Chiếc xà lan định mạng
https://youtu.be/oXGOxd3XOJ8?si=DR7GkqHggHVP7kMY
Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc . . . (Lời Mở Đầu Của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)
Chiếc xà lan định mạng
https://youtu.be/oXGOxd3XOJ8?si=DR7GkqHggHVP7kMY
CÁC TRẬN ĐÁNH ĐẪM MÁU CỦA DÂN SỰ CHIẾN ĐẤU VÀ TĐ 22 BĐQ TRÊN QL-19 VÀ TRẬN KANNACK NĂM 1965.
Chuyển ngữ từ trang 92 - 96 của quyển Green Berets at War của Shelby Stanton.
LỜI MỞ ĐẦU
"Ngày 5/1/1965, trại Trảng Sụp (ký hiệu A-411 do đại úy Healy chỉ huy) và Suối Đá (ký hiệu A-114 do đại úy Ekman chỉ huy) đã tổ chức hành quân vào Chiến khu C với 6 đại đội Dân sự Chiến đấu (DSCĐ). Sau một chạm súng ngắn ngủi với VC, các đại đội 326 DSCĐ người Campuchia và đại đội 324 DSCĐ người Việt đã mất tinh thần và rời bỏ trận địa. Hai đại đội này đã bị giải giới và giải tán (break up). Trong khi trại Phước Vĩnh (ký hiệu A-312 do đại úy Spargo chỉ huy) đã chiến thắng tại một căn cứ VC ở bìa của chiến khu D trong cùng tháng, các lính DSCĐ người Campuchia này sau đó đã từ chối hành quân cách xa trại hơn 1 dặm. Vì có đại đội 347 DSCĐ gốc Nùng rất trung thành tạm thời bảo vệ trại, nên lính Campuchia "được quyền chọn lựa giữa tuân lịnh cấp trên hay rời bỏ hàng ngũ," và lực lượng này đã được cải tổ toàn diện.
Một trong những việc xử dụng ko đúng cách và đáng buồn nhất các lực lượng dân sự chiến đấu (DSCĐ) của LLĐB Mỹ đã xảy ra trong những tháng đầu của năm 1965 dọc QL-19, con đường huyết mạch chánh nối liền bờ biển với cao nguyên miền Trung. Con đường này xuất phát từ Qui Nhơn ở ven biển và cao dần, quanh co các hẻm núi (gorge) đầy rừng rậm và các đèo cao trước khi tới Pleiku. Tướng Westmoreland, TL của BTL yễm trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam, viết tắt là MAC-V đã lo âu về khả năng VC có thể chia đôi nước này làm hai. Do đó việc bảo vệ QL-19 là một trách nhiệm quan trọng về quân sự. Ông dự định tới cuối mùa thu năm 1965 sẽ giao sđ 1 Không kỵ Mỹ trách nhiệm này. Nhưng từ đây tới ngày đó, việc hộ tống các đoàn xe và an ninh các đèo được đặt lên vai các người lính DSCĐ gốc Rha-đê kém may mắn (hapless) này của LLĐB.
Vài trăm lính DSCĐ gốc Rha-đê đã từng tham gia cuộc nổi loạn của người Thượng (Montagard uprising), cùng với gia đình, đã buộc phải chuyển tới hai trại mới, đặt ở vị trí chiến lược ở hai ngọn đèo quan trọng là Mang Yang và An Khê.
(Cuộc nổi loạn xảy ra từ 19 đến 28 tháng 9/1964, bắt đầu từ các trại LLĐB tại khu vực Ban Mê Thuột. Lính Thượng ở các trại này chỉ trung thành với cấp chỉ huy người Thượng và cố vấn Mỹ. Ở một số trại, họ đã giết các cố vấn LLĐB người Việt và giam giữ các cố vấn LLĐB Mỹ. Cuộc nổi loạn này đã chấm dứt nhờ sự dàn xếp của một số sĩ quan như đại tá Freund, cố vấn của quân đoàn 2 hay đại úy Gillespie, chỉ huy toán A-312 tại trại Buôn Brieng, và một số sĩ quan LLĐB Mỹ khác -- người dịch).
Trại An Khê, ký hiệu A-4 do đại úy Hendricks chỉ huy, gồm lính DSCĐ gốc Rha-đê, rất kỷ luật và trung thành, chuyển từ trại Bu Prang ở tỉnh Quảng Đức. Trại Suối Đôi, ký hiệu A-3, do đại úy Mireau chỉ huy, cũng là lính DSCĐ gốc Rha-đê nhưng tinh thần chiến đấu kém hơn. Những người này đã chuyển từ tháng 1/1964 từ trại Ban Don (tây bắc của Ban Mê Thuột) và đã chống đối kịch liệt vì cho rằng họ được dùng làm chốt thí (cannon fodder) dọc Ql-19.
Từ lâu, QL-19 đã là một bãi chiến trường. Các đài kỷ niệm nằm rải rác ven đường giữa Đèo An Khê và Đèo Mang Yang, đánh dấu trận đánh phục kích Chiến Đoàn 100 của Pháp năm 1954. Giờ đây, mười năm sau, VC vẫn dùng chiến thuật đó. Ngày 15 tháng 2 năm 1965, một đoàn công-voa lớn của Nam VN bị phá hủy giữa đèo Mang Yang. Trại An Khê được lịnh lập hai căn cứ tiền tiêu (forward operational base), viết tắt là FOB số 1 và 2, ở phía tây của đèo vào ngày 17 tháng 2 năm 1965. (Theo thông tin trên mạng, đèo Mang Yang ở phía đông của đèo An Khê và cách nhau 22 km -- người dịch)
Ba ngày sau VC đã đồng loạt tấn công hai căn cứ này. Trong khi FOB số 2 chỉ bị thiệt hại nhẹ do địch chỉ tấn công thăm dò vào tối ngày đó, FOB Số 1 ở phía tây của FOB số 2 và gần Đèo Mang Yang bị tràn ngập. Máy bay thám thính và C-123 chuyên thả hỏa châu đã bất lực vì mây bao phủ 2 căn cứ này. Một đại đội (đ.đ.) tiếp ứng gốc dân Rha-đê, dưới chỉ huy của đại úy Hendricks đã tới FOB số 1 vào sáng ngày 21/2 sau khi vượt qua một phục kích nhỏ. Lực lượng của ông đã trở lại An Khê an toàn với người chết và bị thương từ tiền đồn này (FOB số 1). Một toán DSCĐ khác, chỉ huy bởi đại úy Em, đã ko gặp may mắn khi di chuyển bằng xe và xuất phát từ An Khê để tìm kiếm 20 DSCĐ mất tích tại FOB số 1.
Trên đường trở về An Khê, đoàn xe của đại úy Em đã bị một trận phục kích khác lúc 5:30 chiều. Dù bị thương nhưng đại úy đã lập được một chu vi phòng thủ, cầm cự trong hai ngày với lính bắn sẻ cũng như tấn công định kỳ (periodic) của địch. Toán quân DSCĐ cứu viện của đại úy Hendricks cũng ko thể phá một nút chận mạnh mẻ của VC trên QL-19 để giúp đội quân của đại úy Em hay tới được FOB số 2. Ông buộc phải rút lui sau đó trước khi mặt trời lặn với phân nửa xe cộ bị phá hủy.
Trung tá Lindsey Hale, chỉ huy C-2 LLĐB ở Pleiku đã có rất ít nguồn lực trước tình hình này. Lúc 11 g đêm ông ra lịnh cho đại úy (đ.u.) Mireau, chỉ huy Trại Suối Đôi, hành quân về phía đông đến Đèo Mang Yang và đặt trung đội "Diều Hâu" gồm toàn lính Rha-đê thiện chiến trong tình trạng báo động. Trung đội này đã được thành lập tại Pleiku ngày 16/10/64 với mục đích phản ứng nhanh. Ông đã tăng cường cho cuộc hành quân (HQ) này vài trực thăng võ trang, nhưng các máy bay ném bom A-1E Skyraider dự trù cho cuộc HQ này giờ chót dùng cho mục tiêu khác.
Cũng như phần lớn các đ.đ. DSCĐ, đ.đ. 269 ở Suối Đôi đã ko huấn luyện để đánh đêm. Đ.đ. của trung úy (lieutenant) Y-Lang gốc Rha-đê đã có lịnh di chuyển từ sáng 22/2 nhưng chỉ di chuyển sau 12 g. Những người lính nhỏ thó này, với nón sắt gần như che cả mắt và ăn vận đồng phục màu olive của lính bộ binh và rằn-ri, đã khó khăn lắm mới trèo lên những xe tải với sàn xe quá cao của Mỹ. Với tổng cộng 167 người, ngồi san sát trên 6 xe tải, đoàn xe đã lên đường lúc 1245 trưa.
Lúc 3:30 chiều, đoàn xe này vừa vượt qua FOB số 1 đã bị phá hủy trước đó và bắt đầu đi vào một khúc cong. Khi họ gặp một xe đò chạy ngược chiều, thì xe đò này bị trúng B-40 và bốc cháy. Đoàn xe liền ngừng lại dưới làn đạn súng nhỏ và cối. Từ hai bên đường, VC đã tấn công đoàn xe và lính DSCĐ nhảy xuống đất tìm chỗ núp. Ba cố vấn LLĐB Mỹ đã cố gắng tập họp đ.đ. Súng liên thanh và súng nhỏ của địch từ cỏ voi cao đã phá vỡ cuộc phản công của lính DSCĐ. Chuyên viên bậc 5 Geral Rose đã chết khi cố gắng phá vòng vây (breakout) trong khi lính Rha-đê phía sau ông ko muốn chiến đấu (falter). Trong cảnh cận chiến (melee) hai bên đã dùng súng, lưỡi lê và bá súng. Trung úy Griggs đã trúng đạn ở cổ nhưng đã bắn hạ năm VC khi họ tiến gần trung sĩ Long, bị thương ở đùi (thigh). Sau đó Griggs trúng đạn ở ngực và ngất xỉu.
Một số lính DSCĐ định hàng khi hết đạn nhưng đã tập hợp lại sau khi VC tiếp tục giết kẻ bị thương. Họ đã dùng lưỡi lê, dao, và nắm đấm để phá vòng vây và chạy bộ về một tiền đồn ở Đèo Mang Yang. VC ko để ý tới trung úy Griggs vì nghĩ rằng ông đã chết. Sau đó ông tỉnh lại và bò tới một máy truyền tin, nằm bên dưới một hiệu thính viên đã chết. Ông gọi gunship tấn công VC. Gunship đã bốc trung úy Griggs và trung sĩ Long sau khi một trực thăng tải thương trúng đạn và đáp khẩn cấp xuống Suối Đôi vì phi công bị thương và buồng máy bị cháy.
Trung đội phản ứng nhanh, còn gọi là "diều hâu" đã xuống phiá đông của trận đánh một giờ sau cuộc phục kích này bắt đầu. Năm lính LLĐB và 36 DSCĐ người Rha-đê nhảy ra khỏi máy bay khi càn trực thăng đụng đất. Khi gần tới địa điểm phục kích, họ bị trực thăng bắn lầm. Dù vậy họ vẫn tiến về đoàn xe bị phục kích, bất chấp bị bắn sẻ và đại liên của vc.
Trung đội này được tăng viện lúc 7:30 tối ngày 22/2 bởi 60 người của đ.đ. 2 của TĐ 22 BĐQ VNCH từ Pleiku. Họ đã lập một chu vi phòng thủ và vượt qua địa điểm mà đ.đ. 269 bị phục kích vào sáng ngày hôm sau. Sau đó họ đã bắt tay với đám tàn quân gồm lính của đ.u. Em và lính của FOB số 2. Thành phần còn lại của TĐ 22 BĐQ đã đổ xuống An Khê và định di chuyển trên QL-19 để bắt tay với lực lượng trên đây vào ngày 23/2. Cuộc tiến quân đã bị đẩy lui trong một trận đánh dữ dội khiến TĐ này bị thiệt hại nặng và rút chạy (stumble back). Mọi lực lượng trừ bị của QĐ 2 đã cạn kiệt, và rất nhiều trực thăng đã huy động để bốc đội quân bị bao vây này khỏi chiến trường.
Dù trận Đèo Mang Yang đã chấm dứt khi bỏ vùng này cho VC ngày 24/2, những người lính sống sót của đ.đ. 269 DSCĐ vẫn chưa trở về đơn vị. Gia đình của họ ở Suối Đôi đã muốn tìm kiếm người chết để chôn theo truyền thống bộ lạc. Đ.u. Mireau nói với họ rằng VC đã bắn B-40 vào xe đò dân sự là chỉ dấu họ sẽ ko tôn trọng việc dùng xe đò để chỡ xác. Vào buổi tối, ông đã gửi trung sĩ nhất Scearce và trung sĩ McCann đến tiền đồn này ở đèo Mang Yang để tập hợp những kẻ sống sót trong cuộc phục kích. Họ đã bị tiếp đón lạnh nhạt (sullenly) bởi 112 lính Rha-đê mất hồn (listless) tại tiền đồn này. Trong lúc trung sĩ Scearce đang nói chuyện để cố gắng nâng cao tinh thần cho họ thì 1/3 quân số này đột ngột rời bỏ hàng quân.
Hai trung sĩ này cuối cùng đã thuyết phục đội quân (contigent) này của Suối Đôi trở về địa điểm phục kích để thu nhặt xác chết đồng đội vào 27/2. Đội quân này đã đến Suối Đôi ngày 1/3 với những lời đe dọa của họ với trung úy Khim (có lẽ là người VN -- người dịch) của LLĐB và các cố vấn Mỹ. Ở Suối Đôi, những người Rha-đê này trở nên mệt mỏi, chán nản (lethargic) và ko hợp tác với cấp chỉ huy và ngày 10/3 đã từ chối bất cứ hành quân nào trong tương lai. Hậu quả, tất cả họ đã bị nghỉ việc và trại Suối Đôi được giao cho TĐ 3/42 thuộc sđ 22 bộ binh vào ngày 24/3/1965. BTL Mỹ tại Việt Nam hay MAC-V đã nhấn mạnh rằng việc dùng ko đúng cách DSCĐ như đã kể, ko những khiến họ thua trận, mà còn làm tiêu tan rất nhiều các cố gắng của LLĐB nhằm thu phục lòng trung thành và hổ trợ của các DSCĐ.
VC đã ko thành công khi tấn công các trại LLĐB. Trại Kannack, ký hiệu A-231 với 550 DSCĐ do đ.u. Viau chỉ huy, nằm khoảng 12 dặm bắc của QL-19, bị tấn công bởi một TĐ VC ngày 8/3/65. Sau khi mở màn bằng đạn cối, bộ binh địch đã nhanh chóng tràn ngập 2 tiền đồn và vượt qua hàng rào kẻm gai ngoài cùng. Hai bunker nằm trên chu vi phòng thủ có bố trí súng đại liên, đã bị súng không giựt của địch phá hủy và các đặc công với mìn bangalore đã tạo lổ hổng trên vòng kẻm gai bên trong. Tinh thần chiến đấu tuyệt vời (superbe) của những người lính Thượng, chiến đấu từ những vị trí chuẩn bị kỹ lưỡng và chỉ huy dũng cảm bởi đ.u. Viau, cuối cùng đã bẻ gẫy cuộc tấn công. Đặc biệt, hai ổ súng đại liên, bị rung chuyển liên tục vì trúng đạn không giựt và các khối chất nổ, đã đầy xác chết của lính VC trước hai bunker này. Khi hừng đông xuất hiện, các oanh tạc cơ A-1E đã bắn phá và ném bom vào tàn quân VC đang rút lui, theo sau đó là một phản công của DSCĐ nhằm chiếm lại tiền đồn phía nam, nơi mà số lính Thượng vẫn còn sống.
(Theo một YouTuber ở: https://www.youtube.com/watch?v=NID1JnQP3nIt
thì lực lượng tấn công trại gồm một TĐ đặc công thiện chiến, có sự trợ lực của một trung đoàn bộ binh. Nhưng việc điều quân của họ đã bị lộ cả tháng trước đó, nên quân phòng thủ đã chuẩn bị kỹ lưỡng chờ đợi. Do đó họ đã bị thiệt hại nặng với số người chết khoảng 500 người! Quân trú phòng phải dùng xe ủi đất để đào hố chôn các xác chết -- người dịch).
Theo báo cáo hành quân thì trận Kannack có 34 DSCĐ và 3 thường dân bị chết, 3 lính LLĐB mỹ và 32 DSCĐ bị thương; có 119 bộ đội chết dựa vào đếm xác và số lớn chết đã được kéo đi./.
Chuyển ngữ từ số báo TIME ngày Friday, Mar. 19, 1965.
https://content.time.com/time/subscriber/article/0,33009,833551,00.html.
Xem thêm: Khi trận Kannack chấm dứt: CENTRAL VIETNAM: AFTERMATH OF KANNACK CAMP BATTLE | Reuters Archive Licensing (screenocean.com)
San Jose ngày 14 Tháng 2 2024.
Tài Trần