọi người lắng giọng ới thủ thỉ rằng: Năm .... cứ nghĩ đến đó đã sung sướng phát rồ, phát dại lên rồi. Thế là từ mai, tôi sẽ đổi thành phần, nâng giai cấp. Tôi sẽ như bố tôi ngày cải cách ruộng đất được từ địa chủ biến thành trung nông. Còn với tôi, sẽ là một cuộc cách mạng số phận từ thằng bán thịt chó tỉnh lẻ trở thành nhà thơ có tác phẩm vượt bến phà Tân Đệ.

Nhìn sang bên cạnh, thấy mụ vợ cứ thản nhiên ngủ mà bực cả mình. Người đâu mà vô duyên thế, cái ngày trọng đại như thế này mà y ngủ được thì rõ là loại vợ gì không biết. Đã thế lại còn ngáy, tiếng ngáy du dương, bổng trầm như có vần, có điệu mới tức nữa. Rồi chợt nhớ, chưa báo cho hắn biết thì hắn làm sao mà chẳng ngủ, chẳng ngáy. Đợi đấy sáng mai, ta sẽ trịnh trọng tuyên bố để cho mụ biết tay. Từ mai, ta se tha hồ uống rượu rồi nếu vợ cằn nhằn, ta sẽ bảo làm thi sĩ mà không có bầu rượu tùi thơ thì là loại thi sĩ hạng bét. Và từ mai, ta cũng quyết không rửa bát, quét nhà nữa. Một nhà thơ lớn không thể phải rửa bát, quét nhà. Đó là chân lý.

 Sáng hôm sau, chờ cho mụ vợ chuẩn bị hòm hòm hàng họ, tôi mới thẽ thọt:
- Anh có bài đăng báo Văn nghệ...
- Cái gì...?
- Anh có bài đăng báo Văn nghệ...

- Bài gì? Mụ vợ cao giọng hỏi, kèm theo cái nhìn sắc như dao hoạn lợn.
- Bài... THƠ!
- Dí L... vào, Dí L... vào. Thơ với chả thẩn. Đi làm hàng cho tôi bán hàng.

Tôi như người đang lên cơn sốt xuất huyết bị dội nước lạnh. Toàn thân giận run lên. Thế mà cả đêm qua, tôi cứ tưởng tượng ra cái khuôn mặt tươi như hoa mào gà của mụ khi tôi báo tin này. Thế mà... Ức thật, thế này thì ức thật. Ức hơn Chí Phèo chờ Thị Nở cái đêm ở bờ sông. Chả lẽ nhà thơ, lại chửi bậy chửi bạ như ánh Chí. Đành nuốt cả "một mối căm hờn trong cuống họng". Đi nhậu. Khi chai rượu đã vơi đi già nửa, tôi chợt phì cười. Ơ, với cái mụ vợ này thì đến thằng đẻ ra thơ là mình thì mụ cũng dí L... vào từ đỉnh đầu đến gót chân chứ nói gì đến "đứa con tinh thần với chả tâm thần có tên là THI CA?". Và bật cười. Và làm thơ.

 Thơ rằng: Vợ tôi dở dại dở khôn - Ngày năm bảy bận dí L... vào thơ".

Nhà thơ Kim Chuông, người luôn đội mũ (vì bị ngứa đầu) và đeo kính (vì bị cận nặng) cả khi làm tình lẫn lúc... tắm (tôi đã tận mắt chứng kiến cả 2 cảnh này nên thề có trời đất, không bịa), đặc biệt là lúc nào cũng lảm nhảm đọc thơ, kể cả khi... ngủ (Anh em đã từng có lần phác họa chân dung rằng:

Thái Bình có bác Kim Chuông - Đội mũ, đeo kính, cởi truồng - ĐỌC THƠ) chợt nghiêng nghiêng vành mũ lảm nhảm đọc theo. Tan cuộc, Kim Chuông về Hội (Tức là Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, chứ không phải hội Nuôi ong, mà quê tôi có thơ rằng: Từ ngày có Hội nuôi ong - Thì chất lượng mật lại không ra gì) ông ổng đọc. Nhà viết kịch Trọng Khuê mới thêm vào: "Còn tôi ra ngẩn vào ngơ - Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào L...". Bài thơ bây giờ đã có 4 câu: Vợ tôi dở dại dở khôn - Ngày dăm bảy bận dí L... vào THƠ - Tôi thì ra ngẩn vào ngơ - Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào L..." Đến khổ thứ ba: "Kỳ này xét giải Quý Đôn - Đề nghị xét cả cho L... và THƠ" thì có hai dị bản. (Giải thưởng mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn - (Khổ thế)5 năm một lần ở Quê lúa, cũng nói thêm là lần nào cũng kiện tụng. Cả giải lần này, đang xét nhưng đã kiện tùm lum rồi).

 Dị bản một là ở Thái Bình, nhiều người nói là của họa sỹ Hà Trí Dũng.Dũng là họa sỹ điêu khắc, từng là ĐB QH, tác giả của tượng Trần Hưng Đạo ở Kim Môn - Hải Dương và tượng Lê Quý Đôn ở TP Thái Bình. Dạo ấy, Dũng vừa khánh thành tượng Lê Quý Đôn, được Giải thưởng mang tên cụ Thám hoa này. Trong một lần tức khí gì đó, Dũng đã làm hai câu tiếp theo.

Dị bản thứ hai là của bác Nguyễn Trọng Tạo. Dạo đó, Hội Văn nghệ Thái Bình mời Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế ra chơi. Có một em tên là Oanh hay Yến đẹp nức nở và cuồn cuộn nhuệ khí như sống Đà, sông Hồng chứ không yên ả như sông Hương quê em. Người cao, chân dài, ngực nở (nghĩa là thừa tiêu chuẩn cấp bằng lái xe của bác Nguyễn Quốc Triệu mà xấp xỉ cái cân đo đong đếm của Bác Dương Kỳ Anh) lại thơm lừng nóng bỏng... Thôi, chả tả nữa kẻo... thiên hạ thèm! Bác Tạo ra cùng đợt này. Và hai câu: "Kỳ này..." là của Thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo.

Chẳng biết thực hư thế nào, xin kể lại những điều mình nghe thấy.

Khi lên Hà Nội, có lần nghe tôi kể chuyện về "tác phẩm văn học bất hủ" này, nhà văn Nguyễn Uyển khi ấy là Trưởng ban công tác Hội nhà báo Việt Nam và nhà báo Nguyễn Đoàn (TBT báo Bưu điện VN) thêm vào hai câu cuối: "Mấy tay giám khảo ất ơ - Lại đem bỏ tuốt cả thơ ra ngoài". Thế có tệ không cơ chứ. Chỉ xét mỗi... cái ấy.

Xin chép lại cả bài của "tổ hợp văn chương" đọc cho vui nhé:

 Vợ tôi dở dại dở khôn
Ngày dăm bảy bận dí L... vào THƠ
Tôi thì ra ngẩn vào ngơ
Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào L...
Kỳ này trao giải Quý Đôn
Đề nghị xét cả cho L... và THƠ
Mấy tay giám khảo ất ơ
Lại đem bỏ tuốt cả THƠ ra ngoài - (không xét).

Bài thơ này, nhiều người về sau cứ tưởng của tôi tất cả. Nhưng thực tình, tôi chỉ là kẻ làm câu đầu tiên, và có ¼ sản phẩm. Xin học tinh thần tự phê nghiêm túc của báo Lao động mà "Nói lại cho rõ".

Đoạn kết

Bài thơ từ đó lan truyền, nhiều người bạn khi giới thiệu tôi với nguopwì lạ thường gắn liền tên người với tên tác phẩm. Kiểu: Đây là Bùi Hoàng Tám "Vợ tôi nửa dại...". Điều ngạc nhiên là cách giới thiệu này rất hiệu quả chứng tỏ bài thơ đã được "toàn dân" biết. Sau này, Nhà thơ Nguyễn Huy Thiệp trong bài Trò chuyện với hoa Thủy tiên" có trích dẫn:"Giai thoại có một nhà thơ nói về thơ trong tình cảnh sau đây (tôi đã đưa chuyện này vào trong tiểu thuyết của tôi vì nó quá hay) khá tiêu biểu cho thực tế đó: Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ - Hôm qua nó bảo dí thơ vào L... - Vợ tôi nửa dại nửa khôn - Hôm nay nó bảo dí L... vào thơ, tôi cũng không phủ nhận cảm tình của nhân dân đối với thơ nhưng quả thực trên thực tế, cái danh nhà thơ là một thứ nhìn chung chung, chỉ là nhưng nhít, hữu danh vô thực, chẳng ai muốn dây vào nó, . Nhà thơ đồng nghĩa với sự chập cheng, hâm hấp, quá khích, vớ vẩn, thậm chí còn lưu manh nữa" (nguyên văn).

Rất may cho tôi là bài này của bác Nguyễn Huy Thiệp in sau khi tôi đã vào Hội Nhà văn rồi. Nếu không thì chắc đứt vì có một ông trong Hội đồng nói thẳng rằng "nếu thằng Thiệp nó tung ra trước thì chú mày... mạt kiếp". Giời ạ, may thế. Tôi vào Hội như một thứ giời cho, xin kể chuyện này vào dịp khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét