Monday, April 22, 2024

 ngồi trên rìa của hố cá nhân tại LZ (bãi đáp) Hereford, trung sĩ (TS) nhứt Robert Kirby nhìn đại úy (đ.u.) Warren dẫn ba trung đội 

 Sitting on the edge of his foxhole on LZ Hereford, Staff Sgt. Robert Kirby watches as Captain Warren leads three platoons from his rifle company off the mountain and down a steep slope in search of the enemy. When the last man disappears over the rim, Kirby checks his watch. It is 1:40 p.m. In less than 45 minutes, his mortar platoon is to be airlifted off Hereford to LZ Savoy, where it will continue providing fire support for Charlie Company.

Tasked to occupy a company-size defensive perimeter with only 19 men, Kirby figured the best way to do this was to form a U-shaped defense and place two men into every third foxhole. This, however, left the top of the horseshoe open.

SPREAD TOO THIN

Knowing his men are spread too thin, Kirby, a 29-year-old native of South Los Angeles, scans the perimeter from his foxhole at the bend of the horseshoe, beginning with the gun crew directly behind him. Inside the pit is gunner Sergeant Charles Gaines and Spc. 4 Austin Drummond, a former Golden Gloves champion with fast hands—perfect for dropping rounds into the mortar tube. Sergeant Isaac Johnson sits on the ground nearby with a plot board on his lap. The gun crew is ready to place supporting fire when and where company commander Warren calls for it.

Most of the mortar platoon men have been together since Ft. Benning, Ga., but a few are replacements who have never been in battle, so Kirby has no idea how they will react under fire. One of the new men is Spc. 4 David Crocker, a 21-year-old medic who sits a few feet from Kirby reading a paperback, his medical bag ready at his side.

In the foxhole next to Kirby’s is his longtime radio telephone operator (RTO), Spc. 4 John Spranza, who is the platoon’s link to the outside world and is never more than an arm’s length away from Kirby. Communications are unreliable because of the high mountains and deep valleys. “How’s the commo?” asks Kirby. “So far so good,” answers Spranza, “but who know for how long.”

Kirby focuses on the western section of the perimeter. Holding down the most forward position at the top of the open horseshoe are two men who have fought bravely in previous firefights, privates Lonnie “Sleepy” Williams, whose deep sleep often resulted in heavy snoring, and Clarence “Gomer” Brame, a good-natured hillbilly who looked and acted like TV’s Gomer Pyle.

Two empty fighting positions below them are combat vets Robert “Radar” Roeder and Pfc Harold Mack Jr. In a fierce firefight a few months before, Kirby had been wounded and pinned down when the 18-year-old Roeder, ignoring heavy fire, ran out and pulled him to safety. Mack and Roeder have been close friends ever since airborne school.

In the last defensive position on the western side, Kirby assigned a competent and respected leader, Sergeant Louis Buckley, with Pfc Henry Benton, who joined the platoon only two weeks ago. Kirby knows little about Benton and the two new privates covering the southern sector a few yards away from Kirby’s position, Joel Tamayo and James Francis Brooks Jr., both of whom joined the platoon just a few weeks earlier.

“WRITE A STORY ABOUT DEATH”

Kirby decides to walk the eastern side of the perimeter, but before he goes, he tells Buckley to collect and stack water cans, food containers and other equipment in preparation for the helicopter pickup. “Roger that, Sarge!” says Buckley as he springs into action. As Kirby walks away, he hears Spranza take the first call for reconnaissance fire in advance of the company’s movement in the valley below.

Sitting in the nearest position to Kirby’s on the eastern sector is Spc. 4 A.V. Spikes, who is complaining about something to Pfc Wade Taste. “Spikes, stop bitching and keep your eyes open,” warns Kirby as he approaches. Spikes, 26, a seven-year veteran whose disregard for authority is well known, looks at Kirby but says nothing. Kirby orders 18-year-old Taste to help Buckley, who is already picking up scattered cans and containers.

Kirby moves to the next position where Look magazine correspondent Sam Castan is interviewing Spc. 4 Daniel Post and Pfc Robert Benjamin. Castan came out to the field the day before to “write a story about death.” He had chosen to stay on at Hereford with the mortar platoon rather than travel with the company. Post, known as the platoon’s practical joker, feeds Castan mischievous responses while Benjamin only responds in “yes” or “no” answers.

Kirby queries the two troopers on what they will do if attacked. They tell him they plan on throwing hand grenades down the rocky precipice below their position and fire interlocking fires with the positions on their right and left. Satisfied, Kirby heads for the most forward position at the top of the eastern sector, manned by Paul Harrison and Charles Stuckey, both battle-tested specialists. Harrison and Stuckey have established interlocking fires across the open end of the U-shaped perimeter with Williams and Brame on the western side.

On the way back to his position, Kirby nods to Sgt. 1st Class Edward Shepherd sitting on the rim of a foxhole not far from the mortar pit. Shepherd, 38, is the only soldier there who is not in the mortar platoon. He stayed behind to catch a helicopter to An Khe, where he is to appear before a promotion board.

Kirby sits on the edge of his foxhole and watches Spranza talking on the radio with Captain Warren, who is calling in a correction on where to place another mortar round. Spranza yells back the correction to the gun crew, and it then fires a few more rounds.

Shortly after 2 p.m., Warren radios Spranza that the helicopters are on the way, and the word spreads from hole to hole. What Warren does not know is that the helicopters are actually delayed and are still sitting on the ground at LZ Savoy in the valley.

THE ENEMY IN THE GRASS

Around 2:15, five minutes before the anticipated arrival of the helicopters, Stuckey spots three well-camouflaged North Vietnamese Army (NVA) soldiers watching him from the elephant grass. He opens fire with his M-16, and Harrison joins in. The three enemy drop, either dead or wounded.

Then, in the next instant, a massive volume of automatic and small-arms fire is unleashed from the high ground to the north and a ravine to the east. Shepherd, sitting on the rim of his foxhole, is killed in the first volley.

Within seconds, rocket-propelled grenades (RPGs) and mortar rounds explode near each occupied position. The men burrow deep into their foxholes under the terrifying cacophony of shrapnel slicing the air and bullets cracking overhead. The platoon is surrounded, outmanned and outgunned.

Kirby yells to Spranza to radio Warren and tell him they are under attack and need immediate air and artillery support. A stunned Warren acknowledges, immediately calls battalion for fire support and orders his company to turn around and head back up the hill.

In the open, stacking equipment, Taste falls to the ground with two bullets in the throat. Buckley, his shoulder covered in blood, dashes across the open perimeter, screaming: “Get off the hill! Get off the hill!” and disappears into the elephant grass.

Harrison yells for Stuckey to go to the mortar pit while he stays behind to hold off the enemy. Stuckey takes a few more shots at the enemy, turns and zigzags for the mortar pit when an RPG round explodes in front of him, throwing him to the ground. After the shrapnel and dirt stop falling, he raises his head and looks to where Post and Benjamin had been trying to make an escape. Both are dead. He sprints toward a large rock just outside the perimeter.

AS HE TURNS AROUND THE CORNER OF IT, HE ENCOUNTERS AN ENEMY SOLDIER ABOUT TO THROW A GRENADE INTO THE LZ.

Spotting Stuckey, the NVA tosses the grenade directly at him instead. The grenade sails over Stuckey’s head, hits the rock behind him and explodes, wounding him. Managing to stay on his feet, Stuckey fires three rounds into the NVA’s chest, killing him instantly. Stuckey then moves around the rock face, finds a narrow crevice and squeezes into it, hidden from the enemy.

Paul Harrison, slapping magazine after magazine into his rifle, fires at every charging enemy soldier he can see. When he runs out of ammunition, he jumps up from his foxhole and charges the NVA using his M-16 as a club, cracking a few heads before the blood-covered rifle slips from his hands. He then wades into the enemy with his fists until he falls dead from dozens of bullets.

As North Vietnamese troops burst through the elephant grass, Spranza opens up with his M-16 on full automatic, tearing three of them apart. He manages to fire off a few more shots before RPG rounds, visible in their slow trajectory, plunge toward the mortar pit. One round slams in front of Spranza’s foxhole, showering his back with shrapnel. Another explodes to his left, killing “Doc” Crocker instantly. The third round sends shrapnel into Kirby’s arms, head and chest. The last round hits the rear lip of the mortar pit, tearing off Drummond’s right arm and mangling his left leg. He dies in a pool of blood. Gaines is killed with a bullet through his head.

ESCAPE AND EVADE

Johnson, the only gun crew member still alive, takes shrapnel in the face but continues firing on the advancing enemy. As attackers fall, others jump over them, running toward Johnson, who keeps firing until he is out of ammunition. He makes a running dive at the rocky embankment on Hereford’s southern edge and rolls down the slope, careening off rocks and over tree roots until finally coming to stop. He spots a V-shaped depression hidden by thick vegetation with a stream running through it. He pulls himself into the stream and gathers brush and vines to hide his body, gripped with fear and exhaustion.

On the western perimeter, Williams and Brame frantically fire their M-16s on full automatic at the waves of NVA, as do Roeder and Mack. A few NVA fall dead but most brave the wall of fire, overrunning the forward position and killing Williams and Brame before turning toward Roeder and Mack. Mack pops up to get a better shot when he takes a bullet in the head, crumbling back into the foxhole dead. Roeder fires his M-79 until he runs out of ammunition, then picks up Mack’s M-16 and continues firing until it too is empty. He throws two grenades at the charging enemy, forcing them to fall back, then jumps out of his fighting position and heads for Benton’s foxhole. When he tumbles in, he finds Benton dead. He crawls out and with bullets trailing his every step, races over to the foxhole of Brooks and Tamayo, but they are dead as well.

The western defense has crumbled. Figuring everyone else is dead, Roeder does what he was trained to do: escape and evade. He tears down the side of the hill into the elephant grass, followed by several of the enemy. With bullets zipping over his head, he runs deeper into the elephant grass as fast as he can until he is overcome by exhaustion and drops to the ground. When his gasping for air subsides, he realizes the enemy is no longer following him.

HE STAYS HIDDEN, SILENTLY PRAYING THAT HE WILL BE SPARED.

Still in his hole, Spranza sees a figure running right toward his position. He fires off a quick burst, somehow missing his target. “Don’t shoot for God’s sake! It’s me!” Sam Castan screams as he drops into the foxhole. The reporter looks over at Kirby and yells, “We need to get the hell out of here!” Kirby shouts back: “Where? We’re surrounded!”

“Get Six on the horn,” Kirby tells Spranza. “Tell him to hurry or we’re all dead.” Spranza screams into the handset, “Please hurry, we’re being overrun!” But Warren doesn’t get the transmission, as communications between Hereford and the company no longer exist. Spranza turns to the artillery frequency and repeats the message. The artillery RTO passes the call on to Warren, who now pushes his company even more, ordering his men to double-time up the hill, a murderous pace in the mud and tangled vines.

By this time, the battalion executive officer, Major Otto Cantrell, is circling above Hereford in his OH-13 observation helicopter, and Colonel Beard is watching the battle from his command and control Huey. The swarm of enemy they see below is so intermingled with the mortar platoon, neither officer can distinguish who’s who. Rather than kill the defenders by mistake, Beard holds off on the artillery requested by Kirby.

“WE’VE GOT TO MAKE A BREAK FOR IT”

Staff Sgt. Robert Kirby, a 29-year-old native of South Los Angeles.

Meanwhile, Kirby sees four enemy crawling toward his position less than 15 feet away and tosses three hand grenades as fast as he can, stopping their advance. Kirby now realizes Castan is right—their only chance for survival is to get off the LZ. He cups his hands to bark the order when the badly wounded Taste suddenly drops into his foxhole. Kirby quickly ties a dressing on Taste’s bleeding throat wounds and yells over the enemy fire: “We’ve got to make a break for it. Call arty in on the hill.” Spranza reaches the artillery net, shouting into the handset: “We’re getting out of here. The place is covered with enemy. Just about everybody is dead.” He’s told the artillery is on hold.

With bullets kicking up dirt all around them, Kirby and Taste low-crawl over to Spranza and Castan. “We’ll go over the rim in the direction the company will be coming back,” hollers Kirby. “Let’s go!” As Spranza struggles with his radio while he climbs out of his foxhole, Kirby screams: “Forget the radio! Blow it!” Spranza pulls the pin of a hand grenade and throws it into the hole with the radio.

The three soldiers and Castan move quickly away from the blast and a few steps later come across a wounded A.V. Spikes, clutching his M-79. Kirby and Spranza have their M-16s but very little ammunition. Castan, who is also wounded, has a .357 Magnum that Kirby gave him. Taste is unarmed. The five wounded men now move toward the slope descending into a deep ravine to the east. Kirby, Taste, Spikes and Castan run, crawl and roll into the elephant grass while Spranza acts as the rear guard, before rolling down the hill to join them.

As they reach a small ravine, they hear the enemy coming down from the LZ in hot pursuit. They lie down. Figuring the Americans are hiding, the NVA begin beating the grass. The first North Vietnamese to spot the Americans is shot in the face by Spranza. Kirby kills another standing nearby. Spikes fires his M-79 into the group, killing five. Two others crawl away wounded.

Seconds later, another group of North Vietnamese spray the ground around the Americans. Spranza takes three bullets in his right leg, one smashing into his kneecap, severing the tendon. Another bullet rips through his left leg. “I’m hit!” Spranza screams as he falls in a heap on the jungle floor. Kirby sprays the advancing enemy with the last of his ammunition, causing them to retreat. When he bends down to check on Spranza, a bullet smashes into his right arm. He is now losing blood from many wounds. Kirby eyes an NVA peeking over the grass and pulls out a rusty French flare gun he’d found on an old battlefield and fires, hitting him between the eyes. The soldier falls backward, screaming in agony as his flesh burns away. In the meantime, Taste silently bleeds to death from his throat wounds.

Hearing something behind him, Spranza spins around just as a bullet enters the back of his skull, travels through his jaw and exits out of his nose, tearing away cartilage, teeth, tissue and skin. Eyes filled with blood, Spranza goes down, badly wounded but somehow still alive.

Possibly to regroup, the enemy stops firing. Kirby tells everyone to head farther down the ravine. Quietly the four survivors crawl, then walk down the slope. With help from Kirby and Spikes, Spranza manages to keep up. Feeling somewhat safe with the NVA about 100 yards behind, they move a little faster. Suddenly, spotting a small group of enemy coming up a trail to their flank, Spranza signals to get down. Castan does not see Spranza’s warning and keeps going, running straight into a group of North Vietnamese coming from another direction. One of the NVA shoots Castan in the head, killing him. The enemy now opens fire into the grasses from two sides. Spikes takes several bullets in his chest. Kirby checks his pulse, but he cannot find one.

THE LAST SURVIVORS

The North Vietnamese troops slowly wade through the grass toward Kirby and Spranza. Kirby is out of ammo. Spranza’s rifle has jammed, but he has two grenades left and he gives them to Kirby, who tosses them into the advancing enemy. Just then, friendly artillery rounds begin pounding LZ Hereford. The deafening explosions stop the enemy’s advance. Kirby and Spranza take advantage of the situation and begin to move slowly back up the hill, but it is too much for Spranza. “Go without me,” he gasps, “I can’t move any further. I’m dying.”

“I’m not leaving you alone,” says Kirby. “Go now!” Spranza yells, “Save yourself. I’ve made peace with my Lord. Just go!”

Kirby, believing Spranza will die for sure, reluctantly accedes to his RTO’s demand and crawls away, back toward Hereford.

Spranza, although growing weaker from loss of blood, finds the will to take off a scabbard knife strapped to his leg by a leather thong. He places the knife on the ground next to him and uses the rawhide as a tourniquet to stop the bleeding in his right leg. He then somehow manages to open his first-aid kit, finds a gauze bandage and begins wrapping it around his head and eye. Before he can finish, however, he hears the rustling of men coming toward him through the grass. He takes his knife into his hand and rolls over facedown into the dirt. Playing dead, Spranza doesn’t move a muscle as three or four NVA slowly approach. He smells their bodies and stale breath as they search him for anything of value. One man turns him over and roughly strips off his signet ring. Others take his wallet, cigarettes and dog tags. Unable to stay motionless another second, he is about to jump up with his knife when he hears a helicopter rapidly descending. It sprays the ground with bullets, some so close they spatter dirt in his face. Screaming frantically, the NVA run for cover.

Still afraid to move, Spranza continues to play dead and seconds later he hears someone carefully moving toward him. He grips his knife a little tighter and when he feels a hand grab his shoulder, he musters all the strength he has left and tries stabbing the man. But the large, shadowy figure, backlit by the sunlight drifting through the trees, quickly grabs Spranza’s knife hand, screaming: “Hey! It’s me, Carlos! Carlos Cruz!” Charlie Company had made it back up the hill. The last of his energy drained, Spranza lays down his head and slips into unconsciousness.

Kirby is halfway up the slope when the friendly artillery ceases falling. Uncertain what it means, he keeps crawling. His many wounds are taking their toll, but he keeps going until he reaches the top of the hill, where he sees Charlie Company troops everywhere. Unable to control his wounded body and his frayed emotions, he slides to the ground. A medic gives him a shot of morphine and stops his bleeding. When the wounded Stuckey comes crawling into the LZ, another medic rushes over, lays him down and treats his wounds. Spranza is carried up the hill in a stretcher made from ponchos, and shortly, he, Kirby and Stuckey are placed in a medevac helicopter and flown to Ah Khe.

Passing the medevacs flying out, helicopters begin delivering reinforcements who pile out onto Hereford. A look of horror passes over their faces at the sight of so much death and destruction. One soldier throws up.

Hearing the helicopters coming and going, Johnson, who got off the hill and evaded the enemy, slowly approaches the LZ only to face the muzzle of an M-16 held by Pfc Morgan. He drops to the ground out of relief when he is recognized by Morgan.

The last mortar platoon survivor to get back to the LZ is a dazed Roeder. A company platoon leader asks Roeder to identify the bodies, all of which have been stripped of personal effects and shot in the head. He is able to name a few before the weight of the massacre takes its toll. He cannot look at another dead friend. As he sits down, the afternoon monsoon rains begin pouring down out of the dark sky. Roeder shivers as the rain pelts his sobbing body. So much death in such a small place.

Michael Christy served in the 5th Special Forces Group in Vietnam in 1967-68. In 1970 he commanded C Company, 1st Battalion, 12th Cavalry Regiment, 1st Cavalry Division (Airmobile), and served as 3rd Brigade assistant operations officer.

 Những Ngày Tháng Khó Quên Trong Đời Lính



Anh 20 vào quân ngũ, em 16 đến vũ trường” – lời Y Vũ

Dù Y Vũ đã giã từ cõi đời đi vào miền miên viễn nhưng đối với tôi lời nhạc của Y Vũ luôn lôi cuốn tôi của một thời lớn lên trong tao loạn. Lớn lên ở một vùng quê hẻo lánh mang tên gọi Mỹ Sơn, về phía Bắc giáp giới quận Tiên Phước, phía Nam là tỉnh Quảng Ngãi, hướng Tây là dãy Trường Sơn bao la cây cối đâm thẳng vào Nam và hướng Đông bờ biển đại dương không quá 20 cây số đường chim bay. Tôi lớn lên với đồng lúa vàng những rừng chè, rừng quế, từng bụi chuối, vườn khoai và xa xa trên dãy Trường Sơn thấp thoáng vài buôn Thượng, chỉ được nghe tiếng chim kêu vượn hú vào những hoàng hôn và nhìn những đàn nai tơ xuất hiện khi Thu về. Thời thái bình cửa thường bỏ ngỏ là đây! Người dân quê nghèo nàn, chất phác quanh năm với ruộng lúa, vườn khoai dù hoàn cảnh kinh tế khó khăn như thế nào họ cũng cứ chịu đựng đời này sang đời khác mà chẳng ai muốn xa quê hương để mưu sinh.

Năm tôi chừng 10 tuổi ba mẹ tôi phải rời vùng đất phì nhiêu để tránh bom đạn chiến tranh và lúc đó tỉnh Quảng Nam được chia ra thành 2 tỉnh, từ quận Thăng Bình trở vào Nam và một vùng đất Quảng Ngãi cũng bị cắt ra để thành lập tỉnh Quảng Tín thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm và được Cụ Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ đến cắt băng Khánh thành năm 1961. Và tôi có cơ hội xem lính Nhảy Dù biểu diễn nhảy dù ngay tỉnh lỵ. Sau làn khói xanh đỏ, một phi cơ lớn hơn bay tới và từng cánh dù rơi ra từ phía sau tạo nên những nụ hoa không gian tỏa khắp bầu trời làm tôi ngưỡng mộ vô cùng, họ vừa đẹp trai và oai phong quá trong bộ đồ rằn ri màu huyết đậm trên đầu chiếc beret đỏ... họ thật là thần tượng của tuổi trẻ chúng tôi. Ở thời điểm này, hoàn cảnh bất ổn đang trên đà xảy ra, buộc gia đình chúng tôi thay đổi cuộc sống toàn diện, ba tôi đổi sang nghề công chức, mẹ tôi bôn ba lo cho chúng tôi và tôi thật sự cắp sách đến trường nơi xa lạ.

Trong thời gian mòn ghế nhà trường từ Phan Chu Trinh, Đà Nẵng đến Trần Cao Vân, Tam kỳ khá dài nhưng cũng đến lúc ra đi với mảnh bằng Tú Tài phần 2.






Ba tôi ép tôi phải vào ngành Sư Phạm và có 2 nơi để chọn cho gần nhà, đó là Đại học Sư Phạm Huế và Sư Phạm Quy Nhơn. Thi vào Sư Phạm gồm có 2 phần nhưng may quá tôi đã lọt được cả 2 phần viết và oral ở Quy Nhơn nên tôi bỏ ngang cơ hội thi vào Sư Phạm Huế và thế thì ba mẹ tôi vui mừng vì con mình đâu phải đi lính. Thế rồi thời gian cũng lướt đi nhanh, gia đình chờ ngày con trai của mình ra trường và tìm nơi bình an để tôi còn được gõ đầu trẻ em nhưng tất cả không xảy ra như vậy.

Vì thấy nghề gõ đầu trẻ em không phù hợp và buồn chán. Mê lính Nhảy Dù! Tôi gạt gia đình để chọn đời quân ngũ, tôi mượn cớ “mùa hè đỏ lửa” phải nhập ngũ, năm đó tôi tròn 20. Ghi danh tại thị xã Quy Nhơn và rồi được đưa đến Trung tâm 2 Tuyển Mộ Nhập ngũ Nha trang. Sau khi làm thủ tục xong, tôi có tấm thẻ bài đeo vào cổ với tên, số quân và loại máu cùng với túi quân trang nào quần áo mùng mền. Trong những ngày ở đây để chờ nhập khóa, tôi ra vào và ghé phòng ăn Sinh viên sĩ quan (SVSQ) mỗi ngày 2 lần. Cuối tuần xin phép về thăm gia đình nhưng tôi chỉ trở lại Quy Nhơn thôi, đâu dám về nhà, biết đâu mà thưa, bị lộ tẩy... và tạo buồn rầu lo lắng của ba mẹ! Hơn nữa, dù sao cũng là kỷ niệm của gần 2 năm trong ghế sư phạm, tôi không quên bánh ướt, bún riêu ở văn trường, cuối tuần đón xe lam về phố xem cine, ăn trái cóc, uống nước mía bịch nylon. Đôi lúc mẹ tôi cho thêm tiền, tôi rủ vài người bạn ghé đường Gia long uống trà Lipton và ăn bánh Patê Chaud cùng bạn lắng nghe những điệp khúc thời LU&P...

Trở lại Trung tâm 2 sau vài lần về phép, tôi được gọi tên nhập khóa và cứ tưởng rằng mình sẽ vào Thủ Đức nào ngờ đoàn xe GMC chở ngược về hướng Bắc Quốc lộ 1 và đổ chúng tôi xuống chân núi đèo Rù Rì nơi đó được gọi là trại tiếp nhận, chúng tôi ở đây hơn 1 tháng mới gởi sang quân trường Đồng Đế để nhập khóa, sau gần 1 năm huấn luyện từ binh sĩ đến cấp sĩ quan Trung đội Trưởng và chiến dịch Tâm lý Chiến nơi vùng đất đỏ biển hồ Pleiku với vui buồn lẫn lộn thêm yêu thương, lắm kỷ niệm tràn ngập... chúng tôi được trở lại quân trường tiếp tục học phần còn lại và rồi ngày mãn khóa cũng đến, một sĩ quan tốt nghiệp trường Hạ sĩ Quan, tôi chọn binh nghiệp binh chủng Nhảy Dù như ước mơ... không còn là huyền thoại nữa, đến Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù nằm trong trại Hoàng Hoa Thám để trình diện và theo học khóa dù, mãn khóa sau một tháng huấn luyện căn bản với 6 lần nhảy thực tập, tôi trở thành người lính Nhảy Dù chính gốc với bằng Nhảy Dù trên túi áo, tôi được bổ sung về phục vụ tại Tiểu Đoàn 9 với chức vụ Trung đội trưởng cho đến ngày 30/4/1975.

Cuộc đời nhà bình ngắn ngủi nhưng đã cho tôi những đoạn đường khắc khổ thắm máu đào rơi, đượm tình huynh đệ trên trận mạc từ đầu mùa hiệp định Paris 1973, triền miên đóng chốt để giữ đất, giữ dân nơi tuyến đầu Quảng Trị những ngày tháng này tuy bình yên, địch và ta cùng tắm chung một suối, đêm về lắng nghe chương trình Dạ Lan mỗi đêm và cũng cho bộ đội Việt cộng nghe theo làm cán bộ Việt cộng tức giận, lừa đêm tối, cộng quân đột kích tấn công đơn vị chúng tôi làm bị thương vài binh sĩ, chúng tôi tức giận phản công lại và cộng quân tố cáo chúng tôi vi phạm ngưng bắn!

Thế rồi, Tiểu Đoàn được lệnh về Sài Gòn, chúng tôi mừng quá, mua vài thứ hàng làm quà xuôi Nam. Chúng tôi được GMC chở thẳng tới phi trường Đà Nẵng bỏ lại bao đồng đội đã cùng ra đi nhưng không trở lại, phải trả lời sao với vợ con họ đây! Tôi có 2 lính trẻ vừa về trung đội tôi chưa được 1 tuần đi tắm suối bị cộng quân phục hận bủa 2 trái B40 thân xác không gói trọn nón sắt. Tuy không sống chung được bao lâu nhưng cay đắng quá, tụi nó chết quá sớm để biết nếm mùi của lính Nhảy Dù.

Sau khi lên đường đến Bà Rịa–Vũng Tàu để nhảy những saut bồi dưỡng cánh dù lơ lửng trời xanh nhắc cho mình đang đi mây về gió và những cánh dù khác cũng đang tung tăng với gió để về điểm hẹn! Quá hạnh phúc sau những tháng ngày ngưng chiến theo hiệp định Paris. Ở lại Bình Giã thêm một tuần ứng chiến, đơn vị tôi được trở lại Sài Gòn nằm trong hậu cứ Trần Thanh Phương bản doanh của Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù để tái bổ sung và không lâu khoảng đầu tháng 8, 1974 chúng tôi có lệnh hành quân mới, máy bay C–130 cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất bốc chúng tôi tới phi trường Đà nẵng và được GMC đưa chúng tôi vào Đại Lộc, Quảng Nam.






Với bổn phận và trách nhiệm của một Trung đội trưởng tôi thật sự đi vào chiến địa đẫm máu. Lúc này Tiểu Đoàn 9 chúng tôi chịu trách nhiệm trục lộ chính của cuộc tiến quân, mà Đại đội 92 chịu trách nhiệm đánh vào đồi 383 để hướng về đồi 1062, Trung úy Nhơn điều động đại đội, xuất quân dọc theo cánh đồng ruộng cận sông Vu gia và làng Hà Nha, chiếm lĩnh dãy đồi thấp để hướng vào mục tiêu chính. Sau những ngày đêm bò từng tất đất, hứng chịu đủ loại phi đạn tầm xa và súng cối 82ly của cộng quân bắn không ngớt rồi từng đợt tấn công dữ dội của cộng quân, tôi thật sự đi vào chiến địa máu đổ thịt rơi này.

Nó khủng khiếp hơn mùa hè đỏ lửa, nó tàn bạo hơn Tết Mậu thân... bởi chúng tôi quân số với 2 Lữ Đoàn (I&III) chưa đầy 6,000 binh sĩ lại chống chọi với Sư đoàn 304 Điện biên và 324 với hơn 20,000 quân cộng sản chưa kể Sư đoàn 320, 329B và 711 thuộc QĐ2/CSBV chờ sẵn để xé xác người lính Nhảy Dù chúng tôi, và phải nói đơn độc chiến đấu với đạn dược giới hạn, không có quân bạn hậu thuẫn... và đường đi vào mục tiêu quá chông gai, nào mưa phùn, gió rét, cái lạnh xé da, cây cối chằng chịt, với những hang đá cao vèo mà cộng quân đã bám giữ, làm cản trở bước tiến quân, lại nữa quân cộng sản bao vây tứ bề nã đạn không ngớt, vừa đánh vừa đi, thỉnh thoảng binh sĩ đạp mìn con cóc bay mất chân lúc nào không biết!

Lấn chiếm được từng khe đá, trơ mình trốn đạn lại bị những con vắt nằm trong lá ủ bám chân hút máu no rồi lại rớt, trong đêm tối đạp phải những ổ ong dẻ từng đàn ong hoảng hốt bay ra đốt chúng tôi sưng cả mặt mày nhưng cũng may nhờ chiếc áo poncho che mưa, che gió ngăn cản được sự quấy rầy của đàn ong, mỗi bước tiến quân là thêm phần đổ máu, càng đi thì quân số càng hụt dần nào chết nào bị thương. Tôi ngồi núp đạn bên hang đá cùng đồng đội móc bao gạo sấy đã ngâm nước mấy ngày qua đút vào miệng nhai lót bụng và thầm nghĩ nếu không may chết sớm thì đỡ hành thân xác hơn, cứ miệt mài như thế này rồi đến lúc cũng hy sinh.

Sau cơn bạo chiến ác liệt giữa 2 bên Đại đội 92 của chúng tôi hoàn toàn kiểm soát đồi 383 để các đơn vị khác nhẹ đường vào 1062.

Sau gần tháng chiến đấu tôi không may bị thương nơi chân vì mảnh đạn pháo. Tôi được chuyển về bệnh viện Duy Tân ở Đà nẵng để điều trị vết thương đúng tháng sau, tháng 10, 1974 vì nhu cầu chiến trường thiếu hụt quân số tôi được lệnh trở lại đơn vị và tiếp tục hướng dẫn trung đội vào mục tiêu được giao phó với thần chết đón chào. Trong tháng 10 này, đôi bên giằng co nơi đồi 1062 và vùng lân cận quá dữ dội không cọp nào chịu nhả miếng mồi đồi “1062”. Cứ thay phiên nhau mà chiếm giữ, xác thịt lính Dù và quân cộng sản nằm la liệt bên nhau bốc mùi hôi thối. Tôi tự nhủ, tuổi trẻ chúng ta chết cho ai đây? Và chết để được gì? Trong lúc lệnh ngưng bắn đã được thỏa thuận giữa 2 bên trong hiệp định Paris hơn 1 năm rồi nhỉ! Và nếu tôi biết vâng lời cha mẹ, hay đừng nghe “Những tâm hồn hoang lạnh” điên hận của Y Vũ mà Thanh Thúy đã rên rỉ...

Anh sinh ra làm lính chiến,
em trọn kiếp đến vũ trường,
những băn khoăn của lòng anh,
những chua cay của đời em
...”

thì nay đâu phải tự trách chính mình! Hay tại vì tôi thích chết cho màu nón đỏ!

Sau khi cộng quân dùng mọi hoả lực để lấy lại đồi 1062 do Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù trấn thủ, lần này Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù bị thương vong quá nhiều nên bị cộng quân tràn ngập. Một lần nữa Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù vào cuộc, nhận trách nhiệm chính đánh thẳng vào đồi 1062 và được sự yểm trợ của Phi đoàn A–37 thả 2 trái bom xuống đồi, một trái khác rơi sát chúng tôi, hú hồn không gây thương tích và đơn vị Sư Tử chúng tôi thần tốc vừa tiến vừa nhả đạn vào mục tiêu, hầu hết cộng quân bị tiêu diệt và chúng tôi làm chủ tình hình Đồi 1062.

Sáng nay, nằm trên đồi máu thấm lạnh và mùi tanh của thịt người nhưng sao bình yên quá, không tiếng súng giữa hai bên, ánh nắng mặt trời nhẹ nhàng vươn lên từ phương đông Đà nẵng như mang đến cho chúng tôi một tin vui nào đó để cứu lấy mạng sống của con người, chiến trận đã bớt giằng co hơn mấy ngày hôm trước, thật yên lặng không tiếng súng, có lẽ vì quân số của cộng quân kiệt quệ không đủ sức để tiếp tục chiến đấu và quân cộng sản cũng thừa biết đụng với đơn vị thiện chiến Nhảy Dù khó bề chiến thắng!

Dù hoàn toàn chiếm giữ ngọn đồi ở giờ phút chót nhưng chúng tôi cũng có lệnh lui binh và nhờ Tác chiến điện tử gài mìn trước khi rút quân. Ba tháng vất vả với hơn 500 chiến binh Nhảy Dù đã hy sinh và gần 2,000 nữa phải gởi lại phần thân xác chung quanh ngọn đồi máu lửa ấy, chưa nói bên cộng quân chết hơn 2,000 bộ đội và hơn 5,000 bị thương tích. Đơn vị chúng tôi về dưỡng quân ở gần Hoà Vang cách Đà nẵng không quá 20 cây số.

Đến trung tuần tháng 3, 1975 đơn vị chúng tôi được lệnh về Sài Gòn, bàn giao căn cứ lại cho đơn vị bạn Thuỷ quân Lục Chiến. Lữ Đoàn I của chúng tôi rời Vùng I sau cùng bằng phi cơ. Lữ Đoàn II & III bằng phương tiện đường thủy do Hải Quân VNCH vận chuyển. Phi cơ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, chúng tôi thả bộ về hậu cứ trong một buổi chiều ấm áp, hiền hòa của thủ đô Sài Gòn rực rỡ bình yên và không ai ngờ rằng đây là những ngày tàn của cuộc chiến và những đau thương, uất ức, máu đổ, xương rơi, phân ly tử biệt trong hơn 20 năm qua sắp đến ngày chấm dứt.

Tôi nhẹ quăng chiếc ba–lô dưới chân giường bố của đại đội, réo thằng Thiếu úy Mỹ, Chuẩn úy Vinh và Trung sĩ Thụ ra chợ Sư Đoàn nhấm một ly cafe sữa đá, hít một hơi thuốc capstan nó hạnh phúc làm sao khi nhìn bà con qua lại trong khu chợ. Nỗi vui mừng và thảnh thơi chưa đầy 24 giờ đồng hồ lại nhận lệnh “gọn gàng” để bước vào chiến địa đẫm máu mới.






Lúc 3:00g sáng, thành phố Sài Gòn còn say ngủ thì đoàn xe GMC chở chúng tôi băng qua các đường phố như muốn từ giã từ đây! Đoàn xe chạy chập chờn mờ mịt trong đêm tối như báo hiệu cái bất hạnh sẽ xảy ra cho quê hương mình, riêng người lính Nhảy Dù luôn vô tư, không nghĩ đến và xem chuyện ấy thật bình thường như những lần hành quân khác vì có chiến trận nào người lính Nhảy Dù không đổ máu...

Đoàn xe dừng lại ở Trảng Bom, tất cả 3 Tiểu Đoàn 1, 8, 9 thuộc Lữ Đoàn I Nhảy Dù xuống xe và tiếp tục không vận bằng phi cơ trực thăng đủ loại thuộc Sư Đoàn 3 và 4 Không Quân cung cấp, hướng về thị xã Xuân Lộc–Long Khánh và gần tiếng đồng hồ trực thăng đổ chúng tôi đến bãi đáp gần các xã Bảo Định, Bảo Bình và cách thị xã Xuân Lộc chưa đầy 3 cây số. Chúng tôi lại được chào đón thật khủng khiếp với vô số tiếng đạn từ quân cộng sản nhưng đó cũng là thử thách kinh nghiệm đối với chiến binh Nhảy Dù, những rừng chuối, rừng trà, mía... hầu như bị bão đạn kéo qua không chừa 1 cây nào huống chi là con người!

Tôi nín thở nhảy ra khỏi phi cơ chờ cơ hội tử thần đến. Binh sĩ Nhảy Dù phản công rất nhanh nhẹn và nhờ đó quân địch bớt tấn công trong gần vài giờ sau chúng tôi lấn chiếm được các bìa rừng để phá tan tuyến đầu của cộng quân đang ẩn núp trong vườn cam của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ và tiếp tục tiến quân vào các nơi khác gần ấp Bảo Định, nơi có giáo xứ của cộng đồng Công giáo mà quân cộng sản chưa mò đến. Trong buổi chiều rạng tối, đơn vị Nhảy Dù chúng tôi không may bị ngộ nạn với Cha xứ nổ súng ngay vào chúng tôi và không may vị Tiểu đoàn trưởng Trung tá Nguyễn Văn Nhỏ bị đạn cối bắn ra và bị thương, đơn vị chúng tôi phải ra lệnh đội nón beret đỏ và hô to Nhảy Dù đến, may quá bên trong xứ đạo của Cha nhận diện được giữa phe ta.

Trong gần tuần lễ đối đầu với các Sư đoàn chính quy cộng sản, chúng tôi phải tận lực vứt nhổ những cứ điểm của cộng quân để cho đơn vị bạn đỡ phần ăn pháo, thế rồi tiếng súng cũng nhẹ dần và đơn vị chúng tôi đã làm tròn bổn phận yểm trợ Sư Đoàn 18 Bộ binh của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo chỉ huy, đang gánh chịu khói lửa thần tốc mà tôi thiết nghĩ họ chưa bao giờ nghĩ đến!

Sự bình an trở lại với thị xã Xuân Lộc chưa đầy mấy hôm, quân cộng sản chỉ pháo kích cầm chân, Chuẩn tướng Lê Minh Đảo thường hay tổ chức họp báo và phi cơ lên xuống hằng ngày. Tôi được may mắn đóng quân sát bộ chỉ huy Lữ Đoàn I Nhảy Dù nên được nghe rõ ràng như sau: Lời Trung tá Đỉnh gợi ý với Chuẩn tướng Đảo nên đặt bộ chỉ huy hành quân riêng và địa điểm dã chiến để tiếp xúc báo chí cho an toàn tránh pháo địch... và quả thật ngày nào có họp báo là đêm đến bị ăn pháo dài dài.

Bất ngờ, chúng tôi được lệnh di tản trong đêm tối, Nhảy Dù lui binh dọc hai bên sườn đồi núi tỉnh lộ để tránh bị phục kích và pháo kích, trên trục lộ chính dành cho tiểu khu Long Khánh cùng các đơn vị bạn và vì vậy cộng quân tha hồ chận đường phục kích đưa đến sự bất ổn chết chóc cho đơn vị bạn lui binh nhưng dù sao đơn vị Nhảy Dù chúng tôi cũng đã liên tục phá tan những chốt phục kích của cộng quân trong chốc lát để đỡ tổn thương cho đơn vị bạn và dân chúng ùa theo.

Trên đoạn đường lui quân khá chông gai đầy tổn thương cho đơn vị khi đến ngã ba Dầu Giây, đơn vị chúng tôi lại nhận khẩn lệnh rời vị trí gấp khoảng 3 cây số để giữ mức an toàn và sau này biết tin 2 trái CBU thả xuống Ngã Ba Dầu Giây. Về đến Bình Giã trung đội tôi còn lại 14 anh em thế là một nửa đã nằm lại chiến trường Long Khánh.

Tôi rơi lệ mà nhìn đồng đội đứa còn, đứa nào bỏ đơn vị ở lại nơi nào đó của Xuân Lộc địa. Dù biết châm ngôn “không bỏ rơi đồng đội” nhưng nằm trong hoàn cảnh vô cùng kiệt quệ phương tiện, lại có lệnh vu vơ không đánh mà chạy. Đây cũng là lần đầu và lần cuối cuộc đời làm lính Nhảy Dù nhận được những oan nghiệt nhất trong chiến trận.

Đơn vị chúng tôi được dưỡng quân gần Quốc Lộ Sài Gòn–Vũng tàu, vài hôm sau cộng quân tấn công tỉnh lỵ Phước Tuy và trường Thiếu Sinh Quân, đơn vị tôi lại phải xông vào cuộc chiến giải tỏa khu Chợ Mới vừa bị cộng quân chiếm đêm qua và đây cũng là lần đầu tiên chúng tôi đánh giặc trong thành phố, sau đó có lệnh rút về cầu Cỏ May, trên đoạn đường lui binh, cộng quân pháo dữ dội trên Quốc lộ vì vậy chúng tôi tách vào rừng sác để tránh pháo, không ngờ mặt nước biển dâng lên làm một số binh sĩ chết đuối vì không biết bơi.

Chúng tôi đóng quân gần cầu Cỏ May và được tăng viện chi đoàn Thiết Giáp để ngăn chận cộng quân tiến vào thị xã Vũng Tàu, trong vài ngày thì nhận lệnh buông súng, giận tức vô biên... trên đường lui binh đến Trung tâm Huấn luyện Rạch Dừa, chiếc xe M–113 đi đầu bị cộng quân bắn bể xích, Chuẩn úy Vinh bị thương nhẹ nơi trán, chúng tôi liên tục phản công để mở đường và tới được Bãi Sau Vũng Tàu, cộng quân tiếp tục pháo kích làm cho tình cảnh hỗn loạn, tôi bảo Chuẩn úy Vinh đi theo tôi nhưng Vinh từ chối xin ở lại, chúng tôi rời đoàn xe và đón tàu đánh cá của dân làm phương tiện về Gò Công và tiếp tục ra khơi gặp hạm đội Mỹ đón. Cuộc đời nhà binh chấm dứt nơi đây, không phương hướng, thiếu gia đình vô tổ quốc... là đây!

Mũ Đỏ Bùi Quang Thống
Cánh Dù viễn xứ DFW

 Chuyện...hên xui đời lính!

25 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 2494)
Chuyện...hên xui đời lính!
50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Tôi không có chi để nuối tiếc khi phải bỏ học nửa chừng mà đi vào đời sống quân ngũ, bởi vì con đường học vấn một khi đã bị bế tắc thì để nuôi thân, không có gì nhanh bằng việc chọn cho mình cái nghề...‘‘bóp cò súng’’, một cái ‘‘mốt yêu nước’’ mà đã có lắm kẻ cũng làm giống như tôi là ‘‘xếp bút nghiên theo việc đao cung’’.

Ngày mãn khóa, tôi bị đẩy một mạch xuống tới một Tiểu đoàn Bộ binh đang trú đóng dã chiến tại Phường 4, Thị xã Cà Mau. Thế là kể từ đây, tôi hiểu rằng cái...số nổi trôi của mình nó...thọ hay yểu nơi chốn sa trường, đều tùy thuộc vào cái...mạng của tôi nó dày hay mỏng mà thôi!

Ở nơi đất lạ quê người, tưởng mình ‘‘tứ cố vô thân’’, dè đâu tôi gặp lại Hùm, anh bạn đồng hương Tây Ninh với ‘‘bốn mùa nắng cháy da người’’!

Nếu như đem so đo về ‘‘định số...may rủi và hên xui’’, Hùm đều giành được chữ đầu, còn chữ sau của nhóm từ đó thì luôn thuộc về phần tôi!

Trên con đường đi tìm hạnh phúc lứa đôi, Hùm cũng đã lanh tay lẹ chân hơn tôi rất nhiều. Hùm đã chọn được người ‘‘nâng khăn sửa túi’’ nơi cái xứ nước mặn đồng chua này nhanh như một dòng điện xẹt. Tôi chào thua, chẳng thể nào nắm bắt được một...‘‘Tiếng sét ái tình’’ như anh ta!

Còn việc nhà binh thì...

*
Hùm và tôi cùng phục vụ trong một Đại đội. Mỗi đứa được chỉ định nắm một Trung đội tác chiến. Trong những lúc đi hành quân, Hùm và tôi thường ngầm bảo với nhau rằng...‘‘phải hỗ trợ cho nhau lúc lâm nguy cho đến hơi thở sau cùng’’! Đó là về mặt tình cảm xem ra rất ư là tốt đẹp giữa hai đứa chúng tôi. Nhưng về thành tích thì công ai nấy hưởng, tội ai nấy lãnh rất là phân minh, không thể chia sẻ cho nhau được! Tôi đã đánh mất nhiều cơ hội tốt và để những chiến công của mình chẳng những lọt vào tay Hùm mà còn rơi vào tay kẻ khác nữa!



Lần đầu...Trong một cuộc hành quân giải tỏa áp lực của địch cố tình bám sát với ý đồ vào...tiếp thu Cà Mau tiếp theo sau trận đánh Tết Mậu Thân năm 68. Tôi dẫn Trung đội của mình đi tiên phong, làm nỗ lực chính như một mũi dùi tiến vào để thăm dò mục tiêu. Đó là một điểm bao trùm cả một khu vườn cây ăn trái rộng, có con rạch Bà Bèo chảy ngang qua và chỉ cách trung tâm thị xã Cà Mau vài cây số thôi. Lúc chúng tôi vừa dàn quân thành thế trận xong và chuẩn bị xung phong vào mục tiêu thì bị địch bắn ra xối xả, âm thanh vỗ chan chát vào tai qua hai lần nón sắt, nghe đến rợn tóc gáy! Tôi chưa ra lịnh, nhưng anh em đều nằm núp xuống một bờ ruộng nhỏ ở trước mặt. Tôi là...‘‘lính mới’’ nên cũng làm theo họ. Lúc chợt nhớ lại mình là Trung đội trưởng, tôi vừa định đứng lên hô...‘‘xung phong’’ thì địch lại...‘‘chơi’’ thêm cả Đại bác 57 ly không giật nữa. Từ trong vườn cây, một vùng khói trắng bùng lên! Tôi ngước trông theo đường đạn đạo bay véo ngang qua đầu và nhìn thấy rõ điểm rơi của đầu đạn rớt ngay ở giữa hàng quân của Tiểu đoàn trưởng đang lố nhố ở ngoài đồng trống nơi phía sau. Tôi không còn thời gian để quan sát xem ai còn ai mất ở phía sau lưng mình nên vội vã quay đầu trở lại, chú tâm vào việc tìm cách ứng phó với tình huống trận chiến đang xảy ra ở phía trước mặt mình.

Tôi đoán rằng đơn vị đang phải đương đầu với một lực lượng địch đông hơn thập phần, nên tôi chọn giải pháp tiếp tục...núp thay vì đứng dậy cùng anh em xung phong vào trong đó, chỉ tổ làm bia cho địch. Pháo binh bạn bắt đầu nhả đạn xuống mục tiêu. Hai phi tuần phản lực cơ của Mỹ cũng vừa đến tiếp sức và đã trút hết bom vào khu vườn rồi rời vùng ngay. Tôi cùng anh em xông vào bãi chiến. Một cảnh hoang tàn và đổ nát bày ra trước mắt tôi! Mùi máu và thuốc súng quyện vào làn không khí oi bức buổi ban trưa xông lên nồng nặc cả mũi! Tôi uể oải ngồi lên chiếc nón sắt kê cạnh một gốc dừa đã bị mảnh bom phạt ngang mất cả ngọn mà mắt thì nhìn đăm đăm vào một vật gì đó, hình như là một cánh tay cụt mất cả bàn tay lú lên trên mặt lớp bùn đen đặc sệt của một hố bom to như một chiếc đìa rộng. Đột nhiên, tôi lại liên tưởng đến một thi thể nát bét nào đó, hình như còn nuối tiếc đến sự sống của mình, đang cố đưa cánh tay cụt ngoi lên để mong được sự cứu giúp của kẻ có lòng! Tôi lặng lẽ quay nhìn sang hướng khác. Một nỗi xót xa đang dâng cao ở trong lòng tôi!

Tiểu đoàn trưởng đã vào tới nên tôi phải cùng với anh em tiếp tục tiến về phía trước. Nửa tiếng đồng hồ sau, tôi tiếp chuyện với vị Tiểu đoàn trưởng qua máy bộ đàm. Tôi đã bị ông ta...‘‘sạt’’ cho một trận tơi tả...‘‘anh là một sĩ quan thiếu tinh thần trách nhiệm’’! Một đứa em thuộc Đại đội trừ bị ở phía sau đã nhảy xuống đìa và đã lôi cái...‘‘cánh tay cụt’’ ấy lên, nhưng...Chúa ơi, đấy lại là...tay nắm của một cây Đại bác 57 ly không giật bị xích vào cườm chân của một tử thi!...

Lần kế cách lần trước không lâu. Trong một cuộc hành quân khác đi giải tỏa áp lực của địch còn đang vây quanh thị trấn Cà Mau, tôi dẫn Trung đội của mình đi tiên phong đến điểm xuất phát nằm bên bờ Kinh Rạch Rập, chỉ cách trung tâm thị trấn khoảng một cây số. Tôi tổ chức cho anh em binh sĩ theo đội hình nấc thang hỗ trợ cho nhau tiến chiếm được vài mục tiêu và đã khổ công lắm mới đẩy lùi về phía sau nhiều ổ kháng cự nhỏ của địch trên đường tiến quân. Trung đội của Hùm lẽo đẽo bước theo sau làm trừ bị cho Trung đội của tôi. Đến giữa trưa, âm thoại viên báo cho tôi biết là có một đứa em của Hùm đã khám phá ra một...kho vũ khí của địch. Tôi mừng thầm cho cái may mắn bất chợt đến với bạn mình. Và tôi cũng bùi ngùi tự ghi thêm một...điểm đen nữa vào sổ quân bạ của đời mình, chỉ vì cái kho vũ khí nằm ngay dưới bước chân của anh em trong Trung đội mà chẳng một ai trông thấy nó!

Không biết ông Đại đội trưởng báo lên cấp trên như thế nào mà sau đó ông Tiểu đoàn trưởng bèn ra lịnh cho Đại đội phải tổ chức một trận đánh...giả ngay để cho...xứng với mớ vũ khí đã tịch thu được. Trận đánh giả xong, ông Trung đoàn trưởng cùng với viên Cố vấn trưởng Mỹ đáp trực thăng xuống tận chiến trường để bốc chiến lợi phẩm. Vài phút sau đó thì một màn...chửi theo hệ thống quân giai từ trên xuống dưới, lý do là ba mươi bảy cây súng trường bá đỏ vừa mới tịch thu được đều còn mới nguyên, chưa bốc tem khỏi bọc nylon! Nhưng trớ trêu thay, tất cả đều thiếu...bộ máy cơ bẩm! Tôi chẳng có dính líu gì vào việc này mà vẫn bị vạ lây vì cái tội...‘‘làm biếng không chịu lục soát kỹ mục tiêu’’, để rồi sau đó, tôi cùng anh em cười ra nước mắt!...

Lần thứ ba xảy ra trong một cuộc hành quân đi tiếp viện cho một đơn vị Địa Phương Quân ở chiến trường Bạc Liêu. Trung đội của tôi lại đến phiên trực chiến đi đầu. Từ ngoài đồng ruộng trống chỉ còn nhô lên những gốc rạ sau vụ gặt, tôi cùng anh em xung phong vào chiếm một mục tiêu ở trước mặt là một khu rừng thưa. Sau khi đẩy lùi được một ổ kháng cự nhỏ của địch, anh em trong Trung đội của tôi, rút kinh nghiệm từ các cuộc hành quân trước, đã bung rộng ra lục soát tỉ mỉ khắp mọi nơi ở trong khu rừng, nhưng chẳng thấy có gì cả. Đến khi Trung đội của Hùm vào theo, chàng ta quan sát thấy hình như có một màn dầu nhớt mỏng loan trên mặt nước trong một chiếc ao rộng nằm cạnh bìa rừng. Hùm cho binh sĩ xuống mò và vớt lên được một cây sơn pháo mà địch đã tháo rời và ném xuống nước trước khi tháo chạy mất. Khi ráp cây sơn pháo lại, nó chẳng thể nào sử dụng được vì thiếu một vài cơ phận nào đó mà địch đã cố tình mang đi theo! Dĩ nhiên là huy chương thì Hùm...sắp được đeo, còn tôi thì lại bị xếp...‘‘nồ’’ ngay cho một trận để...nhớ cả đời!

Lần kế nữa, trong một cuộc hành quân kéo dài hơn hai tháng để truy lùng địch sau trận đánh Tết Mậu Thân năm 68, Trung đội của tôi đã khám phá ra một khu lán trại, mà theo tài liệu tịch thu được, đó là căn cứ ‘‘Thông Tấn Xã Miền Tây Nam Bộ’’ của địch được dựng ngụy trang dưới những tàn lá rậm rạp của một khu rừng tràm nằm sâu ở giữa rừng già U Minh Hạ. Một chiếc trực thăng khổng lồ Chinock đáp xuống, vẫn không bốc hết máy móc in ấn, máy phát điện và tài liệu tại căn cứ này. Do công trạng này, ông Tiểu đoàn trưởng đã nói với tôi trước mặt ông Tiểu đoàn phó là...‘‘kỳ này ‘‘moa’’ sẽ...chạy cho ‘‘toa’’ đặc cách lên Thiếu úy’’...

Khi trở về hậu cứ, tôi được xếp đứng ở hàng đầu của đoàn quân để chờ đợi Tổng Thống đáp trực thăng xuống gắn huy chương tưởng thưởng cho những quân nhân có công trong các cuộc hành quân vừa qua. Một ông Thiếu tá bước đến nói với tôi: ‘‘Chuẩn úy vui lòng thụt xuống đứng ở hàng sau để lãnh ‘‘anh dũng bội tinh với ngôi sao vàng’’, còn chiếc ‘‘anh dũng bội tinh với nhành dương liễu’’ dự trù cấp cho Chuẩn úy thì...để cấp cho ông Trung tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31’’!

Việc chẳng may xảy ra là ông Tiểu đoàn trưởng của tôi đã tử trận trong cuộc hành quân vừa qua, nên cái ‘‘lon’’ Thiếu úy đặc cách mà ông đã đề nghị cho tôi, nó đã...bay sang cổ áo của người khác, bởi vì ông Tiểu đoàn phó khi lên nắm chức vụ Tiểu đoàn trưởng, ông đã tự muối mặt mình khi đem cái ‘‘lon’’ ấy đi...tặng cho một sĩ quan đàn em của ông ta, chẳng có công trạng gì trong cuộc hành quân này cả!...

*
Chuyện nhà binh thường...dở khóc dở cười như vậy! Còn trong chuyện tình cảm lứa đôi, như là việc đi ‘‘cua gái’’ trong những lúc rỗi rãi không bận quân vụ chẳng hạn, tôi tự biết mình không có năng khiếu về việc này, luôn thấy mình kém cỏi về mọi mặt, như là ‘‘khoa ăn nói’’ chẳng hạn, nên trong tình trường, tôi chẳng có sự chọn lựa nào khác ngoài việc chỉ ngồi im, ‘‘miệng câm như hến’’ để tránh khỏi phải bị...run khi phải đối diện trước một người đẹp nào đó!

Với Hùm, nghề...‘‘thả dê’’ của anh ta thuộc hạng...thượng thừa! Hùm vừa mới mang cần câu...rê ra quăng vài đường lả lướt, đã...dính một nàng. Hùm biết cái tính ‘‘dở hơi’’ đó của tôi nên chàng ta thường hay...‘‘chơi kèo trên’’ với tôi trong việc...‘‘trổ tài hùng biện’’ trước người đẹp và anh ta luôn giành được sự chiến thắng. Nhưng trong lần mà hai đứa chúng tôi dẫn nhau đến chơi tại nhà anh Ba có đứa con gái cưng là Mỹ Anh đang đứng hầu rượu ở kế bên, tôi mới có được một cái...hên đầu tiên bất chợt đến trong đời binh nghiệp của mình...
Lần đó, Hùm nói thao thao bất tuyệt mà mắt thì thỉnh thoảng vẫn liếc về phía Mỹ Anh đang đứng phía sau lưng cha nàng:

- Anh Ba biết không, sau khi pháo binh ta...‘‘dập’’ hết vài tràng, em còn cho là chưa đủ nên xin thêm hai phi tuần phản lực cơ chiến đấu của không lực Mỹ đến...‘‘cày’’ nát mục tiêu nữa cho chắc ăn trước khi em xua quân vào mục tiêu...

Thấy câu chuyện chưa đến hồi kết cuộc mà lôi cuốn và hấp dẫn quá, còn Hùm thì còn chần chừ chưa chịu kể tiếp nên anh Ba vội hỏi Hùm trước khi anh ta sắp kể đến hồi...khốc liệt nhất:

- Chà, các chú đánh giặc thật là tuyệt...cú mèo! Rồi kết quả như thế nào vậy chú Hùm?
Hùm ngó sang tôi ngầm bảo...‘‘tao có nói sao mặc kệ, mày cứ làm thinh là được rồi’’! Làm thinh là...nghề của chàng, nên tôi bưng ly bia lên uống cạn mà chẳng nói lời nào cả!
Hùm lại kể tiếp:

- Tụi em thu được mấy chục cây...trường bá đỏ...

Hùm dừng lại ở đó! Có lẽ chàng biết rằng mình đã...lỡ trớn, bây giờ chẳng biết phải dừng lại ở đây hay lại phải...‘‘nổ’’ tiếp ra sao cho ăn khớp với hiện trạng của những chiến lợi phẩm đã thu được, bởi vì trong trận chạm súng đó, đơn vị chỉ...‘‘bứng’’ được một tổ du kích của địch có nhiệm vụ nằm trấn giữ quanh một kho súng được ngụy trang kỹ trong một chếc lu sành to chôn trong lòng đất!

Hùm bưng ly bia lên mời anh Ba chủ nhà, chắc là để tìm ‘‘kế hoãn binh’’:

- ‘‘Dzô’’ đi anh Ba!

Tôi không muốn mình là một nhân chứng trong câu chuyện của Hùm nên tìm cách né tránh việc anh Ba thế nào rồi cũng hỏi tiếp xem Tiểu đoàn của tôi tiêu diệt được bao nhiêu tên địch trong trận đánh...‘‘để đời’’, có một không hai đó! Tôi muốn để mặc cho Hùm muốn...‘‘nổ liên thanh’’ như thế nào tùy ý, nên tôi bèn đứng lên đi về phía cầu vệ sinh ở sau nhà.

Trước đây vài hôm, tôi làm sao quên được cái...‘‘chiến công’’, mà Hùm đã là người hùng làm rạng danh cho đơn vị. Những tình tiết trong cuộc chạm súng đó sẽ không bao giờ bị xóa mờ trong tâm khảm của tôi. Nhưng bây giờ, bờ lưng ong thon nhỏ trông đến mỹ miều của người con ái đang dẫn lối ở phía trước đã là nguyên nhân làm cho tâm hồn tôi bỗng trở nên xao xuyến lạ! Nếu như có ai đó chơi cắc cớ hỏi đến...số quân của tôi, chắc là tôi chẳng thể nào nhớ được! Tôi đang mải mê nhìn trộm như dán mắt mình vào đôi bờ vai tròn trịa phô ra lồ lộ dưới ánh đèn néon sáng trưng treo từ trên trần nhà tỏa xuống mà quên đi sự có mặt của chị Ba, má của Mỹ Anh, đang ngồi may vá gì đó trên chiếc phản nhỏ kê cạnh lối đi.

Tôi bất chợt giựt mình khi nghe tiếng của chị Ba nhắc khéo:

- Chà, coi bộ hôm nay...Chuẩn úy uống rượu hơi nhiều rồi đó nhen...

Tôi đứng khựng lại trước mặt chị Ba với tâm trạng bẽn lẽn và nỗi nuối tiếc khi mất cơ hội nhìn ngắm làn da trắng nõn nà trên đôi vai thon nhỏ của người con gái trong chiếc áo cánh hở vai màu hồng nhạt đang đứng bên cạnh mẹ nàng. Tuy vậy, tôi vẫn nhanh chóng lấy lại được sự bình thản cho nội tâm khi mà trí nhớ tôi chưa thể nào quên được cái quá khứ của chỉ hơn một tuần trôi qua thôi, chị Ba cũng đã nói với tôi một câu như vậy trong lần đầu tiên Hùm rủ tôi đến đây chơi.

Dù sao thì tôi cũng phải đáp một lời để cho chị Ba an tâm trước khi tôi xoay mình đi thẳng:

- Dạ...chỉ mới có vài ly thôi, em không có sao đâu...chị Ba à...

Tôi đứng thoải mái ở trong nhà cầu mà cho...nước trong người ra. Gió mát từ dưới mặt nước sông đang dâng đầy thổi lên mát rượi khiến cho lòng tôi tỉnh táo hẳn ra. Trông về phía bên kia bờ sông, tôi vẫn nhận ra được vị trí đóng quân dã chiến của Trung đội mình nơi dãy nhà dân với những mái tôn nằm xen lẫn với những mái lá lụp xụp. Và một kỷ niệm êm đềm chợt hiện ra như một đoạn phim quay chậm khi khung cảnh ở trước mặt đã gợi lại trong tôi những gì đã xảy ra ở đây chỉ hơn một tuần lễ qua thôi. Giữa trưa hôm đó, đang nhậu vui vẻ với nhau, Hùm lại đứng lên xin ra về vì đã đến giờ hẹn dạy kèm Anh văn cho mấy...‘‘em gái hậu phương’’ nơi vị trí đóng quân của Trung đội anh ta. Tôi cũng muốn...‘‘rút lui’ sớm, nhưng anh Ba cố giữ tôi ở lại với lý do là cái món cua rang muối mà anh đã khổ công...‘‘dàn dựng’’ kia làm sao anh có thể ngồi nhậu một mình cho được, cho nên tôi đành phải...‘‘nhắm mắt qua cầu’’ mà ngồi trở lại xuống ghế để ‘‘chén thù chén tạc’’ tay đôi với người chủ nhà.

Và lần này thì cái hên đã tự nó...mỉm cười với tôi. Anh Ba đã say mèm bên bàn rượu còn tôi thì vẫn còn đi đứng được, tuy không vững vàng cho lắm.

Tôi lê bước chân mình ra khỏi cửa khi ánh nắng mặt trời chiều còn đang tô hồng khung trời Tây.

Chợt có tiếng của chị Ba ở phía sau lưng tôi:

- Chuẩn úy, để em nó lấy xuồng đưa cho qua sông...

Nghe chị Ba nói vậy, tôi quay trở vào nhà với lòng mừng thầm vô hạn. Tôi vẫn còn nhắm chừng được là nếu như phải lội bộ trở về, tôi phải đánh một vòng chữ U dài trên một cây số là men theo con lộ đá chạy dọc bờ con Kinh Xáng Xẻo Rô để đi ngược về phía cây Cầu quây ở đàng kia, băng qua cầu, đoạn rẽ phải rồi cũng men theo một con lộ đá khác mà đi về phía vị trí đóng quân, chắc là trời cũng vừa sụp tối. Còn như theo ngả đường thủy thì tôi chỉ mất có vài phút để vượt sông sang ngang bằng xuồng ba lá trên quãng kinh rộng hơn một trăm mét mà thôi. Và tôi đoán rằng thế nào rồi tôi cũng sẽ gặp một đứa em nào đó đang ngồi canh gác cho mặt sau của tuyến phòng thủ của Trung đội tôi, nơi cuối con hẻm nhỏ dẫn xuống tận mé nước, nơi mà cư dân ở đây thường ngày ra ngồi giặt giũ quần áo hay câu cá.

Tôi nương theo mấy bậc thang dựng đứng xuống mặt nước mà bước xuống xuồng với nỗi bâng khuâng và lo lắng là mình đang làm phiền lòng người khác khi phải đưa một kẻ giống như đang say rượu sang sông!

Hơi men rượu nồng trong cơ thể tôi hình như đã bốc hơi nhiều theo từng cơn gió mát lướt êm trên mặt sóng. Tâm hồn tôi cũng đã trở nên khoan khoái hơn. Tôi chẳng biết chị Ba đang nghĩ gì ở trong đầu khi chị đang đứng trên sàn nhà mà nhìn tôi và Mỹ Anh, mỗi đứa ngồi ở một đầu mũi ghe, chỉ nhìn nhau mà chẳng nói với nhau lời nào cả. Tôi cũng chẳng hiểu tâm trạng của Mỹ Anh lúc bấy giờ ra sao! Riêng tôi, tôi vừa mới cảm nhận ra một niềm vui nho nhỏ đang len nhẹ vào dòng chảy của máu trong con tim mình đang chuyển sang nhịp đập khác với bình thường.

Khi xuồng vừa ra đến giữa dòng sông, một chiếc vỏ lải gắn máy đuôi tôm lướt qua nhanh làm cho chiếc xuồng nhỏ tròng trành trên mặt sóng nhấp nhô. Tôi vội vã dang rộng hai cánh tay ra bấu víu chặt vào hai bên be xuồng với lòng thầm mong cho con thuyền đừng lật úp, bởi vì với bộ đồ trận trên người và đôi giày bố đi trận ở dưới chân, chúng sẽ làm khó dễ tôi khi phải vùng vẫy trên sóng nước to mà lội vào bờ.

Tôi cố trấn áp cơn sợ hãi đang dấy lên ở trong lòng để ngước lên nhìn về phía Mỹ Anh. Nàng vẫn tỉnh bơ như chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Là lính chiến, tôi đã từng trải qua những ngày dài lặn lội hành quân ở vùng sông nước này. Nhưng nguy cơ...chết trôi theo dòng nước thì chưa có lần nào xảy ra cả. Lần này thì...

Tôi chẳng còn thì giờ để nghĩ tiếp nữa khi mà Mỹ Anh đã tươi cười hỏi tôi một câu:

- Chú đang...nghĩ gì vậy...chú?

Tôi chẳng thể nào che giấu được cái cảm giác thẹn thùng đang hiện dần ra trên nét mặt lo âu của mình. Nhưng tôi lấy lại được sự bình tĩnh ngay, đúng lúc mà con xuồng không còn chao qua chao lại nữa, bởi vì những đợt sóng to đã cuốn hút và xô đẩy nhau lướt giạt hẳn về phía hai bên bờ kinh.

Tôi đang bị lúng túng, nhưng cũng tìm ra được một ý rút ra từ trong câu hỏi của Mỹ Anh mà đáp lại nàng:

- Thì về cái chuyện mà Mỹ Anh cứ gọi chú bằng...chú ấy...

Mỹ Anh vặn hỏi lại:

- Vậy chớ Mỹ Anh sẽ xưng hô với...chú như thế nào, chú thử nói đi?

Chút men cay còn đọng lại trong cơ thể có thể tạo cho tôi có thêm chút can đảm để nói lên nỗi lòng của mình là tôi không thích ai gọi mình bằng chú, cho dù đó là một...Mỹ Anh đang nhẹ tay chèo ở trước mặt tôi. Nhưng tôi lại không làm như vậy! Nàng, với mười tám mùa xuân phơi phới lướt êm qua cuộc đời và tôi, đã hai mươi mùa thu rồi ngồi ngắm...‘‘lá vàng trước gió sẽ đưa vèo’’, thì theo lẽ đời...‘‘tam tuế như thúc’’, Mỹ Anh và tôi là chú...cháu với nhau là lẽ đương nhiên, can cớ chi tôi lại mơ ước mình có được...‘‘nhứt tuế như huynh’’, để được nghe tiếng...‘‘anh’’ ngọt ngào thốt ra từ khóe miệng tròn xinh kia?

Chỉ còn vài ba mét nữa là con đò ngang sẽ cập bến. Nhưng Mỹ Anh lại ghìm cho con xuồng ngưng lướt sóng, dừng yên một chỗ trên mặt nước và đang giương đôi ánh mắt long lanh của mình mà nhìn thẳng vào mắt tôi như thể là đang chờ đợi ở tôi một câu trả lời. Bây giờ, tôi rất muốn nương theo làn gió nhẹ nhắn gởi đến tận bên tai nàng cái ý là...‘‘hãy khai tử tiếng...‘‘chú’’ đi và thay vào đó bằng một tiếng...‘‘anh’’, để cho dư âm của những lời xưng gọi thân mật của nàng trong tương lai sẽ luôn được bay bổng và ngự mãi ở trên cao như một vì sao Bắc đẩu để dẫn lối soi đường và cũng để cho ấm lòng người lính chiến trên những đoạn đường hành quân sau nầy’’.

Ở phía sau lưng tôi, chắc chắn là anh lính gác giặc đang đứng trên bờ kinh mà theo dõi tình ý giữa Mỹ Anh và tôi như thế nào để rồi ngày hôm sau đem ra truyền tai nhau cho cả Trung đội đều hay biết việc đó. Tôi chẳng ngại điều này bởi vì trong cuộc đời của một người lính viễn chinh, ai là kẻ chẳng thường hay vương vấn về một hình bóng của một giai nhân nào đó ở trong tâm tư mình! Nhưng tôi lại ngại ngùng khi phải nói với Mỹ Anh rằng...‘‘Anh rất ghét ai gọi mình bằng...chú đó, em có biết không’’?

Hình như Mỹ Anh chợt nhận ra là trời sắp tối nên nàng vội kéo nhẹ mái chèo về phía sau để cho con xuồng tiến từ từ cập vào bến.

Và giọng của nàng, không phải nương theo làn gió nhẹ mà thoảng bay xuôi đi trên mặt sóng, mà từng lời nói êm như mật ngọt lắng đọng vào lòng tôi:

- Chú muốn như thế nào thì hãy đến nói với...ba má Mỹ Anh một lời đi...

Tôi hiểu nhanh rằng Mỹ Anh muốn nhắc tôi một lời trước lúc tạm chia tay nếu như tôi thật dạ muốn chuyển đổi tình...chú cháu, xem ra thật xa rời như cách núi ngăn sông sang...tình yêu gắn bó lứa đôi. Điều đó dĩ nhiên là như vậy rồi! Nhưng đó là chuyện về sau này. Còn bây giờ, hình như có một nụ hoa vừa mới chớm nở, đang tỏa ngát hương thơm ngào ngạt trong khoảng không gian nhỏ hẹp giữa Mỹ Anh và tôi. Và trước mặt tôi, mặt sóng nước êm đềm bỗng nhiên biến thành một thảm cỏ xanh non mênh mông, trên đó xác pháo hồng trải rộng lối đi và một đôi uyên ương đang cùng nắm tay nhau mà tiến vào bên trong một ngôi giáo đường vừa mới chợt hiện ra ở phía xa xa đàng kia...

Thì ra, tôi vừa trải qua một giấc mơ vàng khi tôi còn đang thức! Và khi tôi tỉnh hẳn mộng, đã thấy mình đang đứng ở bên bờ kinh mà nhìn theo Mỹ Anh và con xuồng đang lùi dần ra phía giữa dòng sông. Tôi tự hỏi lòng mình rằng giấc mơ vừa qua có thể nào biến thành sự thật và đến với tôi một lần, hay đó cũng chỉ là một cơn mộng mị bình thường xảy ra với bao chàng trai thế hệ hôm nay đang trên bước đường đi vào một trận chiến đang chờ họ ở phía trước?

Mỹ Anh của tôi vẫn khua nhẹ tay chèo cho con xuồng trôi ngược mà mắt thì hãy còn nhìn đăm đăm về phía bờ, nơi tôi đang đứng.

Ngoài kia, một mảng lục bình nhỏ trôi vướng tắp vào một bên mạn ghe của Mỹ Anh. Đột nhiên, tôi ví cuộc đời mình như cụm lục bình kia, bấy lâu nay trôi nổi bềnh bồng trên sóng nước, chắc là đã đến lúc phải trụ lại để nằm yên ở một nơi nào đó trên quãng sông rộng này, như là ở trong lòng xuồng của Mỹ Anh hôm nay thôi.

Và tôi lại tiếp tục du hồn mình vào một bến bờ hạnh phúc mà ở nơi đó, Mỹ Anh và tôi sẽ cùng đến được. Làm gì có một trở ngại nào trước ánh mắt thăng hoa của tôi ngay lúc này!

Chợt có tiếng của Mỹ Anh lướt nhẹ đến bên tai tôi:

- Đừng quên lời Mỹ Anh dặn nhen...chú...

Tôi thật sự tỉnh mộng ngay và vội đưa hai bàn tay lên che miệng làm loa và nói to như hét vào đó:

- Lại gọi...anh bằng...chú nữa rồi!...

Đoạn phim dĩ vãng...đứt ngang ở đó khi tôi chợt nghe tiếng của anh chị Ba to nhỏ với nhau ở trong nhà:

- Chuẩn úy Bông nó đi đâu rồi?

- Chú nó còn ở trong nhà cầu...

- Chắc là...‘‘thuyền ra cửa biển rồi’’!

- Lo cho ông thì có! Uống cho nhiều vô rồi đừng có bắt tui cạo gió như lần trước à nhen...

Anh Ba lại hỏi vợ:

- Còn con Mỹ Anh đâu?

- Thì nó ở đâu trong phòng ngủ của nó...Ủa, mà ông nghĩ sao mà hỏi tui như vậy?

Anh Ba đáp với cái ý...dồn hết trách nhiệm về phía vợ mình:

- Con hư là tại mẹ đó! Nó bây giờ như là...hũ mắm treo đầu giường, bà làm ơn...để ý tới con gái của mình một chút...

Chị Ba trả đũa ngay:

- Xí, ông có giỏi thì hãy...trông chừng...ông bạn nhậu của ông đi!...

Tôi lắng tai nghe câu chuyện đối đáp giữa vợ chồng anh Ba mà cười thầm ở trong bụng mình. Thì ra cả hai vợ chồng đều đã có sự quan tâm đặc biệt đến đứa con gái cưng của họ, mà khởi điểm có lẽ là từ lúc có sự hiện diện của Hùm và tôi ở nơi nhà anh chị.

Dù sao thì tôi vẫn thấy anh chị Ba có lý! Ai mà tin được hai chàng sĩ quan trẻ khi mà chưa điều tra được lý lịch của tụi nó! Riêng tôi, tôi muốn vào trong nhà ngay để nói với anh chị rằng hãy tin tưởng vào tôi đi! Cái hàng rào...đạo lý vững như bàn thạch hãy còn sờ sờ ra đó giữa Mỹ Anh và tôi thì làm sao tôi dám xé rào mà bước lên...tình chú cháu cho được mà anh chị lo chi cho mệt thân!

Tôi đi thẳng ra phòng khách và thấy Hùm đang nằm dài trên chiếc phản kê sát vách tường ngăn chia phòng khách và phòng ngủ ở phía trong. Anh Ba đang ngồi chờ tôi ở bàn nhậu. Anh giương to ánh mắt đỏ ngầu nhìn về phía tôi như thể đang dò xét xem có một âm mưu đen tối nào đó đang tiềm ẩn ở trong đầu tôi.

Tôi ngồi xuống ghế trong nỗi lo ngại trước cái nhìn soi bói của anh Ba. Nhưng tôi lại an tâm hơn khi liếc thấy bóng của Mỹ Anh đang đứng lấp ló ở sau bức màn cửa.

Lòng tôi hưng phấn hẳn lên như thể vừa mới hít thật sâu một luồng gió mát trong lành vào trong lồng ngực nhằm tiếp sức cho tôi có thêm chút can đảm để nói lên thật sự nỗi lòng của mình mà không phải mượn một chút hơi men rượu nào cả:

- Mời...tía nâng ly,...rượu lạt mất rồi!...

Nguyên Bông
Ý kiến bạn đọc
02 Tháng Ba 20118:00 SA
Khách
Xời ơi ! Hay quá ông ơi ! Ông " chuẩn úy " bộ binh của tui , ông viết hay quá chời , không phải vì văn ông " hơn " các văn sĩ nổi tiếng , mà vì ông viết " thiệt " quá đời Nghe như kể chuyện vậy , chuyện là như zậy đó . Cảm ơn ông . À mà ông chuẩn ơi ! Năm 68 là ông chuẩn thì năm đại vở kịch hạ màn ( 1975 ) thì ông chắc đã là "quan ba " là ít . Ông định mần " chuẩn úy " muôn năm sao ông ? Lâu lắm mới được đọc một truyện thật nhẹ nhàng của " lính " . Đọc đoản văn này của ông tôi " phục " ( huhuhuhu ... ) ông T Đ phó và ông Trung đoàn trưởng của ông quá trời ! May mà ông còn ..... sống để kể chiện nghe chơi . Lần nữa cảm ơn ông . Người li'nh nghĩa quân .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn