TRẠI LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT VĨNH THẠNH TỈNH BÌNH ĐỊNH.
CHƯƠNG 8
. . .
"Tối hôm đó, sau bữa ăn, chúng tôi đã họp toán và Durr và Emert đã nói với chúng tôi rằng họ đã biết phần nào về nhiệm vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ thay Toán A-122 của đại úy Myers. Toán này đang ở Trại Tuy Phước, trên quốc lộ (QL-19). Tính tới thời điểm đó, trại Tuy Phước của toán A-122 đã tham gia nhiều trận đánh nhằm khai thông quốc lộ 19, chạy từ thành phố Qui Nhơn ven biển tới tp Pleiku ở Cao nguyên Trung phần.
Quốc lộ 19, đặc biệt đoạn chạy ngang đèo Mang Yang nổi tiếng vì nguy hiểm, đã từng là địa điểm của nhiều trận đánh từ thời Pháp. Phần lớn các quân nhân của lực lượng đặc biệt (LLĐB) đều nghiên cứu thảm họa từng rơi xuống quân Pháp khi họ bị phục kích trên đường này năm 1954. Chỉ 7 tháng trước khi chúng tôi đến vùng này vào tháng Mười, khu vực chung quanh Mang Yang lại lần nữa là bãi chiến trường ác liệt giữa biệt kích quân của LLĐB và quân chính quy CSBV và VC.
Trại Tuy Phước nằm ở phía đông của Đèo Mang Yang, trên một bình nguyên, trong một khu vực mà mùa hè 1965 được xếp hạng "đã bình định". SĐ 1 Không Kỵ vừa dời đến An Khê, và các phần tử của sđ Mãnh Hổ Đại Hàn đang bắt đầu tới Qui Nhơn. Trừ những cuộc phục kích có tính quấy rối thỉnh thoảng xảy ra trên QL-19, quân CSBV và VC, giờ đây đã bỏ ý định kiểm soát đường này và chuyển xa về phía bắc, sâu hơn vào núi và thung lũng.
Nhiệm vụ của chúng tôi, đại úy Durr nói, là sẽ giao trại Tuy Phước cho quân Đại Hàn, và lập một trại mới ở một địa điểm nguy hiểm hơn ở tây bắc An Khê. Khu vực này có tên chính thức là thung lũng Vĩnh Thạnh.
Ngày kế, toán chúng tôi tách làm hai, phân nửa bay trực thăng tới toán B ở Qui Nhơn, phần còn lại bay bằng C-130 tới toán C ở Pleiku. (Theo tổ chức của LLĐB, mỗi quân khu của VNCH có một toán C, chỉ huy các toán B đặt tại các tỉnh. Mỗi toán B chỉ huy các toán A (gồm 12 người), đặt tại các trại trong phạm vi tỉnh --người dịch). Những người tới Qui Nhơn sẽ gặp đại diện của toán A-122, để thuyết trình tại toán B, kế đó tất cả chúng tôi sẽ bay bằng trực thăng tới Pleiku, sau đó đi xe tải tới trại Tuy Phước.
Tôi đi với toán Qui Nhơn để tôi có ký một số văn kiện mật tại đó. Qui Nhơn là một tp ven biển khác, tôi đã thấy lần đầu vào mùa hè 1965, tp vẫn còn yên tỉnh, dù một vài dấu hiệu của việc đổ quân Mỹ đang diễn ra. Qui Nhơn ko đẹp như Nha Trang, nhưng phong cảnh vẫn hữu tình, với một bãi biển đẹp cát trắng.
Chúng tôi đã gặp các đại diện của A-122 gồm đại úy Myers và trung sĩ nhứt Prinn ở BCH của toán B. Toán B nằm ngay trên đường chạy dọc bờ biển và kế trụ sở của chi nhánh của Phái bộ Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam, viết tắt là MACV. (Nói thêm: Theo BĐQ Nguyễn Tiến Qua, thời điểm 1965, đại úy Từ Vấn là chỉ huy các toán LLĐB của VN trong các trại trong lãnh thổ tỉnh Bình Định. Trong hồi ký Đường Về Gia Nghĩa của thiếu tá Vương Mộng Long, năm 1974, ông Từ Vấn chỉ huy liên đoàn 24 BĐQ; năm 1975, ông là TL phó của SĐ 5 bộ binh. -- Người dịch). Muốn vào nơi làm việc của toán B LLĐB, chúng tôi phải đi qua cổng do MACV kiểm soát, và đây điều chúng tôi luôn khó chịu. Nhân viên của MACV tự coi họ là REMF, tiếng lóng trong quân đội Mỹ để mỉa mai những người lính làm việc ở văn phòng hay hậu cứ, và họ thích nghĩ rằng Qui Nhơn là một hậu cứ an toàn và ko cho phép người của họ ra vào khu vực này mà mang vũ khí. Toán B của chúng tôi, đang yểm trợ một số toán A đóng tại các khu vực rất nguy hiểm, và khi người chúng tôi về phố thị, họ mang theo súng đạn, lựu đạn, dao. Các nhân viên của LLĐB Mỹ thường tháp tùng bởi một toán lính Thượng ăn mặc lôi thôi (disreputable), võ trang đầy mình. Ít nhứt có một lần, chúng tôi nghe nói, xảy ra lộn xộn tại cổng MACV liên quan đến người của chúng tôi.
Toán A mà chúng tôi thay thế đã mướn một nơi gần biển cho các thành viên của họ ở khi họ đến tp này. Họ gọi những nơi này là "nhà an toàn" (safe house) và trung sĩ Prinn đã đưa chúng tôi đến nhà an toàn của họ, giới thiệu chúng tôi với bà chủ nhà, và chúng tôi ký hợp đồng.
Căn hộ này nằm trên tầng hai của một tòa nhà hai tầng, có rào. Bà chủ nhà và gia đình ở tầng trệt. Nhà có sân thượng và cầu thang lên sân thượng. Có một ga-ra nhỏ nơi một xe jeep có thể đậu an toàn mà ko bị đặt bom. Căn hộ có hai phòng ngủ và một nhà tắm, chứa được 2-3 người.
Các thành viên của A-122 cũng giới thiệu vài hạ sĩ quan làm việc cho một đv tiếp vận trong tp. Các hàng kỷ vật chiến tranh như cờ và vũ khí của VC được xem là một món hàng ưa thích nhứt ở các đv lo về hậu cần và được trao đổi để lấy thực phẩm và thuốc lá. "Chúng tôi có một thợ may ở ngay bên ngoài cổng làm cờ cho chúng tôi," Prinn nói, "do đó bạn ko bao giờ hết cờ. Bạn có thể có một thùng thịt bò hầm (steak) cho hai lá cờ."
Nhưng chúng tôi ko ngủ đêm ở Qui Nhơn, nhưng đi trực thăng vào buổi chiều để đến Pleiku.
Sáng hôm sau, chúng tôi thực tập nhẩy dù, và buổi chiều dự thuyết trình. Khi chờ nghe chi tiết về trại dân sự chiến đấu (DSCĐ) Tuy Phước mà chúng tôi sắp đáo nhậm, tôi đã thất vọng khi nghe rằng sẽ ko làm việc với người Thượng, như tôi hy vọng. "Trại này sẽ xa hơn về phía đông,"Myers nói.
CHƯƠNG 9
Sáng ngày kế chúng tôi đã leo lên những xe GMC loại 2 tấn rưởi để theo quốc lộ (QL-19) về trại mới của chúng tôi. Sàn xe được lót bằng bao cát để chống mìn, và tất cả vãi bố và thành xe (sideboard) đã được gở. Một cây bằng thép (neck-wire catcher), xem hình, được hàn ở cản trước (frond end), để cắt dây kẽm do địch giăng ngang đường nhằm giết người ngồi hay đứng trên xe. Toán C đã cho một tiểu đội an ninh trại người Thượng tháp tùng chúng tôi trong chuyến đi này.
Chúng tôi đi ở cuối đoàn xe, vũ khí trong thế phản phục kích, xe bắt đầu hướng về phía đông đến đèo Mang Yang. Như tôi đã viết, dù đường lúc này được xem là "an toàn", thỉnh thoảng (occasionally) vẫn có những cuộc phục kích dọc đường này, và đường này từ lâu đã nổi tiếng là một cái bẫy chết người khiến chúng tôi luôn lo lắng.
Khi chúng tôi đi ngang căn cứ An Khê nơi đặt BTL của sđ 1 Không kỵ, đường bắt đầu đổ dốc xuống đèo, nguy hiểm càng lúc gia tăng. Đây là nơi lý tưởng để phục kích. Những ngọn đồi dốc đứng và đầy cây cối bị sương mù (mist) che lấp sừng sửng hai bên đường. Có nhiều khúc cua "cùi chỏ" (switchback) và những điểm mù khác nơi mà một người với một súng chống tăng có thể chận (hold off) một đội xe cơ giới. Thỉnh thoảng, chúng tôi đi qua những gì còn lại của các trận đánh trước, mà mới nhứt là một chiếc C-123 thả hỏa châu rơi vài tháng trước đó.
Khi qua khỏi đèo này, đường đã thẳng trở lại và lưu thông gia tăng. Chúng tôi đi ngang những toán lính chính phủ đóng ở nhiều đồn dọc theo đường, và dân địa phương ở những làng nhỏ mà chúng tôi đi qua có vẻ thân thiện, dù điều này phần nào là một ảo tưởng (illusion).
Chúng đã nghe trong một buổi thuyết trình về một biến cố (incident) gần đây liên quan đến một sĩ quan và hai hạ sĩ quan (NCO) Mỹ tại một trong những làng "thân thiện" này. Một buổi chiều cách đây vài tuần, họ đã đậu xe jeep trước một nhà hàng nằm trên đường này để ăn trưa. Khoảng nửa giờ sau, họ lên xe, chạy khoảng 200 mét thì xe nổ thành một quả cầu lửa, giết chết cả ba người.
"Điều mà Việt Cộng đã làm," viên sĩ quan Phòng 2 nói với chúng tôi, "là dùng băng keo dán chung quanh chốt an toàn của một quả lựu đạn, và thả lựu đạn vào bình xăng của xe quân sự Mỹ. Chỉ sau một lát, xăng sẽ làm lỏng keo của băng dán và chốt an toàn được nhả ra, khiến lựu đạn nổ. Chuyển động của xe gia tăng tác động của xăng đối với băng keo, do vậy thường có ai lái khi xe bị nổ."
Để chống lại điều này, lưới được hàn ở miệng bình xăng, nhưng phải cần thời gian để làm điều này. Trong khi đó, có khuyến cáo rằng ko xe nào nên đậu ở khu dân cư, mà ko có người bảo vệ, dù dân có mỉm cười và nói, "Number-one!"