Monday, August 5, 2024

 LIÊN QUÂN VIỆT-MỸ PHẢN CÔNG, NGÀY 7-15 THÁNG 11 NĂM 1967.

Yên tỉnh đã trở lại thung lũng Dak Klong, phía nam Dak To, vào ngày thứ bảy kể từ lúc phát động cuộc hành quân (HQ) đã cho tướng Peers, TL của sđ 4 bộ binh Mỹ một cơ hội để chuyển BCH và các thành phần yểm trợ của lữ đoàn 173 Dù từ Ben Het tới sân bay cũ của Dak To, ở phía tây của thị trấn Tân Cảnh. Dù xa thung lũng Dak Klong, nếu so với trại Ben Het, Dak To I rộng rải hơn, có một kho dự tiếp tế lớn hơn, và tiếp tế dễ dàng hơn vì ko dựa vào TL 512, con đường cũ kĩ, có từ thời Tây, dễ bị phục kích, chạy từ Tân Cảnh đến Bên Hét. (Nói thêm: Tân Cảnh nguyên là 1 làng Thượng có tên Kon Hơ Jao, có từ thời Pháp. Sau 1954, TT Diệm đã đưa dân di cư Công giáo đến lập nghiệp và lập quận lỵ Tân Cảnh. Ngoài Tân Cảnh, di dân Công giáo cũng ở rất nhiều tại Diên Bình  Kon Hơ Ring,  phía đông nam Tân Cảnh, trên QL-14. Thập niên 1970, ở Tân Cảnh có chợ búa, rạp hát, v.v... vì lính Mỹ thuộc sđ 4 và lữ đoàn 193 Dù cũng như của trung đoàn 42 sđ 22 VNCH ở phía tây thị trấn kéo đến ăn uống vui chơi. Riêng quận lỵ Dak To thì nằm chính bắc của thị trấn Tân Cảnh. -- người dịch (ND).

dùng tin tức tình báo mà sđ thu thập trong vài ngày vừa qua, peers đã chia chiến trường ở nam của tl 512 thành hai khu vực hành quân. khu vực phía đông giao cho lữ đoàn 1 của đt johnson, chạy từ ql-14 và sông dak hodrai, trong đó có rặng hỏa tiển và cụm núi ngok dơ lang, nơi mà các tđ 3/8 và 3/12 của lữ đoàn này, đang tìm kiếm trung đoàn 32 và tđ 31 của trung đoàn 40 pháo binh csbv. khu vực phía tây giữa núi dak hoải và biên giới việt-miên thuộc lữ đoàn 173 nhảy dù, đã từng tìm kiếm trung đoàn 66 ở thung lũng dak klong. trung đoàn 174 của sd 1 csbv của tướng an chưa xuất hiện. 

No comments:

Post a Comment