Chỉ vì một trung đoàn bộ binh VNCH, mà tướng Văn Tiến Dũng phải đắn đo suy nghĩ trong hai ngày mới quyết định cắt đứt QL-14
- Ông muốn chiếm quận Thuần Mẫn và cắt QL-14 ở chỗ này, nhưng nếu ông làm điều đó quá sớm, tướng Phú có thể nhận ra rằng BMT là mục tiêu chánh và tăng cường cho tp này. Nhưng nếu Dũng ko cắt đường này, trung đoàn 45 sđ 23 bộ binh sẽ về BMT, y sẽ khó chiếm tp này... Sau khi duyệt xét các bước đi của tướng Phú, Dũng kết luận rằng Phú hình như ko thay đổi kế hoạch, nghĩa là vẫn tập trung lực lượng để bảo vệ vào QL 19... Dũng ra lịnh cho sđ 320 phải "im lặng vô tuyến, tránh đụng độ với các toán viễn thám của VNCH và ko được nổ súng trên QL-14 nếu ko có lịnh của cấp trên." Do vậy trung đoàn 45 VNCH vẫn tiếp tục đóng quân gần Pleiku, cách BMT 183 km nếu đi bằng đường bộ.
. . .
" Cùng lúc với cuộc tấn công của sđ 3 csbv tại An Khê, trung đoàn (tr.đ.) 95A đã tấn công các vị trí ĐPQ/NQ trên QL-19 ở sườn tây của Đèo Mang Giang trong tỉnh Pleiku. Vào buổi chiều, sđ đã chiếm một đoạn dài của đường này. Với phần lớn các đv VNCH bị giữ lại để bảo vệ cho Kontum và Pleiku, tướng Phú chỉ có thể gửi một TĐ thuộc liên đoàn 4 BĐQ-trừ bị của quân đoàn 2, với hỗ trợ giới hạn của thiết giáp, để bứng tr.đ. 95A. Ông phải giữ phần còn lại của LĐ 4 bđq để chờ đợi đe dọa kế tiếp. Tướng Phú cũng ra lịnh cho tr.đ. 42 sđ 22, chuyển từ bắc Bình Định tới tp Bình Khê trên QL-19 gần đèo Mang Giang để bảo vệ tp này trước một tấn công mà ông trông chờ từ csbv.
Mặc dầu nhật ký tìm thấy ngày 5/3 là chỉ dấu rõ ràng nhứt rằng địch quân đang bao vây Ban Mê Thuột (BMT), hình như chỉ dấu này đã bị coi thường khi tr.đ. 25 csbv tấn công và cắt QL-21 cùng ngày. Tướng Phú giờ đây đã có bốn đám cháy rừng cùng lúc: hai trên QL-19, một tại Thanh An, và một trên QL-21. Phú đã tổ chức một lực lượng đặc nhiệm lớn để bứng một chốt phòng thủ kiên cố của địch ở đông của BMT gần ranh giới Darlac-Khánh Hòa. Được thành lập từ "hầu hết các đv trừ bị thuộc ĐPQ của các tỉnh duyên hải," lực lượng này có nhiệm vụ mở lại QL-21. Chỉ huy bởi đại tá Lý Bá Phẩm, tỉnh trưởng Khánh Hòa, cuộc phản công đã bắt đầu ngày 7 tháng 3. Dù được yểm trợ bởi không quân, pháo binh, và thiết giáp, ĐPQ đã ko thể đẩy lui các đv CSBV đang giữ cao điểm hai bên QL-21.
Đối với tướng Phú, khi Bắc quân tấn công, ông gần như ăn và ngủ tại BTL quân khu. Là một quân nhân dũng cảm, ông luôn có mặt ở chiến trường để đích thân chỉ huy trận đánh. Đây là tinh thần đồng đội của các sq Nhảy dù Nam VN. Tuy nhiên, trong khi sự can đảm như vậy là cần thiết cho một chỉ huy lữ đoàn hay sđ, chỉ huy quân đoàn lại là chuyện khác. Cách làm việc của tướng Phú có thể đúng trong quá khứ, nhưng năm 1975, tình hình đã khác xa. Quân CSBV ngày nay đã có nhiều lực lượng lớn hơn và cơ động hơn, với hỏa lực và tiếp vận (logistics) vượt trội, tất cả được đồng bộ hóa bằng kế hoạch siêu việt và phối hợp chặc chẻ giữa các tư lịnh nhiều kinh nghiệm trận mạc. Tình hình này đã đòi hỏi một TL vừa có thể phản ứng vừa có thể tiên liệu (plan ahead).
Tướng Phủ chỉ giỏi về phản ứng, nhưng ko giỏi về tiên liệu. Ông đã đối phó với QL-21 bị cắt bằng cách ra lịnh cho TĐ 3/53, phải lập tức bỏ quận Đức Lập trở về BMT. Ông cũng gửi vài đv pháo binh và TL phó của sđ 23, ĐT Vũ Thế Quang, theo một đoàn xe về BMT để phối hợp tuyến phòng thủ của QLVNCH tại Quảng Đức và Darlac. ĐT Quang đã được giao quyền chỉ huy mọi lực lượng trong 2 tỉnh phía nam này. Tuy nhiên, dù có nghiêm lịnh (injunction) không được để VNCH biết sự có mặt của mình, sđ 320 csbv đã tấn công đoàn xe của ĐT Quang, phá hủy 10 xe. Dù ĐT Quang thoát được nhưng một thiếu tá VNCH đã khai với Bắc quân rằng tr.đ. 45 sđ 23 VNCH đã gửi một TĐ tới Thuần Mẫn để tìm kiếm sđ 320. TL của sđ 320 lập tức xin phép cấp trên để cắt QL-14 để ngăn tr.đ 45 tiến về phía nam.
Với QL-19 và 21 bị cắt, bước kế tiếp của Văn Tiến Dũng là cắt QL-14 giữa BMT và Pleiku, nhưng điều quan trọng là cắt vào lúc nào. Ông muốn chiếm quận lỵ Thuần Mẫn và cắt QL 14 ở địa điểm này, nhưng nếu ông làm điều đó quá sớm, tướng Phú có thể nhận ra rằng BMT là mục tiêu chánh và tăng cường cho tp này. Nếu Dũng ko cắt đường này, và trung đoàn 45 về BMT, y sẽ khó chiếm tp này. Đây là một quyết định khó khăn, và TL của sđ 320 thúc ép ông có một chọn lựa. Sau khi duyệt xét các bước đi của tướng Phú, Dũng kết luận rằng Phú hình như ko thay đổi kế hoạch, nghĩa là vẫn tập trung lực lượng để bảo vệ vào QL 19. Sau khi phán đoán như vậy, Dũng ra lịnh cho sđ 320 phải "im lặng vô tuyến, tránh đụng độ với các toán viễn thám của VNCH (đang tìm dấu vết của sđ này) và ko được nổ súng trên QL14 nếu ko có lịnh của cấp trên." Do vậy trung đoàn 45 của sđ 23 VNCH vẫn tiếp tục đóng quân gần Pleiku, nghĩa là cách BMT 183 km nếu đi bằng đường bộ.
Sau hai ngày đắn đo suy nghĩ, Dũng quyết định khi cơ hội tốt đã tới. Ngày 7/3, ông gửi một đv của sđ 320 tấn công một căn cứ ĐPQ ở nam Thuần Mẫn. Ý định của ông là thu hút TĐ 3/53 của sđ 23 vừa mới tới, đừng quá gần các đv tiền tiêu của sđ 320 csbv ở phía bắc của BMT. Ý định này đã thất bại vì trung đoàn 48 của sđ 320 csbv đã tràn ngập vị trí trên đây của ĐPQ chỉ trong 40 phút. Tuy nhiên, dù cuộc tấn công này đã ko thể thu hút TĐ 3/53 VNCH, ngày kế trung đoàn 48 csbv đã tấn công Thuần Mẫn và một khúc của QL14, và chiếm 2 nơi này trong chưa tới 2 giờ. Giờ đây ba QL chánh của Cao nguyên miền Trung đều bị cắt.
Trong lúc đó, các trung đoàn sẽ tấn công BMT đã vào vị trí xuất phát (jump off). Năm cánh quân riêng lẻ sẽ tấn công thành phố BMT. Mỗi cánh quân gồm những thành phần khác nhau như đặc công, bộ binh hay thiết giáp, v.v... sẽ chiếm các BCH và căn cứ quan trọng. Bằng cách này, hệ thống chỉ huy của Nam VN ở BMT sẽ sụp đổ, và các tiền đồn nằm ở ngoài tp sẽ dễ dàng thất thủ vì ko còn ai chỉ huy họ.
Cuộc tấn công đầu tiên vào BMT dẫn đầu bởi trung đoàn 198 đặc công gồm ba TĐ đặc công. Trung đoàn đã gửi 3 toán trinh sát vào BMT để xác định các đường xâm nhập và quan sát các tuyến phòng thủ của đối phương. Các đặc công này sẽ tấn công phối hợp với cơn bảo lửa kéo dài hai giờ bởi pháo binh nhằm tê liệt bốn mục tiêu chánh: sân bay L-19 của tp, BCH và hậu cứ của trung đoàn 53 và 44, kho đạn Mai Hắc Đế và sân bay Phụng Dực lớn hơn ở đông của tp. Các sân bay này được chọn để ngăn ngừa đổ quân tăng viện hay di tản,
Sau khi trung đoàn 198 tấn công các mục tiêu chỉ định, năm mủi tấn công kế trên sẽ nối tiếp. Mục tiêu của các cánh quân này là ngã sáu ở trung tâm tp, BTL sđ 23 bộ binh, BCH tiểu khu Darlac, và BCH và hậu cứ của thiết đoàn 8. Sđ 316 sẽ chỉ huy ba cánh quân: một cánh tấn công từ tây bắc, một cánh từ đông nam, và một cánh từ tây nam. Mỗi cánh có một TĐ phòng không bảo vệ. Riêng cánh tây bắc và tây nam có thiết giáp yểm trợ -- mỗi cánh có 8 tăng T-54 và 8 thiết vận xa (xe chở quân).
Sư đoàn 10 đã lập một BCH nhẹ để huy cánh quân thứ tư và năm, và phối hợp với phần còn lại của sđ từ Quảng Đức. Cánh thứ tư chính là trung đoàn 95B, một đv thiện chiến đã giữ cổ thành Quảng Trị trong nhiều ngày năm 1972 trong một trong trận ác chiến của chiến tranh VN. Cánh thứ năm là một TĐ của trung đoàn 24, sđ 10. Cả hai cánh này được hỗ trợ bởi các TĐ phòng không và thiết giáp. Trung đoàn 95 B sẽ tấn công vào đông bắc để chiếm ngã sáu, sân bay L-19, và BCH tiểu khu. Lực lượng xung kích này của sđ 10 sẽ chiếm BTL sđ 23 phối hợp với cánh tây nam. Hai lữ đoàn pháo binh sẽ yểm trợ cho các đv tấn công.
Tướng Dũng và tướng Hoàng Minh Thảo đã đặt cược (stake) tất cả vào cuộc tấn công đầu tiên này. Họ đã tung toàn lực để tấn công tp này, vì nghĩ rằng họ sẽ tràn ngập BMT trong một cuộc tấn công ồ ạt -- vì họ chỉ giữ một TĐ của sđ 10 làm trừ bị. Nếu QLVNCH tại BMT vẫn còn cầm cự sau đợt tấn công ồ ạt và phủ đầu này và tướng Phú có thể gửi quân tăng viện, quân của Dũng sẽ bị sập bẫy trên một địa thế trống trải và bị cắt đứt mọi đường rút lui.
Kế hoạch của họ phần lớn dựa vào việc di chuyển tới những vị trí xuất phát (jump off) mà ko bị phát hiện. Đây có lẽ là khía cạnh (aspect) khó khăn nhứt của cuộc hành quân này. Cánh quân đông nam đã đi bộ hai ngày hai đêm, binh sĩ phải bơi qua hai con sông ở nơi mực nước thấp, và sau đó vượt QL14 mà ko bị phát hiện. Những cánh quân phía bắc đã đi qua những khu vực dân cư và tiền đồn. Các đv thiết giáp có nhiệm vụ khó khăn nhứt: họ phải xuất phát từ vị trí kín đáo ở khoảng từ 24 km tới 32 km cách xa BMT mà ko bị lạc đường hay sa lầy (stuck), cắt ngang những khu rừng rậm rạp, vượt qua con sông Srepok vừa rộng và nước chảy mạnh bằng cầu phao, và cuối cùng bắt tay với những đv đã được chỉ định phối hợp tấn công với họ. Các đv pháo, truyền tin, công binh và phòng không cũng đến vị trí xuất phát, chờ giờ nổ súng, mà ko bị phát hiện.
Với BMT bị cô lập, và tướng Phú vẫn còn tập trung bảo vệ Pleiku và QL-19, giai đoạn kế của chiến dịch Tây Nguyên của csbv đã bắt đầu ở Quảng Đức. Vào trưa 7/3, BCH của sđ 10 csbv đã họp trong 1 cánh rừng phía tây quận lỵ Đức Lập để có quyết định cuối cùng. Quận lỵ này bảo vệ sườn phía nam của BMT và là một vị trí khó tấn công vì có năm cứ điểm quan trọng quanh quận lỵ này, với các hầm ngầm và bãi mìn. Quân bảo vệ gồm một tđ ĐPQ, ba pháo đội, và các xe tăng M-41.
Cũng như tướng Dũng và Thảo, TL của sđ 10, thượng tá Hồ Đệ, cũng đã quyết định tung hết lực lượng cho trận tấn công này. Nhận thức của lịnh của Dũng và Thảo là y phải chiến thắng nhanh chóng và lập tức chuyển sđ 10 về BMT, y cũng có kế hoạch riêng của sđ 10: đi vòng quanh các cứ điểm ở chu vi ngoài và tấn công ba mục tiêu chánh ở quận lỵ Đức Lập. Đó là căn cứ quân sự chánh, và BCH nhẹ của trung đoàn 53 sđ 23 bộ binh (do trung tá Trần Nguyên Khoa, Trung đoàn Phó Trung đoàn 53 BB, đang chỉ huy trung đoàn trừ đóng gần chi khu Đức Lập. Nói là Trung đoàn trừ (-) chứ thực sự quân phòng thủ tại BCH nhẹ này chỉ có một Chi đoàn trừ (-) 1/8 thiết vận xa M-113 của Đại uý Tánh, Đại đội Trinh Sát của trung đoàn mà phân nửa đã hoạt động bên ngoài tìm tin tức, một trung đội Pháo Binh 105 ly (TĐ 231PB), một Trung đội PB155 ly thuộc Tiểu đoàn 230 PB và một ít bệnh binh của tiểu đoàn 2/53BB -- Theo Cuộc rút quân khỏi TK Quảng Đức của Trần văn Bường); và BCH chi khu (do trung tá Nguyễn Cao Vực chỉ huy) nằm trong quận lỵ Đức Lập. Có sáu TĐ tấn công ba mục tiêu này, dưới yểm trợ của pháo của sđ 10. Riêng liên đoàn 24 BĐQ, trong đó có TĐ 82 BĐQ của thiếu tá Vương Mộng Long cũng đồng thời bị tấn công bởi tr.đ. tân lập 271B của Mặt trận B-2. Sau khi sđ 10 chiếm Đức lập, tr.đ. 271B sẽ chiếm phần còn lại của Quảng Đức.
Lúc 5:55 sáng ngày 9/3, sđ 10 csbv phát lịnh tấn công. Trong 90 phút, 15 khẩu đại bác của pháo binh sđ bắn vào 3 mục tiê này. Ngay khi pháo vừa dứt, bộ binh được lịnh tấn công. Lúc 9:30 sáng, lính của sđ 10 đã tràn ngập căn cứ quân sự và bch nhẹ của tr.đ. 53. Các tăng M-41 đã nhanh chóng bị tiêu diệt. Chỉ có BCH chi khu Đức Lập, bảo vệ bởi lính ĐPQ, hỗ trợ bởi máy bay, đã đánh trả dữ dội. Đột nhiên, bằng bạch văn, lịnh rút quân phát đi bởi trung tá Vực, quận trưởng. Ông yêu cầu không quân yểm trợ việc rút lui. Bắt được cuộc điện đàm này, hai TĐ csbv lao về phía trước để đuổi theo quân rút lui.
Nhưng đó là một cái bẫy. Ngay khi Bắc quân tiến vào, ĐPQ đã phục kích họ, gây rất nhiều thiệt hại. Vào khoảng 12 g trưa, hai TĐ bắc quân buộc phải rút lui để tái tục tấn công ngày kế. Công binh của sđ được lịnh lập một đường lên đỉnh 1 đồi gần đó để bố trí đại bác 85 ly bắn thẳng vào quận lỵ. Họ đã làm việc suốt đêm để đưa súng lên đỉnh đồi. Ngay khi rạng đông, các khẩu 85 ly đã bắn vào phòng tuyến của đpq, phá hủy nhiều công sự. Lúc 8:30 sáng ngày 10/3, Đức Lập thất thủ. Giờ đây BMT hoàn toàn cô lập./.
Chuyển ngữ từ trang 153 đến 158 của quyển Black April của George Veith.
San Jose ngày thứ sáu 22/3/224.
Tài Trần.