Tuesday, December 10, 2024

BÍ MẬT TẠI ĐỒN LE ROLLAND, CAM-BỐT

Bài của cựu thiếu tá Tom Burke thuộc LLĐB Mỹ.

Đã 50 năm kể từ khi đ.đ. Mike Force của chúng tôi được lịnh hành quân để bảo vệ việc xây dựng 1 trại LLĐB ở Cao nguyên Trung phần của VN. Khi chúng tôi sắp (be about) tiến hành công tác, chúng tôi được giao thêm 1 nhiệm vụ nhằm tìm kiếm 1 vài chiến cụ bị mất tích.                                  

Đồn LeRolland ở tây bắc của Trại LLĐB Bu Prang. Bản đồ in tháng 2 năm 1967 của Hội Địa lý Quốc gia Mỹ, mà tôi có trong tủ sách cá nhân.
Vị trí của Đồn LeRolland


Y-Bham Enuoil, một lãnh tụ của lực lượng FULRO tại Đồn LeRolland năm 1965.

Năm 1969: Một C-7A Caribou đáp xuống trại Bu Prang 
đang bị tàn phá bởi pháo kích.
Trẻ em Thượng, ở gần trường bắn phía nam Pleiku, 
phần lớn đi chân không, chờ lính Mũ Xanh cho quà. 

Ngày 1/3/1970, đ.đ. 221 Mike Force của Pleiku (Toán B-20, liên đoàn 5 LLĐB) nhận lịnh bảo vệ việc xây dựng 1 trại LLĐB tại Bu Prang. Trại này hầu như đã bị phá hủy từ khi quân csbv bắt đầu vây hãm trại từ cuối tháng 10 và chấm dứt đầu tháng 12 1969. Mike Force là một đv bộ binh trang bị nhẹ và biết nhảy dù, hoạt động tại Cao nguyên miền Trung. Phần lớn lính Mike Force là dân Rha-đê và Jarai.

Thời gian ở VN (1969-70), chúng tôi có 3 nhiệm vụ chánh: Cường thám, tiếp ứng, và công tác đặc biệt. Trong nhiệm vụ cường thám (reconnaissance in force), một đ.đ. hay TĐ được giao một "ô" trên bản đồ để tìm kiếm 1 thứ gì ở đó. Khu vực trách nhiệm của chúng tôi phần lớn dọc biên giới Viêt-Miên hay Việt-Lào. Ko bao giờ có quân bạn trong ô của chúng tôi. Trong nhiệm vụ tiếp ứng (reaction force), chúng tôi giúp bảo vệ các trại LLĐB, chẳng hạn như Ben Het (A-244), Bu Prang (A-236), và Dak Seang (A-243). Còn nhiệm vụ đặc biệt (special mission) thường là bí mật, nhận lịnh từ cấp quân đoàn hay cao hơn.

Tại Pleiku, Mike Force có ba TĐ; một TĐ đặt tại Kontum. Mỗi TTD có ba đ.đ., mỗi đ.đ. có một trung đội chỉ huy và 4 trung đội tác chiến. Có khoảng 120 lính Thượng mỗi đ.đ. Thường thường một thiếu úy làm đ.đ. trưởng, và một hạ sĩ quan làm trung đội trưởng. Vì trang bị nhẹ, chúng tôi chỉ có M-16, M-60, 1 cối 60 và các súng M-72 -- để phá hầm. Tôi luôn luôn nói với bạn bè rằng tôi đã "tình nguyện" vào Mike Force. Lúc đó tôi đang công tác tại Trường Viễn Thám (Recondo) của BTL quân viện Mỹ tại VN, viết tắt là MACV, với tư cách một huấn luyện viên về y tế của LLĐB và một y tá của lực lượng tiếp ứng. Khi một lực lượng tiếp ứng được gửi để cứu 1 toán viễn thám đụng địch, tôi là y tá của toán này. 

Trại LLĐB Ben Het bị bao vây, từ tháng 2/1969 đến cuối tháng 6/1969. Trại ở gần tam biên, nơi mà lãnh thổ của VN, Cam-bốt, và Lào gặp nhau. Nó nằm 1 bên của 1 nhánh của đường mòn HCM và căn cứ hậu cần 609 của csbv. Tôi đã "tình nguyện" vào Mike Force. Trước đó tôi tình nguyện vào Lục quân từ 1966. Sau đó tôi chuyển qua Nhảy dù, rồi LLĐB. Nhờ vậy mà tôi đến VN. Quân Mike Force bị thương vong rất nhiều và rất cần y tá có kinh nghiệm tác chiến. Lúc đó tôi là y tá duy nhứt tại Trường Viễn thám hội đủ yêu cầu này. Thế là chưa tới 24 g, tôi đã về TĐ 2 Mike Force. Lúc đầu tôi nghĩ sẽ là trợ y của TĐ, ko ngờ tôi được chỉ định làm 1 trung đội trưởng của đ.đ. 221 của TĐ này.

Vào tháng 11 1969, tôi là ngươi cao cấp nhứt của đ.đ. này, và theo 1 chánh sách ko chính thức, tôi là đ.đ. trưởng. Tháng 9/1969, tôi có một đồng đội, đó là chuyên viên bậc 5 Ronnie Nash. Do Ronnie xin gia hạn thời gian phục vụ tại VN nên MACV chuyển y qua LLĐB dù y ko có kinh nghiệm về LLĐB.

Tính tới tháng 3/1970, Ronnie và tôi là 2 người Mỹ ở đ.đ. Mike Force này. Thỉnh thoảng chúng tôi được tăng phái một toán tiền sát viên pháo binh từ 2-3 người.

Tháng 11 năm đó, tôi dẫn đ.đ. dự trận Bu Prang. TĐ đào công sự trên 1 đỉnh đồi ở 2 km nam của Bu Prang. Từ đây tôi hướng dẫn phi pháo tấn công hệ thống đường mòn che dấu trong rừng già. Tôi làm đ.đ. trưởng cho tới cuộc hành quân cuối cùng khi đ.u. Gordon Vogel đến TĐ. Gordon thuộc Vệ binh Quốc gia bang Florida. Ông đã tình nguyện vào LLĐB tại VN. Là một sĩ quan bộ binh kinh nghiệm, ông là TĐ trưởng của TĐ 2 Mike Force trong khi Bu Prang bị vây hãm. Chúng tôi đã trở thành bạn thân kể từ ngày ấy.

Có 1 toán huấn luyện viên người Úc tăng phái cho Toán B-20. Phần lớn họ từ LLĐB Úc, viết tắt là SAS. Họ từng chiến đấu chống CS trong rừng núi ở Malaya và Borneo. (Quân đội Anh cũng có SAS -- người dịch). 

Một số cố vấn Úc rất lập dị, chẳng hạn như 1 thiếu tá; "... y luôn luôn đứng trên càng trực thăng khi vào vùng cũng như rời vùng. Lúc nào y cũng mặc một áo T-shirt rách, mang 1 khẩu M-16, và 1 lon bia hiệu Foster's Lager... y đúng là một kẻ bất cần đời (a mean sonofbitch)".            


Một thay đổi vào phút cuối đã đưa chúng tôi đến 1 nơi khoảng 15 km đông nam của Bu Prang để tìm vài trang bị quân sự bị thất lạc. Đây là nhiệm vụ Tìm kiếm và Thu hồi. Nó được đánh dấu X trên bản đồ. Đây là lần đầu tiên chúng tôi mang lựu đạn nhiệt nhôm (thermite grenade). Nói thêm: Theo wikipedia, nhiệt nhôm là phản ứng hóa học tỏa nhiệt trong đó nhôm và một số kim loại mạnh là chất khử ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên nhôm thường được sử dụng do nhiệt độ tỏa ra cao. Ví dụ nổi bật nhất là phản ứng nhiệt nhôm giữa oxide sắt III và nhôm. -- người dịch).

Nhiệt nhôm tỏa nhiệt ở 4.000 đô F và sẽ làm chảy phần lớn kim loại. Chúng ta đã di chuyển 3 ngày ko kết quả trong khu vực khoảng 12 km2 trong rừng ba tán lá hay rừng ba từng. Từng thấp nhứt từ 8 đến 10 feet chỉ có bụi cây và dây leo; từng thứ hai chỉ có cây và dây leo. Từng thứ ba có đủ mọi cây lớn. Cố gắng di chuyển qua loại rừng dầy đặc này là một điều cực kỳ khó khăn. Cố gắng tìm một vật gì rơi vào rừng loại này lại càng khó khăn hơn. 

Sau khi báo cáo ko thấy gì hết, chúng tôi được lịnh kéo dài thêm 2 ngày. Chúng tôi được lịnh tiếp tục tìm kiếm, "Anh sẽ biết vật đó khi anh thấy nó." Kết quả ko có gì.

HANG RẮN

Chúng tôi đi ngang 1 hố sụt (sinkhole) rất lớn, nằm giữa rừng, với độ sâu thẳng đứng 20 feet. Tôi nghĩ đây có lẽ là hầm chứa vũ khí nên quyết định leo xuống, bằng dây leo. 

Một khi tôi đã xuống hang và quan sát chung quanh, tôi thụt lui (back up). Tôi dùng tay trái đưa ra sau để tìm hòn đá lớn mà tôi đã thấy khi vào hang. Khi tôi quay lại phía trước, Y-tot, đ.đ. trưởng người Ja-rai của tôi, cầm dao đi rừng chạy về phía tôi. Y-Tote nắm cổ của áo jacket của tôi và quăng tôi về phía trước. Sau khi quay lại, y dơ một con rắn gần như bị đứt đầu vào mặt tôi. Y đã có một nụ cười vừa ngớ ngẩn vừa tự mãn (shit-eating grin) vì đã cứu tôi. (Vì trong lúc dơ tay về phía sau, đã nói ở trên, tôi suýt đụng tay vào đầu con rắn). Tôi vừa sợ vừa ngạc nhiên đến độ tôi leo vội lên khỏi hang trong lúc lính Thượng cười rộ.                    

Vượt qua 1 cánh đồng lúa gần Plei Morong. 

Một toán xung kích đã lập đầu cầu ở phía bên kia.

SUÝT BỊ BẮN CHẾT BỞI MÁY BAY RF-101 VOODO

Trong ngày thứ hai của chuyến công tác, trở về khu vực trách nhiệm, viết tắt là AO, ban đầu, chúng tôi đã tới những đồi rất lớn và thoai thoải ở phía nam của QK-2. Địa thế ở đây rất lạ khi có nhiều đồi trọc, ko có cây lớn mà chỉ có cỏ cao tới đầu gối, rất khác với khu vực ở phía tây trại Đức Lập là rừng âm u ba tán lá. Khu vực đồi trọc này dài từ 1-4 km hay hơn nữa và rộng bằng nữa chiều dài. Khu vực này bị ngăn cách bởi rừng ba tán lá, có thể rộng 1-2 km. 

Khi vượt qua 1 ngọn đồi, tôi ngoảnh lại (turn around) để nhìn lại đội hình. Tôi thấy từ xa một vệt khói màu đen. Vài phút sau, tôi nhìn lại và nhận ra đó là một thám thính cơ phản lực RF-101 Voodoo của Không quân Mỹ, xem hình. Ở mủi máy bay có một máy ảnh lớn. Chiếc phản lực bay rất chậm đến nổi tôi có thể thấy cửa chập (shutter) của máy ảnh đóng và mở. Khi máy bay bay qua đầu, tôi thấy phi công với mặt nạ dưỡng khí, nhìn xuống chúng tôi. Y bay 1 vòng và quay trở lại để nhìn chúng tôi. Chúng tôi ko có máy truyền tin không-lục để liên lạc với y. Y lại bay 1 vòng và quay trở lại. Lúc đó tôi chợt nảy ra ý nghĩ, "Y ko biết chúng tôi là ai!" Khi y bay tới, đ.u. Gordon Vogel và tôi đều tuột quần, nằm sấp, và chổng mông (moon) lên máy bay. Ở vòng thứ 4, y nghiêng cánh trái, và nhìn xuống, chào tay và lắc cánh máy bay khi rời đi. Máy bay xịt khói đen, hướng về biên giới Cam-bốt. (Moon là 1 tiếng lóng để chỉ việc tuột quần chổng mông nơi công cộng để bày tỏ sự coi thường, khinh miệt (scorn) hoặc khiêu khích -- người dịch).

Tôi nghĩ các sĩ quan chuyên về không ảnh sẽ bật cười khi thấy ảnh chúng tôi chổng mông trước máy bay. Sau đó, đ.u. Vogel và tôi ngạc nhiên khi biết rằng chúng ta đã ko nói 1 lời trước khi đồng loạt quyết định chổng mông.

Hôm nay chúng tôi chắc chắn rằng mục tiêu của chiếc RF-101 này là sân bay của Đồn LeRolland. Điều này đã được chứng minh vài ngày sau đó.                        

Buổi sáng sau 1 cuộc chạm súng ở đông nam Bu Prang, những vỏ của đạn M-79 nằm trên mặt đất. Khói bốc lên từ cỏ bị cháy do chạm súng.


LỰU ĐẠN NHIỆT NHÔM              

Các loại lựu đạn gồm khói (có màu để đánh dấu), 
nhiệt nhôm (màu hồng) và hơi cay.

Con đường chúng tôi đi ngang qua một đồi trọc và đi xuống sườn đồi để tới bìa rừng. Khi trung đội đi đầu xuống đồi, họ bị bắn bằng vũ khí nhỏ. Ngay lập tức các trung đội bung ra hai bên trái phải để bao vây địch quân. Cả ba trung đội tác xạ vào bìa rừng, khiến địch rút lui vào rừng.

Chúng tôi lập chu vi phòng thủ và bắt đầu lục soát. Sau đó chẳng bao lâu, chúng tôi tìm thấy một kho vũ khí gồm đạn cối, đồng phục, poncho, mền và hàng ngàn đạn rời của súng AK-47 nằm dưới một hố lớn. 

Tôi để lính Thượng lục soát kho vũ khí. Khi họ hoàn tất, chúng tôi đã dùng chất nổ C-4 để phá hủy đạn cối. Một câu hỏi đặt ra: "Làm thế nào để phá hủy đám đạn AK này?"

Đ.u. Vogel và tôi nghĩ rằng nên dùng lựu đạn nhiệt nhôm với đám đạn này. Chúng tôi đã coi thường khuyến cáo của chuyên viên bậc 5 Ronnie Nash. Chúng tôi lấy mền và poncho chất đống lên đám vỏ đạn này. Đứng 2 bên của hố, tôi và đ.u. Vogel mỗi người ném 1 lựu đạn nhiệt nhôm vào đó.

Chỉ trong 10 giây, đạn bắt đầu nổ vì nóng. Đ.u. Vogel và tôi nhào xuống, nằm sát đất để tránh miểng. Chúng tôi nằm như vậy trong khoảng 15 phút trong khi đạn nổ vèo vèo (whiz) chung quanh. Tôi có thể nghe Ronnie Nash và đám lính Thượng đang cười trước nguy hiểm của chúng tôi. Họ đã rất khôn đã chạy thụt lùi khi thấy chúng tôi ném lựu đạn nhiệt nhôm. Nơi đạn nổ giờ đây chỉ còn một đống vỏ đạn (slag pile). 

BIỆT THỰ

Biệt thự này, có lẽ được xây bởi người Pháp, ở khoảng 9.5 km phía đông của Trại LLĐB Bu Prang. Ko ai biết chủ của nó là ai. Tôi phỏng đoán nó được xây trong thập niên (TN) 1920-30. Tường bằng bê-tông dày trên 12 in hay 3 tấc. Vì ko có dấu hiệu của hoạt động nông nghiệp, tôi nghĩ rằng nó được dùng như 1 nhà nghỉ (lodge) khi săn bắn. 
Có khoảng 10 người ở trong nhà này trước khi chúng tôi tới. Chỉ cần 2 phát hỏa tiển M-72, chúng tôi đã khiến họ đi về phía tây, vượt qua Đường Ranh giới Quân sự, vào Cam-bốt. Tôi bảo lính Thượng bắn vào các cửa và may quá họ bắn trúng.
Chúng tôi núp trong các hố cá nhân có sẵn. Tôi đặt BCH trên từng hai, hướng mắt về phía tây, tức phía Cam-bốt. Tôi đã dùng biệt thự này trong 2 ngày kế.
Chẳng bao lâu, sau khi chúng tôi đã dọn quang khu vực chung quanh biệt thự và lập chu vi phòng thủ, thì trung sĩ Y-Bai, một trung đội trưởng ở độ tuổi 50 xuất hiện và tỏ ý muốn dùng lan can (banister) của cầu thang. (Có 1 cầu thang xoắn ốc rất đẹp đi từ từng trệt đến lầu 2). Tôi đồng ý và nghĩ rằng họ cần củi đốt. Y tháo lan can ra, cắt thành khúc dài 1.5 tấc, và phân phát cho đồng đội. Y và các lính Thượng dùng dao để biến các khúc gỗ này thành ống điếu. Hóa ra họ nhận biết lan can này là gỗ tác. Một bài học mới: ko là gì là phế thải với người Thượng.
Hai tháng trước đây, tại làng Plei Morong, khi VC đã mở màn trận tấn công đêm bằng lùa trâu vào chu vi phòng thủ. Lính Thượng đã nổ súng vào đám trâu. Sáng hôm sau, khi trời hừng sáng, lính Thưởng hỏi chúng tôi làm gì với các xác trâu này. Tôi rất giận dữ với trưởng làng vì đã ko cảnh báo gì về địch sẽ tấn công. Tôi hy vọng rằng trâu chết sẽ là bài học cho ông. Tôi ra lịnh cho lính Thượng phải di chuyển càng nhanh càng tốt vì sợ địch tấn công. Chỉ trong chưa tới 90 phút, các con trâu chỉ còn trơ xương. Như tôi đã nói, ko có gì phế thải với người Thượng.
CON VOI CỦA KẺ THÙ
Trong ngày thứ 2 ở biệt thự, chúng tôi tuần tiểu vượt qua Đường Ranh giới Quân sự để hướng về biên giới. Chúng tôi đã đi vào khu rừng ba tán lá nằm giữa những đồi thoai thoải chung quanh Bu Prang.
Trong lúc di chuyển, đột nhiên có âm thanh như một xe lửa chở hàng tiến tới. Lính Thượng đùa cợt (spook)! Chúng bắt đầu tản ra khi tiếng động càng lúc càng lớn -- đúng theo đội hình chiến đấu. Tôi nghe tiếng cây cối gãy răn rắc. Đột nhiên 1 con voi xuất hiện với một bóng người trên đầu nó. Tên này điều khiển cho voi đi rất chậm (sauntering walk). Tôi thấy y đang nhìn chòng chọc (eyeball) chúng tôi. Y nhìn tôi với vẻ khinh bỉ (sneer). Tôi muốn chận tên này nhưng lính Thượng ko muốn động chạm đến con voi. Y phóng nhanh và chuyển hướng về phía tây tới Cam-bốt. (Theo người Kinh, người Thượng tin rằng sẽ phạm thượng khi giết những con vật lớn như cọp hay voi; họ chỉ đặt bẫy hay giết những con vật nhỏ như sóc hay thỏ hay chồn để ăn thịt bằng cách dùng lửa đốt trụi lông, nên thịt rất hôi. Do đó dù ở trong rừng, họ luôn luôn có thức ăn, ko như lính người Kinh -- người dịch).
Sau này tôi biết rằng người Thượng rất mê tín (supertitious) khi gặp voi trong rừng (tôi ko hiểu tại sao). Họ nói với tôi rằng tên cởi voi có lẽ là 1 VC hay CSBV. Nhưng họ đã ko làm gì với tên này và con voi của y.
Họ sợ rằng con voi sẽ tấn công họ nếu chúng tôi bắt tên cởi voi. Sau này nghĩ lại, tôi nghĩ họ có lý. Nếu muốn bắn con voi, chúng tôi phải dùng M-60 hay M-72. Tháng 7/1966, CIA đã nhận định Đồn LeRolland là một điểm trung chuyển. Hàng tiếp tế từ đồn Le Rolland, và đưa tới Buôn Y Mair Klang. 
ĐÊM THỨ HAI Ở BIỆT THỰ
Như đã nói, BCH của chúng tôi đặt ở từng 2, nhìn về Cam-bốt ở hướng tây. Ngay sau nửa đêm, lính gác đánh thức tôi và báo cáo có ánh sáng ở phía tây. Nhìn qua bệ cửa sổ (windowsill), tôi rất sốc khi thấy ánh sáng bên kia biên giới, Tôi ra lịnh báo động 100/100 và mở rộng tiền đồn xa tới khoảng 1 km.
Bản đồ của tôi cho thấy sân bay bỏ hoang của Pháp ở Đồn LeRolland ngay bên kia biên giới. Xa hơn 2 km, Cam-bốt đang rực sáng. Ở khoảng 10 km nam của sân bay này, chúng tôi có thể thấy suốt chiều dài phi đạo dài 3.800 feet hay 1.158 mét tràn ngập (awash) ánh sáng nhân tạo! 
Vì chỉ có thể liên lạc với Bu Prang nên chúng tôi báo cáo với họ. Họ ko thể thấy phi đạo từ trại Bu Prang vì núi che. Họ gọi Toán-B, B-23, tại Ban Mê Thuột. Toán B ko biết gì hết và bảo chúng tôi "Quan sát và Báo cáo."
Khoảng 00:30 sáng, một máy bay đáp xuống, và thỉnh thoảng chúng tôi nghe tiếng động cơ máy bay. Giờ đây cứ 20-30 phút, 1 máy bay đáp xuống và cất cánh, cho tới 4-5 giờ kế, cho tới lúc rạng đông. Kế đó hoàn toàn IM LẶNG, và đèn tắt ngấm, BÓNG TỐI trở về với rừng thẩm. 






Begin morning nautical twilight (BMNT) is a military term referring to the time in the morning when the center of the sun is 12 degrees below the horizon. It marks the beginning of nautical twilight, when sailors can start taking reliable readings of the stars to determine their positions at sea. During BMNT, there is enough light for military operations to commence, ensuring that military personnel have sufficient visibility.
Tôi nghĩ rằng sẽ có điều gì đó xảy ra khoảng rạng đông nhưng ko có. Cả trại Bu Prang và Toán B-23 cũng ko có thông tin về hoạt động mà chúng tôi đã thấy ở Đồn LeRolland. 
Ngay trước rạng đông, chúng tôi rời biệt thự. Từ đây tới trại Bu Prang chưa tới 10 km, nên chúng tôi đi càng nhanh càng tốt. Khi chúng tôi tới gần trại Bu Prang, chúng tôi trở về nhiệm vụ ban đầu là giữ an ninh cho trại.
Đã hơn 50 năm kể từ biến cố này xảy ra, và thông tin đã giải mật.
Vào khoảng thời gian này, hoàng thân Sihanouk, lãnh tụ của Cam-bốt, sắp bị lật đổ trong 1 cuộc đảo chánh ko đổ máu (Tháng 3/1970), và vị thủ tướng thân Mỹ, trung tướng Lon Nol nắm quyền. Chẳng bao lâu Lon Nol đã yêu cầu Mỹ giúp đỡ đuổi quân csbv khỏi Cam-bốt. Quân csbv đã chiếm các tỉnh của Cam-bốt giáp giới VN. Ngay phía bắc của sân bay LeRolland là căn cứ hậu cần 740 của csbv, "đây là 1 khu vực lớn ở Cam-bốt dọc theo các tỉnh Darlac và Quảng Đức..." đã được dùng bởi các đv vận tải csbv như một điểm trung chuyển (transhipment) để chuyển người và tiếp liệu từ Cam-bốt đến hai tỉnh trên đây của Nam VN. Một báo cáo của CIA trước đó cho biết, "trong tháng 2/1967, một đoàn công-voa gồm 15 xe tải GMC chở 22 tấn gạo, 60 bao cá khô, và 20 thùng thiếc nước mắm từ Đồn LeRolland tới Buon Mour."
Tác giả Daniel Ford trong sách in năm 2018, "Cowboy: The Interpreter Who Became a Soldier, a Warlord, and One More Casualty of Our War in Vietnam," đã viết Đồn LeRolland đã được dùng như một khu huấn luyện cho lực lượng FULRO trong đầu thập niên 1960. Trong thời gian 4-6 tuần, liên quân Việt-Mỹ đã tấn công Cam-bốt nhằm phá tan các căn cứ csbv (30.4.1970). Các thành phần tăng viện của sđ 4 bộ binh Mỹ sẽ yểm trợ quân Nam VN trong HQ "Bình Tây" chống lại căn cứ địa 740 của csbv.
Những máy bay mà tôi đã thấy có thể là một phần của cuộc HQ vào tháng Tư này? Tôi ko tin vào điều này vì bí mật đã bao phủ từ lúc hoạch định HQ. Những chi tiết của kế hoạch chỉ là "lịnh miệng" của chính phủ Việt-Mỹ. Tướng Nguyễn cao Kỳ, đã bí mật gặp Lon Nol hai lần vào đầu tháng 4/1970. Có thể đây là giai đoạn tập kết các lực lượng chống cộng của Quân đội Cam-bốt, viết tắt là FARK/FANK, tại phía nam của căn cứ địa 740 để yểm trợ cho cuộc HQ kể trên." Nhưng lực lượng FARK ko phải là 1 lực lượng mạnh. Quân đội, với một số ngoại lệ, đã hoạt động kém trước. Tinh thần của họ vẫn cao, nhưng hiện tại rõ ràng họ không có khả năng chống lại kẻ thù ngoài những cuộc tấn công với qui mô nhỏ, và họ cần phải được huấn luyện lâu dài trước khi trở thành 1 lực lượng chiến đấu hữu hiệu."
Một lực lượng của Cam-bốt có khả năng chiến đấu là Khmer Serei. "Các thành viên của Khmer Kampuchia Krom hay Khmer Krom và Khmer Serei đã được Mỹ huấn luyện cho các HQ bí mật trong Chiến tranh Đông Dương lần 2. Họ thuộc MIKE Force và phần nào được trả lương và võ trang bởi CIA. Lúc cao điểm của năm 1968, Khmer Serei và các lực lượng liên hệ được nghĩ rằng có quân số tới 8.000. Trong sách của Taylor Owen về các cuộc ném bom của Mỹ tại Cam-bốt từ 1965-1973, đã dẫn lời của cựu giám đốc CIA William Colby rằng "Lon Nol có thể rất an tâm khi biết Mỹ đã làm việc với Sơn Ngọc Thành. Từ 1955-59, Thành đã phát động chiến tranh du kích chống Sihanouk. Năm 1956 với giúp đỡ của Mỹ, y lập Khmer Serei. 
Đầu thập niên 1960, LLĐB Mỹ bắt đầu tuyển mộ Khmer Serei vào chương trình DSCĐ. Người ta tin rằng họ đã yểm trợ các công tác tình báo của Project Gamma tại cam-bốt. 
===
Bốn tháng sau khi cuộc vây hãm trại Bu Prang, hình tình ở sân bay và đồn LeRolland như thế nào? Trong tháng 11/1969, khi CCHL Kate, ở đông nam Bu Prang, bị bao vậy, đ.u. LLĐB Bill Albracht phải tuyên bố "Nguy cấp Chiến thuật" để câm họng các khẩu 130 ly của csbv tại Đồn  LeRolland. Tùy viên quân sự TĐS Mỹ ở Phnom Penh đã báo cáo hiệu quả của việc ném bom; "Ngày 22/11/1969, chúng tôi đã bay từ Phnom Penh tới sân bay Sen Monorom, tây bắc của Dak Dam, và dùng xe đi đến Dak Dam trong 1g 20 phút. Có vẻ ngôi làng và tiền đồn kế cận, đồn LeRolland , đã tan tành bởi các đợt ném bom từ giữa tháng 10 đến 18/11. Có thể do không quân VNCH hay máy bay của Không lực số 7 của Mỹ. Để phá tan hoàn toàn ngôi làng này, gồm trường học, và đồn LeRolland, họ đã dùng bom 500 hay 1.000 cân Anh, bom napalm... Ủy viên Gorham thuộc phái đoàn Canada của ủy ban kiểm soát đình chiến (ICC) đã hỏi phần lớn các câu hỏi, bao gồm những câu hỏi liên quan đến khả năng CS dùng khu vực trong và chung quanh làng để đặt pháo binh để bắn xuyên qua biên giới... Tùy viên quân sự Mỹ đã tìm thấy vị trí pháo." Ngày nay tôi tin rằng nhiệm vụ của chiếc thám thính cơ RF-101 là xác nhận tình trạng của phi đạo này -- 1 phi đạo bằng đất dài 3.800 feet. 
Khi chúng tôi trở lại Pleiku, hình như ko ai quan tâm đến chuyện này. Phòng 2 của LLĐB Mỹ tại quân khu 2, nằm đối diện với doanh trại của Mike Force, ko bao giờ hỏi tôi điều gì.  
CHÚNG TÔI ĐÃ CHỨNG KIẾN ĐIỀU GÌ?
Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã chứng kiến việc di chuyển những đv đầu tiên của Khmer Krom/Khmer Serei vào Cam-bốt. Trong Bản ghi nhớ số 253 của cố vấn an ninh quốc gia Kissinger gửi tổng thống Nixon về việc "không vận sang Phnom Penh 4 tiểu đoàn (trong số quân 3.500 quân) của Khmer Krom và Khmer Serei, theo yêu cầu của Lon Nol. Họ được trang bị và huấn luyện bởi LLĐB Mỹ. Họ sẽ gia tăng sức mạnh cho quân đội Cam-bốt. Chúng ta phải nhờ nam VN tiếp tế cho họ".
Tại sao phải thực hiện bí mật? Lý do duy nhứt và hợp lý là ko muốn thế giới thấy Mỹ tham chiến ở Cam-bốt. Dù cơ quan SOG và Không lực Mỹ đang tiến hành hành quân bí mật tại Cam-bốt vào lúc này. Mỹ chỉ can thiệp công khai tại Cam-bốt kể từ 30.4.70. 
                   
KẾT LUẬN
Chúng tôi trở lại Pleiku khoảng 20.3.1970. Tôi nghe TĐ tôi sẽ cải tuyển sang 1 đv ĐPQ vào ngày 27.3.
Tôi ko biết điều này vào lúc đó, nhưng đó là cuộc HQ cuối cùng ở Mike Force. Ngày ước tính trở về Mỹ, viết tắt là DEROS sắp gần. Thời gian qua nhanh. Kế đó là Bắc quân phát động Tổng tấn công mùa Xuân 1970.