Sunday, May 12, 2024

ÁC CHIẾN TRÊN CỤM NÚI NGỌC KOM LIỆTNGỌC DƠ LANG.

                                            

                  
                        

                                                  
                 
                                                      
                                                                              
                                                                   
Thung lũng Dak Klong, đừng lầm với thung lũng Dak Krong ở Quảng Trị                        
                    CĂN CỨ 6 

               
      HỎA TIỂN 122 LY VỚI DÀN PHÓNG BẰNG TRE, ĐƯỢC TÌM THẤY Ở ĐÔNG SÀI GÒN BỞI MỘT TOÁN TUẦN TIỂU CỦA SĐ 1 BỘ BINH MỸ THÁNG 3.1969.
                 
                                                                               
                                         
                                                   

I/ Lời nói đầu: Trong bài Dak To và Em, cựu thiếu tá BĐQ Vương Mộng Long, đã kể một trận đánh ác liệt năm 1969 ở cụm núi Ngọc Dơ Lang, xem hình, ở phía nam Dak To. Trong trận này, với cấp bậc trung úy chỉ huy đại đội 1 của TĐ 11 BĐQ, dù bị thương nặng ở bả vai, ông cùng tàn binh của đại đội 1 đã tình nguyện ở lại để cản hậu cho TĐ rút lui (trong đó có đại úy Hồ Khắc Đàm TĐ trưởng, trung úy Hồ Bé trưởng ban 3 -- ông này lúc đó đang cơn sốt rét nặng, sau này vào tháng 3 năm 1975 làm TĐ trưởng của TĐ 2/10 thuộc sđ 7 mà tôi phục vụ). Cùng dự trận này có TĐ 23 BĐQ VNCH.'

Nhờ tìm hiểu về cụm núi Ngọc Dơ Lang, tôi biết núi này từng là chiến trường đẫm máu giữa các lực lượng của sđ 4 bộ binh và lữ đoàn 173 Nhảy Dù với quân csbv vào năm 1967.

II/ Chú thích: Vì đây là quân sử Mỹ nên phần lớn các đv được nhắc tới trong bài này đều thuộc quân đội Mỹ. 

Trong tiếng Thượng: 

- Chữ Ngọc hay Ngok có nghĩa là núi, do đó Ngọc Dơ Lang có nghĩa Núi Dơ Lang, Ngọc Kom Liệt có nghĩa Núi Kom Liệt, v.v...

Chư cũng là núi, như Chư Pa là Núi Pa, Chư Sê là Núi Sê, v.v...

Dak hay Prêk là sông, như Dak Lak, Dak Nông, Dak Pek, Dak Tô, v.v...

Pelé, Pơlei, hay Kon là làng. 

- Chi tiết về một trận ác chiến, đã xảy ra vào khoảng cuối tháng 11/1967 ở đồi 875 - ở tây nam của đồi 823 (đồi 823 sẽ kể trong bài viết dưới đây): "Ngày kế một bãi đáp mới được lập giữa rừng già, và lần đầu tiên lữ đoàn 173 Dù đã có thể tải thương từ trận đánh ngày 19 tháng 11 năm 1967. Sau đó, trong vòng bảy giờ, đồi 875 đã bị tàn phá bởi phi pháo khả dụng. Máy bay ném bom mỗi 15 phút, đốt cháy chỏm núi (crest) bằng 7,5 tấn bom napalm. Lính Mỹ định tấn công vào buổi chiều. Sau khi sườn đồi được dọn bãi kỹ lưỡng bởi pháo binh, lính Dù liền chuẩn bị hàng ngũ để xung phong. Đột nhiên, cối của địch tiếp tục rơi xuống. Lính Dù nhảy xuống hố trong khi đạn cối rơi xuống vị trí của họ. Do quá chen chúc trong các hố, lính Mỹ bị thiệt hại trước khi họ có thể tiến lên đồi. 
Lúc 3 g chiều, quân Mỹ tiếp tục tấn công, nhưng do bị bắn trả nên tiến quân rất chậm. Lính Dù đã thấy họ đang chống lại một hệ thống các hầm thông thương với nhau, nằm sát mặt đất (built flush to the ground), với nóc dầy khoảng 4 mét gồm đất và các khúc gỗ. Các hầm này chỉ được phát hiện khi địch nổ súng và quân Mỹ phải triệt hạ từng hầm. Lựu đạn thường, súng phun lửa, và súng ko giựt ko có tác dụng. Một nhóm lính Dù bắn 12 hỏa tiển chống tăng trực tiếp vào một cửa hầm và sau đó xung phong. Nhưng họ đã bị bắn trả bởi những người trong hầm này, vì địch đã dùng đường hầm để trốn khi quân Mỹ bắn hỏa tiển. TĐ đã cho các người lính ném (heave) những túi 20 cân Anh chất nổ xuống miệng hầm hay đổ dung dịch xăng đặc (napalm) vào bên trong hầm và dùng lựu đạn kích hỏa.

Lính csbv từ trên cao đã liều lỉnh bắn trả bằng B-40, đạn bị trượt trên mặt đất và nổ nơi lính Mỹ đang núp sau các khúc gỗ hay mô đất. Đạn B-40 nổ, giết và làm bị thương vài chục lính Mỹ. Rất may cho lính Mỹ, các thủ pháo Trung cộng mà lính csbv dùng đều bị lép. Lính CSBV còn cố gắng đánh vào cạnh sườn và mặt sau của TĐ này. Sau khi hai dãy giao thông hào bị chiếm bằng cận chiến, toán tiền quân của TĐ phải ngừng cách đỉnh đồi 250 bộ Anh hay 76 mét. Sau khi trời tối, lịnh "giữ vững vị trí" đổi thành "rút quân". Để nhường cho phi pháo hoạt động vào ngày kế. 

Suốt ngày 22 tháng 11, máy bay đã liên tục bằm nát đồi 875 và khu chung quanh với bom nổ, bom lửa, và rocket. Đỉnh của 875 đã bị trọc hết cây cối sau khi bị oanh tạc, kéo dài suốt đêm. TĐ 4 được tăng cường bởi một lực lượng tăng viện bằng trực thăng, đổ xuống gần sườn đông nam của đồi. Đây là hai đại đội của TĐ 1/12 thuộc sđ 4 bộ binh, đến từ tỉnh Darlac (Ban Mê Thuột). Họ đã trải qua một đêm bị pháo lai rai bằng cối để chuẩn bị tấn công lên đồi ngày kế" -- Trích từ bài Trận Dak To Năm 1967.

- Quân nhân Mỹ có một điểm yếu là thiếu kinh nghiệm chiến trường do mọi cấp bực chỉ phục vụ một năm tại VN -- trừ phi họ làm đơn gia hạn 6 tháng hay 1 năm. Trong khi người lính CSBV, dù là binh sĩ hay sq, đều phục vụ ko có thời hạn. Có những người từng chiến đấu từ năm 1946 hay từ trận Điện Biên Phủ 1954 như tướng Hoàng Minh Thảo TL mặt trận B-3, tướng Nguyễn Hữu An (TL của sđ 1 csbv) hay trung tá Đàm văn Ngụy (chỉ huy trung đoàn 174 csbv), v.v... Họ chỉ giải ngũ khi bị thương nặng, ko thể chiến đấu nữa. Do đó họ rất dày dạn kinh nghiệm chiến đấu và rành địa thế nơi họ chiến đấu. 

III/ Bài viết sau đây chưa từng được dịch ra Việt ngữ.

Sau đây là phần chuyển ngữ.

                                   
                               
...
"Vào cuối tháng 10/1967, sĩ quan trách nhiệm điều hành nỗ lực chiến tranh của Mỹ tại quân khu 2 là trung tướng William B. Rosson, có trách nhiệm chỉ huy Lực lượng 1 Dã chiến. Ông điều khiển các cuộc hành quân (HQ) của khoảng 55 ngàn quân Mỹ và 38 ngàn quân Nam Hàn từ BTL đặt tại tp ven biển Nha Trang. Ông đã triển khai 28 TĐ gồm 10 TĐ Mỹ và 18 TĐ Nam Hàn tại vùng đất thấp ven biển giàu tài nguyên để hỗ trợ 16 TĐ bộ binh của nam VN bảo vệ dân cư địa phương. Ông chỉ có 9 TĐ bộ binh Mỹ, hợp tác với 12 TĐ bộ binh nam VN, để bảo vệ vùng Cao nguyên Trung phần thưa dân này.
Thiếu tướng William Peers, chỉ huy lực lượng quan trọng nhứt của Rosson ở vùng phía tây quân khu 2, đó là sđ 4 bộ binh. Peers có kinh nghiệm trong chiến tranh ko qui ước vì từng chỉ huy một đv OSS, tiền thân của CIA ở Miến Điện trong đệ nhị thế chiến và điều hành các hoạt động bí mật của CIA tại phía nam TQ trong chiến tranh Cao Ly. Ông đặt căn cứ tại trại Enari, nằm ở một cánh đồng bằng phẳng 10 km nam của tp Pleiku cạnh một đồi có tên Dragon Mountain (Núi Rồng). Sau này được gọi là căn cứ Hàm Rồng. Trại cũng là nơi đặt BCH của lữ đoàn 1 của sđ. Lữ đoàn 2 của sđ đặt tại trại Oasis, nằm ở 20 km đông nam của tp Pleiku trên QL-19. Vì ko có lữ đoàn 3, do tăng phái cho một sđ ở phía nam quân đoàn 1, tướng Westmoreland tăng phái cho tướng Peers ba đv lưu động. Đó là thiết đoàn 2/1 thiết kỵ, TĐ 1/69 thiết giáp, hợp lực với thiết đoàn 1/10 của sđ 4 bộ binh, để bảo vệ các trục lộ quan trọng tại Cao nguyên Trung phần. Đơn vị thứ ba là thiết đoàn 7/17, với hai đv trực thăng võ trang và một đv cơ giới, đã cho tướng Peers một lực lượng có thể hoạt động trong lãnh thổ bao la của phía tây quân khu 2. Sđ 4 cũng được yểm trợ bởi liên đoàn 52 pháo binh, với bốn TĐ pháo binh, và liên đoàn 52 không quân với sáu đại đội trực thăng UH-1.
Trách nhiệm của ông là bảo vệ các tỉnh lỵ và quận lỵ nằm dọc QL-14, chạy từ bắc xuống nam giữa cao nguyên Trung phần. May mắn thay, phần lớn các thị xã này ở cách biên giới từ 30 đến 50 km. Ông nhận định rằng các cuộc tấn công của địch chưa bao giờ diễn ra nhanh chóng. Họ phải chặt cây để tạo đường đi trong rừng và thiết lập địa điểm tập kết (staging area). Với rất ít dân cư trong khu vực, người lính CS gần như phải mang mọi thứ thiết yếu trên lưng. Lương thực khan hiếm, và máy bay Mỹ phun hóa chất làm rụng lá trên những địa điểm canh tác bỏ hoang hay nghi ngờ để ngăn địch quân trồng trọt. Do đó người lính csbv tại phía tây quân khu 2 ko thể dựa vào dân như các đồng chí của họ tại quân khu 4. Họ thường cần nhiều tuần lễ hay nhiều tháng để vận chuyển đồ tiếp liệu tới nơi ém quân cho một trận đánh lớn, khiến cho tình báo Mỹ có thời gian phát hiện những chuẩn bị này. 
Tướng Peers đã quan tâm nhiều đến khoảng 15 ngàn quân csbv, hoạt động trong mặt trận B3 của tướng Hoàng Minh Thảo, chỉ huy các đv chủ lực tại các tỉnh Kontum, Pleiku, và Darlac, cũng như phần phía tây của Bình Định và Phú Bổn. Lực lượng tác chiến chánh của Thảo là sđ 1 csbv, chỉ huy bởi một sq dày dạn kinh nghiệm, đó là ĐT Nguyễn Hữu An. Sđ này có ba trung đoàn gồm 32, 66, và 174. Mặt trận B3 cũng chỉ huy ba trung đoàn biệt lập, gồm trung đoàn 24 csbv trong tỉnh kontum, trung đoàn 95B csbv trong tỉnh Pleiku, và trung đoàn 33 csbv ở tỉnh Darlac. Yểm trợ cho họ là trung đoàn 40 pháo binh csbv, trang bị hỏa tiển 122 ly, cối 120 ly, và súng không giựt 75 ly. Họ nhận đồ tiếp tế và quân mới từ vài căn cứ lớn trên lãnh thổ Cam-bốt, nằm ở đoạn phía nam của đường mòn HCM.

ĐE DỌA TRÊN CAO NGUYÊN

"Khi tháng 10/1967 sắp hết (draw to a close), mối quan tâm lớn nhứt tại Cao nguyên Trung phần của trung tướng William Rosson (TL của Lực lượng 1 Dã chiến), là dấu hiệu đáng lo ngại (ominous) của một cuộc chuẩn bị tấn công của Mặt trận B3. Tin tức này ko gây bất ngờ. Mỗi năm từ năm 1965, mặt trận B3 đã phát động một tấn công lớn ở đầu mùa khô tại nơi nào đó ở phía tây quân khu 2. Vấn đề đối với tướng Rosson ko phải là Nếu mà là Nơi nào Lúc nào. 

Vị TL này của Lực lượng 1 Dã chiến đã tin rằng nhiều khả năng các mục tiêu sẽ là các trại Dân sự Chiến đầu (DSCĐ) và các căn cứ quân sự khác ở phía tây các tỉnh Kontum và Pleiku vì nằm trong tầm hoạt động của các căn cứ địch ở Cam-bốt. Dak To đứng đầu danh sách này. Các toán viễn thám của sđ 4 bộ binh (có BTL đặt tại trại Enari -- mà sau này gọi là căn cứ Hàm Rồng -- người dịch)và Lực lượng 1 Dã chiến đã phát hiện địch quân đóng quân gần biên giới. Các thiết bị XM-2 đánh hơi người gắn trên trực thăng UH-1 đã phát hiện những dấu hiệu của khói xuất phát từ bếp nấu ăn (campfire); và nhờ các cảm biến hồng ngoại, các máy bay Mohawk OV-1 của đ.đ. không thám 225 cũng đã phát hiện những bếp nấu ăn - mà họ ko thể thấy bằng mắt thường. (Nói thêm: Thiết bị XM-2 có thể ghi nhận mùi phát ra từ nước tiểu hay mồ hôi của con người. Mỗi lần chiếc trực thăng trang bị thiết bị này, xem hình, hoạt động, nó sẽ được bảo vệ bởi 2 gunship bay phía trên -- người dịch). 

Bằng chứng thuyết phục hơn đến từ những đv tình báo kỹ thuật của lực lượng 1 dã chiến khi họ đã bắt được các mật điện phát đi từ BTL của sđ 1 csbv. Dùng các kỹ thuật tối tân để giải mã và định vị, cộng với các chuyến bay không thám, chẳng hạn như máy bay OV-1 Mohawk, tình báo Mỹ đã xác định các lịnh này đã gửi đến trung đoàn (tr.đ.) 24 ở nơi nào đó ở bắc của căn cứ Dak To, và tr.đ. 32 và 66, ở nơi nào đó ở tây của căn cứ này. Cũng có những tin tức rằng tr.đ. 174 đóng quân trên đất Lào chỉ cách Dak To ko hơn một ngày đi bộ

Tướng Rosson cũng nghiên cứu những khả năng khác. Thông tin gần đây cho thấy tr.đ. 33 đang "dự định một trận đánh ở tây bắc và ở giữa của tỉnh Darlac mà tỉnh lỵ là Ban Mê Thuột" đã khiến tướng Peers TL của sđ 4 bộ binh, điều ngay lữ đoàn 2 tới Ban Mê Thuột. Ông cũng xem xét một đe dọa mới nhắm vào tp Pleiku. Ngày 28/10/1967, các pháo thủ CSBV đã bắn vào tp này 46 hỏa tiển 122 ly, đây là lần đầu tiên vũ khí này được dùng để tấn công một tỉnh lỵ. Tuy nhiên, mối quan tâm nhứt của tướng Rosson vẫn là Dak To. Kể từ tháng 6/1967, các đv của sđ 1 csbv đã mở các trận đánh đẫm máu với lữ đoàn 173 Dù tại các đồi núi nam của Dak To, có lúc gần như tràn ngập một đ.đ. của lữ đoàn này. (Nói thêm: Tôi đã có bài Trận Dak To Năm 1967 trên YouTube -- người dịch). Nay khi mùa khô đang đến, tướng Hoàng Minh Thảo TL của mặt trận B3 có thể đang dự định một hành quân tương tự nhưng ở qui mô lớn hơn. (Nói thêm: Theo hồi ký của cố nhạc sĩ Tô Hảitừ tháng 8 năm 1945 đến năm 1949, ông Thảo là phái viên của Bộ Quốc phòng của Việt Minh ở các tỉnh duyên hải tả ngạn sông Hồng. Năm 1948, ông được phong quân hàm Đại tá. Năm 1954 ông là TL của sđ 304. Nhạc sĩ Tô Hải cũng là anh rể của tướng VNCH Lâm Quang Thi -- người dịch). "Hơn bao giờ hết," tướng Rosson viết, địch quân "cần một chiến thắng quân sự đầy ấn tượng để nâng cao tinh thần quân lính cũng như cho dân địa phương thấy người CS luôn luôn bách chiến bách thắng (invincibility)". 

Kẻ thù từ lâu đã xem phần tây bắc của tỉnh Kontum là khu vực chiến lược quan trọng trong mọi dự định để chiến thắng cuộc chiến. Thung lũng Dak To, chạy từ Lào theo hướng đông vào tỉnh Kontum, là một đường xâm nhập thiên nhiên cho quân đội của họ. Dựa vào tỉnh lộ 512 có từ thời Pháp chạy suốt thung lũng, hành lang Dak To này là một trong rất ít nơi ở quân khu 1 và 2 cung cấp việc chuyển quân dễ dàng xuyên biên giới. Nếu địch quân kiểm soát Thung lũng Dak To, họ sẽ có một đường xâm nhập tiện lợi và nhanh chóng để cung cấp binh sĩ, tiếp liệu, và xe cộ vào Cao nguyên Trung phần từ các kho bãi trên đường mòn HCM. Các lãnh đạo quân sự CSBV cũng muốn ngăn chận quân đồng minh dự trữ tiếp liệu trong khu vực Dak To để hỗ trợ một tấn công xuyên biên giới, một khi tướng Westmoreland cho phép. Cuối cùng tướng Thảo đã nhận mật lịnh của bộ quốc phòng (BQP) của bắc VN nhằm phát động một trận đánh lớn ở khu vực Dak To nhằm quét sạch một hay nhiều hơn các TĐ Mỹ, tạo nên một chiến thắng gây tiếng vang có thể thách thức những mục tiêu của tướng Westmoreland và giáng một đòn nặng vào tinh thần quân Mỹ, xem bản đồ số 14.


Bố trí của quân đồng minh tại khu vực Dak To gồm ba căn cứ và sáu căn cứ hỏa lực (CCHL) nằm dọc tỉnh lộ 512 ở phần phía bắc của thung lũng. Căn cứ đầu tiên là Dak To 1, với sức chứa một TĐ ở phía tây và sát Tân Cảnh: ở căn cứ Dak To 1 đã có một TĐ của tr.đ. 42 VNCH trú đóng. Từ đầu thập niên 1960, Dak To 1 đã có một sân bay nhỏ có thể tiếp nhận trực thăng và quan sát cơ. Ba km về phía tây là một căn cứ mới và lớn hơn, có tên Dak To 2, mà sân bay có thể tiếp nhận máy bay C-130, xem bản đồ. (Phe VNCH gọi là sân bay Phượng Hoàng -- người dịch). 
                    

Mười bốn km về hướng tây là trại LLĐB Ben Hét, nơi mà công binh Mỹ đang xây một CCHL mới có thể tiếp nhận các pháo đội 175 ly từ liên đoàn 52 pháo binh (52d Artillery Group) có thể bắn các mục tiêu bên kia biên giới. Phía nam của tỉnh lộ 512 là một đồng bằng hẹp dẫn tới một loạt các đỉnh núi cao và thung lũng hẹp, thường chạy theo hướng bắc nam. Một số thung lũng này chạy về biên giới Cam-bốt, giúp cho địch dễ dàng chuyển quân tới Dak To. 
Tướng Peers TL của sđ 4 bộ binh đã bắt đầu củng cố các căn cứ ở Dak To vào ngày 28/10/1967. Trong khi lính của TĐ 299 công binh cải thiện tỉnh lộ 512 giữa Tân Cảnh và Ben Hét, tướng Peers đã thay thế TĐ 2/8 bộ binh cơ giới (bộ binh di chuyển bằng thiết vận xa M-113), đang bảo vệ thung lũng, bằng các đv bộ binh của lữ đoàn 1. Chẳng hạn như Tiểu đoàn 3/12 bộ binh của trung tá John Vollmer đã tới sân bay Dak To bằng máy bay C-130. TĐ 3/8 bộ binh của trung tá Glen Belnap sẽ tới ngày kế. ĐT Richard Johnson, TL của lữ đoàn, cũng đặt BCH tiền phương ở Dak To. Tướng Rosson cũng tăng phái cho lữ đoàn này với TĐ 4/503 thuộc lữ đoàn 173 Dù, không vận từ Tuy Hòa. ĐT Johnson cũng gửi quân Dù tới Ben Het. Nói thêm: Trong chiến tranh VN, chỉ có lữ đoàn 173 Dù hay TQLC hay LLĐB là quân tình nguyện 100/100; các đv khác, bao gồm các sđ bộ binh hay sđ 1 không kỵ, phần lớn binh sĩ là lính quân dịch nên tinh thần chiến đấu ko cao -- người dịch. Ba pháo đội của TĐ 6/29 pháo binh tăng cường cho lực lượng của Johnson. Nói thêm: Liên đoàn 52 pháo binh đã có sẵn tại vùng này từ lâu -- người dịch. 

TRẬN ĐÁNH BẮT ĐẦU, TỪ 2 ĐẾN 6 THÁNG 11

Quân đồng minh đã bất ngờ nhận được một món quà trời cho (windfall) vào ngày 2/11 khi trung sĩ Vũ Hương thuộc tr.đ. 66 csbv ra hồi chánh tại một tiền đồn nhỏ của quân chánh phủ ở bắc của Dak To (Theo quyển Dak To của Edward Murphy, trung sĩ này đầu thú ở một tiền đồn VNCH ở ấp Bak Ri, phía tây của Ben Het -- người dịch). Trung sĩ Hương, thuộc một toán trinh sát trong khi điều nghiên địa thế chung quanh Dak To, đã tình cờ nghe một trong các sq của y nói rằng tr.đ. 66 sẽ tấn công Dak To từ tây nam, và tr.đ. 32 lập vị trí ở nam Dak To để ngăn mọi phản công nhắm vào tr.đ. 66. Tr.đ. đoàn 24 giữ 1 vị trí ở đồi núi đông bắc của Dak To sẵn sàng tấn công mọi viện quân từ hướng này. Tr.đ. 174 ở tây bắc của Dak To sẽ làm trừ bị hay tấn công khi có lịnh. Theo trung sĩ này, cuộc tấn công lẽ ra thực hiện ngày 28/10, cùng lúc với cuộc tấn công bằng hỏa tiển 122 ly vào tỉnh lỵ Pleiku, nhưng tướng Nguyễn hữu An, TL của sđ 1 csbv, đã dời ngày vì pháo binh ở Dak To chưa sẵn sàng.
Các chuyên viên tình báo Mỹ-Việt đã đặt nhiều dấu hỏi về lời khai của y. Làm thế nào, một trung sĩ quèn như y, lại biết quá nhiều những kế hoạch của sđ 1 csbv? Liệu đó có thể là một âm mưu nhằm đánh lừa quân đồng minh? Tuy nhiên những chi tiết mà y cung cấp đã trùng khớp với những gì quân Mỹ đã biết hay nghi ngờ. TL của sđ 4 bộ binh và TL của lực lượng 1 dã chiến tin rằng trung sĩ này đã nói thật: Mặt trận B3 đang chuẩn bị một cuộc tấn công cấp sđ vào khu vực Dak To, với hy vọng thu hút quân Mỹ vào một địa thế hiểm trở và rừng rậm che phủ -- nhắm hóa giải một số thuận lợi của quân Mỹ về hỏa lực và chuyển quân nhanh chóng bằng trực thăng. 
Nhằm đánh phủ đầu trận địa pháo mà trung sĩ Hương đã đoán trước, tư lịnh của sđ 4 bộ binh ra lịnh cho ĐT Johnson đưa quân vào vùng. TL của lữ đoàn 1 này ra lịnh cho TĐ 3/8 bộ binh của ĐT Belnap thám sát một cụm các đỉnh, có tên là Rocket Ridge (Rặng Hỏa tiển, vì từ đây CSBV thường bắn hỏa tiển 122 ly vào các vị trí đồng minh - người dịch, nằm ở phía nam của Dak To 1). ĐT Johnson cũng ra lịnh cho TĐ 3/12 của ĐT Vollmer, lục soát một cụm nhỏ hơn gồm các đỉnh núi, ở phía tây của Rặng Hỏa tiển, có tên là Ngok Dơ-lang. Nói thêm: Năm 1969, hai TĐ 23 và 11 BĐQ VNCH, mà trung úy Vương Mộng Long chỉ huy đ.đ. 1 của TĐ 11 BĐQ đã đụng độ nặng tại khu vực Ngok Dơ-lang này. Dù bị trúng miểng B40 vào bả vai, ông vẫn chỉ huy đại đội chặn hậu để TĐ rút lui về căn cứ Dak To ở phía bắc -- người dịch).


Tướng Rosson, TL của 1 Dã chiến, đã báo cho lữ đoàn 173 Dù ở Phú Yên phải sẵn sàng tăng viện cho TĐ 4/503 của họ, đang có mặt tại Ben Het. Một khi quân tăng viện này tới, ý nói lữ đoàn 173 dù, họ sẽ vào thung lũng Dak Klong, phía nam của Ben Het, nơi mà trung sĩ Hương nói rằng, tr.đ. 66 của y trú đóng. Tướng Vĩnh Lộc của quân khu 2 đồng ý đưa quân VNCH tới bắc của Dak To một khi tr.đ. 24 csbv xuất hiện. Các đv LLĐB Mỹ và các toán viễn thám của lực lượng 1 Dã chiến sẽ tuần thám khu vực phía tây của Ben Het, sát tới biên giới. Bốn phi đội oanh tạc-chiến đấu cơ F-100 Super Sabre, với 10-18 máy bay mỗi phi đội, túc trực tại sân bay Phù Cát, sẵn sàng lâm trận khi có yêu cầu. 
Quân của lữ đoàn 1 sđ 4 bộ binh của ĐT Johnson, chẳng bao lâu đã xác nhận quân địch đã có mặt trên hai đường đỉnh chánh dẫn tới phía nam Dak To.

TRẬN ĐÁNH MỞ MÀN 

*** Sáng ngày 3/11, hai đ.đ. của TĐ 3/12 của sđ 4 đã được trực thăng vận 7 km về phía nam đến Rặng Hỏa tiển, và xuống một bãi đáp khoảng 1.500 mét ở phía nam của Đồi 1338, đặt tên theo cao độ tính bằng mét -- đồi này là một điểm quan sát có thể nhìn bao quát thung lũng Dak To. Khi những người lính này của TĐ 3/12 của ĐT Vollmer bắt đầu (set out) trèo lên đỉnh để lục soát tìm kiếm các vị trí hỏa tiển 122 ly hay súng cối, hỏa lực mạnh của địch đã bắn đi từ các hầm trú ẩn hay bunker ngụy trang kỹ lưỡng ở sườn núi phía trên. Lính của 3/12 ko thể điều động quanh các hầm trú ẩn này, vì các hầm đã chắn đường lên núi của họ, và lựu đạn ko tác dụng với các hầm. Sau khi có bốn chiến sĩ tử trận, ĐT Vollmer cho các đ.đ. rút lui để phi pháo làm việc. Nói thêm: Do quân Mỹ quân số đầy đủ nên các tiểu đoàn trưởng thường là trung tá, đôi khi là ĐT, như trường hợp này -- người dịch. Quân csbv đã bị phi pháo đánh phá trong vài giờ, trong đó có một phi vụ ném xuống 24 quả bom loại 1.000 cân Anh với đầu nổ chậm, trước khi họ buộc phải rút khỏi các bunker. 
Một cuộc quan sát kỹ lưỡng các bunker đã phá hủy một phần cho thấy các bunker này được bao che chung quanh và bên trên bởi các súc gỗ gụ (mahogany logs) dầy, chặt từ rừng rậm chung quanh, khiến chúng ko thể bị phá hủy trừ phi bị đánh trúng (direct hit) bởi một quả bom hay đạn pháo. Bắc quân phải cần vài ngày để xây dựng một bunker như vậy, bằng cách dùng cưa tay đối với gỗ cứng như sắt này. Rõ ràng họ đã chuẩn bị cho (come for) một trận đánh lâu dài. 
Cùng lúc với TĐ 3/12 của ĐT Vollmer đổ quân xuống Rặng Hỏa tiển, ĐT Belnap và hai đ.đ. của 3/8 đổ xuống đầu phía đông của Ngok Dơ-lang. Ý định của Belnap là tiến về phía tây, vượt qua các đồi 882, 843, và 785, trước khi tới mục tiêu cuối cùng, đồi 724, cách đó khoảng 3 km. Trong lúc đó đ.đ. thứ ba của TĐ của ông, trực thăng vận từ Dak To tới một đỉnh (spur) của Rặng Hỏa tiển, đó là đồi 1.001, 4 km ở bắc của BCH của ĐT Belnap. Đỉnh này, có tên là CCHL số 6 hay căn cứ 6, mà sau đó trong ngày một pháo đội đã được trực thăng chở tới căn cứ này để yểm trợ cho cho hai đ.đ. của tđ 3/8, chuyển quân ngang thung lũng. 
Khi đêm tối sắp đến, quân của Belnap đã bị bắn sẻ từng đợt (intermittent) từ núi rừng chung quanh. Tiến về phía tây, hai đ.đ. này đã giết 8 bắc quân, đổi lại 4 lính Mỹ tử thương. Hai đ.đ. này đóng qua đêm ở đồi 882, điểm cao nhứt của cụm Ngok Dơ-lang và khoảng 2 km tây của đồi 724
Trận chiến ở Rặng Hỏa tiển và Ngok Dơ-lang có vẻ đã xác nhận lời khai của trung sĩ Vũ Hương. 
***Ngày 4/11, TL của sđ 4 bộ binh báo cáo với TL của 1 Dã chiến rằng lời khai này đáng tin để triển khai thêm quân từ 173 Nhảy Dù. TL của 1 Dã chiến đồng ý. 
***Ngày 5/11, TL của 1 Dã chiến ra lịnh di chuyển TĐ 1 và 2 của lữ đoàn 173 dù, với phần lớn pháo binh và BCH của 173 Dù từ Phú Yên đến Dak To. TĐ 3/503 của lữ đoàn, vừa đến nam VN, ở lại để bảo vệ mùa gặt lúa tại Phú Yên. TL Rosson của 1 Dã chiến cũng yêu cầu B-52 oanh kích khu vực ở tây và nam của Dak To, mà theo lời khai của trung sĩ Hương có thể là nơi tập kết của sđ 1 csbv
***Hai ngày sau tức ngày 7/11, chuẩn tướng Leo H. Schweiter, TL của lữ đoàn 173 Dù đã đặt BCH tại Ben Het. Tướng quân này, từng chiến đấu ở Normandy và Bastogne trong thế chiến 2, sau đó tại Cao Ly; kế đó chỉ huy liên đoàn 5 LLĐB, trước khi đến VN tháng 8/1967 để chỉ huy lữ đoàn 173 Dù. 
Theo lịnh của tướng Peers, Schweiter ra lịnh cho TĐ 1/503 của trung tá David Schumacher bảo vệ trại Ben Het và TĐ 2/503 của thiếu tá James Steverson trách nhiệm phòng thủ Dak To 1 và 2. Điều này cho phép lữ đoàn 1 của sđ 4 bộ binh tập trung vào Rặng Hỏa tiển và Ngok Dơ-lang và cũng cho phép TĐ 4/503 của 173 Dù lục soát thung lũng Dak Klong, nằm phía nam của Ben Het. 
TL của 173 Dù ra lịnh cho TĐ 4/503 trừ đưa ba đ.đ. về phía nam khoảng 7 km để lục soát đồi 823 ở lối vào thung lũng Dak Klong, hay thung lũng Dak Honiang. Nơi đó, vì gần tầm bắn ngoài của đại bác từ Ben Het, các trực thăng sẽ chỡ đ.đ. B của 4/503 (đ.đ. này lúc đó đang ở Ben Het) và các cưa máy và bao cát tới đồi 823 để lập một CCHL mới, sau đó là một pháo đội 105 ly, để yểm trợ các mủi tấn công mới vào thung lũng này. Sáng hôm đó, ba đ.đ. của 4/503, di  chuyển bộ theo ba mủi song song với nhau để lục soát khu vực giữa Ben Het và đồi 823. TĐ trưởng Johnson ngồi trực thăng để điều quân. Đ.đ. D gồm ba trung đội với một trung đội DSCĐ của trại Ben Het, đã tới đầu phía bắc của một dãy đồi phủ đầy rừng rậm mà người dân địa phương gọi là Ngok Kom Liệt ngay trước trưa. 
Khi 1 người lính phát hiện đường dây điện thoại quanh co lên sườn đồi, TĐ trưởng ra lịnh cho đ.đ. thám sát. Rất cẩn thận, lính Dù và trung đội DSCĐ tiến lên đồi Ngok Kom Leak, 1.6 km bắc của đồi 823. 
Tìm thấy dấu chân và cứt mới ỉa trên giữa đường lên núi, đ.đ. D đã lập chu vi phòng thủ trên một khoảng rừng thưa. Tiểu đội lính Mỹ mệt nhọc đã vượt khỏi chu vi phòng thủ để lục soát khu vực chung quanh, và họ đã gần như lập tức chạm địch. Cả hai bên đều nổ súng; tiểu đội này chạy về tuyến phòng thủ với địch quân chạy theo bén gót (hot on their heels). Cuộc tao ngộ chiến (skirmish) này đã trở thành một trận đánh mà địch quân tấn công chu vi phòng thủ của quân Mỹ từ nhiều hướng. TĐ trưởng Johnson ra lịnh đ.đ. A và C tham chiến càng nhanh càng tốt, trong khi y gọi phi pháo bảo vệ đ.đ. D.
Với hỏa lực yểm trợ, đ.đ. D cầm chân địch cho tới khi đ.đ. A tới vài giờ sau đó. Khi đó bắc quân đã tan biến. Tổn thất của đ.đ. D là 4 chết và hơn 10 bị thương. Đ.đ. C, di chuyển chậm do bị bắn sẻ, đã tới đồi sáng hôm sau. Sau khi lục soát đồi này, tìm thấy 28 xác địch, ba đ.đ. của TĐ 4/503, tiếp tục di chuyển đến đồi 823 nơi đ.đ. B đã chiến đấu một mình.
Vì buổi chiều ngày hôm trước, TĐ trưởng Johnson đã cho trực thăng đổ đ.đ. B xuống đồi 823 để lập một CCHL hầu yểm trợ quân của ông tại Ngok Kom Liệt. Đ.đ. B đã xuống đồi 823 khoảng 14:30, sau khi không quân ném bom suốt ngày để dọn sạch cây rừng dầy đặc ở đỉnh của đồi 823 và giết mọi bắc quân núp ở đó. Lính của đ.đ. đã thấy các ba-lô vứt bỏ và bá súng hư hỏng do trúng phi pháo trên đỉnh của 823, nhưng ko thấy xác. Sau khi đặt vài tổ nghe ngóng (2 người mỗi tổ) ở suờn núi phía dưới, phần còn lại của đ.đ. đã bắt đầu đào hố chiến đấu và chặt cây cối để có xạ trường tốt.  
Địch đã xuất hiện sau đó 30 phút, bằng cách dàn hàng ngang tiến lên đồi, vừa đi vừa bắn vào quân Mỹ với AK-47 và trung liên RPD. Loạt đạn đầu đã giết chết một tổ nghe ngóng gồm 2 người; sau đó 5 lính Mỹ đã chết khi từ trên núi chạy xuống để cứu đồng đội. Phần còn lại của đ.đ. B nhào xuống các hố cá nhân và hố bom chung quanh đỉnh núi để bắn trả. Chỉ trong vài phút, các đại bác từ Ben Het đã bắt đầu giả xuống sườn núi bên dưới, trong khi một phi đội (flight) oanh tạc cơ bay vòng vòng trên không, chờ đợi cơ hội để trút bom.
ĐT Johnson ko có cách nào để tăng cường cho quân của ông trước trời tối. Các đ.đ. khác của tđ 4/503, đang bận chiến đấu ở Ngok Kom Liệt vài km về phía bắc. Ngay cả ông có quân trừ bị, hỏa lực của đối phương chắc chắn sẽ gây hư hại hay hủy diệt các trực thăng cố gắng đáp xuống đỉnh của đồi 823. Cũng như vậy, rất nguy hiểm nếu đổ quân xuống thung lũng nằm kế đồi trong khi ko biết sức mạnh và vị trí của địch. Do vậy đ.đ. B phải cố gắng cầm cự tới sáng.
Trận chiến đã ác liệt suốt buổi chiều và tiếp tục đến tối. Quân địch bò sát tới hố chiến đấu của quân Mỹ để ném lựu đạn; lính của đ.đ. B cũng dùng lựu đạn để chặn đứng cuộc tấn công. Các xạ thủ của khẩu cối 81 ly duy nhứt trên đồi 823 (đặt ở đáy của một hố bom lớn) đã liên tục bỏ đạn vào nòng, và nòng súng gần như dựng đứng vì họ phải bắn vào khu vực 100 mét tính từ chu vi phòng thủ. Một Hỏa Long AC-47 bay lòng vòng suốt đêm trên đỉnh núi, thả hỏa châu soi sáng và dùng các đại liên 6-nòng bắn đạn 7.62 ly xuống các rừng rậm ở sườn núi bên dưới. Hỏa lực của Bắc quân yếu dần và chấm dứt một thời gian ngắn trước rạng đông của ngày thứ bảy, tính từ lúc xảy ra trận chiến giữa quân Mỹ và csbv. Sáng hôm đó đ.đ. B ghi nhận có 16 lính Mỹ tử trận và số bị thương trên 32.
Địch quân rút quân khỏi đồi 823 đã cho phép ĐT Johnson đưa thêm quân. Trực thăng đã chở tới một đ.đ. thuộc TĐ 1/503, để cùng với đ.đ. B lục soát các sườn núi đầy hố bom. Các toán tuần tiểu đã tìm thấy 89 xác địch và một nơi đóng quân, mà địch ra rút đi, ở chân đồi. Tài liệu thu được tại đó cho thấy họ thuộc tr.đ. 66 csbv, xác nhận sự có mặt của sđ 1 csbv tại thung lũng Dak Klong. Với những đv khá lớn (sizable) của csbv cũng có mặt ở Ngok Dơ-lang và Rặng Hỏa tiển ở phía đông, trận đánh đang diễn ra này trở thành cuộc đụng độ lớn nhứt từ khi địch quân cố gắng tràn ngập trại LLĐB Đức Cơ ở tây của tỉnh Pleiku sáu tháng trước đó./.

Chuyển ngữ từ trang 148 - 158 của sách Staying The Course, October 1967 to September 1968 của Erik Villard. In bởi Trung tâm Quân sử Lục quân Mỹ 2017. 
San Jose ngày 20 tháng 5 2024. Cập nhật ngày 2/8/2024.
Tài Trần









3 New Threats in the Highlands 

history.army.mil/html/books/091/91-15-1/cmhPub_91-15-1.pdf

As October 1967 drew to a close, General Rosson’s most pressing concern in the Central Highlands was the ominous sign of an offensive buildup by elements of the B3 Front. The news was not unexpected. Every year since 1965, the B3 Front had launched a major attack at the beginning of the dry season somewhere in western II Corps. The questions in Rosson’s mind were not if, but where and when.4 The I Field Force commander believed that the most likely targets were the CIDG camps and other installations in western Kontum and Pleiku Provinces that were within easy reach of the enemy’s Cambodian base. Dak To stood at the top of the list. Long-range patrols from the 4th Infantry Division and I Field Force had detected enemy troops camped near the border. Helicopter2 First quote from Senior Ofcr Debriefing Rpt, Lt Gen William R. Peers, 23 Jun 69, p. 3. Second quote from Interv, 4th Inf Div Historian with Lt Col John A. Smith, 16 Sep 68, p. 7. MFR, MACV, 3 Dec 67, sub: MACV Commanders’ Conference, p. 4, Encl 4. All in Historians files, CMH. 3 Military History Institute of Vietnam, Victory in Vietnam, vol. 2, pp. 376–77, 380–81; Luc Loung Vu Nang Nhan Dan Tay Nguyen Nong Kong Chien Chong My Cuu Nouc [The People’s Armed Forces of the Western Highlands During the War of National Salvation Against the Americans] (Hanoi: People’s Army Publishing House, 1980), pp. 67–109 (hereafter cited as People’s Armed Forces of the Western Highlands); Periodic Intel Rpt no. 32, I FFV, 6–12 Aug 67, 12 Aug 67, Historians files, CMH. 4 MacGarrigle, Taking the Offensive, October 1966 to October 1967, pp. 67–76. 149 

Across the Central Highlands mounted sniffer devices had detected signs of smoke released by campfires, and OV–1 Mohawk aircraft from the 225th Surveillance Airplane Company had also picked up those unseen fires using their infrared sensors. More evidence came from I Field Force radio research units, which intercepted a series of transmissions coming from the 1st Division headquarters. Using sophisticated decoding and triangulation techniques, and employing aircraft crammed with detection gear, U.S. intelligence determined that the messages had gone to the 24th Regiment, somewhere north of Dak To, and to the 32d and 66th Regiments, somewhere to its west. There were also reports that the 174th Regiment had taken up station in Laos no more than a day’s march away.5 Rosson examined other possibilities, too. Recent information indicated that the 33d Regiment was “planning an adventure in northwestern and central Darlac,” news that had led General Peers to shift his 2d Brigade down to Ban Me Thuot for the time being. He also had to consider a new thrust toward Pleiku City. On 28 October, North Vietnamese gunners had bombarded the city with forty-six 122-mm. rockets, the first time such weapons had been used against the provincial capital. For Rosson, however, the weight of evidence pointed toward Dak To. Back in June, elements of the 1st PAVN Division had fought a series of bloody battles with the 173d Airborne Brigade in the hills south of Dak To, nearly overrunning a U.S. paratrooper company at one point. Now with dry weather settling in, 5 AAR, Battle of Dak To, 4th Inf Div, 3 Jan 68, pp. 1–2, Historians files, CMH; Cdr’s Analysis, Battle of Dak To, Maj Gen William R. Peers, 10 Nov 67, pp. 1–2, Historians files, CMH; Periodic Intel Rpt no. 42, I FFV, 15–21 Oct 67, 21 Oct 67, p. 14, box 1, Periodic Intel Rpts, Asst Ch of Staff, G–2, I FFV, USARV, RG 472, NACP. An OV–1B Mohawk surveillance aircraft equipped with a side-looking airborne radar pod Staying the Course 150 General Thao might be planning a similar operation but on a larger scale. “More than ever,” Rosson wrote, the enemy “needs a dramatic tactical victory to buoy the morale of his troops and to convince the man in the village of Communist invincibility.”6 The enemy had long regarded the northwestern part of Kontum Province as a key strategic area in his plans for winning the war. The Dak To Valley, which ran west-east from Laos into Kontum Province, offered a natural invasion route for enemy forces. Featuring an old colonial road named Route 512 that ran the length of the valley, the Dak To corridor was one of the few places in western I Corps or II Corps that offered easy cross-border movement. If the enemy won control of the Dak To Valley, he would have a high-speed invasion route that could feed troops, supplies, and vehicles into the Central Highlands from depots on the Ho Chi Minh Trail. On a more defensive note, North Vietnamese leaders wanted to prevent the allies from stockpiling enough supplies in the Dak To area to support a cross-border incursion, should General Westmoreland get the approval for such an operation. Finally, General Thao had specific orders from the North Vietnamese Ministry of Defense to wage a major battle in the Dak To area in the autumn of 1967 in order to wipe out one or more U.S. battalions, giving Hanoi a powerful propaganda victory that 6 Both quotes from Msg, Rosson NHT 1391 to Westmoreland, 9 Nov 1967, sub: Evaluation and Assessment of Situation in II CTZ October 1967, p. 1, Historians files, CMH. A map from a 4th Infantry Division after action report showing the layout of the Dak To II base in early November 1967 151 Across the Central Highlands could challenge Westmoreland’s claims of progress and strike a blow at American morale (see Map 14).7 Allied defenses in the Dak To area consisted of three military camps and half a dozen firebases that lined Route 512 on the northern side of the valley. The first of those military camps, Dak To I, was a battalion-size facility located just west of Tan Canh, itself garrisoned by a South Vietnamese battalion from the 42d Regiment. Dating back to the early 1960s, Dak To I had a small airstrip that could accommodate helicopters and observation aircraft. Three kilometers farther to the west was a newer and larger facility called Dak To II whose airfield could handle C–130 aircraft. Fourteen kilometers to the west was the Ben Het Special Forces camp, where U.S. engineers were building a new firebase that would soon house 175-mm. batteries from the 52d Artillery Group capable of hitting targets across the border. South of Route 512, a narrow horizontal plain led to a series of high mountain ridges and narrow valleys that generally ran from north to south. Some of those valleys wound their way to the Cambodian border, giving the enemy several routes to the Dak To battlefield.8 General Peers began strengthening the Dak To bases on 28 October 1967. He replaced the 2d Battalion, 8th Infantry (Mechanized), currently defending the valley, while troops from the 299th Engineer Battalion improved Route 512 between Tan Canh and Ben Het, with straight-leg infantry units from the 1st Brigade that were more capable of fighting in the hills. Lt. Col. John P. Vollmer’s 3d Battalion, 12th Infantry, arrived at Dak To airfield on a flight of C–130s. Another flight delivered the 3d Battalion, 8th Infantry, commanded by Lt. Col. Glen D. Belnap, the next day. The brigade commander, Col. Richard H. Johnson, likewise established a forward headquarters at Dak To. General Rosson further reinforced him with the 4th Battalion, 503d Infantry, from the 173d Airborne Brigade, airlifted from the Tuy Hoa airfield in Phu Yen Province. Johnson settled the paratroopers into Ben Het. A trio of batteries from the 6th Battalion, 29th Artillery, rounded out Johnson’s force.9 The Battle Begins, 2–6 November The allies gained an unexpected windfall on 2 November when Sgt. Vu Huong from the 66th Regiment turned himself in to a small government out7 Senior Gen Chu Huy Man, Thoi Soi Dong [Time of Upheaval] (Hanoi: People’s Army Publishing House, 2004), p. 464 (hereafter cited as Time of Upheaval). 8 AAR, Battle of Dak To, 4th Inf Div, pp. 4, 56, 65–67, Encl 2. The information on Ben Het is in Interv, George L. MacGarrigle with Lt Gen William B. Rosson, 13 Sep 77, Historians files, CMH. 9 AAR, Battle of Dak To, 4th Inf Div, p. 1, Encl 2; Periodic Intel Rpt no. 51, I FFV, 17–23 Dec 67, 23 Dec 67, an. C-3, box 1, Periodic Intel Rpts, Asst Ch of Staff , G–2, I FFV, USARV, RG 472, NACP; Interv, MacGarrigle with Rosson, 13 Sep 1977; Msg, Rosson NHT 1334 to Westmoreland, 28 Oct 67, Historians files, CMH; Hay, Tactical and Material Innovations, pp. 78–96; John A. Cash et al., Seven Firefights in Vietnam (Washington, D.C.: Office of the Chief of Military History, 1989), pp. 85–108. Staying the Course 152 post north of Dak To. Huong, a member of a reconnaissance team that had been scouting the terrain around Dak To, had overheard one of his officers saying that the 66th and 32d Regiments were spread out south and west of Dak To along with a battalion from the 40th Artillery Regiment. The remainder of the artillery unit and the 24th Regiment were apparently north of Dak To, as was the 174th Regiment. According to Huong, the attack was to have taken place on 28 October, timed to coincide with the rocket attack on Pleiku City, but the commander of the 1st Division, General An, had pushed back the date because his artillerymen at Dak To were not ready.10 Allied interrogators questioned his story. How, they wondered, could a mere sergeant know so much about the plans of the 1st Division? Was he part of a ploy to mislead the allies? However, the details he provided fit well with what the Americans already knew or suspected. Peers and Rosson decided that Huong was telling the truth: the B3 Front was preparing a division-size attack on Dak To, hoping to engage U.S. forces on rugged, forest-covered terrain that negated some of the Americans’ advantages in firepower and helicopter mobility.11 Hoping to preempt the artillery barrage that Huong had predicted, Peers ordered Colonel Johnson to send his infantry into action. The 1st Brigade commander directed Colonel Belnap and his 3d Battalion, 8th Infantry, to investigate the long series of peaks known as “Rocket Ridge,” a favorite North Vietnamese launching site, that lay to the south of Dak To I. Johnson instructed Colonel Vollmer and his 3d Battalion, 12th Infantry, to search a smaller cluster of peaks to the west of Rocket Ridge known as Ngok Dorlang. At I Field Force headquarters, General Rosson alerted the 173d Airborne Brigade headquarters in Phu Yen Province to be ready to join its 4th Battalion, 503d Infantry, at Ben Het. When those reinforcements arrived, the 173d Airborne Brigade would move into the Dak Klong Valley, south of Ben Het, where Sergeant Huong said that his own unit, the 66th Regiment, was located. General Vinh Loc agreed to place South Vietnamese troops to the north of Dak To in case the 24th Regiment made its appearance. U.S. Special Forces units and long-range reconnaissance patrols from I Field Force would screen the area west of Ben Het. Four squadrons of F–100 Super Sabre fighter-bombers, flying from Phu Cat airfield in the lowlands west of Qui Nhon, remained on call for tactical air support.12 Colonel Johnson’s infantry soon confirmed that enemy soldiers were on both principal ridgelines to the south of Dak To. On the morning of 3 November, helicopters flew two companies from the 3d Battalion, 12th Infantry, seven kilometers south to Rocket Ridge, landing them about 1,500 meters to the south of Hill 1338, an observation point that offered sweeping views of the Dak To Valley. As Colonel Vollmer’s men set out for the peak, 10 Periodic Intel Rpt no. 44, I FFV, 29 Oct–4 Nov 67, 4 Nov 67, an. C-1, pp. 1–2, box 1, Periodic Intel Rpts, Asst Ch of Staff, G–2, I FFV, USARV, RG 472, NACP. 11 Ibid.; Interv, MacGarrigle with Rosson, 20 Sep 77, Historians files, CMH. 12 This section is based on AAR, Battle of Dak To, 1st Bde, 4th Inf Div, 9 Dec 67, pp. 5, 7–8, 10, Encl 6 to AAR, Battle of Dak To, 4th Inf Div. 1 PAVN X X 66 PAVN III 32 PAVN III 174(-) PAVN III 24 PAVN III PAVN 40 31 I I 3 8 I I 3 12 I I 4 503 I I 1 4 X Dak Poko Dak Poko Dak Psi a D H k do ar i BEN HET DAK TO 2 DAK TO 1 TAN CANH Hill 1049 Hill 1338 Hill 823 Hill 875 512 512 512 511 511 613 613 14 14 Dak Ri Peng Polei Lang Lo Kram Dak Wang Kram Dien Binh Kon Hojao S O U T H V I E T N A M L A O S S O U T H V I E T N A M C A M B O D I A L A O S C A M B O D I A BAT TLE FOR DAK TO PHASE ONE 2–6 November 1967 Fireght Enemy Axis of Attack Ground Assault Air Assault Military Installation 0 0 5 Kilometers Miles 5 0 300 800 1400 and Above ELEVATION IN METERS Map 14 Staying the Course 154 scanning the area for rocket or mortar positions as they climbed, heavy fire erupted from camouflaged bunkers farther up the slope. The soldiers from the 3d Battalion had no way of maneuvering around the bunkers that blocked the trail ahead, and found them impossible to knock out with grenades. After losing four killed, Colonel Vollmer pulled his companies back so air and artillery strikes could go to work. The North Vietnamese defenders endured several hours of punishment, including a bombing sortie that hit them with twenty-four 1,000-pound bombs equipped with delayed-action fuses, before they finally withdrew from their bunkers. An examination of the partially destroyed bunkers showed Vollmer and his men why they had been so hard to knock out. Each fighting position was crowned on the top and sides by thick mahogany logs harvested from the surrounding forest, making them impervious to anything less than a direct hit from a bomb or artillery shell. It would have taken the North Vietnamese several days to build such bunkers, using only handsaws to carve through the iron-hard wood. The enemy had clearly come for a long fight. At the same time that Colonel Vollmer’s troops landed on Rocket Ridge, Colonel Belnap touched down on the eastern end of Ngok Dorlang with two companies from his 3d Battalion, 8th Infantry. Belnap’s plan was to sweep west across Hills 882, 843, and 785, before reaching his final objective, Hill 724, some three kilometers away. Meanwhile, a third company from his battalion traveled by helicopter from Dak To to a spur of Rocket Ridge, Hill 1001, four kilometers to the north of where Belnap was positioned. The site Men of the 3d Battalion, 12th Infantry, 4th Infantry Division, establish an outpost on Rocket Ridge. 155 Across the Central Highlands known as Firebase 6 became operational later that day when the howitzer battery attached to the 3d Battalion, 8th Infantry, flew to the site and readied its weapons to support the two infantry companies across the valley. As evening approached, Belnap’s men received intermittent sniper fire from the surrounding woods. Pushing west, the two companies flushed out and killed eight North Vietnamese soldiers. Four soldiers from the 3d Battalion, 8th Infantry, also lost their lives that day. The two companies made their night encampment on Hill 882, the tallest point on Ngok Dorlang, and some two kilometers west of Hill 724.13 The fighting on Rocket Ridge and Ngok Dorlang appeared to confirm Sergeant Huong’s story. On 4 November, Peers informed Rosson that the threat was credible enough to justify the deployment of additional troops from the 173d Airborne Brigade. The I Field Force commander agreed. The next day, Rosson made arrangements to fly the 1st and 2d Battalions from the 173d Airborne Brigade, most of its artillery and its brigade staff, from Phu Yen to Dak To. The brigade’s 3d Battalion, 503d Infantry, which had just arrived in South Vietnam, stayed behind to protect Phu Yen’s rice harvest. Rosson provided additional support through a steady apportionment of B–52 strikes. Soon the high-altitude bombers were hitting areas to the south and west of Dak To that Sergeant Huong said might contain staging areas for the 1st PAVN Division. Two days later, Brig. Gen. Leo H. Schweiter established his 173d Airborne Brigade command post at Ben Het, reporting to General Peers. Schweiter, who had seen action at Normandy and Bastogne during World War II and who had later fought in Korea, had gone on to command the 5th Special Forces Group before coming to Vietnam in August 1967 to lead the 173d Airborne Brigade. At the direction of General Peers, Schweiter ordered the commander of his 1st Battalion, 503d Infantry, Lt. Col. David J. Schumacher, to secure Ben Het, and the commander of the 2d Battalion, 503d Infantry, Maj. James R. Steverson, to take over the defenses at Dak To I and II. That allowed Colonel Johnson’s 1st Brigade to focus on Rocket Ridge and Ngok Dorlang, and permitted General Schweiter to use his remaining unit, the 4th Battalion, 503d Infantry, for a sweep of the Dak Klong Valley, which lay due south of Ben Het. Schweiter directed the commander of the 4th Battalion, 503d Infantry, Lt. Col. James H. Johnson, to march three of his companies south about seven kilometers to secure Hill 823 at the mouth of the Dak Klong Valley. There, near the outer range of the artillery batteries firing from Ben Het, helicopters would deliver Company B with tools and materials to build a new firebase, followed by a battery of 105-mm. howitzers, to support further advances into the valley. Colonel Johnson’s three companies set out that morning, marching along parallel routes to sweep the area between Ben Het and Hill 823. The colonel monitored his troops from a helicopter. Company D, consisting of three platoons plus a platoon of Montagnards from Ben Het, reached an intermediary hill called Ngok Kom Leat just before noon. When one of the soldiers spotted 13 AAR, Battle of Dak To, 4th Inf Div, p. 9. Staying the Course 156 communications wire snaking up the slope, Johnson instructed Company D to investigate. Cautiously, the soldiers and the accompanying platoon of Montagnards headed up Hill 823. Finding fresh footprints and human waste halfway up the hill, Company D formed a defensive circle in a small clearing. The squad of Americans who crept out to search the neighboring area ran into North Vietnamese soldiers almost immediately. Both sides opened fire; the patrol returned to the perimeter with the enemy hot on their heels. The skirmish turned into a full-blown firefight with North Vietnamese soldiers closing on the U.S. position from several directions. Colonel Johnson ordered Companies A and C to join the fight as soon as possible, while he called in air and artillery strikes to defend the beleaguered unit. With those supporting fires, Company D held the enemy at bay until Company A arrived several hours later. As it arrived, the North Vietnamese attackers melted away. The casualty roll in Company D totaled four killed and more than a dozen wounded. Company C, which had been delayed by enemy snipers, reached the hill the next morning. After searching the hill, finding twenty-eight enemy dead, the three companies from the 4th Battalion, 503d Infantry, resumed their march toward Hill 823 where Company B was fighting its own battle.14 The previous afternoon, Colonel Johnson had decided to land Company B on Hill 823 to establish a firebase that could help his other men on Ngok Kom Leat. Company B touched down on Hill 823 at around 1430, following a day-long bombardment that cleared away the dense foliage on its summit and killed any North Vietnamese hiding there. The soldiers from Company B found discarded rucksacks and newly smashed rifle stocks on the summit, but no bodies. After posting several two-man listening teams farther down the hill, the remaining soldiers began digging foxholes and hacking at undergrowth to improve their fields of fire.15 14 AAR, Battle of Dak To, 6 Nov 67, 173d Abn Bde, n.d., pp. 1–4, Historians files, CMH. For more on the 6 November battles, see Cash et al., Seven Firefights in Vietnam, pp. 85–108. 15 AAR, Battle of Dak To, 6 Nov 67, 173d Abn Bde, pp. 15–16; and AAR, Battle of Dak To, Inf action on 6–8 Nov 67, Co B, 4th Bn, 503d Inf, Encl 2; AAR, Battle of Dak To, 1st Bde, 4th Inf Div, pp. 8–10. General Schweiter (shown as a major general) 157 Across the Central Highlands The enemy appeared thirty minutes later, moving up the slope along a broad front while spraying the U.S. positions with AK47 assault rifles and RPD light machine guns. The initial burst of fire killed two Americans manning a listening post; five more of their comrades also died when they rushed down the hill to help their buddies. The remainder of Company B dove into foxholes and bomb craters around the summit and returned fire. Within minutes, howitzers from Ben Het began to pound the lower slopes, while a flight of fighter-bombers circled above, waiting for a chance to drop their ordnance. Colonel Johnson had no good way of reinforcing his soldiers before nightfall. The other companies from his 4th Battalion, 503d Infantry, were already committed to the fight at Ngok Kom Leat several kilometers to the north. Even if he had other troops, hostile fire would surely damage or destroy any helicopters that tried to land on the summit of Hill 823. Likewise, it was too risky to land troops onto the valley floor at the base of the hill without knowing the strength and disposition of the enemy. Company B had to hold the hill until morning. The fight raged throughout the afternoon and continued into the night. Enemy soldiers crawled close enough to the American foxholes to hurl grenades; the men from Company B threw some back before they exploded, as well as some of their own grenades. The single U.S. mortar crew on Hill 823 lobbed shells at the enemy from the bottom of a large crater, their 81-mm. tube pointing nearly straight up as they brought fire to within one hundred meters of the U.S. perimeter. An AC–47 fixed-wing gunship circled the hill Soldiers from the 1st Battalion, 503d Infantry, 173d Airborne Brigade, check their bearings during a search for enemy positions. Staying the Course 158 throughout the night, dropping illumination flares and firing its six-barreled machine guns at the enemy-held woods on the lower slope. North Vietnamese fire slackened and then ceased shortly before dawn on the seventh. The morning roll call for Company B revealed that sixteen of its soldiers had been killed and more than twice that number wounded. The enemy’s retreat from Hill 823 permitted Colonel Johnson to finally bring in more troops. Helicopters delivered a company from the 1st Battalion, 503d Infantry, which joined Company B from Johnson’s own 4th Battalion as it searched the bomb-scarred slopes. Patrols located eighty-nine enemy corpses and a large abandoned camp at the base of the hill. Documents recovered from the scene revealed that the dead belonged to the 66th Regiment, confirming the presence of 1st Division units in the Dak Klong Valley. With sizable North Vietnamese units also on Ngok Dorlang and Rocket Ridge to the east, the unfolding battle was shaping up to be the biggest clash in the highlands since the enemy had tried to overrun the Duc Co Special Forces camp in western Pleiku Province six months earlier.16 The Allied Counteroffensive, 7–15 November The quiet that returned in the Dak Klong Valley on the seventh gave General Peers an opportunity to move the headquarters and support elements of the 173d Airborne Brigade from Ben Het to the older Dak To airfield just west of Tan Canh. Despite being farther from the Dak Klong Valley, Dak To I was more spacious, had a larger stock of supplies, and was less vulnerable to attack or temporary road closures on Route 512 (Map 15).17 Using the intelligence his men had gathered during the last few days, Peers formally divided the battlefield south of Route 512 into two operational zones. The eastern zone belonging to Colonel Johnson’s 1st Brigade stretched from Highway 14 and the Dak Hodrai River, encompassing both Rocket Ridge and Ngok Dorlang, where the 3d Battalion, 8th Infantry, and the 3d Battalion, 12th Infantry, were currently looking for the 32d Regiment and the 31st Battalion of the 40th Artillery Regiment. The western zone between the Dak Hodrai River and the Cambodian border went to General Schweiter’s 173d Airborne Brigade, which continued its search for the 66th Regiment in the Dak Klong Valley. The 174th Regiment from General An’s 1st Division had yet to make an appearance.18 General Peers also had to consider the independent 24th Regiment, last reported somewhere to the north of Dak To. To prevent the North Vietnamese unit from disrupting the allied supply channel on Highway 1, 16 AAR, Battle of Dak To, 1st Bde, 4th Inf Div, 9 Dec 67, pp. 2, 7; AAR, Battle of Dak To, 4th Inf Div, p. 16; AAR, Battle of Dak To, 6 Nov 67, 173d Abn Bde, 10 Dec 67, p. 12. 17 AAR, Battle of Dak To, 4th Inf Div, pp. 9–10. 18 Cover Ltr, Maj Gen William R. Peers to AAR, Battle of Dak To, 4th Inf Div, and pp. 9–10; and Cdr’s Analysis, Battle of Dak To, Peers, 10 Nov 67, pp. 66–68. 1 PAVN X X 66 PAVN III 32 PAVN III 174(-) PAVN III 24 PAVN III PAVN 40 31 I I 3 8 I I 1 4 X 3 12 I I 4 503 I I 173 X 2 503 I I 1 503 I I ARVN 9 I I 1 8 I I Dak Poko Dak Poko Dak Psi a D k Hod ar i BEN HET DAK TO 2 DAK TO 1 TAN CANH Hill 1049 Hill 1338 Hill 823 Hill 875 512 512 512 511 511 613 613 14 14 Dak Ri Peng Polei Lang Lo Kram Dak Wang Kram Dien Binh Kon Hojao S O U T H V I E T N A M L A O S S O U T H V I E T N A M C A M B O D I A L A O S C A M B O D I A BAT TLE FOR DAK TO PHASE TWO 7–12 November 1967 Fireght Ground Assault Air Assault Military Installation 0 300 800 1400 and Above ELEVATION IN METERS 0 0 5 Kilometers Miles 5 Map 15 Staying the Course 160 General Loc borrowed the South Vietnamese 9th Airborne Battalion from the Joint General Reserve. U.S. aircraft flew the paratroopers from Saigon to Dak To, where they passed to the command of the South Vietnamese 24th Tactical Zone headquarters based at Kontum City. Arriving on the seventh, the paratroopers joined the South Vietnamese 1st Battalion, 42d Regiment, at Tan Canh for Operation Le Loi 45 in the hills northeast of Dak To.19 While the 173d Airborne Brigade and South Vietnamese forces completed their movements on 7 November, Col. Richard Johnson’s 1st Brigade continued to search the hills south of Dak To. On the ninth, Colonel Vollmer’s 3d Battalion, 12th Infantry, discovered an enemy bunker complex on the lower slopes of Hill 1338. Mindful of the costly battle his men had fought three days earlier, Vollmer waited several hours, while air and artillery softened the target. His men took the position as well as a second bunker line farther up the hill the next day. The engagements cost the North Vietnamese at least twenty-five dead and the Americans seven killed. Behind the second line of bunkers, Vollmer’s men found an abandoned mortar pit that was large enough to accommodate a 120-mm. mortar, a weapon with sufficient range to hit the Dak To bases.20 As three companies from the 3d Battalion, 12th Infantry, fought their way toward Hill 1338, Companies A and D from the 3d Battalion, 8th Infantry, continued their westward progress across Ngok Dorlang. As they headed toward Hill 724, Company B remained at Firebase 6 on Hill 1001, five kilometers to the northeast, to defend the battalion’s howitzer battery. Colonel Belnap’s two companies received intermittent sniper fire from the front and either side as they descended the western spur of Hill 843, a low ridge that pointed toward Hill 724 about 1,500 meters away. The column of platoons moved cautiously as squads to the front and the flanks searched the adjoining woods. Companies A and D stopped that afternoon at the base of the spur, 700 meters away from their objective. The Americans had just started to scratch out foxholes and fill sandbags when the enemy attacked. Mortar shells and rocket-propelled grenades exploded in the trees and on the ground as several hundred North Vietnamese attacked down the slope that led to Hill 843. Belnap’s men held their line, killing two flamethrower-equipped North Vietnamese soldiers before they could employ their weapons. Colonel Belnap called in artillery and air strikes, which relieved some of the pressure. After several hours of combat, the enemy withdrew at 2030. Eleven American soldiers had been killed and another thirty-eight wounded in the vicious assault. The enemy had also sustained heavy casualties, leaving behind 230 dead, 37 rifles, and 38 crew-served weapons. A wounded North Vietnamese soldier captured the next morning said that the attackers belonged to the 7th Battalion, 66th Regiment, which had been marching to a new location when it had spotted the Americans and decided to give battle.21 19 AAR, Battle of Dak To, 4th Inf Div, pp. 9–10. 20 AAR, Battle of Dak To, 1st Bde, 4th Inf Div, p. 10. 21 Ibid., p. 9; Periodic Intel Rpt no. 45, I FFV, 5–11 Nov 67, 11 Nov 67, p. 3, box 1, Periodic Intel Rpts, Asst Ch of Staff, G–2, I FFV, USARV, RG 472, NACP. 161 Across the Central Highlands Colonel Belnap kept his battered units in place the next day as helicopters flew out their casualties and delivered supplies. The following morning, 9 November, he moved Company A back to Firebase 6, and flew in Companies B and C from the 3d Battalion, 8th Infantry. The pair of companies stayed there on the western spur of Hill 843 with Company D, while air and artillery strikes pounded Hill 724, a bombardment that continued for the next two days. Meanwhile, General Peers airlifted the 1st Battalion, 8th Infantry, from Darlac Province to the Dak To II base where it could reinforce Belnap’s battalion, if necessary. On the morning of 11 November, Colonel Belnap sent his soldiers up the hill. The Americans encountered no resistance, finding only bomb craters and smashed trees at the top. Just as the final group of soldiers reached the summit, however, a mass of North Vietnamese troops emerged from the trees on the northern and western slopes of Hill 724. The enemy unleashed a torrent of bullets, killing several Americans who manned the outer listening screen. The surviving scouts ran up the hill, while their comrades at the summit laid down covering fire. North Vietnamese troops climbed to within twenty meters of the perimeter, a ragged arc of bomb craters, fallen logs, and broken stumps, before Belnap’s men stopped their advance. The fighting raged for the next eight hours as the North Vietnamese attempted to breach the U.S. line on the northwest slope. As the day wore on, however, the torrent of bombs, napalm canisters, and artillery shells that hit the enemy’s staging areas began to tell. The assaults became less frequent and intense, and finally stopped as darkness gathered. The men from the 3d

 

DAK-TÔ và EM - Vương Mộng Long

“Loan em,
Thật là hấp tấp vội vàng viết những dòng này. Anh biết nếu không, sẽ chẳng bao giờ còn có can đảm mà viết được nữa. Anh yêu Loan như tình cờ bắt gặp một cái đích, mà từ đã bao lâu, mình tìm kiếm hoài công. Tình yêu đến như bão chớp. Anh sợ là tình đơn phương. Như cách biệt giữa một phương trời, giữa một tâm hồn và một vì sao vừa khám phá, đặt tên. Đừng cười anh, ‘lính gì mà đa cảm! ’gặp người có một lần mà đã không thể nào quên được. Có thể là tầm bậy, Loan ạ. Nhưng dối sao được với chính mình? Biết khổ thế này, thà đừng đi họp là hơn. Để người khác đi thay lại đỡ rộn lòng.Có lúc nghĩ lại, đừng cười, phải cám ơn cái ông Tr/U Ninh đã lựa HĐKL/SĐ23 mà ra xét xử. Nói cho cùng, cũng chỉ là thiên mệnh.
<!>
Bây giờ thì anh dừng lại ở em, ở Loan, cảm thấy mình mệt mỏi, không muốn đi tìm nữa.
Có một điều, sợ lời mình chỉ là độc thoại, cô đơn đến thế đó, Loan ơi!
Nhưng dù thế nào cũng viết, cho nó vơi đi! Như nước sông đầy, đổ về biển, lòng biển rộng bao la Loan ạ!
Yêu người, thấy hồn mình chợt đau, đau êm ái, nhưng thật sâu, và thật đậm đà.
Ngày tháng ở đây thật là dài, từ hôm về, từ hôm xa Loan, tất cả thành xa lạ, ngay chính trong phòng của mình. Chỉ còn nhớ, và nhớ cao vọi đỉnh trời. Nhớ kinh hồn!

Hôm em đi học, nằm nhà anh đọc “Ung Thư” trong Văn, thấy anh chàng (quên tên) gọi tên người yêu vang dội cả xóm, anh cười.
Chiều qua, mưa như bão, một mình lái xe ra Biển Hồ, đứng trên đồi cao, bắc loa tay gào thật lớn ‘Loan ơi! Loan ơi! ’ lúc đó mới thấy chàng ta có lý.
‘Loan ơi!’ tên em bay tung trên mặt hồ, đập vào vách núi, dội lại, và tan trên sóng nước, mưa lớn vô cùng, gọi tên em trong mưa, ướt như ma mà lòng ấm áp dị thường.
Loan ơi! Ừ đó! anh lại gọi tên em bây giờ, khi đang ngồi viết, gọi nhẹ trong hồn mà nó âm vang len vào từng cơ trong thân.

Anh Biện mới lấy xe đi phố, anh trốn Biện vào phòng viết cho Loan, gọi tên em trên giấy. Viết rồi lại xé, đốt tên em, thả gió cho bay tít chín từng trời.
Biện biết chuyện rồi. Tối qua ngồi kể chuyện Loan cho anh nghe. Biện không trách gì anh cả. Hai đêm rồi, ngồi với nhau đến một, hai giờ sáng mới ngủ.

Anh rửa ảnh em thật lớn, có thể ngày mai, ngày kia hoặc chiều nay đem theo hình bóng êm đềm thương yêu nhất vào trận đánh khốc liệt đang đợi chờ.
Chắc khi em đang đọc thư này thì anh đã đi hành quân rồi, một cuộc hành quân lớn nhất từ đầu năm tới giờ. Đồng thời mẹ anh cũng đang đọc thơ anh, người mẹ thương con hơn cả bản thân mình, anh đã gọi tên Loan bên tai mẹ trong thơ, chắc mẹ sẽ mừng và mẹ sẽ lo, mẹ sợ con bà chưa hội đủ những ước mơ cao vời của Loan, sợ sự cách biệt sang hèn giữa hai nhà. Nhưng anh phải cho mẹ biết, vì anh đã quyết định rồi. Anh chỉ xin mẹ một lần, và nếu không thành, anh sẽ vác ảnh Loan theo bên mình đúng một trăm năm.
Ừ, anh sẽ yêu Loan suốt một trăm năm. Loan ạ!

Sống thiếu bao nhiêu năm, xuống dưới lòng đất, sau cuộc đời này, còn phải trả cho em đủ số, và hơn thế nữa.
Thật là kỳ lạ! Trí óc anh hồi này nó thế nào ấy! Đừng cười anh nghe Loan.
Yêu Loan thật nặng và thật sâu. Nhưng từ biệt không nói được gì, ở gần không nói được gì- Khổ thật! Muốn nói, nhưng nói làm sao? Đứng trơ ra cũng kỳ! Kịp khi lên máy bay còn muốn trở về, mong chuyến bay hủy bỏ.
Gọi tên Loan cả ngày, Loan có biết đâu? Loan có biết được đâu?

Anh Biện đi suốt buổi trưa, chắc ra quán “Sương” với ông T/u Vy để nghe “Tình Nhớ ” rồi, Biện biết anh đang nhớ Loan, Biện để anh yên một mình ở nhà, ở nhà buổi trưa thật im lặng, nhớ em, yêu em đến điên hồn Loan ơi!

Long”

Trên đây là lá thư năm trang rưỡi, viết bằng bút bi mực xanh trên giấy mỏng. Lá tình thư này là một trong những kỷ vật hiếm hoi còn sót lại của gia đình tôi. Những tờ giấy pơ-lua (pelure) rách góc, rạn nứt, ố vàng. Chữ viết trong thư trông như những con giun, rất khó đọc. Có nhiều chữ, bây giờ (2009), tác giả của nó phải nhờ người nhận thư đọc dùm cho, mới biết ngày ấy, bốn mươi năm trước, mình đã viết gì. Kèm với lá thư xưa, còn có, hai tấm ảnh, mặt sau ghi đầy những giòng chữ xanh mù mịt, một thiệp cưới, năm tờ sách xé từ quyển “Let’s Learn English”, một trang chúc mừng đám cưới của Tòa Soạn “Nguyệt San Biệt Động Quân” số tháng 10 năm 1970, và một quẻ xâm.

Vào một ngày đầu mùa mưa Pleiku năm 1969, tôi đã viết lá thư này. Tôi đã viết một hơi, không ngừng nghỉ, từ dòng đầu, tới dòng cuối. Tôi cũng không đọc lại, để duyệt lỗi chấm câu, lỗi chính tả. Tôi sợ rằng, nếu đọc lại, tôi sẽ thấy những điều không ổn, tôi sẽ xé nó đi, và không có can đảm viết lại lần nữa.

Cái bì thư đề tên người nhận là cô Đinh Thị Loan 14 A Khu Độc-Lập A Ban-Mê-Thuột, đã dán tem, tôi còn đắn đo với bao nhiêu là câu hỏi nẩy ra trong đầu: Có nên gửi lá thư đi không? Nếu thư tới tay Loan mà cô ấy xé nó đi? Nếu thư tới tay Loan mà cô ấy đã có người yêu? Nếu thư tới tay Loan mà tôi không còn sống sót trở về? Nếu tôi trở về mà chiến trường đã lấy mất một phần thân thể, tôi thành phế nhân? Nếu…

Cuối cùng, tôi đánh liều, trao nó cho ông Bưu Tín Viên KBC 4047 của Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân, một ngày trước khi lên trực thăng nhảy vào chiến trường Dak-Tô. Cùng lúc, tôi cũng gửi thư cho mẹ tôi và cho bác Đinh Văn Võ, thân sinh của Loan và Biện.

Truyện tình của tôi bắt đầu từ một chiều Thu 1968. Hôm đó, trên Núi Voi, Đà-Lạt, một chiếc trực thăng tải thương đáp xuống vị trí của Đại Đội 1/TĐ11/ BĐQ để bốc đi những quân nhân đang lên cơn sốt vì bị ong vò vẽ đánh. Chuyến bay này cũng đem tới cho chúng tôi một bao cát sách báo, thư từ. Cả tháng trường lội núi, băng rừng, không thấy thôn làng, phố xá, vừa thấy cái bao cát mang tin tức hậu phương, chúng tôi mừng quá. Tôi cho đơn vị dừng quân.

Sau khi an bài vị trí trú quân đêm, tôi cho phép anh em đốt lửa sưởi và hong giày vớ. Bên bếp than hồng, quan tâm sự với quan, lính tâm sự với lính. Chuyện cửa, chuyện nhà, chuyện gì cũng dốc hết cho nhau nghe. Thiếu Úy Duyên, Chuẩn úy Biện, và Thượng Sĩ Ngọ có thư. Thư của Biện có cả hình ảnh gia đình. Tựa lưng vào một gốc thông, anh chàng vừa đọc thư vừa tủm tỉm cười. Tôi không có thư, tôi xin đọc ké thư của Biện. Biện không cho. Biện móc trong bì thư, đưa cho tôi xem một tấm ảnh đứa em gái của Biện,
– Tôi có năm đứa em gái.Tôi thương con bé này nhất, nó tên là Loan. Nó hiền lắm, hết giờ học là nó ở nhà phụ giúp me tôi. Me tôi tin cẩn nó lắm, tiền bạc trong nhà giao cho nó quản thủ. Không suy chuyển một xu.

Trong ảnh là một cô nữ sinh, cỡ mười bốn, mười lăm tuổi. Cô bé mặc áo dài trắng, tay phải ôm chồng vở trước ngực. Bàn tay trái đang làm điệu, cong cong, ngoéo về đằng sau. Cô bé cười, cái miệng và cặp mắt thực dễ thương. Chẳng hiểu vì sao, tự nhiên, tôi thấy có cảm tình với người trong ảnh ngay. Cầm tấm ảnh, tôi chợt nhớ gia đình… Tôi đang nhớ mẹ tôi. Mẹ tôi đang ở ngoài Hội-An…

“Ở trong đó, con thương đứa nào, nhớ báo cho mẹ biết. Mẹ sẽ vào hỏi vợ cho con.”
Mỗi lần về thăm mẹ, mẹ tôi thường căn dặn tôi câu đó.

Đưa ngón tay trỏ ra móc ngoéo tay Biện, tôi đùa:
– Ông cho tôi “gởi bao gạo” được không?
– Chỉ sợ trung úy không có công chờ. Em nó còn nhỏ quá mà! Nó đang học lớp Đệ Tứ Trung Học Ban-Mê-Thuột.
– Đệ Tứ thì Đệ Tứ! Chờ thì chờ! Có sao đâu? Để có dịp nào ghé qua Ban-Mê-Thuột, tôi sẽ tới nhà ông “coi mắt” người đẹp này.

Tôi trả lại cái ảnh cho Biện, và rồi hai đứa chúng tôi cũng quên mất chuyện này.

Trước Tết năm đó, sau khi chấm dứt hành quân mở đường Đức-Lập, Gia-Nghĩa, đơn vị tôi đã có dịp ghé Ban-Mê-Thuột. Chúng tôi phải trú quân ở phi trường Phụng-Dực hai ngày để chờ phương tiện chuyên chở về Pleiku.

Phụng-Dực chỉ cách Khu Cư Xá Độc-Lập của Sư Đoàn 23 Bộ Binh chừng vài cây số. Gia đình anh Biện cư ngụ tại đây. Ông cụ thân sinh của Biện đang là Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh Sư Đoàn.

Ây vậy, mà tôi quên khuấy lời hứa “gởi bao gạo” cho nhà anh. Tôi cứ nằm khoèo ở sân bay, đọc truyện “chưởng”, giao chiếc jeep cho các ông sĩ quan đại đội đi đâu thì đi. Tôi cũng quên cả lời hứa sẽ ghé “coi mắt” cô nữ sinh lớp Đệ Tứ Trung Học Ban-Mê-Thuột.

Rồi một ngày, khăn gói gió đưa, tôi về qua thành phố cao nguyên sương mù bụi đỏ…

Đầu tháng Năm năm 1969, Trung Úy Vương Mộng Long bị chỉ định đích danh, đại diện Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân đi họp Hội Đồng Kỷ Luật tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh để xử phạt Trung Úy Ninh vừa từ quân lao về đáo nhậm liên đoàn. Tôi tới Ban-Mê-Thuột cùng ngày anh Biện (đã lên thiếu úy) từ Dục-Mỹ tạt về thăm gia đình, trước khi nhập khóa Viễn-Thám Dục-Mỹ. Tôi cùng Thiếu Úy Biện đi đón em gái anh, khi cô ta chấm dứt giờ học nhóm ở nhà người bạn gái cùng lớp.
Lúc đó là năm giờ chiều ngày 12 tháng Năm năm 1969.

Vừa thấy mặt em gái anh Biện, tôi nhận ra ngay cô bé này là người trong cái ảnh mà Biện đã cho tôi xem vào buổi chiều Đại Đội 1/11 BĐQ bị ong vò vẽ đánh chạy có cờ trên đỉnh núi Voi, Đà-Lạt.

Khi người con gái ấy bước lên xe, không hiểu vì sao tim tôi hồi hộp lạ. Tôi có cảm tưởng như tôi đã quen người này lâu lắm rồi. Lúc ấy, lòng tôi háo hức như tâm trạng một người đi xa về, vừa gặp lại người thân. Tôi nghe nơi đáy tim mình có một niềm vui rộn ràng, dào dạt, lâng lâng…

Sáng Thứ Hai, Hội Đồng Kỷ Luật do Trung Tá Phùng chủ tọa, chỉ diễn ra chưa tới hai tiếng đồng hồ. Sau khi đóng dấu chứng thực trên sự vụ lệnh, tôi quay lại nhà anh Biện nghỉ ngơi, chờ máy bay đi Pleiku.

Bác Võ gái bận việc dưới Qui-Nhơn chưa về, nên hai hôm sau, khi anh Biện đi Dục-Mỹ rồi, thì trong nhà chỉ còn tôi, bác Võ trai, Loan, với một đứa em trai, và ba đứa em gái.

Ngoài anh Biện đã đi lính, Loan còn một người chị gái và hai người anh trai hiện sống xa nhà. Do đó mọi việc trong nhà hầu như đều do một tay Loan quán xuyến. Tôi thấy cô ấy quả là một người nội trợ đảm đang. Sáng nào cô ấy cũng dậy thật sớm, pha cà phê cho ông bố, cho tôi, rồi cho bốn đứa em ăn điểm tâm. Sau đó cô bé mới ăn sáng, vừa ăn vừa học bài. Trưa về, cô lại dọn cơm cho cả gia đình, đút cơm cho bé Hồng, xong rồi cô ấy mới ăn cơm. Nhà có u già, nhưng tối tối, tôi thấy cô bé cũng phụ giặt quần áo cho các em. Tôi ngạc nhiên vì sao trong một gia đình khá giả như thế, mà cô ta không hề tỏ ra chút gì kênh kiệu, tự kiêu.

Buổi tối, tôi ngồi ngây, cả giờ, ngắm nhìn Loan ngồi học bài. Cái nét dịu dàng, giản dị, trong sáng, và thơ ngây ấy vừa mong manh, vừa quyến rũ, đã khiến trái tim tôi rung động thực tình. Tôi muốn được ngồi ngắm người ấy suốt đêm. Tôi muốn dang tay ra ôm cái đẹp mơ màng, như sương, như mây ấy vào lòng, nhưng lại sợ rằng một cử chỉ mạnh tay, có thể làm cho nó tan đi mất. Hai chúng tôi không nói chuyện với nhau. Đôi lúc mắt tôi và mắt Loan gặp nhau, cô chớp mắt rồi cúi xuống vở. Mỗi lần như thế, tim tôi lại đập liên hồi. Tôi chẳng biết cô ấy nghĩ gì. Không hiểu cô ấy có thấy cảnh tôi đang bối rối hay không?

Ở Pleiku, khi tiếp xúc với những cô bạn nữ sinh Minh-Đức hay Bồ-Đề, tôi có ấp úng bao giờ đâu? Ở nhà các cô Minh- Đức, tôi đã từng thao thao cho các cô nghe truyện Chúa Jésus hóa phép khiến nước biển cạn tới đáy để dẫn con chiên qua Hồng-Hải. Còn khi ngồi với các cô Bồ-Đề, tôi lại làu làu giảng giải sự tích cây bồ đề của Phật Thích-Ca. Những lần ấy, tôi nói năng suôn sẻ lắm. Truyện Chúa cũng rành, mà truyện Phật cũng thông! Vậy mà, trong chuyến đi Ban-Mê-Thuột lần này, cái lưỡi của tôi dở tệ! Gần chục ngày ở đây, tôi chẳng nói với cô ta được câu nào cho ra chuyện. Có vài dịp đối diện, tôi định khen cô ấy dễ thương. Tôi muốn nói cho cô ấy biết rằng, nếu tôi được nhìn cô ấy mỗi ngày, tôi sẽ cảm thấy đời hạnh phúc lắm. Nhưng đến lúc cần mở miệng nhất, tôi lại đâm ra bối rối, nói chẳng thành lời.

Những ngày sống trong gia đình này, với tôi, thật là êm đềm và hạnh phúc. Tôi ước gì được ở mãi Ban-Mê-Thuột, không về. Trong một tuần lễ dài, sáng sáng tôi đứng nhìn cô ta lên xe đi học. Rồi đi quanh quẩn trong nhà, đọc sách, nhớ nhung. Tôi chỉ mong sao cho mau tới giờ cô ta tan trường về.

Ở Pleiku, tôi cũng đã quen vài cô học trò trung học, cùng trang lứa với Loan. Nhưng với họ, tôi chỉ tiến tới nửa vời, chưa bao giờ mở miệng với cô nào câu “tôi yêu…” Vậy mà, vừa gặp Loan, tôi đã thấy tim mình rộn ràng, đã cảm thấy cuộc đời mình sẽ bị cột chặt vào đời người con gái đó, gỡ không ra. Tôi tự nhủ thầm rằng, tôi đã tìm thấy người mà mình trông đợi bấy lâu nay rồi. Tôi tự hứa sẽ yêu cô ta trọn đời. Cô ấy hiền lành dễ thương như thế, nếu mai đây tôi lấy được cô ấy, chắc những đứa con tôi cũng sẽ rất dễ thương…

Sự vụ lệnh của tôi cho phép tôi có một ngày họp, và hai ngày đi đường. Đúng lý ra, sau ngày họp, tôi phải trở về Pleiku ngay. Nhưng tôi cảm thấy, tôi không thể rời xa Loan ngay được. Tôi cứ nấn ná ở lại trong nhà cô ta, được ngày nào, hay ngày nấy.

Tôi ở Ban-Mê-Thuột đến ngày thứ năm thì ông tiểu đoàn trưởng, Đại úy Hồ Khắc Đàm (K16 VB), điện thoại gọi tôi về để đi hành quân gấp, ông nói rằng vì tôi bận đi công tác xa, tiểu đoàn thiếu đại đội trưởng, nên ông xin trì hoãn lệnh nhảy vào Dak-Tô.

Qua tin tức từ Đài BBC, Đài Sài-Gòn và Đài Quân-Đội, tôi cũng biết chuyện Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân đang chạm nặng và chờ đợi tăng viện, nhưng tôi cứ phớt lờ.

Tôi ù lì tới mức, ông Trung Tá Tiến, Trưởng Phòng 4/SĐ 23/ Bộ Binh phải đích thân lái xe ra Cư Xá Độc-Lập A, tới tận nhà ông Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh Sư-Đoàn để gặp tôi. Ông giao hẹn rằng, đúng ngày Thứ Hai tuần sau tôi phải theo chuyến Beaver đặc biệt để về lại Pleiku. Ông Tiến còn hăm, nếu tôi không chịu về đi hành quân thì ông ta sẽ cho Quân Cảnh áp tải tôi ra máy bay. Đến nước này tôi mới chịu thua.

Sáng ngày 20 tháng Năm năm 1969, dự trù tài xế sẽ chở tôi ra phi trường trước, rồi quay về đón Loan cùng các em đi học. Tới giờ hẹn, tôi nấn ná không chịu đi. Tay cầm cái kiếng mát Ray-Ban, tôi cứ quay quay cái gọng kính, đi đi, lại lại, quanh nhà. Có vài lần, tôi tới bên bàn học của Loan, ngập ngừng định ngỏ lời: “Loan ơi! Anh yêu Loan!” nhưng miệng tôi cứ ấp úng, không nói được. Sau cùng do có điện thoại thúc giục của ông Trung Tá Tiến, tôi đành miễn cưỡng leo lên xe ra phi trường L19. Ông Trung Tá Trưởng Phòng 4 Sư Đoàn đang đứng chờ tôi bên chiếc máy bay, ông cằn nhằn,

– Tiểu đoàn đang chờ cậu về hành quân, mà cậu cứ cà rề, cà rề hoài. Nếu cậu không phải là con ông Võ thì tao đưa cậu ra hội đồng kỷ luật rồi đó!

Trung Tá Tiến là bạn của Thiếu Tá Võ. Ông ta tưởng tôi là con trai bác Võ! Bởi vậy ông đã thân mật xưng “tao” và gọi tôi là “cậu.”
Tôi nghĩ bụng: “Như thế cũng hay! Biết đâu mai mốt mình trở thành con rể bác Võ?”

Chiếc Beaver rộng thênh thang, tôi là hành khách độc nhất. Anh trung úy pilot Mỹ cho tôi biết, anh ta sẽ bay thẳng về đáp bên phi trường Holloway, Pleiku. Tôi tâm sự với anh rằng tôi phải về đơn vị để đi hành quân gấp. Tôi không biết ra đi lần này có còn sống sót hay không. Tôi nhờ anh đảo trên nóc trường Trung Học Ban-Mê-Thuột cho tôi vài vòng, hi vọng tôi có thể nhìn thấy người tôi yêu lần cuối cùng.

Nghe tôi tả oán, anh phi công Mỹ động lòng. Chiếc máy bay rà sát ngọn cột cờ trên sân trường Trung Học Ban-Mê-Thuột hai vòng, rồi mới ngóc đầu bay về phương bắc. Trong sân trường đầy học trò. Có nhiều nam nữ sinh ngửa mặt nhìn lên.Tôi chẳng phân biệt được ai với ai.

Về Pleiku, tôi cứ buồn vẩn vơ, nhớ nhung người ở xa. Ngày tháng trở nên dài đằng đẵng. Tiểu đoàn còn nằm ứng chiến chờ lệnh. Ngày nào cũng có những chuyến Chinook tải thương binh từ Kontum về Quân Y Viện Pleiku. Nghe đâu, Tiểu Đoàn 22 Biệt Động Quân bị thiệt hại khá nặng, vừa được rút ra Tân-Cảnh. Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân còn kẹt lại trong vùng. Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân đang bị một trung đoàn Cộng-Sản bao vây. Có lúc tôi thấy mình thật là mềm yếu khi nghe tin không vui truyền về từ chiến trường.

Trong tâm trạng rối bời, tôi viết lung tung trên từng trang giấy của quyển Anh Văn “Let’s Learn English” những dòng chẳng ăn nhập gì với nhau:

“Anh vẫn biết yêu em là một phiêu lưu nguy hiểm.
Mà sao anh vẫn bắt buộc phải phiêu lưu?
“Bé Loan, sao mình lại nhớ con bé ấy được nhỉ? Đẹp ở cái mục nào? mà mình lại có vẻ muốn láng quáng? Hiền! ừ hiền! dám nhụt chí anh hùng kỳ này cũng nên! sắp hành quân, đừng nghĩ bậy!”
“Dak-Tô! Dak-Tô! Nghe như một tiếng gọi thật buồn. Ngày mai anh đi. Bên cái chết, anh sẽ nghĩ gì về em? Loan ơi!”

cuối trang này, tôi đã ghi lại hai chữ “Loan ơi!” tới mười tám lần!

Và sau khi nhận lệnh hành quân, tôi viết tiếp:

“Dak-Tô! Dak-Tô! Tôi sẽ gọi tên Loan suốt ngày để tìm một nhiệm màu của tình yêu, hướng dẫn đại đội tôi, trong suốt cuộc hành quân đầy đe dọa này!”
“Đinh thị Loan! Dak-Tô!”

Tôi đã tô thật đậm tên Đinh Thị Loan và địa danh Dak-Tô trên trang giấy cuối cùng của quyển sách, rồi yên tâm chuẩn bị lên đường.

Trưa 24 tháng Năm, tôi tập họp đại đội, cho lệnh cấm quân, và trang bị sẵn sàng.
Sáng 25 tháng Năm chúng tôi tới tuyến xuất phát.
Từ Căn Cứ 6 và Căn Cứ Dak-Mot pháo binh Hoa-Kỳ bắn không ngừng.

Ngồi chờ trực thăng nơi cuối phi trường Phượng-Hoàng, tôi thấy xa xa, núi rừng hướng nam, những cột khói bụi bốc cao ngút trời. Trong vùng lửa đạn mù mịt ấy, Trung Đoàn 28/ Mặt Trận B3 Cộng Sản và Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân đang quần thảo. Vài phút nữa, tôi sẽ bay vào tiếp tay cho quân bạn.

Chúng tôi lên tàu vào lúc buổi trưa. Đại đội tôi lại đi đầu. Bãi đáp sẽ là triền tây bắc của ngọn Ngok Dơrlang, cao 882 mét, nằm cách quận lỵ Dak-Tô chừng 15 cây số về hướng tây nam.
Trực thăng chuyển quân và võ trang bay nườm nượp như ong. Đoàn máy bay chui vào vùng khói bụi. Chưa tới mục tiêu, chúng tôi đã nghe phòng không địch “Toác!Toác!Toác!” ròn rã.

Bốn chiếc Cobra đảo lên, chúc xuống. Rocket theo nhau xịt khói “Oành! Oành!”. Phòng không của Việt Cộng tạm thời ngưng hoạt động.
Dưới bãi đáp, thương binh nằm la liệt. Trung tá Daniels, cố vấn trưởng của liên đoàn nhảy theo đại đội tôi để tiếp tay quân y Biệt Động Quân. Hai đại đội trưởng của Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân vừa bị loại khỏi vòng chiến. Họ được chiếc tàu thả tôi xuống, tải thương đi. Một trong hai sĩ quan đó là Đại Úy Nguyễn Thới Tân, bạn cùng Khóa 20 Võ Bị của tôi. Tân bị gãy tay. Tôi chỉ kịp vỗ vai bạn một cái, rồi vội vàng chia tay.

Đạn pháo địch rơi không biết cơ man nào mà kể. Tiếng réo 105 ly của Việt-Cộng cứ “Xèo!Xèo!” trên đầu. Đại đội tôi chưa đổ bộ hết, đã có người bị thương vì pháo.
Kiểm quân xong là,
“Xung phong!… Sát!”
“Biệt Động!… Sát!”
Vừa tràn xuống chân đồi, chúng tôi đã gặp B40. Địch thật là chịu chơi! Dám ra mặt nghênh chiến giữa ban ngày.

Lợi dụng hỏa lực hùng hậu của Cobra yểm trợ, Biệt Động Quân tiến lên ào ạt. Từng đợt, từng đợt, chúng tôi mở rộng vòng đai kiểm soát ra xa.
Hết Cobra, quân ta ngừng, chờ F4 C Phantom. Từ lúc đặt chân xuống đất, cho tới khi tiểu đoàn hoàn tất việc chuyển quân, đã có ít nhứt sáu phi xuất F4C và hai phi xuất Skyraiders được xử dụng chỉ riêng cho mặt trận hướng đông nam của tôi.

Đại đội tôi đánh nhanh như vũ bão. Đánh bao vùng từ Nam lên Bắc. Cứ thế, chúng tôi đánh nhau với địch cho tới khi trời tối.
Ra quân ngày đầu, đại đội tôi hạ sát được gần ba chục địch quân, thu gần hai chục vũ khí. Chúng tôi thiệt mất bảy người bị thương, không có người chết. Tôi thầm cám ơn Niên Trưởng Lê Phú Đào (K10VB) vì lời chúc lành, ông đã nói với tôi, khi tiễn tôi lên tàu: “Chúc chú mi gặp nhiều may mắn. Kỳ này tha hồ mà lượm súng!”

Đêm ấy, Đại Đội 1/11 có nhiệm vụ phòng thủ tuyến nam của đồi 882. Tôi không thể chợp mắt được một phút nào. Tôi cùng Thiếu Úy Vy và Thượng Sĩ Thống, thường vụ đại đội, luân phiên đi tuần tra các trạm gác giặc. Sau đó, tôi trở lại, ngồi bó gối trong lều. Điếu thuốc trên môi, mắt dõi theo đóm hỏa châu chập chờn, lòng tôi trĩu trong nỗi nhớ.

Nửa khuya, tôi cắm cái écouteur vào chiếc máy thu thanh nhỏ để nghe tin tức. Lúc ấy, trên làn sóng ngắn của Đài Phát Thanh Quân-Đội, đang là chương trình Dạ Lan. Giọng một nữ ca sĩ nỉ non:
“Ngày nao, trên quê hương, vó ngựa hồng gục ngã. Em nhắc đến tên anh, với điệu buồn xa lạ…”

Chiếc AC 47 rời vùng, hỏa châu ngừng soi, pháo binh của ta lại bắt đầu làm việc. Chiến địa sục sôi không ngừng nghỉ phút nào. Đạn đại bác bay vèo vèo. Trong màn đêm, trên các hỏa tập tiên liệu xung quanh Ngok Dơrlang, những đóm lửa bừng lên rồi tắt.
Qua một đêm không ngủ, sáng 26 tháng Năm tôi được lệnh mở đợt tấn công mới về hướng chính đông. Đại Đội 4 theo chân đại đội tôi, sẵn sàng tiếp cứu khi đơn vị tôi chạm nặng. Suốt ngày hôm ấy, “Thẩm Quyền 5” đã bay trên đầu, vào tần số nội bộ của tiểu đoàn, theo dõi và cổ vũ cho cánh quân đi tiên phong. “Thẩm Quyền 5” là danh xưng truyền tin của Đại Tá Nguyễn Bá Liên, Tư Lệnh Biệt Khu 24.

Trong năm tiếng đồng hồ, đánh lên, tụt xuống một ngọn đồi không tên tuổi, tôi chiếm được vị trí đóng quân cấp tiểu đoàn của địch.
Trên ngọn đồi cỏ tranh này, các hố cá nhân cũng như cộng đồng của Việt-Cộng, không có bờ đất làm ụ súng. Địch đã san đất cho sát mặt cỏ, rồi ngụy trang miệng hố bằng cành lá khô để tránh sự phát hiện của phi cơ. Vì thế, việc kiểm soát rất khó khăn. Trong khi lục soát mục tiêu, Hạ Sĩ Nghết và Thiếu Úy Vy, đã chết vì một loạt đạn AK bắn lên từ một hố cá nhân phía sau lưng.

Tài liệu trên xác địch, cho tôi hay, đơn vị địch đang đương cự với Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân bây giờ là Trung Đoàn 66 của Mặt Trận B3. Đó là đơn vị xuất sắc số 1 của Cộng Quân trên chiến trường Tây Nguyên trong thời gian này.

Chiến trường la liệt xác giặc. Hàng trăm vũ khí của địch bị tịch thu chất thành đống nơi đỉnh đồi. Chiến thắng lớn, nhưng lòng tôi buồn vô cùng. Mới vào trận được hai ngày, tôi đã mất một số thuộc cấp thân cận nhứt. Ngoài Thiếu Úy Vy, và Hạ Sĩ Nghết, tôi còn thiệt mất tám người chết và năm bị thương. Hạ Sĩ Trần Đợi, xạ thủ M 60, cùng hai người mang máy truyền tin cho tôi là Binh Nhứt Nguyễn Thiên và Binh Nhứt Nguyễn Cưởng nằm trong số những người chết này.

Với tôi, Vy là một người bạn khá tương đắc, đồng thời là một trợ thủ xuất sắc. Anh là người bà con gần của Đại Tá Liên. Nhiều lần Vy từ chối đề nghị thuyên chuyển về làm việc ở Bộ Tư Lệnh Biệt Khu 24. Bạn tôi nằm đó, nằm yên như đang ngủ. Viên đạn xuyên qua tim một người chiến sĩ ở chiến trường, ngày mai, khi tin về, viên đạn sẽ xuyên qua tim một người vợ trẻ đang chờ chồng ở cư xá Trần Quý Cáp, Pleiku. Vợ của Vy đang mang thai đứa con đầu. Vết thương trong tim người góa phụ không biết tới bao giờ mới thôi nhỏ máu?

Trước ngày hành quân, đại đội tôi có năm sĩ quan. Hai người đang đi thụ huấn là Thiếu Úy Đinh Quang Biện và Chuẩn Úy Đàm Quang Hạ Long, còn lại ba người. Tới tuyến xuất phát, anh sĩ quan đại đội phó của tôi, Thiếu Úy Trần Dân Chủ được điều động sang xử lý Đại Đội 4 thay Đại Úy Nguyễn Lạn (K20 VB) để anh Lạn lên xử lý chức vụ tiểu đoàn phó. Thiếu Úy Vy tử trận, tôi không còn sĩ quan nào dưới tay. Từ giờ phút này, tôi vừa làm đại đội trưởng, vừa kiêm chức Trung Đội Trưởng Trung Đội 2. Trách nhiệm đè nặng trên vai con chim đầu đàn của đơn vị.

Đêm 26 tháng Năm, tin tình báo kỹ thuật cho hay, địch đang tăng cường lực lượng để bao vây và tấn công tiêu hao các đơn vị Biệt Động Quân trong khu vực. Một đơn vị Cộng-Sản đã có mặt trên cái yên ngựa hướng Đông Nam và nhiều cuộc chạm súng rất ác liệt đã xảy ra bên hướng Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân. Cũng trong đêm đó, một đơn vị Đặc-Công của Việt-Cộng xâm nhập vùng hướng Nam đồi 882 nhưng bị chúng tôi đẩy lui. Gần sáng, một lực lượng đông đảo của Cộng Quân chuyển dịch áp sát chân ngọn đồi do đại đội tôi phòng thủ. Sáng 27 tôi được lệnh xuống núi ngăn chặn mũi dùi này của địch. Thời tiết rất xấu. Mưa to gió lớn. Không yểm giới hạn. Trận đánh cứ giằng co mãi. Chúng tôi đã hạ được hơn hai chục tên giặc, nhưng đại đội tôi cũng hụt thêm gần chục người, vừa chết vừa bị thương.

Sau khi thấy tôi không thể tiến xa hơn lằn ranh kiểm soát ngày hôm trước, Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh cho Đại Úy Lạn dẫn Đại Đội 4/11 lên thay nhiệm vụ của đại đội tôi. Cánh quân này cũng chỉ chịu đựng được nửa giờ, rồi đành phải dội ngược trở lại. Tới chiều, Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng đành rút chúng tôi về vị trí cũ, phòng thủ chung tuyến với tiểu đoàn.

Khi quân ta co cụm lại thì địch tung quân chốt chặn tất cả các điểm nước. Tình hình trở nên trầm trọng. Coi như hai tiểu đoàn Biệt Động Quân đã bị bao vây bởi một sư-đoàn Cộng- Sản gồm Trung Đoàn 40 Pháo và hai Trung Đoàn Bộ binh 28 và 66 của Mặt Trận B3.

Suốt ba ngày ròng rã, từ khi đơn vị tôi nhảy xuống đất, pháo địch không ngừng tàn phá những ngọn đồi chúng tôi trấn giữ. Địch pháo đủ loại, liên tục từ khi mặt trời ló dạng, cho tới khi chạng vạng, nghĩa là khi tiền sát viên Cộng-Sản không còn nhìn thấy mục tiêu để mà điều chỉnh pháo được nữa.

Pháo binh Hoa-Kỳ từ Căn Cứ Hỏa Lực Dak-Mot và Căn Cứ Hỏa Lực số 6 (Ngok Ring Rua) chỉ có thể phủ vùng xung quanh chúng tôi chừng năm cây số. Pháo 105 ly của địch nằm về hướng biên giới Bắc Cambode, ngoài tầm phản pháo của quân bạn, vì vậy địch tha hồ tưới đạn lên đầu quân ta mà không sợ bị phản pháo.

Mặt khác, lưới phòng không 12,7 ly càng lúc càng chằng chịt thêm, không chừa một khe hở nào cho trực thăng có thể xuống. Quanh bãi đáp, hàng chục thương binh của hai Tiểu Đoàn 11, và 23 Biệt Động Quân đang nằm chờ phương tiện. Giữa bãi là năm sáu cái xác Biệt Động Quân cuộn trong poncho, có cái bị đạn trái phá đánh tung xuống triền đồi. Mùi thối của tử thi bốc lên nồng nặc. Chưa có tải thương thì chúng tôi chưa được phép bỏ ngọn đồi này.

Đêm nay không có dấu hiệu gì của Đặc-Công, nhưng trận đánh này quá căng thẳng, nên anh em không ai ngủ yên được. Tôi ngồi dựa lưng vào một gốc cây khô. Dưới kia là thung lũng sâu, mờ mờ. Trăng thượng tuần bị mây mù che khuất. Trời trở gió. Tôi chui vào lều, bật cái đèn nhỏ cắm từ cục pin PRC 25, tìm tấm bản đồ. Mặt sau cái bao bản đồ hành quân là hai cái ảnh của Loan. Hôm chúng tôi đi chơi thăm Lâm-Tuyền Cốc, Ban-Mê-Thuột, Loan đã chụp một cái ảnh đứng một mình, và một cái khác ngồi trên tảng đá, bên cạnh anh Biện. Về Pleiku, tôi phóng hai tấm ảnh lớn ra, cắt bỏ hình anh Biện, giữ hình Loan lại. Ngày lên đường vào Dak-Tô, tôi để hai ảnh Loan đàng sau tấm bản đồ. Lần đầu trong đời, tôi nặng lòng thương nhớ một người con gái. Vào chiến trường, với hai tấm ảnh của nàng, tôi cảm như nàng đang ở bên tôi. Tôi thấy đôi mắt to đen đang nhìn tôi, và miệng nàng đang cười chúm chím. Không biết hôm nay Loan đã nhận được thư của tôi chưa? Không biết sáng mai em đi học, trời mưa hay nắng? Không biết em có nhớ gì tôi không?

Tôi mở ba lô, lấy quyển sổ tay, ghi lại tâm sự của mình,

Đêm trên đồi 882
(Gởi người tình nhỏ ở Ban-Mê-Thuột)
Từ ba ngày nay
Trực thăng không dám xuống bãi này.
Những viên trái phá đã rơi và sẽ còn rơi…
Tiếng “départ” từ vùng Ba Biên Giới,
Chẳng còn gì để sợ, nhưng nghe thật buồn.
Và nắp hầm trú mỗi ngày mỗi dầy thêm
Như những nấm mồ Rồi cũng thành những nấm mồ!
Cho những người vĩnh viễn nằm xuống,
Trong trận đánh tuần qua, ngày qua…
Nếu tuần sau, ngày sau,
Bãi đáp này không còn ai dám hạ.
Tôi mồi điếu Lucky cuối cùng
Để thấy thấm dần, đầu lưỡi đắng cay…
Bây giờ em đang làm gì ở Ban Mê Thuột?

Cầu trời

Đừng ai kể cho em nghe
Tôi đang nghĩ về nỗi chết
Nghĩ về ngày em đi lấy chồng…
và nỗi buồn vô cùng
Buổi tối
Trên đồi 882
Những viên trái phá đã thôi rơi
hay những viên trái phá chỉ ngưng rơi?
Màu trắng dưới thung lũng này
Màu áo của em
Hay chỉ là màu trắng của sương?
Trời tháng Năm
Hướng đông thật tối
và hướng tây cũng thật tối
Tôi gọi thầm
Giờ này, em đang làm gì ở Ban Mê Thuột?
Em ơi!

Rồi hình như tôi đã thở dài
Hay tôi vừa nghe người lính gác thở dài!…

Nửa đêm, B52 đánh ầm ầm vùng Tam Biên Sau đó Spooky bao vùng, liên tục bắn phá những vị trí phòng không trên các chỏm núi.

Mờ sáng ngày 28 tháng Năm, hai chiếc HU1 D bất thình lình rà sát đọt cây, ào xuống đem hết thương binh đi. Tôi được lệnh mở đường xuống núi. Bên trái trục tiến của đại đội tôi có cánh quân của Đại Úy Nông Đức Chiêu, Tiểu Đoàn Phó TĐ 23/BĐQ. Bên phải trục tiến của đại đội tôi có cánh quân của Đại Úy Nguyễn Thông (K17VB), Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 23/BĐQ. Đại đội tôi giữ vai trò tiên phong trong đội hình tam giác mũi trước.

Hai tiểu đoàn Biệt Động Quân dựa lưng vào nhau, tìm mọi cách để đục thủng vòng vây của hai trung đoàn địch. Chúng tôi vượt qua một cái yên ngựa rồi leo lên ngọn 843.

Hôm sau, 29 tháng Năm, chúng tôi đổ dốc về hướng Tây Bắc. Chúng tôi di chuyển trong một địa thế tối nguy hiểm, hai bên là núi cao vách đứng, rừng rậm, tầm quan sát thật là hạn chế. Trưa hôm đó, đoàn quân chui vào một khu rừng rậm rạp nằm về hướng tây bắc cao điểm 785.
Tới chiều thì chúng tôi bị địch phát giác, chúng âm thầm chuyển quân bôn tập. Nơi ngã ba một con đường mòn chúng tôi bị địch chận đánh dữ dội. Phi pháo hoàn toàn bất lực vì mây mù, rừng rậm, cây cao.

Tôi nỗ lực đánh bật một gọng kìm của địch bên cánh phải. Đại Đội 1/11 thoát ra ngoài vòng vây. Sau khi chiếm được một ngọn đồi nhỏ, tôi cho quân bố trí chờ quân bạn. Phía sau lưng tôi thật là hỗn loạn, súng nổ như pháo ran. Chúng tôi mất liên lạc với bộ chỉ huy tiểu đoàn trong thời gian hơn một tiếng đồng hồ. Tới khi tái liên lạc được, ông tiểu đoàn trưởng bắt tôi dẫn quân đánh ngược trở lại, cứu tiểu đoàn. Sau nửa giờ liều mạng, đánh vùi, tôi mới phá vỡ được vòng vây, bắt tay được cánh quân của Đại Úy Đàm.

Trong cuộc hỗn chiến vừa qua, Trung Úy Khuê Khúc Khanh, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2/11 và Thiếu Úy Trần Dân Chủ, Xử Lý Thường Vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội 4/11 đã bị thương nặng. Đại đội tôi thiệt hại khoảng mười người chết, và gần chục người khác bị thương.
Đêm 29 tháng Năm, khi tình hình tạm yên, tôi cho lệnh chôn cất những anh em vừa tử trận ngay trên ngọn đồi chúng tôi đang chiếm ngự. Bố quân xong, tôi lại đem hai cái ảnh ra, viết sau bức hình thứ nhứt:

“Dak-Tô, Tân-Cảnh
29/5. Mặt trận thật khốc liệt. Đại đội tôi chết và bị thương hết một nửa rồi. 9 giờ đêm, địch pháo kích dài dài. Đơn vị tôi đã bị bao vây, mười phần chỉ còn hy vọng có một phần thoát được.Tôi đem ảnh Loan ra ngắm. Lạy trời! ngày mai sáng sủa hơn. Tôi yêu Loan vô cùng. Loan hiền lành và đôn hậu. Tôi phải vượt được trận này để về gặp vợ tôi. Vợ tôi, Loan yêu quý của tôi.”

Thật là lạ lùng! Tôi chưa nói với cô ấy một lời nào, mà sao tôi có cảm tưởng như cô ấy đã là một phần của cuộc đời mình, như cô ấy đã là vợ mình, từ lâu lắm rồi. Cô ấy như một cái đích khiến tôi phải phấn đấu, để sống còn, để trở về. Mỗi khi nghĩ tới cô ấy, tôi lại thấy lên tinh thần. Trong tình thế này, tôi như con thuyền trong bão tố, Loan như ngọn hải đăng. Loan trở thành ánh lửa hi vọng, dẫn lối đưa đường cho tôi vượt qua hiểm nghèo. Hôm sau tôi viết tiếp:

“Dak-Tô, Tân-Cảnh 30/5. Sáng ra thấy một ngày thê thảm nữa. Anh em bị thương quá nhiều. Anh mang ảnh Loan ra ngắm, để tìm những hi vọng mong manh. Anh vẫn còn tin tưởng, có thể mở đường máu mà ra. Anh phải ra được để về với Loan, Loan yêu của anh. Những giờ phút đau khổ và tuyệt vọng nhất là những lúc anh yêu Loan nhất. Loan ơi! Loan!”

Khi sương mù chưa tan, tôi đã phải đi quanh vị trí, kiểm điểm quân số, an ủi những người bị thương, tác động tinh thần thuộc cấp, chuẩn bị lên đường. Vì số người bị thương khá nhiều, nên tôi cố tránh né giao tranh. Khi qua một con suối, vì hai bên là núi cao, nên cánh quân bên phải của Tiểu Đoàn 23 Biệt Động Quân do Đại Úy Nguyễn Thông chỉ huy đã nhập vào cánh quân của đại đội tôi.

Trưa 30 tháng Năm, chúng tôi chạm địch trở lại. Dưới chân ngọn đồi không tên, có cao độ 700 mét, trận ác chiến đã kéo dài tới năm giờ chiều. Địch dàn hàng đông như kiến. Chúng cố dồn chúng tôi vào một thung lũng hẹp để dễ bề tiêu diệt. Vì sợ bị sa lầy trong vòng vây, chúng tôi phải xin pháo binh bắn liên tục tiếp cận, tạo một hàng rào chắn, rồi rút sang khu rừng bên hướng đông, ém quân chờ đêm xuống.

Trong tình cảnh nguy ngập này, hai tiểu đoàn Biệt Động Quân phải tách ra, rút theo hai hướng khác nhau. Đại Úy Thông dẫn quân rẽ sang trái, tìm cách bắt tay với Đại Úy Chiêu, nhưng toán cố vấn Hoa-Kỳ của anh đã không theo kịp đơn vị, nên họ nhập chung vào toán cố vấn của Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân, vì thế, cánh quân của Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân có tới sáu cố vấn Mỹ.

Tối 30 tháng Năm, lợi dụng ánh trăng, tôi cho quân tiếp tục di chuyển chậm.

Đường đi thật là chật vật, gian nan. Chúng tôi đi qua hai vị trí đóng quân cấp tiểu đoàn của địch, những vị trí này có cần anten cao, dây điện thoại, và nhà bếp với những cái chảo nấu ăn rất lớn.

Lúc chúng tôi vượt qua một con suối sâu thì cánh quân của ại Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng bị lính gác của Cộng-Sản phát giác. Ông tiểu đoàn trưởng bị một tên giặc nắm tay hỏi mật khẩu, ông ta bèn dùng giọng Bắc-Kỳ trả lời,
– Bạn đây mà! Buông tôi ra!

Nhờ có bóng đêm che chở và giọng nói miền Bắc, ông tiểu đoàn trưởng thoát hiểm.

Đến khi toán quân đoạn hậu và đoàn tải thương tới bờ suối thì địch nổ súng. Đại đội tôi được lệnh dừng lại yểm trợ cho bộ chỉ huy tiểu đoàn và các đại đội bạn vượt lên phía trước. Địch không truy kích, nhưng trong tình thế nguy kịch này, ông tiểu đoàn trưởng không dám cho đơn vị quay lại cứu những quân nhân bị thương còn kẹt lại bên kia bờ. Kể từ giờ phút đó, một số thương binh, trong đó có hai ông Đại Đội Trưởng Đại Đội 2/11 và 4/11 coi như bị mất tích.

Rạng sáng ngày 31 tháng Năm, tôi rơi vào vị trí trú quân cấp đại đội của địch. Địch còn ngủ. Tôi ngửi được mùi khói do bùi nhùi chống muỗi của địch bốc lên từ các hầm hố cá nhân. Vì trời đã sáng, thế chẳng đặng đừng, chúng tôi bắt buộc phải xung phong. Lựu đạn nổ ầm ầm. Tất cả các hầm hố địch đều bung lên. Chỉ có vài tên địch sống sót, bỏ súng, chạy thoát thân.
Chúng tôi nhanh chóng thiết lập công sự phòng thủ, vì các đơn vị địch quanh vùng đang bắn báo động và bắt đầu chuyển dịch chặn đường tiến của chúng tôi.

“Xè!… Xè!… Oành!”

Những viên cối địch đã bắt đầu rơi trên tuyến dàn quân của tiểu đoàn.
Khi tôi đang đi quanh vòng đai để đốc thúc anh em đào hầm hố thì một mảnh 82 ly cắm phập vào vai trái, xô tôi về phía trước. Tôi thấy tay chân rũ liệt, mắt hoa, đầu óc tối xầm. Toàn thân tôi chợt nặng như chì. Tôi gục xuống như con chim bị ná. Y tá Đào lăn xả tới bên. Anh nhanh tay cởi cái áo “Sô” của tôi ra. Anh cắt bỏ phần trên chiếc áo trận tôi đang mặc để dễ bề băng bó vết thương cho tôi. Hạ Sĩ Nguyễn Phượng Hoàng và Hạ Sĩ Phạm Công Cường đặt tôi ngồi trong một hố cá nhân.

Pháo địch tăng nhịp tới tấp. Mỗi lúc đạn bay “xè! xè!” tới gần, hai người đàn em này lại nằm đè lên miệng hố, dùng thân mình che chắn đạn, bảo vệ cấp chỉ huy của họ. Cái tình thày trò, huynh đệ chi binh ấy thật là cao quý, biết lấy gì so sánh nổi?

Sau đó chừng nửa giờ, địch phát động đợt xung phong mở đầu cho một ngày kịch chiến. Hướng Đại Đội 4/11 và bộ chỉ huy tiểu đoàn bị đánh rất dữ dội. Mỗi khi địch tạm ngưng tấn công thì pháo cối của địch lại tái hoạt động. Cứ thế tình trạng tái diễn liên tục từ sáng cho tới xế chiều. Cũng may, hôm ấy trời quang mây tạnh, không quân Mỹ đã yểm trợ tiếp cận rất chính xác và hiệu quả, chặn đứng mọi đợt biển người của Cộng Quân.

Tôi bị lên cơn sốt cao. Chú Đào chích cho tôi 1 triệu đơn vị Pénicillin để phòng ngừa uốn ván. Sau đó chú Đào dùng băng cá nhân cột chặt tay trái tôi vào với thân mình, để cho tôi bớt cảm giác đau đớn. Chú Cường nấu vội cho tôi một ly cà phê.

Tôi để cái bản đồ trước mặt. Vừa uống cà phê, tôi vừa ngắm nhìn cái ảnh của Loan. Lúc này, trong trí óc tôi hiện ra hình ảnh hai người đàn bà, mẹ tôi và Loan. Tay tôi cầm bút, và lòng tôi chùng hẳn xuống:
“31/5 Tôi bị thương nặng rồi, thế là hết hy vọng em ơi! Loan ơi!”

Rồi những dòng chữ nhảy múa trước mắt tôi. Có lẽ vì đói bụng và vì mất quá nhiều máu, tôi ngất đi. Tôi ngất đi, rồi tỉnh lại, vài ba lần. Tới khi gunships yểm trợ cận phòng, y tá Đào mới dám bò sang để chích thêm một mũi Vitamin C cho tôi. Vết thương bắt đầu hành. Tôi run lập cập vì lên cơn sốt.

Tới năm giờ chiều, Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng gọi tôi lên máy. Anh nói rằng sẽ cho y tá xuống khiêng tôi, và đại đội tôi sẽ mở đường máu rút trước, để bộ chỉ huy tiểu đoàn theo sau. Tôi từ chối đề nghị này. Tôi nói với anh Đàm rằng tôi tình nguyện đánh cản cho các đại đội bạn và bộ chỉ huy thoát chạy. Còn đơn vị tôi, tôi sẽ có kế sách sau.
Khoảng mười phút sau, Đại Úy Đàm và Đại Úy Lạn bò sang vị trí Đại Đội 1/11. Hai người dơ tay chào tôi, mắt hai anh đỏ ngầu, lệ lăn trên má,
– Vĩnh biệt Long nhé!

Tôi ra lệnh cho đơn vị mình đồng loạt tác xạ yểm trợ cho các đại đội bạn tháo chạy. Khi quân bạn không còn trên vị trí, tôi mới chuẩn bị cho đại đội mở đường máu.
Sức tôi đã yếu lắm rồi. Tôi không thể tự di chuyển được. Trong tình trạng này, nếu thuộc cấp mang cáng tôi theo, tôi sẽ là gánh nặng cho họ. Hiện thời tôi còn một tay phải có thể xử dụng. Với ba khẩu M16 xếp trên miệng hố cùng gần hai chục băng đạn tôi có thể bắn cầm chừng trong mười phút để đồng đội rút đi.
Tôi ra lệnh cho chú Cường bò về phía trung đội súng nặng mời Thượng Sĩ Thống, thường vụ đại đội lên gặp tôi ngay.

Đạn địch nổ như bắp rang, vậy mà người hạ sĩ quan già vẫn, bước xổng lưng, không chịu bò,
– Trung úy có bớt đau không? Hai cây đại liên hết đạn. Thằng Ngẫu (trưởng khẩu cối) cũng bị thương rồi. Hướng trung đội chỉ huy địch bắn rát quá, chắc tụi nó sắp xung phong. Tôi không bỏ tuyến lâu được đâu. Không có người chỉ huy, sợ vỡ tuyến mất.Trung úy có lệnh gì cho tôi vậy?
– Ông Đàm và ông Lạn chạy rồi. Bây giờ tôi ra lệnh cho ông hướng dẫn Trung Đội 2 và ban chỉ huy đại đội mở đường máu. Thượng sĩ Ngọ Trung Đội 1 và Thượng sĩ Lược Trung Đội 3 sẽ tiếp theo sau khẩu cối. Tôi bị thương nặng, không đi nổi. Tôi không muốn anh em chết lây vì tôi. Tôi sẽ ở lại, bắn yểm trợ cho ông và anh em rút đi. Làm ngay! Mau đi!

Thượng Sĩ Thống chụp lấy cánh tay tôi, ông la lớn,
– Ủa! Trung úy điên hả? Trung úy ra lệnh cho tôi bỏ cấp chỉ huy mà chạy hả? Trung úy khinh tôi vừa thôi chứ! Trung úy nhớ lại đi! Ngày trung úy xuất viện trở về Đại Đội 1, tôi đang giữ chức thường vụ tiểu đoàn cho Đại úy Đàm. Tôi đã xin về làm thường vụ đại đội cho trung úy. Chỉ vì tôi quý mến trung úy. Mình đã sống cùng sống, chết cùng chết, bao lâu rồi! Vậy mà gặp lúc hiểm nghèo, trung úy ra lệnh cho tôi rút lui, để trung úy ở lại… Trung úy coi rẻ tôi! Trung úy nỡ lòng nào đối xử với tôi như thế? Đau khổ quá đi! Trung úy ơi!… hu…hu.. hu…

Ông thường vụ già khóc rống lên. Tôi cảm động, dơ tay bịt mồm ông ta lại,
– Rồi! Tôi hiểu rồi! Được rồi! Ông ở lại với tôi! Chúng mình bắn cản đường cho anh em chạy.

Thượng Sĩ Thống nắm chặt tay tôi rồi la lớn,
– Tao với trung úy sẽ bắn cản cho tụi mày, đứa nào muốn chạy thì chạy về hướng triền đồi bên trái! Nhanh lên! Nhanh lên!

Tôi thấy từ tuyến phòng thủ bên trái, Thượng Sĩ Ngọ và vài người nữa ôm súng đâm bổ xuống đồi. Một anh cố vấn Mỹ phóng theo những người này, miệng anh ta lảm nhảm như đang cơn mê sảng,
– My Lieutenant! My Lieutenant!

Hình như anh ta đã phát điên? Có lẽ người chỉ huy của anh ta đã chết hay thất lạc đâu rồi. Dưới chân đồi, hướng toán quân vừa rút chạy, từng tràng RPD nổ ròn. Tôi không rõ số phận anh lính Mỹ và Thượng sĩ Ngọ ra sao.

Mặc dù Thượng Sĩ Thống đã hai, ba lần lớn tiếng ra lệnh cho đại đội rút chạy, nhưng tôi thấy không còn ai muốn rời vị trí nữa. Tôi kêu những quân nhân còn lại của Trung Đội 1 di chuyển sang lấp chỗ trống của những người chết nơi trung đội chỉ huy.

Súng lớn, súng nhỏ lại rền vang. Những quả lựu đạn chày tới tấp rơi trên vị trí của Đại Đội 1/11 cùng tiếng quân reo. Hình như bọn địch đang tiến lên thuộc sắc dân thiểu số Tày, Nùng, Thượng Du Bắc Việt,
“Xung phóng xưởng! Xung phóng xưởng! Giết! Giết! Giết!…” Nhiều tiếng thét đồng loạt, rợn người.
“Xung phóng xưởng! Xung phóng xưởng! Giết! Giết! Giết!…” Tiếng thét nghe thật lạ tai, thật man rợ.

Nhưng những quân nhân Biệt Động Quân còn trụ lại trên ngọn đồi này vẫn kiên trì, không nao núng.
Chú Hoàng và chú Cường núp sau cái thân cây nằm ngã ngang ngay trước miệng hố cá nhân của tôi. Hai tay súng dày dạn này cứ từ tốn, đốn từng tên địch xuất hiện trong tầm ngắm.

Năm sáu quả lựu đạn chày bay tới, chạm thân cây gỗ, tưng lên, rơi ngược trở lại. Chừng một phút sau là những ánh lửa chớp nhóa, cùng với tiếng “Oành! Oành!…” rào rào, mưa đất đá, khói đen bốc cao.

Tôi cảnh cáo hai đứa đàn em,
– Coi chừng tụi nó nhào tới đó nghe Hoàng, Cường!

Thình lình một cái nón cối nhô lên, đối diện ngay mặt tôi, bên kia thân súc gỗ. Thấy tôi ngồi dưới hố nhìn lên, có lẽ tên lính Bắc-Việt giật mình, quay đầu tránh họng M16 đang chĩa ngay mặt nó.

Tôi bóp cò. Một thân người cao lớn bật lên. Tên Bắc quân ngã ngửa, vắt người trên thân cây gỗ, đầu chổng ngược xuống đất, cái nón cối treo tòn ten ngay cổ. Hố cá nhân của tôi nằm sau cây gỗ, nên mặt tôi bất ngờ đối diện với một cái mặt nát bét, máu me, với đôi mắt lòi tròng nhìn tôi trân trân. Máu từ cái đầu vỡ phun xuống cái nón cối, rồi từ đó đổ xuống ngực tôi. Máu nóng tưới ướt hết phần trên ngực áo tôi. Cái băng cột tay trái tôi với người tôi trở thành mầu đỏ. Chú Hoàng vội nhoài người đẩy cái thây ma đó về hướng bên kia thân cây gỗ súc.

Hai đợt biển người của địch bị đẩy lui. Đợt thứ ba mở đầu với hàng loạt pháo 82 ly tập trung. Cối địch nhiều không biết cơ man nào mà kể, từ tứ phương, tám hướng, nã đạn xuống đầu chúng tôi. Cối vừa dứt, tiếng xung phong đã ở sát chân đồi. Trên tuyến phòng thủ bên phải tôi, khói M 26 và khói thủ pháo đen kịt, mù mịt. Nhiều bóng người chạy qua, chạy lại, lên, xuống.

Hướng bên trái, là nơi Trung Đội 1 của Thượng Sĩ Ngọ đã bỏ trống, súng cũng nổ loạn xạ. Rồi xảy ra các cuộc vật lộn, tiếng “Huỳnh huỵch!…Huỳnh huỵch!” lẫn với tiếng la hét. Thì ra hai cánh quân của địch, từ hai hướng khác nhau, cùng xung phong lên một mục tiêu, đang đánh lầm nhau! Như vậy là, chúng đã tràn ngập vị trí đại đội tôi rồi!

Tôi để cái máy PRC 25 trên đùi, vào tần số không lục. Có tiếng điều không tiền tuyến Hoa-Kỳ từ L19 đang gọi các toán cố vấn của Tiểu Đoàn 11/BĐQ và Tiểu Đoàn 23/BĐQ. Không có tiếng trả lời.

Tôi đánh liều, kêu cứu bằng bạch văn,
– Mayday! Mayday!
– Who are you?
– A Ranger Commander!
– Any American is there?

Giờ phút này, tôi không thể cho người đi xác nhận xem có còn cố vấn Mỹ nào trên ngọn đồi này không. Tôi đáp liều,
– No one! We’ve been overrun! Bomb on the target! Please!
– Verify your name! Okay?
– Long! Lieutenant Long!

Một phút sau,
– Okay! Give me a target!
– Red smoke, Okay?
– Okay!
– Thank you!

Trái khói đỏ kẹp giữa hai đùi, tôi móc ngón tay trỏ vào khóa an toàn, rút chốt…

Tôi đặt quả khói hướng về phía địch đang tiến lên.

“Boóc!”

Khói phụt ra cuồn cuộn. Khói cuồn cuộn, đỏ tươi như máu…

Tôi chợt thấy lòng mình nhẹ tênh, nhẹ tênh, như buổi nào một mình dạo chơi thư thái bên bờ Biển Hồ nắng hanh, hiu hiu gió. Mắt tôi mờ đi,
– Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con là đứa con bất hiếu! Mẹ ơi!

Gió đưa khói bay lên, tới ngọn cây, chênh chếch về hướng tây…
– Em Loan ơi! Thôi nhé! Từ nay, chúng mình sẽ chẳng còn nhìn thấy nhau nữa! Cầu trời phù hộ cho em hạnh phúc một đời! Vĩnh biệt! Em ơi!…

Trái rocket từ L19 đã đánh trúng tàn cây trên đầu tôi. Khói trắng phủ một góc ngọn đồi. Có tiếng Phantom F4C trên cao. Rồi một ánh chớp chói lòa ào tới, mắt tôi bỗng tối om. Tôi lơ mơ như lạc trong cõi đầy sương mù. Tôi thấy Loan mặc áo dài trắng, tay ôm tập vở, từ sân trường bước ra, tiến về phía xe tôi đang chờ. Tôi thấy miệng người mình yêu dấu đang cười. Nụ cười của nàng thật là đôn hậu…

Tôi không biết rằng mình đã hôn mê trong bao lâu. Tôi tỉnh dậy, cựa mình, khi nghe tiếng chú Hoàng sụt sịt,
– Ông thày ơi! Ông thày bỏ tụi em sao? Ông thày ơi!.. .hu… hu… hu…

Thấy tôi nhúc nhích, chú Hoàng la bài hải như bé con thấy mẹ về chợ,
– Ông thày còn sống! Thái Sơn còn sống! Anh em ơi!

Chú Cường đỡ tôi ngồi lên miệng hố.Tôi mở mắt ra. Trời đã tối. Dưới ánh sáng mờ mờ, vài khuôn mặt đang chăm chú quan sát tôi. Tôi không nhìn rõ mặt từng người, nhưng tôi cảm thấy rằng, những đôi mắt nhìn tôi đang ướt lệ. Hỏa châu lập lòe soi trên chiến địa hoang tàn. Ngọn đồi giờ này trông thực ghê rợn, thê lương. Trên đồi, quân ta và quân địch chết xen kẽ nhau, không phân biệt được đâu là xác bạn, đâu là xác địch.

Những tử thi đè lên nhau, có xác còn găm vào lưỡi lê gắn trên đầu súng AK hoặc M16. Một vài xác Biệt Động Quân cụt đầu, không rõ vì bị chém bằng dao đi rừng hay bằng mã tấu? Nhiều đợt sáp lá cà đã diễn ra, ngay sau khi Đại Úy Đàm và ba đại đội bạn rút chạy. Cây gỗ chặn ngang trước hố cá nhân của tôi đã bị bom đánh văng đi đâu mất tiêu. Chú Hoàng và chú Cường bị sức bom đẩy lăn xuống cái hố bom cũ sau lưng tôi. Chú Cường trở thành người điếc, không nghe được nữa. Vạt rừng hướng Tây trước mặt tôi bị bom cày nát bươm. Thì ra, lúc khói trắng của trái rocket bốc lên, gió đổi chiều đông tây. Bom đã đánh nhích về hướng chân đồi vài chục mét. Nhiều đợt bom đã ồ ạt dội trên đội hình của Cộng Quân. Trận mưa bom này khiến quân địch tán loạn.

Có những tiếng rên nho nhỏ của người bị thương nằm rải rác đâu đây. Tôi cho lệnh chú Hoàng và Thượng Sĩ Thống đi tìm những quân nhân còn sống, hoặc bị thương. Tôi không có thời giờ kiểm kê xem có bao nhiêu quân nhân Biệt Động Quân đã chết. Mười phút sau chúng tôi tập họp được hai mươi sáu người của Đại Đội 1/11. Bên bộ chỉ huy tiểu đoàn còn vài ba quân nhân, trong đó có Trung Úy Hồ Bé, sĩ quan Ban 3, anh này bị sốt rét, đang lên cơn, nằm mê man dưới hố cá nhân. Anh Bé không biết rằng bộ chỉ huy tiểu đoàn và ba Đại Đội 2, 3, 4/11 đã mở đường máu rút đi rồi. Trên sườn đồi hướng đông, chúng tôi tìm được ba cố vấn Mỹ sống sót, hai bị thương nặng. Các đại đội khác còn khoảng trên dưới mười người, đa phần bị thương vì thủ pháo và súng bắn tay.

Những Biệt Động Quân thoát chết, mặt mũi người nào cũng nám đen vì khói bụi. Tôi cho lệnh số người còn lại này bố trí thành một vòng cung nơi triền Tây Bắc của ngọn đồi. Ban Quân Y của tiểu đoàn còn hai nhân viên. Họ bị thương không nặng lắm, nên có thể tiếp tay với y tá của Đại Độí 1/11 băng bó tạm thời cho thương binh.

Sau trận chiến, không còn cái máy truyền tin nào nguyên vẹn có thể xử dụng được. Thượng Sĩ Thống và Binh Nhì Mãng lãnh nhiệm vụ đi thu lượm những máy PRC còn vương vãi trên chiến trường. Sau đó chúng tôi săn nhặt các bộ phận còn xử dụng được của các máy truyền tin, lắp ráp được ba cái, đủ để liên lạc khi di chuyển. Tôi liên lạc được với Trung Tá Trịnh Văn Bé, Liên Đoàn Phó Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân. Trung Tá Bé nằm trên Căn Cứ Hỏa Lực số 6. Căn Cứ 6 nằm trên cao độ 1001 mét nên liên lạc truyền tin với chúng tôi rất dễ dàng. Trung Tá Bé cho tôi tần số của một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 42 Bộ Binh nằm cách chúng tôi chừng năm cây số.

Thì giờ cấp bách lắm rồi! Nếu không di chuyển khỏi nơi này gấp, địch sẽ quay lại, và cái chết coi như cầm chắc trong tay. Lúc kiểm kê số người bị thương hiện diện, tôi phát hiện ra hai cán binh Bắc-Việt bị thương nặng, nằm lẫn trong đám thương binh Việt-Nam Cộng-Hòa. Tôi không nỡ ra tay giết hai thương binh Cộng-Sản, nhưng chúng tôi không thể khiêng cáng họ theo được. Tôi cho lệnh băng bó, chích thuốc Penicillin cho họ, rồi để họ nằm lại trên chiến trường, không rõ ngày mai họ sẽ ra sao.

Lúc tôi ra lệnh di chuyển thì xảy ra chuyện rắc rối. Anh Trung Sĩ Cố Vấn Terry Walker bò tới mượn tôi cái máy truyền tin để anh ta liên lạc với cấp chỉ huy của anh. Sau khi liên lạc được với Trung Tá John Daniels, cố vấn trưởng, Trung Sĩ Walker đề nghị tôi đóng quân tại chỗ, chờ ngày hôm sau sẽ có trực thăng tải thương, vì Trung Sĩ Attaya bị đạn vỡ xương hông, và viên sĩ quan pháo binh Hoa-Kỳ (tôi không biết tên) cũng bị mảnh B40 ghim đầy mình, không thể đi theo chúng tôi được. Tôi trả lời anh ta rằng, mọi người phải đi khỏi nơi này, càng nhanh càng tốt. Vì nếu chúng ta nấn ná không đi, địch sẽ quay lại, rất nguy hiểm.

Sau khi trao đổi với cấp chỉ huy của anh ta vài lời, Trung Sĩ Walker rút súng Colt ra, chĩa nòng ngay ngực tôi, cảnh cáo,
– Nếu ông di chuyển, buộc lòng tôi phải giết ông!

Tôi cười,
– Anh không phải là người mới tới làm việc với chúng tôi. Anh đã biết tôi là người thế nào rồi. Tôi sẽ cho người luân phiên dìu những người bị thương nặng, kể cả hai người Mỹ.

Rồi tôi đổi giọng, dõng dạc,
– Hiện giờ tôi là cấp chỉ huy ở đây! Tôi ra lệnh cho tất cả di chuyển! Ai không tuân lệnh, tôi sẽ bỏ lại trận địa. Hãy cất súng đi và thi hành lệnh! Nếu không, anh sẽ không còn dịp để hối hận!

Nghe tôi trả lời dứt khoát như vậy, anh trung sĩ Mỹ ngẩn mặt ra. Anh ta cũng đã nhìn thấy, dù trong ánh hỏa châu lập loè, có năm sáu họng súng M16 đang chĩa vào đầu anh ta. Anh thất vọng cúi đầu,
– Tôi xin lỗi ông!

Tôi cắt hai người phụ với Walker dìu hai viên cố vấn Mỹ bị thương. Rồi người lành dìu người què, chúng tôi lên đường. Tôi nằm trên võng, tấm bản đồ trên ngực, cái địa bàn trên tay. Tôi điều chỉnh hướng đi. Thượng Sĩ Nguyễn Hữu Thống và Hạ Sĩ Voòng A Mãng mở đường. Bốn người (Hạ Sĩ Cường, Hạ Sĩ Hoàng, Hạ Sĩ Xét và Binh Nhì Vở) luân phiên khiêng võng cho tôi. Đoàn thương binh tiến rất chậm, nhưng đội hình tác chiến vẫn sẵn sàng. Trên đường, chúng tôi phải nổ súng hai lần để vượt qua hai trạm báo động của địch quân. Gần sáng, chúng tôi gặp địch vài lần nữa, nhưng vừa tao ngộ, chúng đã tháo chạy vào rừng. Hình như những toán Việt- Cộng đi lẻ trong khu vực cũng đang thất lạc đơn vị?

Sáng Mồng Một tháng Sáu, đoàn quân của tôi bắt tay được một cánh quân của Trung Đoàn 42 Bộ Binh, do Đại Úy Nguyễn Thanh Danh (K19 VB) chỉ huy. Một giờ sau, đoàn tàu tải thương Hoa-Kỳ được điều động tới để di tản thương binh đi. Chiếc tàu thứ nhứt do Trung Tá Daniels chỉ huy dành riêng cho tôi và hai thương binh Hoa-Kỳ.

Khi chúng tôi bốc lên cao khỏi ngọn cây thì phòng không Việt-Cộng bắt đầu tấn công bãi đáp. Việc tản thương bị gián đoạn khá lâu.

Chiếc trực thăng vừa đáp trên phi đạo Phượng Hoàng, Trung Tá Daniels liền nhảy xuống trước; ông nhoài người vào lòng tàu để kéo tôi ra ngoài. Ông bế tôi trên tay rồi lúp xúp chạy về hướng khu nhà vòm của trạm y tế nơi đầu phi đạo. Được nửa đường, ông Daniels chuyền tôi sang tay một sĩ quan Mỹ vừa từ khu nhà tôn chạy ra tiếp sức. Người này cao lớn hơn ông Daniels, nhưng không nặng nề như ông Daniels. Ông ta bế tôi gọn lỏn. Nằm áp mặt sát cái bảng tên, tôi đọc được tên người đang bế mình là “Clark”. Trên ve áo của ông thêu con ó màu đen. Trên ngực ông thêu ba bông mai trắng với đế vàng. Ông đại tá cố vấn đặt tôi lên bàn để nhân viên y tế Mỹ cấp cứu, rồi quay ra ngay.

Sau khi băng bó lại vết thương cho tôi xong, y tá đặt tôi lên cáng rồi khiêng tôi ra sân trực thăng chờ Chinook.
Lúc này, có lẽ đoàn trực thăng tản thương đã bốc được thêm người, và đang quay trở lại. Năm, sáu chiếc HU1D nối đuôi, đáp hàng dài theo phi đạo. Cánh quạt máy bay cuốn bụi lốc, cuồn cuộn, mịt mù.

Cùng lúc đó, vang vọng lại những tiếng “Ùm! ùm! ùm!…” từ thung lũng hướng Tây Nam: Địch bắt đầu một trận pháo kích bằng hỏa tiễn 122 ly và 107 ly!
“Xèo! Xèo! Xèo!…” “Oành! Oành! Oành!…” Ước lượng có khoảng gần hai chục trái hỏa tiễn địch đang xé gió bay tới.

Thương binh nhảy vội ra khỏi tàu, nằm rạp xuống đất. Vài chiếc trực thăng cố gắng bốc nhanh lên cao tránh đạn.
Tôi thấy trong màn khói, Đại Tá Clark đang xốc nách Hạ Sĩ Ngẫu, xạ thủ cối 60 ly của tôi, dìu anh đi về hướng trạm xá.

Một trái rocket nổ sát bên, ông đại tá ngã xuống, anh hạ sĩ ngã xuống theo: họ trúng thương rồi!

Hai người nằm đè lên nhau. Máu của họ hòa vào nhau, tràn trên mặt cỏ, thấm vào lòng đất.
Có tiếng gọi nhau ơi ới từ khu nhà tôn. Rồi một toán bốn y tá chạy vội ra; họ xốc nách, dìu ông đại tá Mỹ và anh hạ sĩ Việt-Nam về trạm cấp cứu.

Khi đi ngang chỗ tôi, thấy tôi dơ tay chào, ông đại tá mỉm cười đáp lại. Lúc ấy máu từ đầu ông đang tràn qua mặt, xuống cằm, rồi rơi trên ngực, nhuộm đỏ cả ba bông mai trắng với cái đế kim tuyến màu vàng.
Nhiều năm qua đi, nhưng trong trí óc tôi vẫn chưa quên được khúc phim bi hùng đã xảy ra trên phi đạo Phượng Hoàng ngày hôm ấy.
Xế trưa, Chinook đưa tôi và bốn chục thương binh khác về tới Quân Y Viện Pleiku.

Tới chiều, hậu cứ tiểu đoàn ở Biển Hồ cũng nhận được tin cánh quân của Đại úy Đàm đã tới được vị trí quân bạn.
Cũng như lần bị thương trước, tôi từ chối nằm trong phòng dành cho sĩ quan của Quân Y Viện Pleiku. Tôi muốn được nằm nơi phòng chính, cùng với những thương binh hạ sĩ quan và binh sĩ. Phòng chính thì đông vui hơn phòng sĩ quan nhiều. Tôi để hai cái ảnh của Loan dựa vào cái gối trên đầu giường bịnh của mình.

Hai ngày sau, một toán ba người đại diện Sư Đoàn 4 Hoa- Kỳ vào thăm Trại Ngoại-Thương 2/ Quân Y Viện Pleiku. Họ đi thẳng tới giường tôi. Ông Tướng một sao Hoa-Kỳ, cao ngỏng, cao nghều, siết chặt tay tôi khen ngợi,
– Trung úy rất xuất sắc! Tôi thay mặt quân đội Mỹ và thân nhân của hai thương binh Mỹ xin gửi tới trung úy lời cám ơn đã cứu mạng hai thương binh Mỹ trong trận đánh vừa qua ở Dak-Tô. Đại diện Đại Tướng… tôi xin trao tặng trung úy một huy chương Hoa-Kỳ. Trung úy có thể ngồi dậy cho tôi choàng huy chương lên cổ trung úy được không?

Thấy hai tấm ảnh của Loan trên đầu giường, ông hỏi,
– Ai đấy? Có phải em gái trung úy đó không?
– Thưa Chuẩn tướng. Cô ấy là người tôi yêu. Cô ấy là động cơ giúp tôi vượt qua trận này. Ông hãy choàng huy chương cho cô ấy đi!

Ông Tướng cười lớn,
– Trung úy nói phải đó. Đôi khi những người thân ở hậu phương có ảnh hưởng rất quan trọng tới vận mệnh của chiến trường.

Sau khi một sĩ quan Mỹ tuyên đọc cái công lệnh ân thưởng huy chương cho tôi, ông Tướng Mỹ đặt cái hộp màu xanh đựng tấm huy chương đồng với chữ “V” xuống đầu giường, rồi nghiêm chỉnh choàng sợi dây đeo huy chương đó lên hình cô nữ sinh Đệ Tứ Trung Học Ban-Mê-Thuột. Ông cũng trao tặng tôi vài số báo Anh Ngữ có bài tường thuật chi tiết trận chiến đẫm máu vừa xảy ra ở Dak-Tô. Xong việc, ông lui lại một bước, đứng nghiêm, dơ tay chào tôi. Tôi lễ phép dơ tay chào lại. Tôi cám ơn ông đã tới thăm tôi và nhờ ông chuyển lời cám ơn của tôi tới quân đội Hoa-Kỳ vì họ đã tích cực yểm trợ chúng tôi qua trận đánh này.

Hôm sau nữa, phái đoàn ủy lạo của Quân Dân Chính Pleiku và Quân Khu 2 do Trung Tướng Lữ Lan, Tư Lệnh Quân đoàn II dẫn đầu, cũng tới thăm viếng thương binh. Ông Tướng Vùng đã có lần giáp mặt tôi khi ông đi thị sát chiến trường sau một trận đánh trong khu rừng già vùng hướng nam phi trường Cam-Ly, vào mùa mưa năm 1968.
Ông Tướng choàng lên cổ tôi một sợi dây tòn ten tấm huy chương có gắn nhành dương liễu, rồi vỗ vai tôi, thân mật,
– Chú mi khá lắm!
– Vâng! Thưa Niên Trưởng, tôi còn sống đây!

Ông Tướng là Võ-Bị khóa đàn anh, còn tôi là Võ-Bị khóa đàn em khá xa. Anh em chúng tôi trao đổi với nhau bằng ngôn từ Võ-Bị. Người ngoài nhìn vào, khó thông cảm nổi.

Trong đoàn nữ sinh đi ủy lạo thương binh hôm ấy có vài ba cô học trò đã từng thăm Ngoại-Thương 2 trong dịp Tết Mậu-Thân. Vừa bước vào phòng, các cô đã nhận ra người quen,
– Tội nghiệp! Anh trung úy này lại bị thương nữa rồi!

Các cô bu quanh hai cái ảnh tôi để trên đầu giường, xầm xì với nhau,
– Em gái anh ấy trông dễ thương quá!

Tôi lại được một cô hát cho nghe:

“Kiếp nào có yêu nhau, thì xin hẹn tới mai sau.
Hoa xanh khi chưa nở, tình xanh khi chưa lo sợ…”

Sau đó, các cô em gái hậu phương ân cần trao cho tôi gói quà ủy lạo.

Thời gian này, bạn bè khóa 20 Võ Bị của tôi đều đã lên cấp đại úy, kể cả những bạn từ khi ra trường, chỉ ngồi trong các văn phòng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II.

Riêng tôi (bị phạt vì vụ Phật Giáo Miền Trung 1966), sau bao lần vào sinh, ra tử, vẫn còn lận đận, mang cái lon trung úy nhiệm chức. Còn năm tháng nữa tôi mới hết hạn phạt treo lon trung úy thực thụ. Do đó, những tấm huy chương, những lời ngợi khen của thượng cấp, những bài ca của người hậu phương, là niềm an ủi lớn lao cho tôi, sau mỗi lần bị thương nặng phải nằm quân y viện.

Tôi đã từ chối ký tên vào Bản Y Bạ do Hội Đồng Y Khoa đề nghị ra Loại 2 không tác chiến. Tình huynh đệ chi binh đã giữ chân tôi ở lại với binh chủng Biệt Động Quân. Tình quân dân, hậu phương, tiền tuyến, của người Pleiku đã giữ chân tôi ở lại với Vùng 2 gió bụi mưa bùn.
Cuối năm 1969 tôi hết án phạt treo lon, được tính hồi tố cấp trung úy thực thụ kể từ ngày 1 tháng 11 năm 1967.
Giữa năm 1970 tôi được lên đại úy nhiệm chức. Dịp này, Trung Tá Bùi Văn Sâm, Liên Đoàn Trưởng LĐ2/BĐQ, đã hứa với tôi trong bữa tiệc khao lon ở vũ trường Mimosa, Pleiku, do ông khoản đãi,
– Một ngày sau khi ông có nghị định lên đại úy thực thụ, tôi sẽ giao tiểu đoàn cho ông.
Đầu năm 1971, Trung Tá Sâm đã giữ lời, cho tôi chỉ huy tiểu đoàn, không qua chức tiểu đoàn phó.

Năm 1981, trước khi trút hơi thở sau cùng trong trại tù “cải tạo” Z30C, ông đã nài nỉ cán bộ Công- An Cộng-Sản chỉ huy trại giam cho phép ông được thấy mặt tôi lần cuối cùng. Tôi bị giam ở bên “Nhà Đỏ” cách khu “Nhà Trắng” của ông một cái sân rộng và bốn lớp rào kẽm gai. Cán bộ Việt-Cộng cương quyết từ chối, không cho tôi sang thăm ông. Ông đã ra đi vào một ngày cuối đông.Trung tá Bùi Văn Sâm là một trong vài cấp chỉ huy nặng nghĩa, nặng tình, mà tôi không thể quên.
Sau trận Dak-Tô, những ngày còn nghỉ dưỡng thương, những ngày nghỉ hành quân, tôi lại tìm cách ghé Ban-Mê-Thuột thăm Loan. Tôi miệt mài vun đắp tấm tình yêu tôi dành cho nàng.

Tôi và anh Biện sau đó không còn ở chung đơn vị. Nhưng dù ở cách xa nhau, bạn tôi đã thấy tôi giữ lời: “Chờ thì chờ, có sao đâu…” nên bạn tôi hết lòng ra sức giúp đỡ cho mối tình của tôi và em gái anh sớm đơm bông.

Và từ đó, mỗi lần tôi về Hội-An thăm mẹ, mẹ tôi không còn nhắc câu: “Ở trong đó, con thương đứa nào, nhớ báo cho mẹ biết.” Vì con bà đã báo cho bà biết nó thương ai rồi.
Mẹ tôi đã không quản công khó đường xa, thường xuyên, đi, về, thăm gia đình bác Võ.
Mỗi khi gặp xóm giềng, mẹ tôi thường hãnh diện khoe:

“Con bé ấy con nhà giầu mà thật là đẹp người, đẹp nết. Một mình nó quán xuyến công việc trong nhà đâu vào đấy. Nó đã nhu mì hiền hậu, mà còn học giỏi nữa chứ! Thằng Long nhà tôi thật là có phúc… ”

Gần hai năm sau, khi vừa thi xong kỳ thi đệ nhứt lục cá nguyệt lớp Đệ Nhị, mười bảy tuổi rưỡi, Loan lên xe hoa về làm dâu Võ-Bị.
Sau trận Đak-Tô, lâu lâu tôi lại gửi đăng trên Nguyệt-San Biệt Động Quân vài bài thơ viết từ chiến địa. Ngày nhận tờ giấy cho phép kết hôn từ Bộ Tổng Tham Mưu, tôi hí hửng thông báo cho ông đại úy chủ bút Hàng Vĩnh Xuân biết tin này; anh Xuân bèn phong cho tôi chức “Thi Nhân” trong lời chúc mừng tôi cưới vợ in trên Nguyệt San Biệt Động Quân số 10 năm 1970.

Mối tình của chúng tôi đã trưởng thành, nở hoa, kết trái trong khói lửa chiến tranh.
Chiến tranh càng leo thang, chiến tranh càng khốc liệt, chúng tôi càng cảm thấy yêu nhau hơn.

Mãi sau này, vợ tôi kể lại,
“Nhận được thư anh, ba cứ cằn nhằn me mãi. Ba hỏi me rằng me có hứa hẹn gì với anh không mà anh dám gửi thư cho ba, cho em? Ngày đó em đã biết yêu là gì đâu? Đọc thư anh xong, em đã để lá thư trên bàn, mấy đứa em của em cũng len lén thay nhau đọc. Em còn đem lá thư đó hỏi ý kiến con Chên, bạn em, để tìm phương cách đối phó. Bởi thế, thư trả lời anh, em tô đậm câu, ‘em mong được làm em của anh thôi. Em chưa nghĩ tới việc lấy chồng. ’

Sau đó, mẹ anh từ Hội-An vào thăm nhà. Mẹ anh nói vì anh sớm mồ côi cha, mẹ mong có cháu nối giõi. Mẹ anh cứ đi đi, về về, năn nỉ ba me. Me em thì thấy anh hiền lành, lại thương anh côi cút, ý me cũng muốn nhận anh làm con rể.

Thời gian này, em cũng chợt nhận ra, có điều gì là lạ đang thay đổi trong em. Em nghe quen tiếng anh nói, giọng anh cười, ánh mắt anh nhìn. Em thầm trách anh đã làm đời em xáo trộn. Em chỉ mong sống lại thời còn bé tí, vô tư. Em đã viết đầy trên bìa vở, những câu, ‘ước gì ta nhỏ lại năm bẩy tuổi…tuổi ấu thơ là tuổi thần tiên…tại ai mà mình cứ thương cứ nhớ, không học hành gì được cả…’ Nhưng những lúc vắng anh, em lại thấy buồn, thấy nhớ. Những ngày anh đi hành quân, em thấy lo. Từ khi biết yêu anh rồi, em tự nhủ thầm rằng, suốt đời em sẽ yêu mình anh thôi.

Ngày mẹ anh được ba em nhận lời cho em sẽ làm dâu của mẹ, em và mấy đứa bạn lên chùa Dược-Sư xin xâm. Được quẻ xâm, em dấu biến. Quẻ xâm thật là dễ sợ! Em không dám cho ai coi, kể cả anh. Mãi tới khi anh được tha về sau 13 năm tù cải tạo, tai ương qua rồi, em mới để anh xem Phật đã dạy gì trên lá xâm đó.

Trong suốt bao nhiêu năm, nuôi con, chờ chồng, em đã làm theo lời khuyên trên quẻ, ‘Nhẫn tâm theo dõi con đường trượng phu. ’
Và Trời Phật đã thương tình, ngó lại, phù hộ cho gia đình mình được xum họp, vẹn toàn, vạn sự bình an.”

Ba đứa con gái đầu của chúng tôi đều sinh ra vào những ngày tôi lặn lội nơi chiến trường.
Tội nghiệp nhứt là thằng con trai út, chào đời ba tháng sau ngày Sài-Gòn thất thủ. Tới năm nó tròn mười hai tuổi, tôi mới bằng lòng cho thằng bé lên trại tù Z30 D thăm bố lần đầu; năm sau tôi được thả ra khỏi trại.

Chúng tôi đã cống hiến trọn vẹn tuổi trẻ của mình cho đất nước quê hương. Nay quê hương đất nước không còn, phải sống cuộc đời lưu vong, người lính Biệt Động Quân và cô nữ sinh Ban-Mê-Thuột năm nào đã thành ông bà, nội, ngoại.

Không biết thời gian còn được bao lâu nữa? Cho tôi có thể trả nợ cho người tôi yêu, như tôi đã hứa trong bức thư tỏ tình bốn mươi năm về trước?
“Ừ, anh sẽ yêu Loan suốt một trăm năm. Loan ạ!

Sống thiếu bao nhiêu năm, xuống dưới lòng đất, sau cuộc đời này, còn phải trả cho em đủ số, và hơn thế nữa.”

Vương Mộng Long-K20
Seattle, tháng 5 năm 2009

(Nguồn: Vinh Danh QLVNCH và Bảo Vệ cờ Vàng)