TIẾNG KHÓC VÀ TIẾNG THÌ THẦM TRONG RỪNG MĂNG CANH.
Lời nói đầu: Plateau Gi là một cao nguyên che phủ bởi rừng và cỏ, nằm giữa Sông Dak Ne và Dak Pone, khoảng 24 dặm hay 38,6 km đông bắc của tỉnh lỵ Kontum của Cao nguyên Trung phần của VN. Plateau là chữ Pháp của "cao nguyên" và Gi là viết tắt của chữ Garde Indigène để chỉ những người Thượng đi lính nghĩa quân thời Pháp. Hơn nữa, có 1 đồn cũ của Pháp ở đây và bị chiếm bởi VM năm 1954.
Trại Plateau Gi, nằm ở rìa phía tây của cao nguyên này, thành lập đầu tiên vào năm 1962 bởi CIA như một phần của chương trình DSCĐ. Năm 1965, LLĐB Mỹ lập một toán A tại trại Plateau Gi. Như hầu hết những trại LLĐB Mỹ khác ở Cao nguyên, Toán A-242 ko có đường lộ để nối kết với thế giới bên ngoài. Trại được tiếp tế nhờ 1 phi đạo, nằm gần trại, làm bằng vỉ sắt PSP trên đất đỏ. Trại hình tam giác, nằm ở 1/4 dặm phía đông bắc của phi đạo, và được bảo vệ bởi một bãi mìn. Một đường bằng đất từ phi đạo là con đường an toàn đến trại, xem hình. Trong ảnh, một máy bay C-7 Caribou đang đáp xuống phi đạo.
Trong mùa xuân và hè năm 1967, một khía cạnh đặc biệt kinh khủng (grisly) trong khu vực này ở bắc thị xã Kontum liên quan đến việc khám phá gần như liên miên (constant) những hài cốt của những đụng độ trước đó. Vào tháng Sáu, một số hài cốt của lính LLĐB Mỹ và DSCĐ đã được khám phá bởi các toán tuần tiểu ở vài địa điểm khác nhau.
Một số người nói rằng rừng núi phía bắc của Kontum bị sương mù bao phủ này đã bị ám ảnh bởi hồn ma của những người chết. Thật như vậy khi rừng núi này đầy tiếng kêu khóc và thì thầm, đặc biệt vào buổi tối. Rừng Măng Canh, bắc của Plateau Gi, là một chỗ như vậy.
Ngày 11/7/1967, là một ngày mùa hè tiêu biểu của VN. Mưa nặng hột từ gió mùa tây nam rơi khắp phần lớn Cao nguyên miền Trung. Tầm nhìn hạn chế với trần mây rất thấp khiến mọi phi vụ khó khăn. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết như vậy, lại là lý tưởng đối với kẻ thù khi họ cần di chuyển vào ban ngày.
Vào ngày đó, đại úy William Fergusson, trại trưởng, cùng với chuyên viên bậc 4 hay SP4 Harvey Colvin, và TS Martin Robert Grossman, y tá, dẫn một đ.đ. DSCĐ trong một nhiệm vụ thám thính và lục soát ở phía nam của trại. Grossman, mới tới trại ba ngày trước đó, ngày 8/7, đã tham dự cuộc tuần tiểu này. Lúc 3g chiều, Fergusson và đv nhỏ của y đã lập một vị trí dọc theo một đường xâm nhập, mà họ đã biết từ lâu, từ đường mòn HCM bên Cam-bốt. Y hy vọng sẽ phục kích một đ.đ. vận chuyển của CSBV đưa vũ khí và tiếp tế vào VNCH.
Chỉ một lúc sau, một người Thượng đơn độc và một con chó xuất hiện đi lên đường mòn. Khi con chó đánh hơi người, nó sủa báo động, và cả hai quay đầu, chạy ngược về phía sau. Đại úy Fergusson phỏng đoán người Thượng này là một trinh sát của địch. Y ra lịnh cho Colvin và khoảng 30 DSCĐ đuổi theo. Y dặn Colvin cố gắng thu lượm tin tức và tránh giao chiến vì ko muốn lộ vị trí phục kích của đ.đ.
Dẫn lính DSCĐ, Colvin đi xuống đường mòn. Gần một điểm vượt sông ở cuối đường mòn, Colvin đã thấy những phần tử của 1 đv CSBV di chuyển về hướng tây. Một người lính DSCĐ đã nhận thấy một sq CSBV chỉ huy một khẩu súng máy cỡ nòng lớn ngay gần đường mòn. Bất chấp lời dặn trước đó (admonition) của Fergusson, lính Thượng đã lập tức nổ súng và lấy khẩu súng này. Sau này Fergusson giải thích, "Có một phần thưởng 35 đô cho một khẩu súng máy. Số tiền lớn cho lính Thượng." Chỉ trong giây phút, rừng rậm chung quanh đầy tiếng súng tự động và tiếng nổ. Những kẻ phục kích giờ đây bị phục kích.
Chỉ trong thời gian ngắn, vài lính DSCĐ bị thương. Tuy nhiên tổn thất quan trọng nhứt là máy truyền tin bị phá hủy, và nó là liên lạc duy nhứt giữa Colvin và Fergusson.
Ở đầu phía trên của đường mòn, đại úy Fergusson nghe tiếng súng nổ vang ở gần chân núi. Fergusson liền gọi Colvin nhưng ko được. Y liền tập hợp 50 DSCĐ để tiếp cứu Covin. Y tá Grossman, do đang bị nhiễm trùng đường ruột, đã ở lại với khoảng 40 DSCĐ.
Fergusson đã nhanh chóng tìm được vị trí của Colvin và đồng đội. Họ đã bị lọt vào ổ phục kích hình chữ "L". Họ sẽ bị bao vây và tiêu diệt, vì lực lượng địch ko phải là một đ.đ. vận chuyển trang bị nhẹ, như họ nghĩ, mà một đv lớn, tăng cường bởi một đ.đ. trang bị cối và súng liên thanh.
Địch đã ở sát đến độ họ có thể ném lựu đạn TC vào DSCĐ, và những người này nhanh chóng chụp và ném trả. Chỉ sau vài phút, đại úy Fergusson nghĩ rằng ông sẽ bị cầm chân. Ông gọi gấp về trại để cầu cứu. Trại liền chuyển tiếp tin này về Kontum.
Thiếu tá Walt Potock, là tiền sát viên không quân đang trực tại Kontum. Dù thời tiết xấu, y cất cánh lập tức. Để tới trại Plateau Gi, y phải bay dưới trần mây và phía trên thung lũng chật hẹp của Sông Dak Nghe. Y càng bay, thung lũng càng hẹp. Mây thấp đến nỗi đã che những đỉnh núi quanh y. Khi cách Kontum khoảng 20 dặm, y thấy có một khoảng trống hẹp trên núi dẫn xuống một đồng bằng rộng lớn có rừng chen lẫn với cỏ -- đó là Plateau Gi. Y đã bay đoạn đường từ Kontum đến Plateau Gi dài 24 dặm trong chỉ 20 phút.
Sau khi tới khu vực, Potock liên lạc với Fergusson. Fergusson báo cáo tình hình, và đánh đấu vị trí bằng lựu đạn khói. Potock hạ cao độ còn 400 feet, ngay sát tán rừng, để dụ địch nổ súng hầu phát hiện mục tiêu và câu giờ để Fergusson và Colvin lập chu vi phòng thủ.
Potock cho Fergusson biết, do thời tiết và địa thể, rất khó đánh bom. Vì Fergusson khẩn hoảng cầu cứu, Potock nói rằng y sẽ cố gắng giúp đỡ Fergusson. Y gọi hai máy bay Skyraider, xuất phát từ Pleiku, bảo họ tới trại Mang Buk -- nằm trên sông Dak Nghe, và 18 dặm tây bắc của Plateau Gi. Khoảng 45 phút sau, Potock gọi Fergusson nói rằng y sẽ rời vùng để gặp Skyraider ở Mang Buk. Hai chục phút sau, Potock trở lại với hai Skyraider. Khi địch nghe tiếng máy bay Skyraider, họ đoạn chiến và tìm cách vượt sông. Potock đánh dấu địch bằng hỏa tiển khói. Sau đó y hướng đẫn Skyraider thả bom chùm vào các vị trí địch và những nơi nghi ngờ đường rút lui. Thành công mỹ mãn vì địch ngừng tấn công DSCĐ.
Sau đó, khi lục soát kỹ lưỡng khu vực phát hiện chín xác và ngoài ra còn nhiều vết máu. Ngày kế, TĐ 1/12 của sđ 1 Không kỵ được đổ quân để lục soát khu vực, đếm được tổng cộng 21 xác bắc quân, bao gồm TĐ trưởng.
Hành động trên đây đã được ghi nhận trong Báo cáo Hành quân của Liên đoàn 5 LLĐB cho giai đoạn chấm dứt ngày 31.7.1967:
"Các thành phần tham dự cuộc HQ lục soát của trại Plateau Gi A-243 tại Tỉnh Kontum, đã chạm súng với 1 đ.đ. tăng cường của csbv lúc 1500g ngày 11.7. Họ bị tấn công bằng súng cối 82 ly và súng tự động cho tới 2030g. Địch đã rút khi pháo binh can thiệp. Kết quả: 6 lính dscđ bị thương, chín bắc quân chết, và tịch thu hai AK-47."
"Cuộc chạm súng xảy ra vào ngày 11.7 khi một toán tuần tiểu gồm 30 DSCĐ của trại LLĐB Plateau Gi phục kích một đ.đ. tăng cường của csbv di chuyển từ tây sang đông trên một đường xâm nhập. Sơ khởi có hai cán binh csbv chết. 90 lính DSCĐ của trại được gửi tới để tăng cường cho đv này. Sau khi máy bay ném bom, các DSCĐ chuẩn bị tấn công. Nhưng họ đã hoãn tấn công khi biết lực lượng địch quá đông về võ khí và quân số. Pháo binh từ sđ 1 Không kỵ đang có mặt trong vùng đã yểm trợ cho dscđ rút lui. Ngày hôm sau ba đ.đ. của TĐ 1/12 không kỵ được trực thăng vận chở tới trại, nhưng lục soát ko kết quả vì địch đã rút.
Sau đó một sự kiện hơi buồn cười đã xảy ra. Khi DSCĐ của trại trở về trại, họ đi hàng một dọc theo một đường mòn trong rừng tối. Trong những trường hợp như vậy, những chướng ngại gặp trên đường đi được người đi trước nhận dạng và chuyển về người đi sau bằng các từ như "Có đá phía trước hay khúc gỗ, v.v..." Đối với người Thượng, rừng là nhà và ko có gì khiến họ sợ hãi. Do vậy khi họ gặp một (rắn) hổ mang vua, họ đã ko nói điều đó với kẻ đi sau. Họ chỉ cần bước qua một bên. TS Grossman, chưa bao giờ gặp rắn này, nên đã bắn gần 1 loạt đạn M-16 vào rắn. Cả đ.đ. ko biết gì hết, đều nằm xuống, tìm chỗ núp. Sau khi biết được sự thể, đoàn quân tiếp tục.
NÓI THÊM về thiếu tá Wal Pollock.
Cũng như các phi công khác, Walt Pollock, trước khi đến VN phải tham dự lớp Mưu sinh Thoát hiểm (Jungle Survival School) tại căn cứ Clark ở Philippines. Mọi học viên được phát trang bị tối thiểu như sau -- 1 cái dù (để làm lều hay võng), một cái mùng, poncho, túi đeo lưng, bi-đông nước, và 1 con dao. Trong 4 hay 5 ngày, họ học cách mưu sinh sau khi máy bay bị bắn rơi, làm cách nào để nhóm bếp mà ko có diêm quẹt, tìm kiếm và nấu thức ăn (phần lớn là các loại rể giống khoai tây), cách kiếm nước uống từ cây cỏ trong rừng, v.v...
Sau đó Pollock đến căn cứ Tân Sơn Nhứt Sài Gòn và đi học 1 lớp để làm quen chiến trường VN tại căn cứ Bình Thủy. Sau đó Pollock được gửi đến căn cứ Nha Trang để phục vụ tại Phi đoàn Không yểm Chiến thuật 21, viết tắt là TASS 21. Sau đó Pollock bay lên Pleiku nơi đặt BCH của TASS 21, và sau đó chuyển về căn cứ Kontum.
Kể từ năm 1966, năm Phi đoàn Không yểm Chiến thuật hay TASS được thành lập để yểm trợ các cuộc hành quân (HQ) trong 4 vùng chiến thuật.
TASS 19 đặt tại căn cứ Biên Hòa.
TASS 20 đặt tại căn cứ Đà Nẳng
TASS 21 đặt tại căn cứ Pleiku
TASS 22 đặt tại căn cứ Bình Thủy.
TASS 23 đặt tại căn cứ Nakhon Phanom Thái Lan để yểm trợ HQ tại Lào và Cam-bốt.
Trước khi Pollock tới VN, đã có 13 tiền sát viên không quân, viết tắt là FAC của TASS 21 tử trận. Hai người mới nhứt là đại úy Hilliard Wilbanks, 34 tuổi, bị bắn rơi ngày 24.2.1967 sau khi nhận dạng và can thiệp kịp thời 1 cuộc phục kích được ngụy trang rất kỹ nhắm vào một TĐ BĐQ của nam VN. Người kế là thiếu úy John Wayne Mower, 26 tuổi, đã bị bắn rơi khi định cất cánh từ trại LLĐB Plateau Gi của Toán A-243 ngày 25.3.1967. Trên máy bay có trung sĩ LLĐB Albert Files, Jr. của Toán A-243.
=========
CHUYỂN GIAO TRẠI LLĐB PLATEAU GI CHO QLVNCH
Plateau Gi, Nam Việt Nam, 20/01-- Mười quân nhân Mỹ đã bàn giao trách nhiệm cho 10 quân nhân VNCH, lên một trực thăng và với những lời giả từ đầy trìu mến.
Đây là trại thứ sáu trong số 62 trại của Nam VN được người Mỹ chuyển giao toàn diện cho VN, và việc chuyển giao này là biểu tượng của những chương trình nhiều tranh cãi về việc rút vài ngàn quân Mỹ năm nay.
10 người Mỹ này thuộc Toán A-234 LLĐB phụ trách một tiền đồn phòng thủ vững chắc với 450 lính Thượng ở khoảng 300 dặm Anh đông bắc Sài Gòn. Thay thế họ là 10 sq và trung sĩ của LLĐB VN.
Chuyển ngữ từ: HFCI1603.pmd