Quận Sầm Giang, tỉnh Định Tường.
Hồi thời còn phục vụ ở sđ 7 bộ binh, mỗi lần đoàn quân xa đang trên QL-4 quẹo phải vào quận Sầm Giang, lính tráng đều buồn vì đây là vùng đất dữ vì lực lượng CS ở đây rất mạnh. Tôi nhớ có lần, sau khi đoàn xe tới xã Vĩnh Kim, cũng là quận lỵ của Sầm Giang, xem bản đồ, chúng tôi phải đi bộ qua một cầu và tiến quân về hướng tây. Tôi còn nhớ đã thấy một cô gái rất đẹp ở ngay quận lỵ nhỏ bé và mất an ninh này!
Lần đó, chúng tôi tiến quân dọc theo rạch hay sông* này; chỉ đụng độ lẻ tẻ. Khi rút quân vào lúc tối trời để trở về xã Vĩnh Kim, chúng tôi phải đi bộ gần như trên lòng rạch, vì nước đã rút gần như cạn nước. Vì đây là lòng rạch, địa thế sình lầy, lắm lúc bị lún sâu, phải cố gắng hết sức mức rút chân để theo sau người đi trước. Sau đó vượt sông, gặp 1 con lộ đá, bọn tôi đi bộ ngược về xã Vĩnh Kim, cũng là quận lỵ Sầm Giang. Hai bên lộ đá có nhà dân. CS đã dùng súng cối để pháo kích quấy rối chúng tôi.
* Nhờ có bản đồ của tỉnh Định Tường, in năm 1971 bởi Nha Địa dư Quốc gia VNCH, tôi biết đây là Rạch Bon Lợi, chạy cặp theo rạch là một tỉnh lộ ko tên chạy từ xã Vĩnh Kim tới xã Long Tiên. Từ xã Long Tiên có TL 20-14 chạy tới quận lỵ Cai Lậy.
====
Ảnh 1: Ô. Nguyễn văn Hội, thế hệ thứ 4 của một điền chủ và một trong những người giàu nhứt ở xã Vĩnh Kim, chăm sóc các cây bonsai của ông năm 1071. Ảnh 2, vi-la lớn của ông Hội, chụp năm 1971, lổ chỗ (pockmark) bởi đạn và mảnh đạn cối. Ảnh 3, lối vào hầm bí mật trong nhà ông Hội. Ông đã che dấu cán bộ CS trong suốt cuộc chiến. Ảnh 4, quận trưởng Sầm Giang đã ám chỉ nhóm các viên chức và thân hào nhân sĩ này là một đàn chó ghẻ (a pack of mangy dogs). Ảnh 5, nhà làng xã Long Hưng** thuộc quận Sầm Giang, quê hương của bà Nguyễn thị Thập và các các cán bộ tiền khởi nghĩa ở Mỹ Tho. Nhà này đc dùng làm BCH của Nam Kỳ Khởi nghĩa 1940. Nhà làng này đc phục chế vào năm 1998. Để tưởng nhớ những chiến sĩ cách mạng đã hy sinh và đc gọi là Nhà Truyền thống. Dịch từ nguồn: The Vietnam War 1930-1975 của David Elliott.
** Theo bản đồ đã dẫn, xã Long Hưng nằm trên TL chạy từ xã Vĩnh Kim đến hương lộ 24-14, và HL này chạy từ QL4 đến TL-2514, và TL này chạy dọc theo sông Mỹ Tho, đi ngang Bình Đức, hậu cứ của trung đoàn 11 sđ 7 bộ binh, tới thị xã Mỹ Tho. Nhà của bà TT VNCH Nguyễn văn Thiệu năm ở giao tiếp giữa TL này LTL 60 chạy từ ngã ba Trung Lương.