Wednesday, February 19, 2025

 BỘ TỔNG THAM MƯU SUÝT BỊ CHIẾM VÀO SÁNG MỒNG HAI TẾT NĂM MẬU THÂN.

Thật kinh khủng trong trận Tết Mậu Thân này: vì mình là dân sống ở ấp Lạc Quang sát cầu Tham Lương nên mình đã tới xem rất nhiều xác bộ đội nón cối chương sình đen thui nằm chết la liệt dọc hàng rào phi trường và trong hãng dệt Vinatexco đối diện phi trường TSN (nằm giữa Cầu Tham Lương và chợ Bà Quẹo). Một trực thăng hộ tống Mỹ trúng đạn rớt trong vườn cây đối diện ấp Bùi Môn và cha sở đã tới ban bí tích vì viên phi công da đen là người Công giáo. Cuộc tảo thanh của thiết đoàn Mỹ vào khu vực 18 thôn vườn Trầu ( Bà Điểm) cũng bắn hạ nhiều du kích quân Mặt trận giải phóng Miền Nam; nực cười là địa điểm này 7 năm sau (30/4/1975) là nơi tập trung các đơn vị quân lực VNCH bao gồm Sư đoàn 25, LĐ 9 BDQ biên phòng, LĐ30CBCĐ, LĐ5CBKT, lính TTHL Quang Trung, trường Quân Vận, hậu cứ BK Dù khi tên tướng Dương văn Mình tuyên bố đầu hàng trưa 30/4.


Doanh trại của Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM) rộng khoảng 1 km vuông tọa lạc tại góc đông nam của Yếu Khu Tân Sơn Nhứt (TSN). Doanh trại này gồm BTL của Tướng Cao Văn Viên, nằm ở góc phía tây của doanh trại, kế cận nhiều tòa nhà gồm nơi làm việc và nơi ở của sĩ quan Nam VN, và một số cơ quan như Trường Sinh ngữ Quân đội, v.v... Có năm cổng ra vào được canh gác cẩn mật.

Lúc 0300 sáng ngày 30.1.1968, một xe hơi của chính phủ chở một tướng lãnh Nam VN quẹo từ cổng đường Võ Tánh, một đường lớn chạy ngang rìa phía tây của BTTM, và chạy vào cổng 5. Vào lúc đó, 22 quân cảm tử VC trang bị AK47 và ba súng B40 đã xuất hiện ở trong 1 con hẻm dẫn ra đường Võ Tánh, đối diện với cổng 5. Lính gác của Nam VN đã kịp thời đóng cổng trước khi đặc công VC chạy tới cuối hẻm; và nổ súng vào đặc công, giết vài tên và khiến những tên còn lại tìm chỗ ẩn núp trong những tòa nhà nằm xa hơn của con hẻm này. Đầu hẻm này, cũng đối diện với cổng 5 BTTM là Cư xá Sĩ quan Độc thân của quân đội Mỹ, viết tắt là BOQ. Người lính Mỹ gác cổng đã vội vàng khóa cổng của tòa nhà, và báo động cho BCH của ĐT Rowe.

ĐT Rowe, chỉ huy TĐ 716 quân cảnh (QC) gọi cho 2 xe jeep đi tuần gần đó. Vài phút sau đó, những QC này đã biết rằng hơn 10 tên đặc công trang bị đầy đủ đã núp trong vài tòa nhà nào đó dọc theo hẻm. Họ đã yêu cầu BCH TĐ gửi thêm quân, và tránh dùng hẻm để tiếp cận mục tiêu. 

ĐT Rowe đã gửi 1 lực lượng phản ứng, gồm 26 người của đ.đ. C, với 3 người đi xe jeep và 23 người đi xe GMC. Có lẽ ko quen thuộc với khu vực này, cộng với bóng tối khiến khó đọc tên đường, lực lượng này đã rẽ vào đầu phía nam của con hẻm khi họ đến gần tòa nhà BOQ này với chiếc jeep đi đầu và GMC đi kế. Chiếc jeep vô sự nhưng chiếc GMC đã bị bắn B40 khiến đầu máy bị phá hủy và bánh trước xẹp lép. Trong khi các lính QC Mỹ choáng váng rời xe, họ bị bắn bằng súng liên thanh khiến 16 người chết, 7 người còn lại bị thương. Hai người bị thương đã bò tới nơi an toàn, và QC Mỹ đã cứu được người thứ ba, tuy nhiên hỏa lực đối phương đã khiến quân tiếp viện ko thể đến được những người chết hay bị thương nằm xa hơn trong hẻm này (farther down the alley).

Cuộc dằn co đã tiếp tục tới khi một xe thiết giáp V100, loại chạy bánh hơi, được lái bởi QC Mỹ đi từ căn cứ Long Bình, tới lúc 13:00. 

Dựa vào xe V100 bọc giáp, có trang bị 2 súng trung liên 7.62 ly, QC Mỹ đã tiến nhanh vào hẻm và cứu 4 lính Mỹ bị thương nằm kế xe GMC và thu hồi phần lớn người chết. Cuối cùng các đặc công đã bị khống chế sáng ngày hôm sau khi các chiến sĩ Nam VN tấn công vị trí của họ. Mười đặc công đã chết và tên còn lại trở thành tù binh (POW). 

Trong khi trận đánh ở cư xá sĩ quan độc thân Mỹ diễn ra vào sáng 30/1, một trận đánh khác cũng đang bắt đầu ở cổng 2 ở cạnh phía đông của doanh trại BTTM. Lúc 07:00, gần 200 bộ đội của TĐ Gò Môn đã xuất hiện bên ngoài cổng số 2. Đám bộ đội CS này,  đã xâm nhập vào Sài Gòn (SG) theo đường xe lửa, để tiếp cận BTTM. VC đã phá hủy cổng 2 bằng B40, giết những lính canh ở đó, và tấn công vào góc đông nam của doanh trại này. Có lẽ do ko có ai chỉ đường, thay vì tiến sâu hơn thêm 500 mét để tấn công tòa nhà của BTTM cách đó khoảng 500 mét về hướng tây bắc, chúng đã chiếm khoảng 6-7 tòa nhà trống, thiết lập công sự phòng thủ, để chờ đợi lực lượng phản công. Khi tướng Viên hay tin Cộng quân đã xâm nhập doanh trại của BTTM, ông ra lịnh cho TĐ 8 Dù, hiện đang giúp đỡ cho quân của ĐT Lưu Kim Cương ở bờ tây của sân bay TSN, để gửi hai đ.đ. đến BTTM bằng trực thăng càng nhanh càng tốt.

Lúc 0900 g, một đoàn trực thăng đã đổ quân Dù xuống tòa nhà của BTTM. Ông ra lịnh cho hai đ.đ. này cầm chân TĐ VC tại chỗ trong khi chờ viện quân tới. Cuộc chạm súng kéo dài vài giờ, mà ko bên nào chiếm được 1 tấc đất của bên kia, cho tới khi thêm hai TĐ của tổng trừ bị VNCH tham chiến. Đó là TĐ 2 TQLC, vừa bốc từ châu thổ sông Cửu Long, và TĐ 6 Dù, bốc từ Dak To, Kontum. Cuộc phản công bắt đầu. Đối diện với lực lượng mặt đất vượt trội, với gunship bay trên đầu yểm trợ, VC đã rời bỏ trận địa và rút về phía bắc với TQLC Nam VN đuổi theo bén gót (hot on their heels). 

TĐ 716 QUÂN CẢNH MỸ BỊ PHỤC KÍCH GẦN TRƯỜNG ĐUA PHÚ THỌ.

Lúc 0300 ngày 30/1, hay mùng 2 Tết Mậu Thân, khoảng 200 bộ đội của TĐ 6 Bình Tân và 100 dân công khiêng đạn và tải thương, đã vào ngoại ô Phú Lâm ở rìa phía tây của thủ đô Sài Gòn (SG). Ở đây họ đã gặp vài cán binh VC hay giao liên hướng dẫn vào SG tới tận trường đua Phú Thọ, một miếng đất lớn có đường đua hình bầu dục và một khán đài bằng bê-tông cốt thép cao ba từng, ở ba km nam của sân bay TSN và hai km tây của trại Lê văn Duyệt nơi đặt BTL Biệt khu Thủ đô. Tới đây TĐ này dừng lại để chờ các giao liên khác dẫn họ tới Khám Chí Hòa, khoảng 1.500 m về phía đông bắc. Chờ hoài ko thấy giao liên, TĐ trưởng cho hai đ.đ. đi sâu vào TP, hy vọng rằng họ sẽ tìm được đường tới khám Chí Hòa, và giữ 2 đ.đ. kia ở trường đua. 

Lúc 0445 sáng, một jeep tuần tiểu của TĐ 716 QC Mỹ với 2 lính chạy nhanh qua ngã sáu nằm ở góc nam của trường đua nơi hai đ.đ. VC đang chờ giao liên. VC nổ súng lập tức, giết một QC Mỹ, người thứ hai kịp thời dùng máy truyền tin trên xe để gọi báo động, trước khi bị bắn gục. 

Lời báo động quá ngắn và ko đầy đủ nên ko có ai ở BCH của ĐT Rowe, TĐ trưởng biết được điều gì xảy ra. Do vậy TĐ 716 QC Mỹ đã ko gửi cảnh báo các xe tuần chạy tới ngã sáu này, ở góc nam của trường đua. Hậu quả, trong giờ kế, hai xe tuần tiểu đã chạy ngang ngã sáu, và lần lượt bị tấn công, gây nhiều thương vong. 

Sau khi mất liên lạc với các xe này, ĐT Rowe gửi một xe GMC với 13 lính đi tìm hiểu tình hình. Xuất phát lúc 0600, toán phản ứng này đã thấy ba xe jeep bị hư hại, 4 xác lính Mỹ, và hai người bị thương nằm rải rác ở ngã sáu. Phóng nhanh dưới hỏa lực dữ dội của VC, tiểu đội này đã cứu 2 quân cảnh bị thương và rút về một tòa nhà gần đó ở phía đông nam của ngã sáu. ĐT Rowe đã gửi 1 toán thứ hai để tăng cường cho toán thứ nhứt và 1 xe để tải thương. Dù cố gắng hết sức (try as they might), họ vẫn ko thể thu hồi 4 xác QC Mỹ nằm tại ngã sáu, trước hỏa lực của VC. Đây một việc dành cho bộ binh. 

Được báo động về TĐ 6 Bình Tân, tướng Weyand gọi đv khả dụng gần nhứt, TĐ 3/7 của lữ đoàn 199 bộ binh, đang đóng trong tỉnh Gia Định cách đó khoảng 10 km về phía tây nam. Trung tá John Gibler, TĐ trưởng gửi đ.đ. A tới rìa phía nam của Chợ Lớn, nơi mà họ bắt tay với 8 xe M113 của chi đoàn D của thiết đoàn 17 thiết kỵ, đang là đv thám sát của lữ đoàn 199. Nay lập thành lực lượng đặc nhiệm hay Task Force Gibler, họ kết hợp với 2 đ.đ. của TĐ 33 BĐQ. Tướng Cao văn Viên cũng ra lịnh cho TĐ 38 BĐQ, đang hành quân ở ngoại ô của Phú Lâm, tiến về trường đua từ hướng tây, tấn công 2 mặt vào đối phương. 

Task Force Gibler bắt đầu hướng về phía bắc vào khu vực Chợ Lớn, một nơi rất đông thợ thuyền sống trong những dãy phố lầu chạy dọc các đường phố (row house), xem hình. (Ở quận Nhì của SG trước 1975, có nhiều dãy phố lầu mặt tiền, thuộc sở hữu của công ty Hui Bon Hoa hay Chú Hỏa, ở từng dưới buôn bán, ở trên ở. Có một hành lang nằm phía sau các nhà ở từng trên -- ND).               

Task Force đã bắt đầu bị VC thuộc TĐ 6 Bình Tân bắn từ từng trên và mái của các phố lầu. Liên quân Việt-Mỹ tản ra dọc theo các con hẻm với hy vọng đánh vào sườn hông của đối phương, trong khi xe M113 chạy giữa đường. Xử dụng hỏa lực của đại liên 12.7 ly từ M113, đoàn xe tiếp tục tiến lên dù chiếc chỉ huy bị phá hủy bởi B40. Nhờ BĐQ, đã diệt vài tổ súng cộng đồng, bao gồm 1 khẩu 12,8 ly mà VC đã kéo lên nóc của một tòa nhà 3 từng, bảy xe M113 và bộ binh của đ.đ. A nhích từng tấc một tiến về trường đua, cách đó 6 dãy phố. 

Tuesday, February 18, 2025

 Tại khu vực Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa và sân bay Tân Sơn Nhất, cụm biệt động 2 (gồm 27 người chia làm các đội 6, 7, 9) do Đỗ Tấn Phong, Ba Tâm và Đức chỉ huy đánh vào cổng 5 Bộ Tổng tham mưu và cổng Phi Long (sân bay Tân Sơn Nhất). Sau ít phút tiến công, đội chiếm được cả hai cổng. Song do lực lượng ít, Tiểu đoàn 267 (phân khu 2) và Trung đoàn 16 (Phân khu 1) bị lạc không đến kịp như dự kiến, quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa phản kích quyết liệt, cụm biệt động không lọt được vào bên trong. Sau gần một ngày, dựa vào các toà nhà dọc phố Trương Quốc Dung, cụm biệt động đánh trả quân Mỹ quyết liệt, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều lính Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, bắn cháy hai xe bọc thép. Đến 14 giờ ngày 30-1-1968, bị tổn thất và hết đạn, những người còn lại của cụm biệt động buộc phải rút lui.

Monday, February 17, 2025

 Kim Sae-ron (Korean김새론; July 31, 2000 – February 16, 2025) was a South Korean actress. Kim started her career in 2001, debuting as a child model. At the age of nine, she transitioned into acting and became popular through the films A Brand New Life (2009) and The Man From Nowhere (2010).

KIM = 214 = 7

SAE-RON = 315275 = 23 = 5

 "Cuốn sách này không phải là một lời buộc tội cũng không phải là một lời thú tội, và ít nhất là một cuộc phiêu lưu, vì cái chết không phải là một cuộc phiêu lưu đối với những người đối mặt với nó. Nó chỉ đơn giản cố gắng để kể về một thế hệ đàn ông, mặc dù họ có thể đã thoát khỏi vỏ bọc của nó, đã bị chiến tranh phá hủy. 

Tạm dịch Lời tựa của Eric Maria Remarque cho quyển All Quiet On The Western Front (Tất cả im lặng trên mặt trận phía tây).

Sunday, February 16, 2025

 

Tết Mậu Thân 1968: 500 chiến sĩ đánh vào Tân Sơn Nhất, 380 người nằm lại!

(Dân trí) - Những ngày tháng 7, các cựu chiến binh của tiểu đoàn 16 lại nhớ về hàng trăm đồng đội đã ngã xuống trong trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất tết Mậu Thân 1968. Trận đánh ấy đã làm nên tên tuổi của Tiểu đoàn 16 Anh hùng, cũng là trận đánh mà chiến sĩ tiểu đoàn hy sinh gần hết.

Chuẩn bị gói bánh chưng thì nhận lệnh tấn công Tân Sơn Nhất

Tiểu đoàn 16 được thành lập và tồn tại chỉ vỏn vẹn chưa đầy 4 năm (7/1967 – 3/1971) nhưng đã tham gia chiến đấu hàng trăm trận và lập nên không ít chiến công… Trong đó, trận đánh ác liệt nhất làm nên tên tuổi Tiểu đoàn 16 anh hùng là trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968.

Theo cựu chiến binh Vũ Chí Thành – nguyên Trung đội phó Trung đội đại liên, Tiểu đoàn 16 (phân khu 2) – lực lượng Tiểu đoàn 16 vốn là quân chính quy, hành quân vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu vào năm 1967.

Ban đầu tiểu đoàn được giao về cho Bộ chỉ huy quân sự Tây Ninh quản lý. Sau đó, đến cuối năm 1968 thì di chuyển về chiến trường Long An, thuộc sự quản lý của phân khu 2.

Cựu chiến binh Tiểu đoàn 16 kể lại diễn biến trận đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất trong đợt tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968

Theo Trung tá Bùi Hồng Hà, cựu chiến binh Tiểu đoàn 16, khi di chuyển về Long An, đơn vị của ông được lệnh ăn Tết tại căn cứ Ba Thu và kế hoạch là chiều 30 sẽ mổ lợn, gói bánh chưng. Nhưng đến trưa 30 thì được thông báo ngưng ăn Tết và nhận lệnh tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất.

“Lúc này sư đoàn 9 (đơn vị chủ lực của quân giải phóng ở miền Nam) được lệnh về Tây Ninh ăn Tết nên khi được lệnh tổng tiến công thì đơn vị này xuống không kịp. Đơn vị tôi được lệnh vượt sông Vàm Cỏ tấn công vào Sài Gòn”, ông Hà kể lại.

Trung tá Bùi Hồng Hà, cựu chiến binh tiểu đoàn 16, kể lại trận đánh ác liệt vang danh tiểu đoàn anh hùng
Trung tá Bùi Hồng Hà, cựu chiến binh tiểu đoàn 16, kể lại trận đánh ác liệt vang danh tiểu đoàn anh hùng

Cựu chiến binh Vũ Chí Thành nhớ lại: “Khoảng 24h tối 30 tết, xung kích 1 của đơn vị tôi đã lọt vào trong 21 hàng rào dây thép gai vây quanh sân bay do các đồng chí đặc công tiểu đoàn 12 đưa vào. Đội xung kích 2 đã nằm ở vị trí sẵn sàng chiến đấu phía bên kia quốc lộ 1 (nay là đường Trường Chinh). Đúng 2h sáng mùng 1 Tết, lệnh nổ súng bắt đầu, chúng tôi ùa vào tấn công sân bay Tân Sơn Nhất”.

Lúc này, Tiểu đoàn 16 được lệnh đánh vào mặt Tây – Tây Bắc của sân bay Tân Sơn Nhất. Đại đội 1 và 2 được phân công làm chủ lực đánh sâu vào sân bay. Đại đội 3 và lực lượng trợ chiến ở bên ngoài làm quân dự bị.

Khi vượt qua hàng rào sân bay, các chiến sĩ Tiểu đoàn 16 vấp phải sự chống cự quyết liệt của quân địch trấn giữ trong lô cốt đầu cầu. Do địch hỏa lực quá mạnh, nhiều chiến sĩ đã hy sinh ngay trước lô cốt. Sau đó, chiến sĩ Phan Văn Đồ ôm bộc phá quyết tử mới đánh sập được lô cốt này.

Vượt qua lô cốt đầu câu, lực lượng được chia thành 2 cánh theo đường tuần tra trong sân bay để đánh sâu vào trong. Đại đội 1 rẽ phải tiến về phía Đông, đánh chiếm được 2 nhà để máy bay, đẩy bọn địch vào phía trong. Đại đội 2 rẽ trái tiến về phía Tây tiến sát khu gia binh, vừa đánh, vừa truy đuổi địch.

Lúc này, chi đoàn thiết giáp của địch từ Gò Vấp được tin đã chạy về yểm hộ, chạy dọc quốc lộ nã đạn 12 ly 7 liên tục vào 2 bên quốc lộ 1, chia cắt đại đội dự bị với quân chủ chiến của Tiểu đoàn 16. Lực lượng dự bị phải rút về khu vực hãng dệt Vinatexco (công ty dệt Thắng Lợi hiện nay) để cố thủ.

Ông Vũ Chí Thành kể: “Trận đó 2 cánh quân của Tiểu đoàn 16 đánh sâu vào trong sân bay nhưng vì không có pháo hỗ trợ nên tiến rất chậm, chỉ mới chiếm được vài nhà chứa máy bay thì hầu như ai cũng hết đạn nhưng vẫn cố gắng tiến công”.

Kể về những ngày máu lửa, giọng cựu chiến binh Vũ Chí Thành vẫn mạnh mẽ, dõng dạc dù đã bước sang tuổi 70
Kể về những ngày máu lửa, giọng cựu chiến binh Vũ Chí Thành vẫn mạnh mẽ, dõng dạc dù đã bước sang tuổi 70

Mãi đến gần sáng, thấy thời cơ đã hết mà quân ta đã hy sinh gần hết, đồng chí Trần Văn Trắc, Đại đội trưởng Đại đội 2, ra lệnh rút quân thì chỉ còn 6, 7 chiến sĩ ra khỏi được cổng sân bay, phối hợp cùng Đại đội 3 phá vòng vây để trở về căn cứ địa.

“Tiểu đoàn mình hơn 500 anh em nhưng rút ra không còn bao nhiêu. Lúc này còn đang bí mật nên không biết lực lượng hy sinh cụ thể thế nào. Sau đó mấy ngày, khi đơn vị tập kết thì phát hiện thiếu mấy đại đội và được biết đã hy sinh, còn 380 người còn nằm lại sân bay”, ông Hà nghẹn ngào.

Tiểu đoàn hơn 500 người, 380 người hy sinh


Nhà máy dệt Vinatexco, nơi đại đội 3 và lực lượng trợ chiến tiểu đoàn 16 cố thủ bị địch oanh tạc khủng khiếp. (Ảnh tư liệu)

Nhà máy dệt Vinatexco, nơi đại đội 3 và lực lượng trợ chiến tiểu đoàn 16 cố thủ bị địch oanh tạc khủng khiếp. (Ảnh tư liệu)

Lấy áo mưa phủ xác đồng đội

Những ngày tháng 7 này, nghĩ về đồng đội, các cựu chiến binh Tiểu đoàn 16 còn may mắn sống sót lại rơi nước mắt. Điều họ đau đớn nhất là đã không thể đưa thi thể đồng đội theo cùng khi rút lui.

Những ngày tháng 7, các cựu chiến binh Tiểu đoàn 16 lại về thắp nén nhang cho đồng đội đã ngã xuống
Những ngày tháng 7, các cựu chiến binh Tiểu đoàn 16 lại về thắp nén nhang cho đồng đội đã ngã xuống

Cựu chiến binh Vũ Chí Thành nghẹn ngào kể: “Khi ấy địch đang vậy chặt, xe tăng và trực thăng nã đạn rất rát nên Đại đội 3 bị chia cắt hoàn toàn với 2 cánh quân đánh sâu vào sân bay. Mà anh em đánh vào sân bay hầu hết đều hy sinh, chỉ còn 6, 7 người phá vây ra ngoài thì làm sao đưa xác đồng đội về!”.

“Mình có ông bạn cầm khẩu pháo bị thương. Bạn nằm đó và dặn: “Ông Hà ơi nhớ nha, khi nào ra thì mang tôi ra với!”. Tôi nói: “Yên tâm nằm đó đi, khi nào ra thì mang ra!”. Bạn nằm đó đau đớn vì đùi chảy máu nhưng không băng bó được vì địch đánh rát quá. Đến 2 giờ chiều thì thấy bạn kêu to: “Cha mẹ ơi! Cho con đi thôi, hết máu đau quá!”. Sau này nghe im thì biết hy sinh mất rồi…” - giọng ông Hà nghèn nghẹn, nước mắt chảy dài.

Người lính già khóc khi nhớ lại cảnh phải lấy áo mưa phủ xác đồng đội

Trước khi rút lui, ông Hà đành thất hứa với bạn vì không thể nào đưa xác bạn về theo. Ông đứng lặng nhìn đồng đội nằm đó, lấy chiếc áo mưa quấn quanh người che cho bạn bớt lạnh rồi gạt nước mắt rút đi theo đội ngũ.

Lúc này, địch quần máy bay trên đầu nã súng trải thảm với tuyên bố hủy diệt quân giải phóng. Phía quốc lộ 1 cũng bị chi đoàn thiết giáp án ngữ.

May mắn Đại đội trưởng Đại đội 2 Trần Văn Trắc dùng quả đạn B40 cuối cùng bắn cháy 1 xe tăng mới có khe hẹp cho đồng đội phá vây thành công.

Tết Mậu Thân 1968: 500 chiến sĩ đánh vào Tân Sơn Nhất, 380 người nằm lại! - 5


Lô cốt đầu cầu án ngữ cổng vào sân bay bị tiểu đoàn 16 phá hủy. (Ảnh tư liệu)

Lô cốt đầu cầu án ngữ cổng vào sân bay bị tiểu đoàn 16 phá hủy. (Ảnh tư liệu)

Cựu chiến binh Vũ Chí Thành kể: “Lúc đó anh em đánh sâu vào sân bay chiến đấu thảm liệt lắm! Cả 2 đại đội vào mà chỉ còn 6, 7 người ra. Anh Nguyễn Văn Sáu, Chính trị viên của tiểu đoàn bị thương ở chân cũng kiên quyết không ra, giao sắc cốt chứa tài liệu cho chiến sĩ liên lạc giao về bộ chỉ huy rồi tiếp tục chiến đấu cho đến lúc hy sinh để làm gương cho anh em. Có chiến sĩ như anh Phan Văn Đồ ôm bộc phá đánh sập lô cốt thì chắc thi thể cũng không còn để mang ra. Mà muốn mang thi thể đồng đội ra cũng không được. 380 người nằm lại, vài người rút ra làm sao đưa đồng đội về…”.

Người lính già đau đớn nhắc lại nỗi đau chưa tìm thấy thi hài của đồng đội mình dù chiến tranh đã rời xa hơn 40 năm
Người lính già đau đớn nhắc lại nỗi đau chưa tìm thấy thi hài của đồng đội mình dù chiến tranh đã rời xa hơn 40 năm

“Đợt tìm thấy mộ tập thể thứ nhất trong sân bay vào năm 1995 chỉ có 181 người, còn rất nhiều anh em trong tiểu đoàn đã mất không tìm thấy thi thể. Đến giờ này có tìm thấy di hài chắc cũng không còn nhận ra ai nên tôi mong là lần này tìm thấy mộ tập thể thứ 2 thì đưa hết tên anh em chưa tìm thấy thi hài vào mộ bia kỷ niệm. Vì nhiều gia đình đồng đội tôi đến nghĩa trang thăm mà không thấy tên người thân liệt sĩ của mình đã ngã xuống trong trận đánh này cũng tủi thân lắm!”, ông Thành mong mỏi.

Lai lịch Tiểu đoàn 16 Anh hùng

Tiểu đoàn 16 - Phân khu 2 nguyên là Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24, Sư đoàn 304B thuộc Quân khu 3 được thành lập ngày 15/9/1965. Từ tháng 7/1967 đến cuối năm 1971, trên chiến trường Tây Ninh, Sài Gòn, Long An, Tiểu đoàn 16 đã đánh hơn 250 trận lớn nhỏ.

Với thành tích đó, ngày 2/8/2013, Tiểu đoàn 16 đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đồng thời, liệt sĩ Nguyễn Văn Sáu, Chính trị viên Tiểu đoàn 16 cũng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Bài: Tùng Nguyên - Quốc Anh
Ảnh & Clip: Phạm Nguyễn