NGUYỄN = 7
SỸ = 31 = 4
ĐAN = 415 = 10 = 1
Nghệ danh SỸ ĐAN =
Vì 4 + 1 = 5 nên chúng ta cộng 31 và 10 = 4 1
Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc . . . (Lời Mở Đầu Của Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ)
NGUYỄN = 7
SỸ = 31 = 4
ĐAN = 415 = 10 = 1
Nghệ danh SỸ ĐAN =
Vì 4 + 1 = 5 nên chúng ta cộng 31 và 10 = 4 1
NGÀY ĐỊNH MẠNG CỦA TIỂU ĐOÀN 2/10 SƯ ĐOÀN 7 BỘ BINH (BÀI 2).
PHẦN I.
1/ Số mạng của cựu đại úy Hồ Bé, chỉ huy TĐ 2/10, qua lăng kính của Lý thuyết Số (Numerology, một khoa tử vi của thời cổ Hy Lạp).
Thay các chữ bằng trị số tương ứng, ta có:
HỒ = 5 + 7 = 12, rút gọn thành 3.
BÉ = 25, rút gọn thành 7.
Cộng lại: 3 + 7 = 10 = bánh xe định mạng.
Năm 1969 ông làm trưởng ban 3 của tđ 11 bđq của đại úy Hồ khắc Đàm. Trong 1 trận đánh ở vùng Dakto năm 1969, cả hai tđ 11 và 23 bđq bị bao vây, trung úy Long và đ.đ. 1 của ông đã tình nguyện cản hậu để cả tđ rút lui. Đại úy Đàm và đại úy Lạn, tđ phó đã đến chào trung úy Long vì hành động dũng cảm này. Theo hồi ký Dakto Và Em.
2/ Thông tin về cựu ĐT Phạm chí Kim và cựu Trung tá Nguyễn văn Mạnh. Theo ông Trịnh Xuyên trong bài "Những năm tháng tù đày" thì:
"... Để chuẩn bị ngày lễ lớn (ngày 2.9.75), cai tù cho đi tạp dịch sang tận ban chỉ huy trại, nhổ cỏ quét lá dọc dường chính vào trại, tôi thấy một chiếc xe díp Liên-Xô đỗ xịch đằng xa, họ áp tải hai người xuống, tôi nhận ra đại tá Kim tỉnh trưởng Kiến Hoà và trung tá Mạnh trong bộ đồ đen -- ông Mạnh gốc nhảy dù, to con đẹp trai về làm TKP hay TMT gì đó cho đại tá Kim là hai người bị giải giao đến muộn. Ông cũng chính là người bị cho là chết đuối lúc đi tắm ngoài bờ sông không thấy xác, cũng có nghi vấn ông lặn trốn nhưng gặp dòng nước xoáy cuốn ông đi mất".
...
Nhận xét: Trung tá Nguyễn văn Mạnh, từng là TĐ phó của một TĐ Dù dự trận Lam Sơn 719. Ông từng chỉ huy trung đoàn 10 sđ 7. Không rõ lúc xảy ra trận Ngã Sáu ngày 11.3.75, ông còn coi tr.đ. 10 hay ko?
3/ Trong trận Ngã Sáu ngày 11.3.75, tr.đ. 207 là trừ bị của sđ 8 csbv đã gây thiệt hại nặng cho một TĐ của sđ 7 khi TĐ này định tái chiếm đồn Ngã Sáu (đã bị mất vào ngày 11.3.75).
Tr.đ. 207 csbv này trước đó đã bị thiệt hại nặng (khoảng 200 bộ đội, một số là sinh viên của đại học xây dựng Hà Nội, mới bổ sung hai ngày trước cho trung đoàn này) vào NGÀY 3.10.73 sau khi vừa xâm nhập từ KPC vào lãnh thổ vNCH. Theo wikipedia thì:
"Trận Ấp Đá Biên hay trận Rạch Đá Biên là một trận đánh trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra vào rạng sáng ngày 3 tháng 10 năm 1973 khi Trung đoàn 207 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bị lực lượng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) tập kích trong lúc đang nghỉ giữa chặng hành quân tại Ấp Đá Biên, thuộc địa bàn xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Hơn 200 chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tử trận trong trận đánh này.
Bối cảnh và diễn biến
Mùa nước nổi tháng 10 năm 1973, Trung đoàn 207 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (thuộc Quân khu VIII) được lệnh hành quân về khu vực Đồng Tháp Mười và tập kết tại huyện Cai Lậy, tỉnh Định Tường (nay là tỉnh Tiền Giang). Từ căn cứ tại Svay Rieng (Campuchia), trung đoàn đã hành quân vượt sông Vàm Cỏ Tây tới huyện Mộc Hóa (nay là huyện Thạnh Hóa). Ngày 3 tháng 10, trung đoàn tới một khu vực rừng tràm tại địa phận rạch Đá Biên lúc vừa rạng sáng, nên phải cho quân nghỉ lại chờ đêm xuống để tiếp tục hành quân.
Lực lượng bổ sung của trung đoàn khi đó gồm nhiều tân binh mới nhập ngũ, trong đó đa số là các cựu sinh viên Đại học Xây dựng. Do thiếu kinh nghiệm nên trong quá trình sinh hoạt, họ đã để lộ dấu vết và bị máy bay trinh sát của quân Việt Nam Cộng hòa phát hiện. Đối phương nhanh chóng huy động pháo bắn cấp tập xuống, cùng với đó là các đơn vị QLVNCH dưới sự yểm trợ của 12 trực thăng và xe bọc thép M-113 ập tới bắn phá dữ dội. Trước tình thế bị tấn công bất ngờ, một bộ phận cảm tử của Trung đoàn 207 QGP đã ở lại cầm chân quân địch để trung đoàn rút lui, nhiều người trong số này đã tử trận sau khi chiến đấu tới viên đạn cuối cùng.[1][2].
(Nói thêm: Lúc xảy ra trận đánh, tôi đi họp CTCT ở trung đoàn nên ko có mặt. Theo lời kể, ngay cả các anh lính nấu cơm hay hỏa đầu vụ của 2/10, dù ko mang súng, cũng lấy đc súng. Trung úy Lê ngọc Danh, tùy viên của tướng Nam, khi đi bay với tướng quân, đã phát hiện địa điểm đóng quân của csbv giữa cánh rừng tràm bao la của Đồng Tháp Mười-- người viết).
Theo tài liệu của Mỹ, tổng cộng 79 người lính Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã hy sinh và 13 bị bắt trong trận chiến kéo dài từ 09h55 đến 12h35, địa điểm gần đường Liên tỉnh lộ 29 (chạy từ Cai Lậy vào Mộc Hóa -- người viết) tiếp giáp với ranh giới tỉnh Định Tường. Lực lượng VNCH gồm tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 3, Trung đoàn 10, Sư đoàn 7 bị thiệt hại rất nhẹ, chỉ có 1 lính bị thương.
(Nói thêm: mỗi tiểu đội có một người lo nấu cơm cho tiểu đội (còn gọi là "đít đen" vì anh nào cũng đeo 1 nồi to sau sau ba-lô). Mỗi người lính đều mang phần gạo của mình, đủ dùng trong 5 ngày, hình như 700 gram mỗi ngày, khi nấu xong, chia ra gần đầy nón sắt, cộng thêm 2 ngày lương khô gồm gạo sấy và cá hộp, chỉ dùng khi bị bao vây, hay ko thể nấu nướng vì sợ pháo kích --thường thì lính đem lương khô cho dân vì mang theo rất nặng, vì chỉ dùng khi cấm "nấu nướng khói lửa". Tới nơi đóng quân, họ đưa gạo cho mấy ông "đít đen" để họ nấu. Các người này, lúc nào cũng có củi khô, để khi dừng quân thì nấu cơm ngay cho tiểu đội -- người viết).
Hầu hết những người lính Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bị hy sinh là do trực thăng vũ trang và pháo binh bắn phá, thi thể của họ nằm rải rác trên diện tích hơn 4 hecta. Quân Việt Nam Cộng hòa thu được 1 súng ko giựt 75 ly, 1 nòng súng cối 60mm, 3 súng B-40, 3 súng B-41, 36 súng AK-47, 3 máy thông tin PRC-45. Theo thông tin của Vùng 4 Chiến thuật VNCH, đây là bộ phận thuộc Trung đoàn 207 Quân giải phóng miền Nam, có căn cứ ở Campuchia gần biên giới phía Bắc huyện lỵ Hồng Ngự. Đơn vị này đang di chuyển hướng đến căn cứ Trị Phap để chi viện cho các đơn vị Quân Giải phóng ở tỉnh Định Tường.
Kết quả
Sau trận đánh, QLVNCH vẫn tiếp tục cho quân lùng sục, càn quét ở khu vực xung quanh, ngăn không cho Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam quay lại lấy xác đồng đội. Phải 12 ngày sau, khi đối phương đã rút quân, đại đội trinh sát của Trung đoàn 207 cùng lực lượng địa phương mới vào được khu vực trận địa, nhưng chỉ tìm được 40 thi thể. Số thi thể này được họ bó lại rồi cột vào các cây tràm, chờ đến mùa khô mới chôn cất được.[1][2] Người duy nhất trong đơn vị chặn hậu bị thương và mắc kẹt lại trận địa là Nguyễn Trần Oanh, sau đó đã được người dân địa phương cứu sống, nuôi giấu và về sau đã trở về với đơn vị.[3]
Năm 1991, một miếu thờ có tên gọi là Miếu Bắc Bỏ đã được người dân Ấp Đá Biên xây dựng để tưởng nhớ đến các liệt sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh trong trận đánh này.[2]
Chú thích
^ "Thành hoàng làng đội mũ cối", báo Tiền Phong, ngày 13 tháng 1 năm 2012.
^ "Ân tình dân rạch Đá Biên", báo Tuổi Trẻ, ngày 24 tháng 8 năm 2011.
^ "Trận chiến đấu không bao giờ quên", báo Quân đội nhân dân, ngày 19 tháng 9 năm 2013.
https://hung-viet.org/a22495/nhung-nam-thang-tu-day
II/ Ngoài các còm của DLV, tôi thấy 1 số còm rất cảm động, có lẽ từ cựu quân nhân của trung đoàn 10 sđ 7 bộ binh hay thân nhân của họ.
- Còm 1.
@user-xu4sp9bg4f
1 day ago
"Khi đất Nước Viêt Nam giải phóng, Ba của Tôi đi học tập một tuần lễ, những người Bạn của Ba Tôi thắc mắc rằng: Tại sao Ba của Tôi làm nghề nghiệp chức vụ đó, vì sao học tâp cải tạo có 7 ngày rồi sợ Ba của Tôi 'hai mang'. Tôi chỉ tiếc Ba của Tôi đã đc lên máy bay khi đang đậu ở cơ quan DAO tại Tân sơn nhứt, Ba của Tôi leo xuống lại, sợ bỏ Vợ Con ở lại, v.v... Cái ngày i xèo đó Tôi còn nhỏ, nếu mà lớn vài tuổi ở thời điểm lộn xộn đó, là Tôi đi chứ kg có ở với Xã Hội khổ ải nầy đâu, tận tới bây giờ luôn cũng vậy, Tôi mà đc đi thì Tôi đi liền, là vì khổ quá bữa đói bữa no, kẻ giàu thì giàu quá,còn người dân như Tôi nghèo thì nghèo quá, bịnh chỉ có chờ Chết mà thôi.
Còm 2.
@nhungtran7449
14 hours ago
Anh tôi cũng là lính sư đoàn 7 và đã tử trận tại cần thơ
- Còm 3.
@vietnguyenthai6105
3 hours ago
Sau trận Kinh Ngã 6, đến đêm 30/3/1975 tiểu đoàn 3/10 trong cuộc hành quân đêm tại Hậu Mỹ vào kinh 28 cũng bị đối phương phục kích đánh bất ngờ vào đại đội 3 do trung úy Lâm ( khóa 25 VBĐL ) chỉ huy. Khi đối phương mới vừa khai hỏa, ông Lâm đã bỏ phòng tuyến chạy thoát thân khiến đại đội 3 bị xóa sổ, thiếu úy Ba đại đội phó ( khóa 1/68 TĐ ) chết tại chỗ cùng lúc thiếu úy Nguyễn Văn Hùng ( khóa 12 /72 SQĐĐ ) đại đội phó đại đội 4 cũng bị tử thương do trung liên RPD.
Rạng sáng ngày 31/3/1975 do đối phương chủ quan nên bị tàn binh của đại đội 4 ( trong đó có cả anh em lao công đào binh ) phản công khiến đối phương hoàn toàn bị tiêu diệt trong lúc họ đi thu gom chiến lợi phẩm.
Còm 4.
@vietnguyenthai6105
7 hours ago (edited)
Trong trận này, tiểu đoàn 2/10 bị lọt vào ổ phục kích khi hành quân giải tỏa đồn kinh ngã 6, cuối cùng người đánh bại đối phương giải cứu cho tđ2 là trung úy đại đội trưởng Trần Trọng Thủy ( khóa 1/68 TĐ ) ông Thủy được đặc cách đại úy và đảm nhiệm tiểu đoàn phó tiểu 2/10. (Nói thêm: Ông Thủy ở trại tù Nam Hà B với tôi từ cuối 1978 đến đầu 1981. Hiện ông ở nam Cali, theo đại úy Hùng cũng ở TĐ 2/10. Ở trại Nam Hà B, tôi cũng gặp đại úy Lý ngọc Đức, từng học bộ binh căn bản OCS tại Mỹ, từng làm TĐ phó của 1/10. Tôi ra tù đầu năm 1981, cùng lúc với trung tá Đức, từng là trưởng Khối CTCT sđ 7, sau chỉ huy tr.đ. 10 -- người viết).
Còm 5.
@user-xu4sp9bg4f
1 day ago
Nói tới Sư đoàn 7 trước đó A của Tôi cũng có đi lính của VNCH nầy bị Tử trận đó; còn Ba của Tôi thì làm về tình báo, nay Ba của Tôi đã mất rồi, Tôi chỉ tiếc gđ Tôi kg đc bảo lãnh đi sang Mỹ.
Bây giờ mà Đại Sứ Quán Mỹ nhân đạo cứu xét tới nhg người trước kia đi lính và làm việc cho mấy Ông; giải quyết cho đi là Tôi đi liền, chứ sống Xã Hội này Chán lắm, nghèo mà bịnh tật nữa chỉ có chờ Chết mà thôi.
Còm 6.
@Alpha-mw4ms
nước người ta là nước tư bản, họ chỉ nhận tài năng hoặc có tiền thôi, có nhiều thứ ở VN còn tốt hơn tỉ lần bên Mỹ.
Còm 7.
@minhbui499
14 hours ago
Rất trung thực, tác giả là người lính dũng cảm và có nhân cách
Còm 8.
@MegaTUTRAN
23 hours ago
Nam Hòa và Tài Trần ơi, trong QLVNCH không có xưng-hô = Đ/Chí, phút 20:38, có thể kiểm chứng= cách nghe lại. Trân-Trọng.
Còm 9.
@namhoa
21 hours ago
Dạ, anh Tài viết bài, có những chỗ chưa rõ, ảnh lấy 1 số câu nguyên văn trong báo của VC, nên có chữ đồng chí.. có lẽ ảnh sơ suất không viết rõ trước câu trích, người đọc thì vì tôn trọng nên cứ tác giả viết sao thì đọc vậy, anh thông cảm, anh cũng biết năm nay anh Tài gần 80 tuổi rồi..
Cảm ơn anh rất nhiều đã góp ý
Còm 10.
@hoangvo9976
12 hours ago
Đánh nhau thì có thắng, có thua, nhưng điều quan trọng là : Thua một trận, nhưng thắng cả một cuộc chiến !
Còm 11.
@ngoclonghuynh2590
11 hours ago
Ba của tôi trước đây là thám báo của tiểu đoàn 2 trung đoàn 10 sư đoàn 7 nè. Hiện nay nhà tôi cũng còn ở kế bên hậu cứ trung đoàn 10 luôn. (Nói thêm: hậu cứ của tr.đ. 10 trước 75 ở đường Nguyễn tường Diễn -- lấy tên của trung đoàn trưởng tru.đ. 10 tử trận năm 1968. Hậu cứ gần sân banh. Gần hậu cứ của các TĐ 1-2-3 và trinh sát 10 là câu lạc bộ cựu chiến sĩ, tôi thường ăn sáng ở đây lúc ở hậu cứ 2/10 -- người viết).
Còm 11.
@user-lr3qr5ih1d
Tôi cũng là dân tiễu đoàn 2/10 đang sống ở Bến Tre.
Còm 12.
@ngoclonghuynh2590
Chú ở phường mấy của bến tre. Tôi ở phường 4 (Cafe Thành Trà). Sát vách hậu cứ trung đoàn 10 nè chú.
Còm 12.
@nghiatran4553
Dân Bến Te bắt con cá gô bỏ vô gổ kêu gột gột.
Còm 13.
@ngoclonghuynh2590
Cho hỏi chú còn nhớ người thám báo tiểu đoàn 2 tên Nguyễn văn tư không chú?
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TRẢ NỢ DỒN