* Bảo lửa là chữ mà tướng CS Văn tiến Dũng đã dùng cho trận đánh vào thị xã Ban Mê Thuột (BMT) ngày 10.3.75, mở màn cho chiến dịch 275 của csbv. Trận đánh này đã bắt đầu cho sự sụp đổ dây chuyển của các tỉnh thành thuộc quân khu 2, 1, 3 và 4 VNCH trong tháng 3 và 4 năm 1975.
- Trong chiến đấu, tinh thần của người lính bằng BA LẦN sức mạnh của đơn vị. Không có trung đoàn tồi, chỉ có đại tá tồi -- Hoàng đế Napoléon.
LỜI NÓI ĐẦU: trước ngày 30.4.75, một số không ít người trong quân đội VNCH và ngoài dân, thường có tâm lý coi thường lực lượng ĐPQ/NQ vì hai lực lượng này trang bị và huấn luyện không đầy đủ như các đv chủ lực (như Nhảy Dù, TQLC, BĐQ, các sđ bộ binh hay liên đoàn 81 biệt kích dù). Họ thường hoạt động trong tiểu khu, hay đóng quân gần nhà, giữ cầu hay các căn cứ quân sự hay sân bay. (Nói thêm: Trước ngày 30.4.1975, có nhiều TĐ ĐPQ thiện chiến được tăng phái cho tiểu khu khác -- người dịch). Tuy nhiên, trong trận Ban Mê Thuột (BMT), trận đánh mở màn cho Chiến dịch 275 của csbv, có những đv như ĐPQ giữ quận lỵ Đức Lập, dù bị tấn công nặng nề từ 5:55g ngày 9.3.75, đã cầm cự tới 8:30g ngày 10.3.75 mới thất thủ. Có đv như đại đội 2 của TĐ 225 ĐPQ giữ đồi 559 ở tây của BMT và ĐPQ ở BCH tiểu khu Darlac ở gần ngã sáu ở trung tâm thị xã, xem bản đồ, đã đẩy lui nhiều cuộc xung phong của quân csbv từ sáng sớm ngày 10.3.75, gây nhiều thiệt hại cho đối phương. Tính tới tối 10.3.75, dù quân csbv đã chiếm trung tâm thị xã, đại đội này vẫn cố thủ ở đồi 559, và đại đội 4 của TĐ 242 vẫn còn cầm cự ở kho đạn Mai Hắc Đế. Đại đội 4 của TĐ 243 ĐPQ vẫn giữ đồi 491 ở nam thị xã. Riêng tại phía tây sân bay Phụng Dực, tàn quân của BCH tiểu khu và một số đv BĐQ vẫn còn chiến đấu. Và còn nhiều ví dụ khác về tinh thần chiến đấu của ĐPQ/NQ ở tỉnh Darlac và Quảng Đức trong thời gian này.
Sau đây là chuyển ngữ từ trang 149 đến 152 của quyển Từ Ngưng Bắn Đến Đầu Hàng của ĐT Le Gro của Phòng Tùy viên Quốc phòng DAO tại VN.
====
"Tỉnh lộ 487 uốn khúc xuyên qua núi rừng ở tây nam của tỉnh Phú Bổn, chạy từ Cheo Reo, tỉnh lỵ của tỉnh, đến Buôn Blech, một nơi trên QL-14 cách Ban Mê Thuột (BMT) khoảng 60 km về phía bắc. Buôn Blech cũng là quận lỵ của quận Thuần Mẫn, đã bị Bắc quân tấn công ngày 8 tháng 3, mở đầu cho Chiến dịch 275 của CSBV. Các đv của trung đoàn (tr.đ.) 9, sđ 320 csbv, đã tấn công BCH chi khu Thuần Mẫn và đại đội 23 trinh sát khiến các đv này rút lui. Trong khi đó, trung đoàn (tr.đ.) 45 VNCH trên QL14 gần Thuần Mẫn cũng báo cáo chạm địch. Trận đánh tiếp tục suốt ngày 8.3, nhưng cuối cùng QL-14 đã bị cắt bởi tr.đ. 9, sđ 320 csbv.
Ngày 9 tháng 3, sđ 10 csbv đã đồng loạt tấn công khắp tỉnh Quảng Đức. Ở quận lỵ Kiến Đức quân csbv đã bị BĐQ đẩy lui, và ĐPQ ở quận lỵ Đức Lập, cũng thuộc tỉnh Quảng Đức, dưới quyền chỉ huy của trung tá Nguyễn cao Vực, vẫn giữ vững phòng tuyến. (Nói thêm: Theo hồi ký Cuộc rút quân khỏi Quảng Đức của cựu thiếu tá pháo binh Trần văn Bường, cách Đức Lập về phía tây khoảng 8 km có căn cứ Núi Lửa, có trung đội pháo binh 105 ly của trung úy Nguyễn văn Quý, được bảo vệ bởi đại đội chỉ huy của TĐ 261 ĐPQ của thiếu tá Bùi Ngọc Long, cũng bị pháo khủng khiếp và thất thủ cùng ngày. Căn cứ Núi Lửa nằm giữa Đức Lập và Dak Song -- người dịch).
Nhưng ở phía nam Đức Lập, tại ngã ba Dak Song, pháo kích ồ ạt và các đợt xung phong của csbv đã đẩy lui TĐ 2/53 thuộc sđ 23 bộ binh khỏi vị trí và Dak Song thất thủ vào buổi trưa. (Nói thêm: Theo hồi ký của cựu thiếu tá Trần văn Bường thì: Sáng ngày 9.3.75, tại ngã ba Dak Song do TĐ 2/53 trấn giữ, chỉ huy bởi đại úy Nguyễn Tiên (khóa 11 Thủ Đức, vừa thay thế thiếu tá Võ đức Lai), có 1 trung đội pháo 105 ly đóng chung, "không thấy đấm đá gì hết, nhưng không hiểu tại sao chúng tôi không liên lạc với họ được"... Do đó ông tìm cách đáp xuống căn cứ Dak Song, nhưng bị nhiều loạt pháo của đối phương khiến trực thăng phải lập tức cất cánh. Từ đó về sau đến khi rút bỏ Quảng Đức, ông đã ko thể liên lạc với cánh quân này -- người dịch).
Vào lúc này, tướng Phú đã nhận thức rằng tỉnh Darlac, trong đó có thị xã BMT, mới là chiến trường chánh và ông cần gấp viện binh. Ông đã yêu cầu bộ tổng tham mưu (BTTM) gửi thêm một liên đoàn BĐQ nhưng bị từ chối; BTTM chỉ còn ít quân trừ bị, trong khi đe dọa đối với Sài Gòn (SG) và Tây Ninh ngày càng tăng. Không thể xin viện binh từ BTTM, tướng Phú đã rút hai TĐ 72 và 96 BĐQ thuộc liên đoàn 21 BĐQ, chỉ huy bởi trung tá Lê Quý Dậu, từ đèo Chu Pao và Kontum và trực thăng vận họ về Buôn Hô, từ đây họ được xe GMC chở về BMT ở 35 km về phía nam. Ông cũng ra lịnh cho đại đội 45 trinh sát, đang ở Bản Đon, phía tây của BMT phải về BMT.
Theo tường trình của tướng Dũng, lúc 0200 g Hà Nội của sáng ngày 10/3: "Cuộc tấn công vào BMT đã mở đầu với các đv đặc công đánh sân bay Phụng Dực và sân bay L-19. Pháo binh tầm xa đã bắt đầu phá hủy các mục tiêu quân sự tại BMT. Từ một điểm cách BMT 40 km, các đv xe tăng của chúng tôi đã nổ máy, ủi sập các cây đã cắt trước phân nửa, hướng về BMT. Trên sông Sre Póc hay Krong, các cầu phao đã được nhanh chóng ráp nối, trong khi các xe tank, thiết vận xa, súng phòng không và súng chống tăng chờ chực vượt sông. Rừng núi Tây Nguyên đã rung lắc trong một cơn bảo lửa."
Trong sáng sớm của ngày 10.3, đạn đại bác và hỏa tiển đã rơi như mưa xuống thị xã BMT, và đạn cối cũng rơi vào sân bay Phụng Dực. Sau khi dứt pháo , bộ binh và đặc công CSBV đã tấn công kho đạn Mai hắc Đế ở tây của thị xã; và đại đội 2 của TĐ 225 ĐPQ đóng trên đồi 559 ở tây bắc của thị xã, và BCH tiểu khu Darlac. Các cuộc tấn công này đều bị đẩy lui với thiệt hại nặng cho Bắc quân. Ngay trước 4 g sáng, TĐ 3/53 của sđ 23 ở sân bay Phụng Dực, bị tấn công dữ dội, và xe tăng csbv xuất hiện ở tây bắc thị xã.
Trong khi đó, các cuộc tấn công ở Quảng Đức vẫn tiếp tục khi TĐ 259 ĐPQ đã đẩy lui (fight off) địch trên tỉnh lộ (TL) 12 giữa Dak Song và Đức Lập và BĐQ vẫn giữ vững trận địa tại quận lỵ Kiến Đức và tỉnh lỵ Gia Nghĩa. Tuy nhiên ngày 15/3, quân phòng thủ ở Kiến Đức, vì quá kiệt sức, đã bị tràn ngập.
...
Vào giữa sáng ngày 10.3, các đại đv của sđ 320 csbv đã xâm nhập BMT. Trận đánh ác liệt đã xảy ra ở khu vực phía nam của BMT gần tư dinh của tỉnh trưởng, BCH tiểu khu, và BTL sđ 23 bộ binh. Năm xe tăng T-54 đã bị phá hủy hay hư hại gần BTL sđ 23, nhưng một quả bom thay vì rớt xuống xe tăng CS, đã đánh sập trung tâm hành quân của sđ 23, khiến mọi chỉ huy và liên lạc đều gián đoạn. Hai xe tăng T-54 đã bị phá hủy gần sân bay thị xã, ý nói sân bay L-19. Quân phòng thủ tại đây, dù ít ỏi, đã anh dũng đẩy lui nhiều đợt xung phong và cố thủ tại tháp điều khiển không lưu, nhưng cố gắng của tướng Phú nhằm trực thăng vận hai TĐ ĐPQ từ Bản Don, ở phía tây BMT vào thị xã đã ko thực hiện được do hỏa lực mạnh mẻ của địch. Do đó hai TĐ này đã chuyển hướng về Buôn Hô, cũng đang bị tấn công bằng súng cối ngày 10.3. Trận đánh tại sân bay L-19 đã phá hủy tám máy bay của sđ 6 không quân, một trực thăng CH-47 Chinook, một quan sát cơ O-1 hay L-19, và sáu trực thăng UH-1. Bốn trong bảy chiếc UH-1 thuộc sđ 2 không quân đã bị phá hủy trên mặt đất, nhưng ba chiếc khác, dù bị hư hại đã cất cánh dưới hỏa lực mạnh mẻ của địch. Kho đạn Mai Hắc Đế, ở tây nam thị xã đã bị tràn ngập; 10 ngàn đạn 105 ly bị phá hủy, và hai đại bác 105 ly bị mất.
Tại sân bay Phụng Dực ở phía đông BMT, TĐ 3/53 bộ binh đã bắt hai tù binh, và họ khai rằng họ thuộc tr.đ. 25 độc lập và tđ 401 đặc công. Trong khi đó, tại BMT, quân csbv cũng bắt được tù binh. Hai thành viên của Ủy ban quốc tế về giám sát và kiểm soát đình chiến (ICCS) gồm một người Iran và một Indonesia trú ẩn tại ông Paul Struharic, đại diện của tòa lãnh sự Mỹ tại tỉnh Darlac. Tám nhân viên dân sự ngoại quốc bao gồm các người truyền đạo, và gia đình của họ ở nhà của Struharic khi Bắc quân xông vào nhà bắt họ. Sau đó họ bị giam ở Đức Cơ, và cuối cùng được thả.
Vào tối ngày 10.3, quân csbv đã chiếm được trung tâm của thị xã, trong khi đó, một số đv bộ binh, thiết giáp, và ĐPQ VNCH vẫn còn cố thủ ở phía đông, tây và nam thị xã. Đại đội 2 của TĐ 225 ĐPQ, đã kể ở trên, vẫn cố thủ ở đồi 559, và đại đội 4 của TĐ 242 ĐPQ vẫn còn chiến đấu ở kho đạn Mai Hắc Đế. Tại một đồn điền cà phê ở tây của thị xã, phần lớn chiến sĩ của TĐ 1/53 bộ binh, BCH và chi đoàn 3/8 thiết kỵ, vẫn còn giữ vững phòng tuyến. Đại đội 4 của TĐ 243 ĐPQ vẫn còn cố thủ ở đồi 491 ở nam thị xã. Các đv nhỏ của trung đoàn 53 và ĐPQ vẫn còn chiến đấu trong thị xã, nhưng trận chiến ác liệt nhứt xảy ra tại sân bay Phụng Dực. Tại đây, một BCH tiền phương của sđ 23 và BCH trung đoàn 53 và chi đoàn 3/8 thiết kỵ đã hợp đồng chiến đấu. Một số tàn quân của BCH tiểu khu và vài đv BĐQ chiến đấu ở tây của sân bay Phụng Dực. Nói thêm: sân bay Phụng Dực nguyên là một trại LLĐB Mỹ, hệ thống công sự rất vững chắc nên đã cầm cự lâu dài -- người dịch.
Chiến sự rất ác liệt đã tiếp tục ngày 11.3. Quân phòng thủ ước lượng hạ 400 địch, thu 50 súng, và phá hủy 13 xe tăng; trung đoàn 53 báo cáo bị tấn công bằng súng phun lửa. Những ổ kháng cự lẻ tẻ trong thị xã vẫn còn, dù đại tá tỉnh trưởng Nguyễn Trọng Luật, bị bắt sống.
Tại tỉnh Pleiku, liên đoàn 4 BĐQ không đạt thắng lợi trong trận chiến ác liệt gần Cầu 23 trên QL19 và căn cứ hỏa lực (CCHL) 93 vì tr.đ. 95 B đã phản công dữ dội trong hai ngày 11-12/3/75. Nhiều trận đánh nhỏ xảy ra ở phần còn lại trong tỉnh. Ngoại vi của thị xã Pleiku bị tấn công bằng cối, BTL quân đoàn 2 bị hư hại nhẹ do trúng hỏa tiển 122 ly; và ba máy bay A-37 và kho xăng và kho chứa phụ tùng máy bay ở sân bay Pleiku bị phá hủy bởi hỏa tiển 122 ly.
Những biến cố đầy bất hạnh này ở quân khu 2 đã biến thành một bước ngoặc trong chiến tranh VN, khi TT Thiệu đã có một quyết định mà sau đó đã gây nhiều tác hại cho QLVNCH và tạo cơ hội tốt cho đối phương. Để bảo toàn quân khu 3 và 4, ông nghĩ rằng phải tái chiếm BMT, mặc dù có thể bỏ Kontum và Pleiku. Vì không thể gặp tướng Phú tại Pleiku quá nguy hiểm, các cố vấn đã khuyên ông gặp tướng Phú tại Cam Ranh, nam của Nha Trang, vào ngày 14.3.
Ngày 12.3, tướng Phú thông báo mọi chiến đấu có tổ chức bên trong thị xã BMT đã chấm dứt. Liên đoàn (LĐ) 21 BĐQ đã tập hợp tàn quân của hai TĐ 72 và 96 gần sân bay Phụng Dực, và tr.đ. 45 VNCH, chỉ huy bởi ĐT Phùng văn Quang, đã được trực thăng vận tới quận Phước An, phía đông thị xã, trên QL21. Ngày kế, sau khi sđ 320 cũng cố thành quả của họ tại BMT, trận đánh Phụng Dực tiếp tục. Nhận thức tình hình nguy ngập ở cao nguyên, bộ tổng tham mưu (BTTM) đã gửi LĐ 7 BĐQ do ĐT Nguyễn kim Tây chỉ huy, lực lượng trừ bị cuối cùng, từ SG đến Pleiku để thay thế tr.đ. 44 bộ binh (chỉ huy bởi trung tá Ngô văn Xuân, hiện định cư tại San Jose -- người dịch), hầu tr.đ. này có thể tham chiến ở BMT.
Tình hình tại Darlac ngày càng xấu đi. Làng Quảng Nhiêu ở bắc BMT đã bị tràn ngập, cũng như làng Buôn Hô trên QL-14. Quân Nam VN bỏ Bản Don, ở tây BMT và rút các đv ĐPQ còn lại. Kế hoạch di chuyển cả trung đoàn 44 khỏi phía tây Pleiku về tiếp cứu BMT không thể thực hiện vì thiếu trực thăng, khiến chỉ có BCH tr.đ. 44 và một TĐ bộ binh tới được Phước An.
Ngày 14.3, tướng Phú đã lập tại Phước An một lực lượng đặc nhiệm, dưới quyền chỉ huy của chuẩn tướng Lê trung Tường, TL của sđ 23. Bao gồm tr.đ. 45 bộ binh, một TĐ và BCH của tr.đ. 44 bộ binh, và một TĐ của LĐ 21 BĐQ. Kế hoạch là tấn công về phía tây dọc QL21 để bắt tay với quân phòng thủ ở sân bay Phụng Dực, gồm TĐ 3/53, đã chiến đấu liên tục 4 ngày, và tàn quân của TĐ 1/53, đã rút lui từ phía tây thị xã và tàn quân của hai TĐ 72 và 96 BĐQ.
Cuộc phản công này được yểm trợ về tiếp liệu từ Nha Trang. Một lực lượng đặc nhiệm khác gồm năm TĐ ĐPQ của tỉnh Khánh Hòa được lịnh thông thương con đường giữa Nha Trang và Khánh Dương.
...
Khi cuộc phản công của sđ 23 từ Phước An đã bắt đầu ngày 15.3, thì tinh thần chiến đấu của tr.đ. 53 tại Phụng Dực lại bắt đầu giao động: họ chiến đấu ko ngừng nghỉ từ nhiều ngày dưới hỏa lực của pháo binh và tấn công liên tục của tr.đ. 25 csbv. SĐ 316, vừa mới di chuyển bí mật từ miền bắc, đã sẵn sàng tấn công trung đoàn 53 và BĐQ đã kiệt sức.
Để chận sđ 23 phản công từ Phước An, tướng Dũng ra lịnh cho sđ 10 rời Quảng Đức. SĐ 10 đã chạm súng với tiền quân của tr.đ. 45 và chận họ ở sông Ea Nhiae, trước khi tr.đ. 45 bắt tay theo kế hoạch với tr.đ. 53 cách họ 10 km. TĐ 2/45, đã tan rả trong trận ác chiến này và cuộc phản công của VNCH đã trở thành cuộc rút chạy. Tướng Tường, TL của sđ, bị thương nhẹ vào ngày 10.3, đã tự ý di tản và giao quyền chỉ huy cho đại tá Đức của lực lượng đặc nhiệm.
Ở phía đông phòng tuyến của sđ 23 tại Phước An, đpq của Khánh Hòa đã gặp kháng cự mạnh mẻ của địch tại quận lỵ Khánh Dương. Chiến đấu để dành cao điểm khống chế ql-21, ĐPQ đã bắt được một số cán binh của tr.đ. 25 độc lập, đám bộ đội này hình như đã xuyên qua phòng tuyến của sđ 23 tại Phước An sau khi ko thể đánh bật trung đoàn 53 tại Phụng Dực.
Cuộc tấn công của bắc quân tại Darlac đã tái tục, dẫn đầu bởi sư đoàn 10 csbv. Họ tiến theo QL-21, đẩy lực lượng đặc nhiệm của sđ 23 về hướng đông, lúc đầu về Phước An, kế đó vượt qua đồi Chu Cúc gần ranh giới Darlac và Khánh Hòa. Cuối cùng, BTL của sđ 23 chuyển về Khánh Dương để thu nhặt tàn binh của sđ 23 lần lượt trình diện. Trong khi đó, ko được tiếp tế, tàn quân của tđ 3/53, ngày 18.3 đã rút khỏi sân bay Phụng Dực và bắt đầu rút lui trong sức tàn lực kiệt và nguy hiểm (tortuous) về hướng đông. Ngày 21.3, tàn quân của sđ 23 được bốc về Cam Ranh. Vào lúc này, địch vẫn còn giữ cao điểm ở trong và chung quanh quận lỵ Khánh Dương trên QL-21, dù hai TĐ 2 và 3 của tr.đ. 40 sđ 22 được chuyển từ tỉnh Bình Định để tăng cường cho cuộc phản công. Lữ đoàn 3 Dù, rút từ Quảng Nam theo lịnh của TT để làm trừ bị tại SG, giờ chót đổ bộ lên Nha Trang và chuyển gấp về Khánh Dương để ngăn cản bước tiến của sđ 10 csbv. Mọi người đều thấy, trách nhiệm trước mắt của QK 2 là tập hợp lại các đv đã quá kiệt sức vì chiến đấu (battered), hoàn tất việc di tản từ Kontum và Pleiku về đồng bằng, và ngăn chận bắc quân trên QL-21 tại Khánh Dương. Cuộc phản công để tái chiếm BMT sẽ phải chờ./.
Chuyển ngữ từ trang 149 - 152 của sách từ ngưng bắn đến đầu hàng của ĐT Le Gro của cơ quan DAO tại VNCH.
San Jose ngày 26.3.2024
Tài Trần