Thursday, May 2, 2024

 

Cựu binh kể thời khắc mở cửa hầm, tiếp quản 16 tấn vàng ngày giải phóng

VOV.VN - Ký ức hiện về như thước phim quay chậm, khung cảnh ngày bàn giao - tiếp quản kho vàng của gần năm thập kỷ trước mở ra trước mắt cựu binh Hoàng Minh Duyệt...

 - Mời các anh vào! 

Nói rồi, ông Huỳnh Bửu Sơn, lãnh đạo Nha phát hành Ngân hàng Quốc gia dịch người qua trái, cánh cửa cuối cùng dẫn vào hầm vàng được mở toang. Trước mắt, hàng nghìn thỏi vàng với vô số tiền bạc xếp lớp, hầm rộng như sân bóng. 

Đó là một buổi chiều ngày đầu tháng 5 năm 1975. 

Tiến về Sài Gòn

Ngày ấy, Sài Gòn còn hỗn loạn. Nếu không phải là người trong cuộc, trực tiếp kiểm kê, "mắt thấy, tay sờ" thì chính cựu binh Hoàng Minh Duyệt, nguyên là Chỉ huy phó của Đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngày giải phóng cũng khó tin rằng, 16 tấn vàng vẫn được nhân viên của Ngân hàng Quốc gia quản lý an toàn đến vậy. 

Trong những năm 1973 - 1974, ông Hoàng Minh Duyệt là một trong những chiến sỹ hăng hái của C282Q Công an nhân dân vũ trang tại đơn vị B17 tại Hà Tĩnh. Với sức trẻ và lòng yêu nước, tháng 12/1974, các chiến sỹ C282Q được nhận lệnh hành quân vào Nam chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. 

Đoàn hành quân do Thượng úy Đặng Hồng Minh làm đoàn trưởng, ông Hoàng Minh Duyệt hồi đó là Chuẩn úy làm đoàn phó, cùng 32 chiến sỹ khác. Tất cả 34 người đều ở tuổi đôi mươi, mới chỉ vài người lập gia đình. 

Thời điểm đó, Huế và Đà Nẵng vẫn đang bị bom đạn xối xả ngày đêm. Để không bị địch chú ý, các chiến sỹ phải tính toán thời gian, sắp xếp hành quân chủ yếu vào đêm tối.  Sau nhiều ngày vượt qua những con đường bị bom đạn cày xới, qua bạt ngàn thi thể xếp lớp giữa mùi súng ống, đoàn hành quân kịp đến Trung ương Cục miền Nam nhận nhiệm vụ. 

Ngày 2/4/1975, Chiến dịch 275 (chiến dịch Tây Nguyên) thành công mở đầu cho những thất bại quân sự không thể cứu vãn của quân lực Việt Nam Cộng hoà. Sau khi giải phóng Tây Nguyên, Trung ương Cục miền Nam lập tức phổ biến kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng để tiếp quản các căn cứ tại Sài Gòn. 

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Các chiến sỹ C282Q được giao nhiệm vụ đi đầu để bảo vệ đoàn của Trung ương Cục miền Nam tiến về Sài Gòn. 14 giờ 30 phút, trong niềm hân hoan chiến thắng và háo hức của những người lính trẻ lần đầu tận thấy một đô thị lớn, đoàn về tới Ngã tư Bảy Hiền (Phường 4, quận Tân Bình). 

Cũng như các chiến sỹ khác trong đoàn, cậu thanh niên Hoàng Minh Duyệt hồi đó dù đói khát, vẫn còn e dè với những đòn bánh tét, chai nước ngọt của người dân thành phố đem cho. 

"Người dân thành phố vừa được giải phóng, thấy bộ đội đi vào nên cho đồ ăn nhiều lắm. Chúng tôi nhận nhưng thú thật không dám ăn, vì vừa giải phóng, ai biết địch có trà trộn, cài cắm hay không", ông Hoàng Minh Duyệt nhớ lại. 

Đêm hôm đó, cùng với các cán bộ Ban Kinh tài, Trung ương Cục, đoàn C282Q tập kết về Trường Cao Thắng (phường Bến Nghé, Quận 1) tạm nghỉ, chờ phân công nhiệm vụ. Trường Cao Thắng lúc các chiến sỹ tiến vào có khoảng 20 người đang ẩn nấp. Thấy quân giải phóng, họ cuống cuồng chui xuống gầm giường, vào nhà vệ sinh "lánh nạn".

"Họ run rẩy, sợ hãi, lại có người đói khát sắp ngất đi. Thấy vậy, chúng tôi trấn an, cho biết mình là quân giải phóng, chỉ muốn gắn kết đồng bào", ông Duyệt kể. 

Sau khi được các chiến sỹ chia đồ ăn, nước uống, nỗi lo sợ vơi đi, họ "khai" mình là người dân ở các tỉnh dạt vào Sài Gòn. Để xoá bỏ khoảng cách, ông Duyệt khởi xướng màn giao lưu văn nghệ. Tiếng hát cất lên, những tráng pháo tay giòn giã, quân và dân thực sự hoà làm một. 

4 giờ ngày 1/5, đoàn nhận lệnh rời Trường Cao Thắng, xuất phát đến Ngân hàng Quốc gia Việt Nam số 17 Bến Chương Dương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh TP.HCM số 8 đường Võ Văn Kiệt, Quận 1) canh giữ, tiếp quản kho vàng.

Vào hầm 

4 giờ, trời Sài Gòn bóng tối đen đặc, súng ống vẫn ngổn ngang trước cửa Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Trong khi nhiều toà nhà và trụ sở lân cận bị cướp phá, ngân hàng vẫn được bảo vệ dưới sự chỉ huy của một thiếu tá Việt Nam Cộng hoà và vài cảnh sát. 

Ông Hoàng Minh Duyệt cùng 33 chiến sỹ C282Q tiến tới trên 3 chiếc ô tô Zin 157. Khẩu súng máy đại liên vốn định sử dụng để khống chế lực lượng cũ chưa kịp dùng tới thì đối phương đã buông súng đầu hàng. Ngay sau đó, đoàn triển khai đội hình bảo vệ tòa nhà. 

Đúng 8 giờ, trước mặt hàng trăm nhân viên ngân hàng, ông Lữ Minh Châu, Phó Ban Tài chính đặc biệt của Trung ương Cục (có thời gian dài sống trong vỏ bọc là cán bộ một ngân hàng Sài Gòn) công bố lệnh tiếp quản và lệnh cho các ngân hàng ngưng hoạt động. 

Trong lúc công bố lệnh tiếp quản, ông Châu cũng công bố các chính sách về quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ đối nội, đối ngoại của các ngân hàng chế độ cũ. Trong đó bao gồm cả việc xác nhận nợ, tiếp quản các kho thế chấp, trả lại tiền gửi cho nhân dân và các tổ chức trong ngoài nước.  

Công bố lệnh tiếp quản hoàn tất, những người có liên quan trực tiếp đến việc quản lý, bảo vệ tài sản được giữ lại làm việc, những người còn lại được cho về, khi cần sẽ gọi. 

Có mặt trong buổi sáng hôm đó, chánh sự vụ Lê Minh Khiêm và kiểm soát viên Huỳnh Bửu Sơn, hai người nằm trong Ban lãnh đạo Nha phát hành Ngân hàng Quốc gia được giữ lại. Ông Khiêm là người giữ mã số các hầm bạc, còn ông Sơn giữ chìa khóa kho vàng. 

Sau khi vãn hồi trật tự, chiều cùng ngày, quân ta bắt đầu thực hiện lệnh mở hầm, kiểm đếm và tiếp quản tài sản của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Lối đi xuống hầm chỉ vừa một người. Ông Huỳnh Bửu Sơn dẫn đầu, phía sau là các đại diện Ban Quân quản và đơn vị tiếp quản ngân hàng. Ông Hoàng Minh Duyệt là Chỉ huy phó của đơn vị tiếp quản nên tham gia và chứng kiến toàn bộ quá trình bàn giao. 

"Lối đi xuống hầm nếu đi 2 người thì bị chật, đi một người thì vừa vặn, thoải mái. Hầm được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp gần nửa thước. Còn cửa hầm thì bằng thép, nặng hàng tấn, có ổ khóa và mật mã riêng, được thay đổi định kỳ", cựu binh Hoàng Minh Duyệt kể. 

Từng cánh cửa lần lượt được mở ra. Tới cánh cửa cuối cùng, tất cả đều im lặng, tập trung cao độ để ông Huỳnh Bửu Sơn mở khoá. 

"Chúng tôi lúc đó gần như không ai động đậy, vì hồi hộp. Sau khoảng 3 giây tra khoá vào ổ, một tiếng tách bật lên, ông Sơn dùng sức đẩy toang cánh cửa rồi nói 'Mời các anh vào!'. Thật sự chúng tôi chưa từng tưởng tượng đến việc có một căn hầm đồ sộ và hoành tráng đến vậy.

Hầm rộng như một sân bóng, sáng choang, mát lạnh dù không gắn điều hoà. Vô số thùng vàng và tiền bạc xếp lớp khiến cả đoàn ai nấy đều sửng sốt, choáng ngợp", ông Duyệt nhớ lại thời khắc cửa hầm bật mở. 

Cửa hầm mở, Ban Quân quản và đơn vị tiếp quản ngân hàng bước vào. Thời khắc đơn vị mới chuẩn bị tiếp quản toàn bộ tài sản nơi mình làm việc và canh giữ, các nhân viên ngân hàng vẫn tiếp tục công việc, nghiêm túc như không hề có bất cứ sự thay đổi nào. 

16 tấn vàng

Vào hầm, ông Huỳnh Bửu Sơn tiến về các tủ sắt khổng lồ và cho biết đây là những tủ chứa vàng. Mỗi tủ sắt được trang bị hai lớp khoá, ông Sơn lần lượt mở từng tủ.

Những cánh cửa sắt lần lượt được mở toang. Hàng nghìn thỏi vàng xếp lớp trên các kệ bằng thép, có một vài kệ võng xuống theo thời gian. Có nhiều thùng gỗ cũng được đặt trong tủ, bên trong chứa vô số đồng tiền vàng cổ.Đó có là cảnh tượng mà khó ai có thể một lần thấy trong đời.

"Vì hiếu kỳ, tôi thử cầm một thoi lên thì ông Bửu Sơn cười trêu 'không nhấc được đâu, phải lấy thế'. Sau khi được ông Sơn chỉ cho cách đứng dạng hai chân, dùng sức cả hai tay, tôi mới nhấc nổi một thỏi vàng", khung cảnh 49 năm trước hiện về rõ mồn một trong ký ức của cựu binh Hoàng Minh Duyệt. 

Khó nhấc nổi cũng dễ hiểu, bởi mỗi thoi vàng lúc đó đều nặng từ 12 - 14kg. Tất cả đều là vàng nguyên chất, trên mỗi thoi được khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Từ các số hiệu, vàng được xác định có nguồn gốc từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), Công ty Montagu (ở Nam Phi) và Công ty Kim Thành (đúc tại Việt Nam).  

Về đồng tiền vàng, tất cả được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau. Ngoài thỏi vàng và đồng tiền vàng cổ, hầm còn có nhiều thùng chứa trang sức và giấy bạc. 

"Tôi nhớ riêng tiền mặt lúc đó là 625 tỷ đồng tiền Việt Nam Cộng hoà. Mỗi thùng ghi rõ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng. Mệnh giá cao nhất lúc đó là 1.000 đồng", ông Hoàng Minh Duyệt nói. 

Toàn bộ số vàng đều được bộ phận điện toán của ngân hàng theo dõi chi tiết từng đơn vị, bất cứ sự thay đổi vào về xuất hay nhập kho đều được ghi lại. Do đó, công việc kiểm kê khá đơn giản. Chỉ trong một buổi sáng, đoàn đã kiểm kê xong số lượng giấy bạc dự trữ.

Việc kiểm kê số vàng chiếm nhiều thời gian hơn vì phải kiểm kê từng thỏi để xem trọng lượng, tuổi vàng và số hiệu có khớp đúng với sổ sách hay không. 

Chỉ trong hai ngày, cuộc kiểm kê kết thúc. Số lượng tiền vàng tại thời điểm kiểm đếm khớp hoàn toàn với sổ sách của chính quyền Việt Nam Cộng hoà lưu lại. 

"16 tấn vàng. Ngoài những người cũ của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thì con số này khiến tất cả chúng tôi kinh ngạc. Thú thật là những ngày đầu chúng tôi không hề biết trong hầm có 16 tấn vàng, chúng tôi chỉ biết đây là mục tiêu cần bảo vệ nghiêm ngặt, sẽ bàn giao - tiếp quản khi tình hình vãn hồi", ông Duyệt nói và cho biết, con số 16 tới tận bây giờ vẫn là một điều đặc biệt đối với ông. 

Việc bàn giao tài sản quốc gia cho chính quyền mới hoàn tất, ông Huỳnh Bửu Sơn và Lê Minh Khiêm cùng ký vào biên bản kiểm kê. Cựu binh Hoàng Minh Duyệt cũng không quên nhắc đến cảm xúc của chính mình khi đứng giữa bạt ngàn vàng thỏi và bạc giấy ngày ấy.

Ông nói, hơn bao giờ hết, lúc đó bản thân phải ngay thẳng, phải làm gương trước những người chế độ cũ. 

"Lúc đó chỉ nghĩ là làm sao để không mất đồng xu cắc bạc nào của Nhà nước. Với cả, mình đứng giữa các nhân viên chế độ cũ mà lại có gì không đàng hoàng thì họ sẽ khinh thường cho", ông Duyệt nói thêm. 

Sau giải phóng, đơn vị C282Q của ông Duyệt được phân bổ đi khắp nơi. Riêng ông Duyệt được điều về làm trợ lý tại Cục Chính trị Công an vũ trang, sau đó về Trường Sỹ quan Biên phòng II làm giáo vụ. Năm 1983, ông Duyệt chuyển ngành về Bộ Thương mại và nghỉ hưu. 

 SƯ ĐOÀN 7 BỘ BINH: MỘT THỜI VANG BÓNG (PHẦN II).

THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM, TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN IV - QUÂN KHU IV,

KIÊM TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 7 BỘ BINH.

HƯỞNG DƯƠNG 48 TUỔI (1927 - 01/05/1975). 

VƯỜN HOA LẠC HỒNG, THUỘC THỊ XÃ MỸ THO, được xem như là QUẦN ANH HỘI của NHỮNG CHÀNG TRAI THỜI LOẠN thường "xả xú bắp" sau những cuộc hành quân, trong những buổi chiều tàn. Mặc dù, người ngợm vẫn còn lấm lem vết máu khô hoà trộn cùng bùn đất, nhưng Chiến Hữu muốn lai rai chuột đồng, lẩu rắn cùng nhấm nháp Hennessy XO ư ? Có ngay ! Hay là Chiến Hữu muốn lập Một Trận Địa khác với ... chỉ có một người bằng chính cây Colt 2 viên của mình ư ? Cũng có ngay ! Chiến Hữu sẽ được phục vụ chu đáo, tận tình, như ý, miễn sao có "xiền"!

Những chiếc xe GMC vừa dừng lại, Đại Đội của chúng tôi ùa ngay xuống, rồi kéo nhau vào những hàng, quán ven đường. Bên trong đã có nhiều sắc áo, nhưng nổi bật nhất vẫn là 2 màu, áo trận treillis và áo bông của Biệt Động Quân (BĐQ). Các Đơn Vị của chúng tôi luôn sát cánh bên nhau để Hợp Đồng Tác Chiến, trong tất cả những cuộc hành quân, nhưng bên cạnh đó, vẫn hiện diện những bất đồng do bản tính Gà Nòi của Con Nhà lính.

Bàn của chúng tôi gồm 2 Thiếu Uý, 4 Chuẩn Uý, 1 Thượng Sỹ và 1 Trung Sỹ Truyền Tin, cùng 2 Chú Gạc Đờ Co của Đại Bàng. Khởi đầu cuộc nhậu thì chưa có gì dzui, nhưng khi men đã thấm rồi thì mới dzui. Theo lệnh của Sếp Phó, những vỏ chai bia 333 không, thay vì nằm gọn gàng trong két, thì "Hai hàng dọc, đằng trước thẳng !" nối đuôi nhau vào mãi tận bên trong Nhà Bếp ! Nhân Viên Nhà Hàng dở khóc dở cười - vì Ông Lính nào cũng mang súng và lựu đạn thiệt - nên đành phải "dzui lòng" mà chiều theo. Màn dzui của chúng tôi lại làm gai mắt người khác. Một Thiếu Uý BĐQ - bảng tên trên ngực áo ghi rõ "VINH" - lên tiếng thách đấu chúng tôi. Vì đồng cấp nên Đại Bàng nhận lời. Luật chơi quy định: Thách đấu, thi gan trong 3 lần - Parties Trois - bên nào thua nhiều phải trả tiền chầu nhậu cho phe thắng cuộc. "Uýnh tù tì ra cái gì ra ... cái đó", để dành Quyền Ưu Tiên thách đấu trước. Bên thua phải thực hiện đúng lời thách đố của bên kia. Nếu làm được theo mỗi lượt, bên thua lại được Quyền Ưu Tiên thách đố. Đại Bàng uýnh tù tì thua. Thiếu Uý Vinh rút chốt an toàn 1 quả lựu đạn M-26, rồi tọng ngập trong ly cối, bia được rót đầy ngay tức khắc. Quả Lựu Đạn mà trồi lên, trồi lên từ từ, vượt qua thành ly, rồi bung thìa, là kể như Các Bà Má, Các Bà Mẹ có quyền đi nhận xác con mình chỉ qua đôi chân, vì phần trên đã bấy hết ! Tôi ngồi gần, nên lạnh toát cả sống lưng, đến nỗi tỉnh hẳn ! Đại Bàng vẫn bình tĩnh bưng ly cối bia lên uống cạn một hơi. Ly cối vừa đặt nhẹ xuống bàn, Phe Biệt Động Quân lại vội vàng nhặt quả lựu đạn, rồi cài chốt an toàn vào cẩn thận ! Đến phiên Đại Bàng dành Quyền Ưu Tiên thách đấu: thách nắm chặt một cục than lửa đỏ hồng trong một tay. Sau một hồi suy nghĩ, Thiếu Uý Vinh lắc đầu chịu thua. Nhưng "đã chịu chơi, phải chơi đến cùng", Ông lạnh lùng gắp cục than vẫn còn đang cháy hừng hực trong bếp lò của nồi lẩu và bỏ gọn vào lòng bàn tay trái của mình, rồi bóp mạnh. Mọi người nhìn Ông thán phục. Phe chúng tôi thắng, ai cũng hể hả dzui cười. Bàn được kéo lại nhập làm một. Ly chú, ly anh, rất chi là xôm tụ, nói cười rôm rả. Lúc đó, Đại Bàng mới kể. Trong khi bưng ly bia lên uống cạn bằng tay phải, tay trái của Ông đang ngấm ngầm thọc sâu vào xô đá để ướp lạnh. Cái xô được kẹp chặt giữa hai đùi.

-"ĐM ! Lạnh tu keo luôn nhưng tôi cương quyết muốn Ông sụp bẫy !".

Thiếu Uý Vinh chỉ biết cười ruồi, chấp nhận thua cuộc. Cả bọn đang nói cười rôm rả thì bỗng bên ngoài vang lên tiếng súng. Phản xạ của Con Nhà Lính bùng lên. Chụp vội súng, lật nghiêng bàn, chiếm giữ bất cứ mọi chướng ngại vật, súng chĩa tua tủa ra bên ngoài, chuẩn bị tác chiến. Nhưng không ! Bên ngoài vẫn yên ắng, chỉ vọng vào những tiếng "Đu" thật to. Liền kéo nhau ra khỏi Nhà Hàng xem. Ở 2 bên phố, Biệt Động Quân và Thiết Giáp đã dàn thành trận tuyến để sẵn sàng nã đạn vào nhau. Một Vị Tướng Quân thật uy nghi lẫm liệt - được một toán Quân Cảnh bảo vệ chung quanh - cầm khẩu Colt vừa bắn chỉ thiên vừa chửi. Chỉ vì một bất đồng nho nhỏ nào đó, 2 bên rút súng ra khè nhau và định choảng nhau. Thượng Cấp của cả 2 bên can lính của mình không được, đành phải báo cáo lên Thượng Cấp cao hơn: THIẾU TƯỚNG NGUYỄN KHOA NAM. Ông xuất hiện thì xem như Đất Bằng không dạy sóng ! Huề cả làng ! Đây là lần thứ 2 trong Cuộc Đời Binh Nghiệp, tôi được thấy tận mắt nhìn thấy - từ xa - 2 Vị Tướng Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trong Bộ Quân Phục thật chỉnh tề. Lần thứ nhất, với tư thế nghiêm trong hàng quân, trong Buổi Lễ Mãn Khoá, tại Quân Trường Đồng Đế. Còn những lần khác, theo Bố vào Câu Lạc Bộ Huỳnh Hữu Bạc, tôi chỉ thấy mấy vị Tướng Quân trong bộ vest.

Những Quân Cảnh của Tướng Quân rất réglo (nguyên tắc). Cho dù anh là Thiếu Tá, nhưng để tóc dài quá quy định, đang măm măm trong Nhà Hàng, họ vẫn kiên nhẫn đợi cho đến khi anh ăn xong và bước ra, họ mới xốp anh đi hớt tóc, xong xuôi mới bỏ đi. Anh là Trung Tá, đang đi dạo tà tà với Người Đẹp, nhưng quần không gom ống, rất lịch sự mời anh gom xong, họ mới thôi. Họ chỉ là Trung Sỹ mà thôi.   

Anh em Sĩ Quan trong Đại Đội của chúng tôi - mỗi người mỗi nết, mười phân vẹn ... một chỉ - khi xỉn. Đại Bàng khoái cất tiếng cười gằn theo kiểu Những Võ Tướng ngày xưa (Các Bạn muốn biết cười ra sao thì nên coi phim Tàu, được đem qua Việt Nam bằng đường Lào, nên thường được gọi là "Tào Lao". Khà khà khà ...)(Phu Nhân của Đại Bàng là một Giáo Sư Toán tại Sài Gòn. Thay vì ru con bằng những tiếng "ầu ơ dí dầu ...", Bà lại hát theo điệu nhạc "2 lần 1 là 2, 2 lần 2 là 4 ..."). Sếp Phó, tay trái đưa lên xoa cằm, tay phải gãi gãi vào bao súng được đeo xệ bên nách, nếu có khẩu Colt thì móc ra bắn chỉ thiên, chẳng bắn ai, nhưng cũng làm mọi người phải lên ruột, phát hoảng. Vì thế, trước khi vô độ nhậu, Ông đưa súng cho Cận Vệ của mình giữ dùm. Chim Uyên 1 vì mới ra ràng, nên chưa dám lộ đặc điểm. Chim Uyên 2, thường vừa chạy vừa xách súng bắn, xung phong trong hàng quân mỗi khi vào trận đánh. Chim Uyên 4, với Dân Tộc Tính của Vùng Đất có Sông Hương, Núi Ngự, hay tủm tỉm cười ruồi. Còn tôi - Chim Uyên 3 - "quắc cần câu" thì cứ nằm lăn ra ngủ khò, bất kể là mình đang ở địa thế nào, chẳng lo "trời trăng mây nước". Vì thế, tôi mới tự đặt ra nguyên tắc: khi 2 bàn chân đặt thăng bằng trên mặt đất, rồi đứng thẳng người lên, nếu 2 đầu gối run run, tức là đã đến "chỉ", liền ngưng ngay lập tức. Nhờ vậy, tôi mới còn sống đến ngày hôm nay, để hầu chuyện Các Bạn. Đang lúc hành quân mà ngủ khì thì dễ bị VC đưa tiễn "Viễn Du Miền Tiên Cảnh". Nhưng say rượu tưng tưng, uýnh trận đã lắm !

Một quả đạn Cối - nếu đúng tầm sẽ lọt vào Đồn của Địa Phương Quân - đi lạc địa chỉ, rơi ngay xuống Trường Tiểu Học Cai Lậy - cách đó khoảng 500 m - trong giờ học, khiến Các Học Trò nhỏ bị chết oan thảm thương. Ngay sau đó, Một Tấm Bia Tưởng Niệm Các Nạn Nhân Vô Tội Bị VC Sát Hại được xây trước cổng Trường. VC thường có thói quen "phát huy sáng kiến - cải tiến kỹ thuật" nên đã nhờ quan thầy Trung Cộng hay Nga Sô (?) chế nòng súng cối rộng hơn của VNCH 1 ly. 60 ly => 61 ly. 80 ly => 81 ly. Nên nếu xí được những quả đạn của chúng tôi, họ có thể bắn được, nhưng làm sao quả đạn có được đường bay chính xác ? Họ cũng có sáng kiến cải tiến tiếng nổ của Đại Liên, một thùng thiếc (sắt tây) được đục thủng đáy ở vị trí trung tâm, rồi tròng vào đầu nòng súng, buộc chặt. Khi súng nổ, tiếng sẽ vang to cứ y như Đại Liên 12 ly 7, nghe "rất lạnh lùng sương gió". Đến khi Tiểu Đoàn của chúng tôi lượm được vài khẩu, mấy thằng cha nội mới chịu lộ hàng, bể mánh !     

HUY HIỆU QUÂN ĐOÀN IV - QUÂN KHU IV

(ẢNH NGUỒN: GOOGLE.COM).

"ĐẠI BÀNG ! ĐẠI BÀNG ! CHIM UYÊN 3 GỌI ! NGHE RÕ, TRẢ LỜI !"

(ẢNH: DAVID L. PHAM).

Từ giữa tháng 04/1975, Đại Đội của chúng tôi thường xuyên đi hành quân, có lúc riêng rẽ, có khi chung với cả Tiểu Đoàn. Được tôi luyện trong "lò lửa", nên tôi không còn sợ chết, nhất là câu nói của Đại Uý còn văng vẳng trong tiềm thức:

- " Biết được lý do phải chết, nên chẳng còn gì để sợ. Đời Chiến Binh được bọc Poncho là chuyện thường tình".

Bình thản và lạnh lùng mỗi lần xông trận. Trong Cõi Nhân Sinh, chẳng có một ai được chết hai lần !


Rồi Lệnh Cấm Trại 100 % được ban hành một cách nghiêm ngặt. Những tối nào không phải là Đại Đội Trực hay Trung Đội Trực, tôi có thể ngồi chóc ngóc trong hố cá nhân, hay trong hầm mà lắng nghe qua Đài Tiếng Nói Dạ Lan, 2 giọng ca của Hùng Cường và Mai Lệ Huyền:

- "Một trăm em ơi, chiều nay một trăm phần trăm. Một trăm em ơi, chiều nay một trăm phần trăm. Người yêu anh ơi, giờ đây lại cấm trại rồi. Nào đâu Nàng biết tâm tư Người Lính ...".

Hầm Trú Ẩn của chúng tôi ở đây được "sang" hơn căn hầm cũ khi ở Gò Công, một khung tôn vòm cứng làm mái che, được ken dầy trên nóc bằng những bao cát. Chốt dã ngoại vẫn được duy trì. Chiến Thuật Biển Người của VC không còn làm tôi hãi sợ như lúc đầu. Nếu ngồi trong hố cá nhân để bắn trả thì cũng có hơi run, nhưng khi:

- "ĐM ! Mày lì thì tao cũng liều ! Mày vừa chạy vừa bắn thì tao cũng vừa bắn vừa chạy, đéo ngán ! Thử coi thằng nào ngon hơn ?".

Chúng tôi vẫn có lợi thế hơn vì nhờ hoả lực mạnh và dồi dào hơn. Gà Cồ đẻ "trứng vàng" không tiếc. Chúng tôi lại bị vây khốn, lại bị đói, những bịch cơm sấy đã cạn, cơm thừa đổ đi đã lên mốc xanh, lên meo vàng, được nhặt lại, vo qua loa, rồi được cho vào nồi nấu cháo với đủ thứ hằm bà lằng. Đại Bàng thấy Thuộc Cấp sống trong hoàn cảnh khốn nạn, không cầm được nước mắt. Nhưng bên Chủ Lực Quân, chúng tôi không bị nguy khốn lâu.


25/04, tôi được lệnh dẫn Trung Đội đi hộ tống một Đoàn Công Voa, sang Căn Cứ Đồng Tâm để nhận thêm đạn về cho Tiểu Đoàn. Trong khi chờ đợi trở về, đang nhẩn nha trước cổng, tôi chợt gặp một anh bạn là Thiếu Uý Đăng - đồn trú tại Căn Cứ Hải Quân cách đó không xa. Đăng cứ úp úp mở mở, nửa đùa nửa thật rủ rê:

- "Mày có chịu xuống Tàu đi chơi dzới tụi tao không ?".

- "Tại sao dzậy ? Phải có mục gì dzui chứ, Đăng ?"

- "ĐM ! Ra Phú Quốc giăng câu. Rồi qua Mỹ luôn chứ sao ?"

- "ĐM ! Mày sạo hoài. Qua Mỹ, tao chỉ có nước chết đói ! Nghề ngỗng thì đéo có, lớn lên chỉ có mỗi một nghề bóp cò súng. Chẳng lẽ qua bển đi ăn cướp ! Tiếng Mỹ chỉ đủ đựng đầy một cái lá đa, không đủ để đi ăn xin ! ĐM ! Thôi đi mày, đừng có nói giỡn !".   

Đăng chỉ nhe răng cười khì và chẳng thổ lộ gì thêm. Chúng tôi chia tay nhau.


Trưa 26/04, một trận đánh ác liệt xảy ra giữa 2 bên, tôi đang chạy trong khi một loạt đạn bắn về phía mình, tôi ngã nhào, sờ lên gáy thì cảm nhận được một đống chèm nhẹp, kêu lên trong hoảng hốt:

- "ĐM ! Tao bị trúng đạn bể hũ chao rồi !".

Chú Cận Vệ cuống cuồng rút vội cuộn băng cá nhân, rồi quấn quanh cổ của tôi nhiều vòng. Điên cuồng, say máu, tôi vẫn hô "Xung phong !", vừa chạy vừa bắn đùng, đùng. Sáng hôm sau, Y Tá Trung Đội gỡ cuộn băng để khám, không phải là óc mà là ... một đám sình nhão vẫn còn đang bám chặt vào gáy ! 

Trung Đội được lệnh dừng chân, đóng chốt.

Phía xa xa, VC rất dạn - khác với những lần trước thì biến mất - cứ chạy qua chạy lại. Vừa nhai xong miếng cơm sấy, định đứng dậy để quan sát. Đang lom khom, tôi bỗng phát hiện một viên đạn cứ bay là là, chầm chậm về phía mình, toàn thân cứng đờ như một bức tượng thịt, mọi phản xạ đều bị tê liệt hoàn toàn, mắt mở tròn đầy khiếp sợ, miệng há hốc ! Đến khi viên đạn mồ côi đã bay hết tầm, rơi xuống. Tôi liền ngã nhào ngay xuống đất. Tôi cứ ngỡ thần kinh của mình đã được tôi luyện thành thép không rỉ. Nhưng không, lầm to !


Chiều 27 qua ngày 28/04, Gà Cồ của chúng tôi lại "được" gáy trực xạ. "Những quả trứng vàng" rít trong không khí, xé gió - từ hướng sau lưng - bay về phía mình, quả là một cực hình ! Đại Đội Trưởng liên lạc với Tiểu Đoàn Trưởng, liền nhận được câu trả lời rất chi là phũ phàng:

- "Tao cũng đéo biết !".

Vì mọi liên lạc hàng ngang đã bị cắt đứt, chỉ còn hàng dọc !


03/11/2011.

THOMAS THANH NGUYENTU.


BÀI LIÊN QUAN: 


http://thomasthanhnguyentu.blogspot.com/2012/08/su-oan-7-bo-binh-mot-thoi-vang-bong_3442.html