Wednesday, August 7, 2024

Một người Mỹ luôn tưởng nhớ các chiến hữu VN.

Cựu đại úy Dennis S.Q. Kim là một người Mỹ có gốc gác Hàn Quốc và Trung Hoa, từng gia nhập quân đội Mỹ từ 12/6/1964. Sau khi học khóa Căn bản Sĩ quan Bộ binh, các Trường Nhảy dù và BĐQ, Kim đã phục vụ hai nhiệm kỳ tại VN. Nhiệm kỳ 1 từ tháng sáu 1966 tới tháng sáu 1967 làm cố vấn phó của TĐ 38 BĐQ VNCH, và cố vấn trưởng của TĐ 34 BĐQ VNCH. Trong nhiệm kỳ 2, Kim được chỉ định làm cố vấn trưởng của Khối Chiến thuật tại Trung tâm Huấn luyện BĐQ Dục Mỹ.

Trong ảnh 1 chụp trước khi TĐ 34 BĐQ trực thăng vận vào Chiến khu D, Kim đứng kế TĐ trưởng, Thiếu tá Nguyễn văn Xiển. (Vì chữ Xiên trong bản gốc ko có dấu, nên tôi tạm thời dùng chữ Xiển -- ND).                      


Dù sống hạnh phúc ở tuổi hưu tại thiên đường hạ giới Hawaii, Kim vẫn nhớ những chiến hữu VN, đặc biệt là BĐQ. Trong nhà ông, có hàng chục (nếu ko nói hàng trăm) những món đồ kỷ niệm mà ông sưu tầm nhiều năm.

Tháng tư vừa qua, Kim đã thăm VN trong một tuần. Ko giống như những du khách khác chỉ đến VN để ngoạn cảnh hay trải nghiệm văn hóa VN, Kim đã đến VN để thăm những người bạn cũ mà ông quen biết từ hơn 50 năm, đã từng chiến đấu và chia sẻ với ông những giây phút kề cận cái chết.

Ở đó, ông đã bỏ thời gian và tiền bạc để thăm nhiều nơi khác nhau, như Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, mộ của anh em cố tổng thống Ngô Đình Diệm, xem hình 2. Ông cũng ghé thăm mộ của cố Chuẩn tướng Trần văn Hai và cố trung tá Nguyễn văn Xiển. Kim đã gặp Tướng Hai khi ông là chỉ huy trưởng của BĐQ. Trung tá Xiển là TĐ trưởng của TĐ 34 BĐQ mà lúc đó người cố vấn trẻ này đã ngưỡng mộ ông ta như cha mình.                         

Kim cũng thăm viếng một khu mộ tập thể của các chiến sĩ VNCH đã chết vào những ngày cuối cùng của chiến tranh. Người dân sống tại khu vực này đã thu nhặt hài cốt của các người lính và lập ngôi mộ tập thể trong miếng đất mà nay chánh quyền CS sắp sửa dùng cho một dự án về địa ốc. 

Trong ngày thứ hai của chuyến thăm, Kim và các chiến hữu VN đã đi phía nam để thăm một phụ nữ, con của một người bạn cũ mà ông đã biết khi cô mới 6 tuổi. Trong hồi ký, Kim bày tỏ tình cảnh sâu đậm trước cuộc sống khó khăn của gia đình này, cũng như các gia đình của các cựu chiến sĩ VNCH do sự khó dễ và phân biệt đối xử của chế độ CS. Ông đã viết trong hồi ký: Mọi người đã đau khổ dưới chế độ hiện hành, và đã tiếp tục đau khổ dưới gót giày của kẻ chiến thắng. Dù ai nói gì đi nữa, GIỜ ĐÂY tôi đã thấy và hiểu rõ hơn những gì mà họ và gia đình đã chịu đựng trong 44 năm qua.

Trong ngày thứ sáu của chuyến thăm, Kim đã thăm viếng mộ của Tướng Hai và Trung tá Xiển, hình 3. Ông đã bày thức ăn và rượu giống như truyền thống VN. Ông cũng cho tiền những người sống chung quanh khu vực và nhờ họ chăm sóc mộ.                                

Cuộc viếng thăm ngắn ngủi đã để lại trong ông những kỷ niệm vui buồn. Tại Sài Gòn, ông đã gặp một nhóm thuộc một sắc dân thiểu số ở miền bắc, mà ông mô tả là thành thật và dễ thương.

Trước khi rời VN, ông đã nhận 1 món quà đặc biệt mà người ta đã cho ông 3 năm nay nhưng ông ko biết làm thế nào để mang ra khỏi VN. Đó là một tượng thu nhỏ của Tượng đài BĐQ tại Ngã Sáu Sài Gòn trước 1975, xem hình 4. Ông cũng được tặng 1 nón sắt từ một cựu chiến sĩ Nhảy Dù. Kỷ niệm cảm động nhứt khi Kim thấy hai chữ "You Me" trên tường, của 1 trường học ở Châu Đốc, xem hình 5. Nó giống là 1 lời chào mừng đối với ông. 


Sau khi đọc dòng trạng thái trên trang Facebook của ông, thành thật mà nói, chúng tôi rất xúc động. Một người lính Mỹ, cũng là 1 cố vấn, đã ko quên những những chiến hữu từ cách đây nửa thế kỷ! Trong khi đó, rất nhiều cựu chiến sĩ VNCH, giờ đây là công dân Mỹ, đã trở lại VN để đầu tư, hợp tác với kẻ thù, lấy vợ mới, sống hưởng thụ cạnh các cô gái trẻ và các bữa ăn thịnh soạn.

Chúng tôi rất biết ơn về những gì ông làm, Dennis Kim. Ông là người bạn rất trung thành của chúng tôi./.

Texas, Ngày lễ Trận vong -- 20/5/2020.

Chuyển ngữ từ: https://vacusa.wordpress.com/2020/05/27/there-is-such-man-with-big-heart/

No comments:

Post a Comment