Friday, November 29, 2024

 Sáu giờ trong địa ngục trần gian.

Bài của Kaleena Fraga.

Mũ Xanh Roy Benavidez được Huy chương Danh dự (huy chương cao quý nhứt của quân đội Mỹ) khi y lao vào đạn thù mà chỉ trang bị 1 con dao để cứu đồng đội, trong lúc chịu đựng những vết thương nặng đến nỗi các bác sĩ bỏ y vào túi xác.

Khi Roy Banavidez đến VN trong nhiệm kỳ 2 vào năm 1968, ông đã chứng tỏ sự kiên cường (fortitude). Chỉ 3 năm trước đó, Benavidez đã dẫm 1 quả mìn trong lúc phục vụ lần đầu tại VN, và các bác sĩ đã nói ông ko thể đi được. Ông đã thách thức những ý kiến của họ -- nhưng thử thách lớn nhứt của ông vẫn chưa tới.

Trong 1 ngày rất nóng (sizzle) của tháng Năm 1968, Benavidez đã nghe 1 lời cầu cứu trong tuyệt vọng. Một toán LLĐB Mỹ bị phục kích gần biên giới Cam-bốt, và Benavidez lao nhanh vào hành động. Ko cần lịnh lạc và chỉ trang bị 1 con dao, ông trèo lên 1 trực thăng.

Qua hơn "sáu giờ trong địa ngục", Benavidez đã lại lần nữa thách đố cái chết. Phóng nhanh vào rừng để cứu các đồng đội gục ngả và thông tin tối mật mà họ mang theo, Benavidez đã đánh nhau với kẻ thù, cứu các đồng đội, và suýt chết.

Sanh ngày 5/8/1935 tại Cuero Texas, có cha là người Mỹ gốc Mễ và mẹ thuộc bộ lạc bản địa Yaqui, Raul Perez "Roy" Benavidez đã gặp vất vả từ nhỏ. Lúc 7 tuổi, ông mất cả cha lẫn mẹ và nuôi dạy bởi bà con.

Bị chế nhạo (taunt) tại trường học vì gốc Mễ, ông thường đánh nhau với các trẻ em khác vì chúng gọi ông "thằng Mễ đần độn".

Vì những chế nhạo này -- Benavidez đã quyết định tự mình làm một điều gì. Sau khi bỏ học ở tuổi 15 để giúp đỡ gia đình, ông đăng vào Vệ binh Quốc gia bang Texas. Năm 1955, ông chuyển qua Lục quân Mỹ.

Nhưng sau khi Benavidez phục vụ tại Triều tiên và tại Đức, và được gửi sang VN, cuộc đời binh nghiệp của ông dường như đã dừng lại một cách vừa sốc vừa đột ngột. Vì năm 1965, khi phục vụ ở Sở Quan sát SOG của MACV Benavidez đã dẫm một quả mìn. Khi tỉnh dậy ông biết mình tê liệt từ hông trở xuống. Mặc dù dường như rằng Roy sẽ không bao giờ đi lại, nguời lính trẻ này đã quyết định phấn đấu. Trong bóng đêm, khi nhân viên của bịnh viện đã nghỉ, ông đã bò suốt phòng bịnh bằng khuỷu tay tới bức tường gần đó và dùng khuỷu tay để đứng dậy. Nhờ tập luyện như vậy cả năm, người lính Mũ Xanh này cuối cùng đã có thể đi mà ko cần giúp đỡ.

Ông trở lại VN năm 1968.

Ko thể tin được, ông đã trở về sđ 82 Dù và đến VN. Trở lại chiến trường, ông sẽ sớm chứng minh sự gan dạ (grit) của mình một lần nữa.

Ngày 2 tháng 5 1968, trong khi đi ngang một công sự của CS tại Lộc Ninh, một khu vực trên biên giới vN và Cam-bốt, Benavidez đã nghe 1 tiếng kêu cầu cứu từ máy truyền tin. Một toán LLĐB Mỹ gồm 12 người trong 1 nhiệm vụ tối mật đã lọt ổ phục kích. Họ bị địch áp đảo với quân số gần 100 đánh 1, và ba trực thăng đã ko thể cứu họ.

Một người trong số họ là trung sĩ nhứt (sergeant first class) Leroy Wright, một người lính mà Benavidez biết rõ và từng cứu Banavidez chỉ 1 tháng trước đó. 

Khi đó, Benavidez -- mà những người lính khác hay gọi là Tango Mike Mike, chụp vội 1 túi cứu thương và 1 con dao và lao nhanh vào 1 trực thăng để cứu Wright và đồng đội của y. 

Hành động ko cần lịnh lạc, Benavidez đã vượt biên giới vào Cam-bốt. Trực thăng ko thể tiếp đất vì ko an toàn -- nên Benavidez đã nhảy xuống đất và chạy khoảng 70 mét xuyên qua hỏa lực địch hướng về đồng đội bị phục kích. Bị trúng đạn ở mặt và trúng miểng từ một lựu đạn, Benavidez vẫn ko chùn bước (nevertheless made it). 

Ông vẫn chưa biết điều đó, nhưng "sáu giờ trong địa ngục" của ông đã vừa bắt đầu.

Dù bị những thương tích, Benavidez đã nắm quyền chỉ huy. Ông đã điều động những kẻ sống sót và chăm sóc kẻ bị thương, và hướng dẫn những kẻ bị phục kích tới những trực thăng đang chờ họ, ngay cả ông bị bắn trúng bụng và bị nhiều miểng đạn.

Trong vài giờ kế, Benavidez đã mang kẻ bị thương tới nơi an toàn, thu thập tài liệu mật từ người chết -- trong đó có người bạn Wright -- và dùng cận chiến để bảo vệ mình. Khi một lính du kích dùng lưởi lê đâm Benavidez, ông đã kéo lưởi dao từ tay y và đẩy dao vào ngực y khiến y gục ngả. 

Nhưng ông cũng trả giá rất đắc. Một người lính nhận thấy Benavidez đã lấy một tay chận đùm ruột của mình khỏi đổ ra ngoài, và có nhiều máu ở mặt khiến mắt ông gần như ko thể mở được do máu khô đóng vảy. Tuy nhiên ông đã kiểm tra lần nữa các tài liệu mật trước khi lên trực thăng.

Roy Benavidez đã cứu ít nhứt 8 đồng đội. Nhưng ông đã bị đâm và trúng đạn 37 lần, và các chiến hữu đã nghĩ rằng ông sẽ gục ngả vì những vết thương này. Các y tá nghĩ rằng Benavidez đã chết nên họ đã kiểm tra nhịp tim trước khi bỏ ông vào túi đựng xác. 

"Khi tôi cảm thấy 1 bàn tay trên ngực mình, tôi đã biết mình cực kỳ may mắn vì vẫn còn sống, Benavidez nói. "Và đã khạc máu vào mặt của bác sĩ."

Dù Benavidez đã sống sót qua "6 giờ trong địa ngục", sau đó ông phải trải qua gần một năm để phục hồi từ các vết thương. Trong thời gian đó, ông đã được trao tặng Bảo quốc Huân chương (Distinguished Service Cross hay DSC). 

Tại sao lúc đầu Benavidez được trao tặng Bảo quốc Huân chương mà ko là Huân chương Danh dự (Medal of Honor) vẫn là một điều tranh cãi. Brian O'Connor, một lính Mũ Xanh, đã chứng kiến sự dũng cảm của Benavidez, tin tưởng rằng chính phủ Mỹ đã ko muốn thế giới để ý đến các hoạt động bí mật của họ tại Cam-bốt. 

Dù sao đi nữa, Benavidez cần một nhân chứng sống cho việc làm anh hùng của mình, và phải chờ đến năm 1980 chính phủ đã tìm được người đó -- đó là O'Connor. Thế là tháng hai 1981, Roy Benavidez đã được trao tặng Bảo quốc Quân chương bởi tổng thống Ronald Reagan.

"Khi thấy các đồng đội của mình đang gặp nguy hiểm, TS Benavidez đã tình nguyện xông vào lửa đạn của kẻ thù, và mặc dù bị nhiều vết thương nặng, vẫn ko từ bỏ đồng đội để cuối cùng cứu sống 8 người."

"Khả năng lãnh đạo không sợ hãi, tận tụy bền bỉ với nhiệm vụ và những hành động cực kỳ dũng cảm khi đối mặt với quân số áp đảo của địch đã phù hợp với truyền thống cao nhất của quân đội Mỹ và phản ánh sự tín nhiệm tối đa đối với ông và Quân đội." Tổng thống Reagan đã phát biểu trong lễ gắn huy chương cho ông.

Tổng thống Ronald Reagan trao tặng Bảo quốc Huân chương cho TS Roy Benavidez 
ngày 24/2/1981 tại Ngũ Giác Đài. Có chứng kiến của bộ trưởng QP Caspar Weinberger. 


Ông đã từ trần ngày 29/11/1998 ở tuổi 63.