SÁNG MÙNG 2 TẾT MẬU THÂN, TRÊN ĐƯỜNG VÕ TÁNH, PHÚ NHUẬN, XE QUÂN CẢNH MỸ BỊ PHỤC KÍCH KHIẾN 16 CHẾT, 7 BỊ THƯƠNG.
1/ Hai mươi bảy năm sau, ngày 4 tháng 4 năm 1995 chánh phủ Hà Nội cho biết trong suốt cuộc chiến 1954-75, số thương vong thực sự của dân thường, gồm chết và bị thương, là 2 TRIỆU Ở MIỀN BẮC VÀ HAI TRIỆU Ở MIỀN NAM. SỐ THƯƠNG VONG CỦA BỘ ĐỘI ở cả hai miền GỒM 1.1 TRIỆU CHẾT VÀ 600 NGÀN BỊ THƯƠNG.
- Riêng bộ đội của MTGPMN và CSBV: số chết, 1.100.000 người; số bị thương, 600.000 người; số mất tích, ko có số liệu; và số bị bắt, 26.000 người. Chưa kể 101.511 hồi chánh.
Lời mở đầu:
- Nhất tướng công thành vạn cốt khô.
- Dù nước Mỹ đã bỏ rơi đồng minh là VNCH, nhưng người Việt hải ngoại ko thể nào quên sự hy sinh của 58.000 quân nhân Mỹ; ngoài ra còn có hàng trăm người mất tích hay MIA, bao gồm những người đã chết nhưng ko lấy được xác, mà có thể nhiều người ko biết, điển hình như thiếu úy Orie Dubbeld Jr. và thượng sĩ James Edward Duncan, hai vị là cố vấn của TĐ 22 BĐQ VNCH vào năm 1971.
- Trong bài TĐ 23 BĐQ tại Ben Het của BĐQ Vũ đình Hiếu có nhắc tới hai cố vấn này. Thiếu úy Bubbeld mới ở VN chưa tới 30 ngày còn thượng sĩ Duncan mới ở VN một tuần. Trên đường hành quân trong thung lũng Plei Trap từ trại Polei Kleng đến trại Ben Het, TĐ 22 BĐQ và ba TĐ bộ binh bị ba trung đoàn 28, 40 và 66 của CSBV chận đánh và phục kích. Ba TĐ bộ binh gần như bị tàn sát.
Tuy vậy TĐ BĐQ vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, phá vở vòng vây, tiếp tục tiến về phía bắc của thung lũng.
Đêm ngày 3/3/1971, họ đến 1 ngọn đồi phía nam trại Ben Het và phòng thủ qua đêm; TĐ bị pháo kích hàng trăm đạn cối trong cả giờ làm chết hai cố vấn này.
Theo nguồn dưới đây, ngày 3/3/1971, thiếu úy (1st lieutenant) Orie Dubbeld Jr, xem hình, và thượng sĩ (SFC) James E. Duncan là cố vấn cho TĐ 22 BĐQ VNCH. Hôm đó đv này đang tiến hành một nhiệm vụ tìm và diệt quân csbv. Khu vực mà họ hành quân là những đồi núi bao phủ bởi cỏ voi và những cụm rừng nhỏ ở đông nam của 1 khu vực có tên "Mỏ Vẹt" tại vùng tam-biên của Đông Nam Á nơi Nam VN, Lào và Cam-bốt gặp nhau. Trong cuộc hành quân (HQ) này, đv đã bị tấn công bởi hỏa lực mạnh mẻ và chính xác của cối và súng nhỏ của một đối phương ko rõ quân số. Dubbeld và Duncan nhanh chóng núp trong một hố chiến đấu.
Dịch từ nguồn: http://www.usmountainranger.org/ur/bio.php?ID=514
Theo thông tin khác của Mỹ cập nhật vào năm 2020, CP Mỹ tin rằng đối phương đã biết nơi an nghỉ cuối cùng của 2 vị, nhưng mọi tiếp cận tới vị trí này đều bị từ chối.
Phía VNCS cũng từ chối cung cấp thông tin về hàng trăm người Mỹ mà CP Mỹ tin rằng vẫn còn sống, và bị giam giữ ở Đông Nam Á. Dubbeld và Duncan đã hy sinh mạng sống trong lúc cố gắng giúp đỡ một đất nước đồng minh giữ gìn tự do của họ.
====
"Doanh trại của Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM) rộng khoảng 1 km vuông tọa lạc tại góc đông nam của Yếu Khu Tân Sơn Nhứt (TSN). Doanh trại này gồm BTL của Tướng Cao Văn Viên, nằm ở góc phía tây của doanh trại, kế cận nhiều tòa nhà gồm nơi làm việc và nơi ở của sĩ quan Nam VN, và một số cơ quan như Trường Sinh ngữ Quân đội, v.v... Có năm cổng ra vào được canh gác cẩn mật.
Lúc 03:00 g sáng ngày 30.1.1968, hay mùng 2 Tết, một xe hơi của chính phủ chở một tướng lãnh Nam VN từ đường Võ Tánh, một đường lớn chạy ngang rìa phía tây của BTTM, quẹo vào cổng 5. Vào lúc đó, 22 quân cảm tử VC trang bị AK47 và ba súng B40 đã xuất hiện ở trong 1 con hẻm dẫn ra đường Võ Tánh, đối diện với cổng 5. Lính gác của Nam VN đã kịp thời đóng cổng số 5 trước khi đặc công VC chạy tới cuối hẻm; và nổ súng vào đặc công, giết vài tên và khiến những tên còn lại tìm chỗ ẩn núp trong những tòa nhà nằm xa hơn của con hẻm này. Đầu hẻm này, nằm trên đường Võ Tánh, đối diện với cổng số 5 BTTM là Cư xá Sĩ quan Độc thân số 3 của quân đội Mỹ, viết tắt là BOQ. Người lính Mỹ gác cổng đã vội vàng khóa cổng của tòa nhà, và báo động cho BCH của ĐT Rowe.
ĐT Rowe, chỉ huy TĐ 716 quân cảnh (QC) gọi cho 2 xe jeep đi tuần gần đó. Vài phút sau đó, những QC này được thông báo rằng hơn 10 tên đặc công trang bị đầy đủ đã núp trong vài tòa nhà nào đó dọc theo hẻm, dù ko biết các tên này ở nhà nào. Họ đã yêu cầu BCH TĐ gửi thêm quân, và tránh dùng hẻm để tiếp cận mục tiêu.
ĐT Rowe đã gửi 1 lực lượng phản ứng, gồm 26 người của đ.đ. C, với 3 người đi xe jeep và 23 người đi xe GMC. Có lẽ ko quen thuộc với khu vực này, cộng với bóng tối khiến khó đọc tên đường, lực lượng này đã rẽ vào đầu phía nam của con hẻm khi họ đến gần tòa nhà BOQ này với chiếc jeep đi đầu và GMC đi kế. Chiếc jeep vô sự nhưng chiếc GMC đã bị bắn B40 khiến đầu máy bị phá hủy và bánh trước xẹp lép. Trong khi các lính QC Mỹ choáng váng rời xe, họ bị tấn công bằng súng liên thanh khiến 16 người chết, 7 người còn lại bị thương. Hai người bị thương đã bò tới nơi an toàn, và QC Mỹ đã cứu được người thứ ba, tuy nhiên hỏa lực đối phương đã khiến quân tiếp viện ko thể đến được những người chết hay bị thương nằm xa hơn trong hẻm này (farther down the alley).
Cuộc dằn co đã tiếp tục cho tới khi một xe thiết giáp V-100, loại chạy bánh hơi, được lái bởi QC Mỹ đi từ căn cứ Long Bình, tới lúc 13:00 g.
Dựa vào xe V-100 bọc giáp, có trang bị 2 súng trung liên 30 hay 7.62 ly, QC Mỹ đã tiến nhanh vào hẻm và cứu 4 lính Mỹ bị thương nằm kế xe GMC và thu hồi phần lớn người chết. Cuối cùng các đặc công đã bị khống chế sáng ngày hôm sau khi các chiến sĩ Nam VN tấn công vị trí của họ. Mười đặc công đã chết và tên còn lại trở thành tù binh (POW).
Trong khi trận đánh ở cư xá sĩ quan độc thân Mỹ diễn ra vào sáng 30/1, một trận đánh khác cũng đang bắt đầu ở cổng 2 ở cạnh phía đông của doanh trại BTTM. Lúc 07:00 g, gần 200 bộ đội của TĐ Gò Môn đã xuất hiện bên ngoài cổng số 2. Đám bộ đội CS này, đã xâm nhập vào Sài Gòn (SG) theo đường xe lửa, để tiếp cận BTTM, xem hình. VC đã phá hủy cổng 2 bằng B40, giết những lính canh ở đó, và tấn công vào góc đông nam của doanh trại này. Có lẽ do ko có ai chỉ đường, thay vì tiến sâu hơn thêm 500 mét để tấn công tòa nhà chánh của BTTM cách đó khoảng 500 mét về hướng tây bắc, chúng đã chiếm khoảng 6-7 tòa nhà trống, thiết lập công sự phòng thủ, để chờ đợi lực lượng phản công. Khi tướng Viên hay tin Cộng quân đã xâm nhập doanh trại của BTTM, ông ra lịnh cho TĐ 8 Dù, hiện đang giúp đỡ cho quân của ĐT Lưu Kim Cương ở bờ tây của sân bay TSN, để gửi hai đ.đ. đến BTTM bằng trực thăng càng nhanh càng tốt.
Lúc 09:00 g, một đoàn trực thăng đã đổ quân Dù xuống tòa nhà của BTTM. Ông ra lịnh cho hai đ.đ. này cầm chân TĐ VC tại chỗ trong khi chờ viện quân tới. Cuộc chạm súng kéo dài vài giờ, mà ko bên nào chiếm được 1 tấc đất của bên kia, cho tới khi thêm hai TĐ của tổng trừ bị VNCH tham chiến. Đó là TĐ 2 TQLC, vừa bốc từ châu thổ sông Cửu Long, và TĐ 6 Dù, bốc từ Dak To, Kontum. Cuộc phản công bắt đầu. Đối diện với lực lượng mặt đất vượt trội, có gunship bay trên đầu yểm trợ, VC đã rời bỏ trận địa và rút về phía bắc với TQLC Nam VN đuổi theo bén gót (hot on their heels).
2/ TĐ 6 BÌNH-TÂN TẤN CÔNG QUÂN CẢNH MỸ TẠI NGÃ SÁU (KẾ CẬN TRƯỜNG ĐUA PHÚ THỌ). KHOẢNG 1 TUẦN SAU, TĐ NÀY CHỈ CÒN 1/10 QUÂN SỐ VỀ TỚI CĂN CỨ ĐỊA Ở SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG.
Lúc 03:00 g ngày 30/1, hay mùng 2 Tết Mậu Thân, khoảng 200 bộ đội của TĐ 6 Bình Tân và 100 dân công khiêng đạn và tải thương, đã vào ngoại ô Phú Lâm ở rìa phía tây của thủ đô Sài Gòn (SG). Ở đây họ đã gặp vài cán binh VC hay giao liên hướng dẫn vào SG tới tận trường đua Phú Thọ, một miếng đất lớn có đường đua hình bầu dục và một khán đài bằng bê-tông cốt thép cao ba từng, ở ba km nam của sân bay TSN và hai km tây của trại Lê văn Duyệt nơi đặt BTL Biệt khu Thủ đô. Tới đây TĐ này dừng lại để chờ các giao liên khác dẫn họ tới Khám Chí Hòa, khoảng 1.500 m về phía đông bắc. Chờ hoài ko thấy giao liên, TĐ trưởng cho hai đ.đ. đi sâu vào TP, hy vọng rằng họ sẽ tìm được đường tới khám Chí Hòa, và giữ 2 đ.đ. kia ở trường đua.
Lúc 04:45 g sáng, một jeep tuần tiểu của TĐ 716 QC Mỹ với 2 lính chạy nhanh qua ngã sáu nằm ở góc nam của trường đua nơi hai đ.đ. VC đang chờ giao liên. VC nổ súng lập tức, giết một QC Mỹ, người thứ hai kịp thời dùng máy truyền tin trên xe để gọi báo động, trước khi bị bắn gục.
Lời báo động quá ngắn và ko đầy đủ nên ko có ai ở BCH của ĐT Rowe, TĐ trưởng biết được điều gì xảy ra. Do vậy TĐ 716 QC Mỹ đã ko gửi cảnh báo các xe tuần chạy tới ngã sáu này, ở góc nam của trường đua. Hậu quả, trong giờ kế, hai xe tuần tiểu đã chạy ngang ngã sáu, và lần lượt bị tấn công, gây nhiều thương vong.
Sau khi mất liên lạc với các xe này, ĐT Rowe gửi một xe GMC với 13 lính đi tìm hiểu tình hình. Xuất phát lúc 06:00 g, toán phản ứng này đã thấy ba xe jeep bị hư hại, 4 xác lính Mỹ, và hai người bị thương nằm rải rác ở ngã sáu. Phóng nhanh dưới hỏa lực dữ dội của VC, tiểu đội này đã cứu 2 quân cảnh bị thương và rút về một tòa nhà gần đó ở phía đông nam của ngã sáu. ĐT Rowe đã gửi 1 toán thứ hai để tăng cường cho toán thứ nhứt và 1 xe để tải thương. Dù cố gắng hết sức (try as they might), họ vẫn ko thể thu hồi 4 xác QC Mỹ nằm tại ngã sáu, trước hỏa lực của VC. Đây một việc dành cho bộ binh.
Được báo động về TĐ 6 Bình Tân, thiếu tướng Weyand, TL của lực lượng 2 dã chiến (II Field Force) gọi đv khả dụng gần nhứt, TĐ 3/7 của lữ đoàn 199 bộ binh, đang đóng trong tỉnh Gia Định cách đó khoảng 10 km về phía tây nam. Trung tá John Gibler, TĐ trưởng gửi đ.đ. A tới rìa phía nam của Chợ Lớn, nơi mà họ bắt tay với 8 xe M-113 của chi đoàn D của thiết đoàn 17 thiết kỵ, đang là đv thám sát của lữ đoàn 199. Nay lập thành lực lượng đặc nhiệm hay Task Force Gibler, họ kết hợp với 2 đ.đ. của TĐ 33 BĐQ. Tướng Cao văn Viên cũng ra lịnh cho TĐ 38 BĐQ, đang hành quân ở ngoại ô của Phú Lâm, tiến về trường đua từ hướng tây, tấn công 2 mặt vào đối phương.
Task Force Gibler bắt đầu hướng về phía bắc vào khu vực Chợ Lớn, một nơi rất đông thợ thuyền sống trong những dãy phố lầu chạy dọc các đường phố (row house), xem hình. (Ở quận Nhì của SG trước 1975, có nhiều dãy phố lầu mặt tiền, thuộc sở hữu của công ty Hui Bon Hoa hay Chú Hỏa, ở từng dưới buôn bán, ở từng trên ở. Có một hành lang nằm phía sau các nhà ở từng trên -- ND).
No comments:
Post a Comment