Wednesday, September 18, 2024

 

Tìm lại dấu xưa: 'Năm Thìn bão lụt' qua các tư liệu xưa

Hoàng Phương
Hoàng Phương
08/03/2024 07:39 GMT+7

Đến nay, tròn 120 năm xảy ra trận bão kinh hoàng ở vùng Gò Công xưa, dân gian thường gọi là "Năm Thìn bão lụt". Đó là ngày 1.5.1904, nhằm ngày 16.3 năm Giáp Thìn. Tâm bão là vùng ven biển Gò Công, nhưng khu vực bị ảnh hưởng nặng thì rất rộng: Mỹ Tho, Bến TreVĩnh Long, Sa Đéc và Sài Gòn - Chợ Lớn.

KỲ LẠ BÃO THÁNG 3

Đọc lại tư liệu xưa thấy nhiều sách báo nói về trận bão kỳ lạ và khủng khiếp này. Kỳ lạ bởi vì bão xảy ra đầu mùa hè, không phải mùa bão lụt ở vùng ĐBSCL. "Thình lình một trận bão thinh không/Nước lụt năm rồng gặp tháng rồng/Giông thổi trốc cây chim khiếp vía/Đất bằng nổi sóng chúng kinh hồn…". Đó là mấy câu thơ (trích) đăng trên tờ Nông Cổ Mín Đàm, số ra ngày 9.6.1904.

Nông Cổ Mín Đàm là một trong vài tờ báo tiếng Việt xuất bản sớm ở Sài Gòn, chuyên thông tin kinh tế, rao vặt, quảng cáo, chủ bút là Lương Khắc Ninh tự Dũ Thúc, người Bến Tre. Có lẽ đây cũng là tờ báo quốc ngữ đưa tin sớm nhất về trận bão này. Báo mỗi tuần ra một số vào thứ năm. Trận bão xảy ra ngày chủ nhật 1.5.1904 thì Nông Cổ Mín Đàm số ra ngày 5.5.1904 và các số tiếp theo đều có bài tường thuật: "Trong ngày 16.3, từ 6 giờ ban mai, trời mưa rỉ rả, tục gọi là mưa kéo vải, trời rập chẳng có mặt trời, mưa đến 12 giờ trưa. Gió thổi nặng ngọn, thổi riết đến 2 giờ chiều, thổi cho đến nhà xiêu cột ngả, tàu úp ghe chìm. Tại Sài Gòn me ngả đầy đàng, bên Xóm Chiếu nhà lăn chật đất, nước dâng lụt Nhà Bè, Long Kiểng, trâu bò trôi người vật lao xao".

Tìm lại dấu xưa: 'Năm Thìn bão lụt' qua các tư liệu xưa- Ảnh 1.

Bài tường thuật về trận bão năm Giáp Thìn 1904 trên tờ Nam Kỳ Tuần báo cuối cùng ra ngày 8.6.1944

Số báo tiếp theo (12.5.1904) tờ Nông Cổ Mín Đàm tường thuật chi tiết hơn: "Tại Sài Gòn, dưới sông, ghe chài và ghe đò chìm chẳng biết bao nhiêu, trên bờ cây ngã chật đàng, cu li làm đàng dọn không xuể... Đèn khí thì đứt hết chạy không đặng đến đổi (đỗi - NV) đô thành đều phải ở thầm, còn những kho tàng, nhà cửa, ghe tàu hư hại ước chừng một vạn hai ngàn chín trăm năm chục đồng bạc".

"Tại Gò Công, mấy làng ở gần biển đều rạp hết, nhà sập người trôi. Ở Tân Bình Điền và Tân Thành, mỗi làng còn sót lại vài chục người. Làng Kiểng Phước và Tân Duân Đông cũng bị nặng lắm".

Advertisements

"Tại Mỹ Tho, nhà cửa lâu đài cái thì hư, cái thì sập. Chaloupe của các chú 3 - 4 chiếc đều chìm hết. Những ghe buôn bị chìm chẳng biết bao nhiêu... Cũng trong ngày ấy, chuyến xe lửa hồi 2 giờ rưỡi chiều đi Mỹ Tho chạy đến giữa đàng thì bị gió thổi lật nghiêng".

"Hạt Bến Tre, nhà lá mười phần sập hết chín. Nhà ngói thì phần nhiều bị tốc nóc. Ba chiếc tàu chaloupe để đưa bộ hành trong hạt có 2 chiếc bị chìm. Một chiếc chìm tại sông Hàm Luông gần Ba Tri, một chiếc chìm tại Cái Mơn. Mấy tỉnh phía tây đều bình yên. Tại Sóc Trăng ngày ấy chỉ có một đám mưa lớn mà thôi. Cần Thơ thì cây trái hư hao chút đỉnh"…

BÃO Ở SÀI GÒN - CHỢ LỚN

40 năm sau, chẳng hiểu sao, tờ Nam Kỳ Tuần báo của nhà văn Hồ Biểu Chánh, trong số cuối cùng ra ngày 8.6.1944 lại có bài tường thuật rất dài và chi tiết về trận bão năm Thìn 1904. Bài báo kể rằng: Ngày chủ nhật hôm ấy, ở Sài Gòn có cuộc bỏ thăm bầu Hội đồng thành phố và chiều bữa trước, có lễ lạc thành tuyến đường xe lửa Gò Vấp - Hóc Môn. Tại buổi lễ này, có vị đọc diễn văn nói: "Nam kỳ vốn là Phật địa, không bao giờ có bão lụt tàn phá. Ấy là sự bảo đảm của nền thạnh vượng chung cho xứ sở, cho mọi người mà cũng là hạnh phúc riêng cho các công ty xe lửa…".

Tìm lại dấu xưa: 'Năm Thìn bão lụt' qua các tư liệu xưa- Ảnh 2.

Tờ giai phẩm Thần Chung xuân Nhâm Thìn 1952 có bài nhắc lại trận bão

Tư liệu của Hoàng Phương

Thế nhưng, vừa mới khen bữa trước thì sáng hôm sau trời cứ mưa lâm râm mãi. Đến giữa trưa thì gió bắt đầu thổi mạnh rồi vừa giông vừa mưa, mà mưa như cầm chĩnh mà đổ. Lần lần xe ngựa, xe kéo và bộ hành tìm chỗ trú ẩn hoặc chạy về nhà.

Cuộc tuyển cử Hội đồng thành phố bầu 6 nghị viên, nhưng hôm ấy chỉ có lối 30 cử tri tới phòng bỏ thăm rồi cũng chỉ có mấy ông khui thăm và công bố kết quả. Hơn 400 cử tri vắng mặt, thành thử 6 ông ra ứng cử đều không gom đủ số thăm, vì vậy nên chủ nhật tuần sau phải bầu lại.

Đến 5 giờ chiều thì mưa giông kịch liệt. Nhà lá và những ngôi nhà cũ ở quanh vùng Sài Gòn, phần lớn bị sập hoặc tốc nóc. Dọc theo sông Sài Gòn tàu lớn tàu nhỏ, tam bản, ghe chài bị đứt neo, trôi giữa sông bị sóng gió đánh ập vào, chiếc sụp xuống, chiếc trồi lên như khiêu vũ. Tàu với ghe đụng nhau mà chìm, tiếng người kêu khóc, cầu cứu vang dội…

Tới 10 giờ đêm, trời bớt giông nhưng vẫn còn mưa tới sáng thứ hai mới ngớt hột. Bấy giờ, trong thành phố mới thấy bóng người. Người ta thống kê có tới 900 cây lớn trốc gốc nằm ngổn ngang ở các con đường. Những cây còn đứng được thì cũng xiêu vẹo. Lá cây rụng lấp cả đường đi, bay tới trên cửa sổ nhà lầu, nhứt là ở miệt Chợ Cũ và gần sở Thương Chánh.

Nam Kỳ Tuần báo cũng dẫn nguồn tờ l'Opinion và Le Courrier tường thuật về trận bão ấy có một đoạn: "Dọc theo đường xe lửa chạy dựa mé sông từ Sài Gòn vô Chợ Lớn, có một cái vòi rồng từ trên trời thò xuống làm đổ ngã một toa xe, giựt đứt mái nhà ở depot xe lửa và đè nhẹp một cái nhà lá. Cách đó lối mươi thước, cái vòi rồng hốt một người nam đem tuốt lên không trung rồi liệng xuống mặt đất"…

Trong số báo ra ngày 8.6.1944, tờ Nam Kỳ Tuần báo còn giới thiệu ở cuối bài "Trận bão năm Thìn" là "còn tiếp", nhưng rồi đó cũng là số cuối cùng, sau 85 số báo ra liên tục từ tháng 9.1942. Có người cho rằng, thời điểm đó, Thế chiến 2 sắp kết thúc, kinh tế hết sức khó khăn. Vì vậy, cho dù có tiền cũng không thể mua được giấy in nên tờ báo đành phải đóng cửa. (còn tiếp)

 Giáp Thìn 1904: Miền Nam thiệt hại nặng nề

Nam Bộ vốn là vùng đất lành, hiếm khi có bão lụt nhưng năm Giáp Thìn 1904 đã xảy ra cơn bão kinh hoàng gây lụt lớn, dân gian thường gọi là "Năm Thìn bão lụt".
Trận lụt lịch sử này xảy ra từ ngày 1/5/1904, do một trận bão lớn, cùng lúc thủy triều cao gây những đợt sóng cao 10 mét ập vào bờ, càn quét khắp vùng duyên hải phía Nam đến tận Campuchia. Các địa phương chịu thiệt hại lớn nhất là Định Tường, Gò Công, Mỹ Tho, Tân An, Sài Gòn - Chợ Lớn. Nhiều làng ven biển ở Gò Công bị cuốn trôi. Vì mưa lớn, nước lụt dâng nhanh, có nơi ngập sâu 3 mét.
Nhin lai tham hoa bao lut cac nam Giap Thin 1844, 1904, 1964
Cảnh tượng hoang tàn ở Gò Công sau trận lụt bão năm 1904. Ảnh: Báo Ấp Bắc.
Theo thống kê, các tỉnh Định Tường và Gò Công có 5.000 người thiệt mạng, tập trung ở các làng ven biển. Tại Sài Gòn – Chợ Lớn, số người chết lên tới hơn 3.000 người.
Cũng năm Giáp Thìn 1904, lũ lụt lớn cũng xảy ở miền Trung, từ Huế cho tới Nghệ An. Tại Thừa Thiên-Huế đã xuất hiện một cơn bão cực mạnh ngày 11/9/1904 gây nhiều tổn thất về người và tài sản, nhiều công trình kiến trúc trong kinh thành và đình chùa miếu mạo bị hư hỏng, hơn 50.000 ha ruộng lúa ở vùng thấp thuộc lưu vực sông Hương và phá Tam Giang bị nước mặn tràn vào gây mất mùa liên tục những năm sau đó. Trận thiên tai này đã khiến tỉnh Thừa Thiên bị thiệt hại nặng nề: 22.027 nhà bị sập đổ, 529 tàu thuyền bị trôi dạt hoặc bị đắm, 724 người chết.
Giáp Thìn 1964: Đại hồng thủy quét qua vùng đất Quảng Nam
Năm 1964 một trận lũ lụt vô tiền khoáng hậu đã xảy ra ở Quảng Nam, ghi dấu vào tâm trí một thế hệ người dân địa phương với tên gọi là “đại họa năm Thìn”. Đây là một trong những thảm họa lụt bão nghiêm trọng nhất Việt Nam thế kỷ 20.
Thảm họa này hình thành từ những trận mưa như trút nước bắt đầu từ ngày 4/11/1964. Vào ngày 7/11/1964, hiện tượng nhật thực xảy ra, cũng là lúc mưa lớn đỉnh điểm. Mưa kéo dài không ngớt và nước lũ kéo về. Nước lũ chảy xiết, đổ xuống từ núi ầm ầm như thác, mạnh đến nỗi xé toạc từng cụm, từng mảng núi, cuốn theo những tảng đá to như cái nhà.
Nhin lai tham hoa bao lut cac nam Giap Thin 1844, 1904, 1964-Hinh-2
Phố cổ Hội An trong trận lụt năm 1964. Ảnh: Lệ Ảnh / Vnphoto.net.
Dòng nước đi đến đâu, nhà cửa, ruộng vườn, tan hoang đến đấy. nhiều làng mạc dọc theo sông Thu Bồn và Vu Gia gần như bị xóa sổ. Theo thống kê, trận đại hồng thủy này đã cướp đi 6.000 sinh mạng ở Quảng Nam
Làng Đông An (xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) là nơi hứng chịu đau thương nhiều nhất khi lũ đã cuốn trôi toàn bộ nhà cửa, san bằng làng mạc và cướp đi sinh mạng của gần hết người trong làng. Ngôi làng có dân số gần 1.500 người, chỉ có 19 người sống sót sau thảm họa.
Thanh Bình

 Hà Anh Tuấn (sinh ngày 17 tháng 12 năm 1984) là một nam ca sĩ người Việt Nam. Anh từng giành được 13 đề cử và 2 lần đoạt giải Cống hiến. Hà Anh Tuấn bắt đầu nổi tiếng từ khi lọt vào top 3 cuộc thi Sao Mai điểm hẹn mùa thứ 2 năm 2006. Năm 2006, anh cộng tác với nhạc sĩ Võ Thiện Thanh để ra mắt album phòng thu đầu tay, Café sáng (2007), đĩa nhạc đã góp phần khẳng định phong cách âm nhạc cho sự nghiệp của anh. Tiếp tục, Hà Anh Tuấn thành công với những album chất lượng nghệ thuật, bao gồm các album được đề cử giải Cống hiến Saigon Radio (2008), Cocktail (2010) và Street Rhythm (2015).

Thay thế các mẫu tự bằng trị số tương ứng, ta có:

HÀ = 51 = 6

ANH = 155 = 11 = giữ nguyên.

TUẤN = 4615 = 16 = 7

Cộng lại: 6 11 7 = 24 = rất may mắn.

TÌNH YÊU - TIỀN - SỰ SÁNG TẠO

1/ Người hoặc thực thể này là những người hưởng phúc đức, mà họ đã tạo ra từ nhiều kiếp trước. Họ được sự giúp đỡ cũng như có bạn bè giữ QUYỀN CAO, CHỨC TRỌNG. Họ đạt THÀNH CÔNG LỚN về tài chánh, và có được hạnh phúc trong tình yêu. Họ thành đạt trong các ngành văn chương, luật pháp, nghệ thuật, và có sự hấp dẫn mãnh liệt đối với người khác phái.

2/ a. Họ không nên BUÔNG THẢ, ĐAM MÊ trong các thú vui trần thế và có một sự KIÊU CĂNG nào đó trong tình yêu, trong những vấn đề tài chánh, nghề nghiệp; bởi vì mọi thứ đều đến với họ DỄ DÀNG NHƯ TRỞ BÀN TAY.

b. Nên khôn ngoan nhớ rằng nếu thực thể hay cá nhân này quá BUÔNG THẢ trong kiếp này, họ sẽ mang số 18 hay một ngày sinh xấu trong kiếp sau.

c. Người hay thực thể này không nên làm hỏng những ích lợi của số 23 hoặc 24, và cũng không nên để sự may mắn này dẫn đến sự ÍCH KỶ hoặc một thái độ COI THƯỜNG những giá trị tâm linh.

d. Phải nên tránh sự CÁM DỖ của đắm say trong nhục dục lệch lạc; cũng như khuynh hướng SA ĐỌA DƯỚI MỌI HÌNH THỨC (the temptation to indulge in promiscuity must be avoided; likewise a tendency to overindulgence of all kinds).

(Dịch từ trang 202 của sách Linda Goodman's Star signs).