Tuesday, April 15, 2025

BÀI 1. MẺ CÁ LỚN Ở VÙNG LƯỞI CÂU - Lời khai của 6 tù binh CSBV đã cứu mạng hàng ngàn chiến sĩ Việt-Mỹ.

-Theo báo chí, ngày 9/8/1969, khoảng 50 máy bay B-52 ném bom vào một căn cứ địa csbv "dọc biên giới Cam bốt" ở 65 đến 75 dặm cách thủ đô SG. Một đv Mỹ được gửi đến để đánh giá kết quả ném bom, đã đụng độ với khoảng 100 bắc quân, giết chết 64 tên và bắt sống 6 tù binh.

Nhưng lúc đó ko ai nghĩ rằng việc bắt sống 6 tù binh tại khu vực Lưởi Câu này sẽ tiết kiệm rất nhiều xương máu của hàng ngàn quân nhân Việt-Mỹ vì tin tức tình báo thu lượm trong trận đánh này sau đó đã giúp các tướng lãnh Việt Mỹ biết trước rất nhiều về các trận tấn công xảy ra từ 12 đến 19/8/1969 của hai đến ba sđ csbv tại tỉnh Bình Long. Thật vậy, dù có tin tức từ sáu tù binh, tổn thất của quân đồng minh cũng rất cao: chỉ trong 24 g đầu, có 90 lính Mỹ chết và khoảng 500 bị thương. Quân VNCH có 170 chết và 371 bị thương.

Giữa 12/8 và 19/8, gần 4.000 quân CS bị giết -- 1.450 tên trong 24 giờ đầu, và 251 tên bị bắt. Vào cuối tuần thứ ba của tháng 8, kẻ thù đã thua và rút về Cam bốt. Quân csbv chưa bao giờ có thể tiến hành một tấn công qui mô như vậy lần thứ hai khi quân Mỹ còn hiện diện. 

====

Sau đây là phần chuyển ngữ.

"Một trong những khu vực nguy hiểm tại Đông Nam Á trong Chiến tranh Việt Nam là 1 khu vực ở phía đông tỉnh Kampong Chàm của Cam bốt, có tên Lưởi Câu. Khoảng 11 dặm hay 17.7 km tây của Quản Lợi (và bãi đáp Andy nằm trong làng này), nó có tên như vậy vì giống 1 lưởi câu trên bản đồ giữa 2 nước. Từ 1967, Trung ương Cục Miền Nam, viết tắt theo tiếng Anh là COSVN, đầu não của mọi hoạt động quân sự của CS tại miền Nam, đã lập những căn cứ địa và kho tiếp tế phức tạp (elaborate) tại Lưởi Câu để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của vc và csbv. Cuộc tổng tấn công Tết 1968 đã được chỉ huy từ khu vực này. Vào năm 1969, khoảng từ 40 đến 60 ngàn bộ đội bảo vệ các căn cứ địa này và thực hiện các tấn công kiểu 'hit-and-run' xuyên biên giới.

                 


Trong năm 1969, tôi phục vụ tại trung đoàn 11 thiết giáp Mỹ, viết tắt theo tiếng Anh là ACR, với tư cách là một tiểu đội trưởng trong Trung đội Viễn thám Đường không hay ARP. Đơn vị này có nhiệm vụ phục kích, đột kích, tìm kiếm phi công lâm nạn và các sứ mạng tối mật. Dù thuộc thiết giáp, nhưng phần lớn nhiệm vụ của chúng tôi giống như một đv xung kích của bộ binh, và phần lớn xuyên biên giới, nghĩa là trên đất Cam bốt. 

Ngày 29/7/1969, một cán binh vc tên Nguyễn Cẩn An, ra hồi chánh với một đơn vị ĐPQ Nam VN tại làng Bình Minh, 3 km tây của thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long.

Ngày 31/7, một toán tình báo của trung đoàn 11 thiết giáp Mỹ phỏng vấn tên hồi chánh này và đã nghe 1 câu chuyện khó tin (cock-and-bull story). Y kể rằng bị buộc làm dân công cho sđ 9 VC. Phần lớn thông tin của y ko có gì mới. Nhưng y cũng nói sđ 9 vẫn hoạt động phía tây của An Lộc gần Lưởi Câu. Trước đây sđ này đã hoạt động ở đó, nhưng quân Mỹ nghĩ rằng hiện nay chúng ở xa hơn về phía nam trong khu vực "Cánh Thiên Thần" (Angel's Wing) ở biên giới Cam bốt, khoảng 85 km tây nam An Lộc.

Lúc đầu chuyên viên tình báo Mỹ ko tin y, nhưng vài ngày sau, tên hồi chánh này đã nói sự thật: y là một trung đội trưởng của đại đội Đặc công Trinh sát H-21 của trung đoàn 272, thuộc sđ 9 VC. (Dù trên danh nghĩa một sđ VC, nhưng thực tế 90/100 là lính CSBV). 

Y nói sẽ có đánh lớn và nỗ lực chính nhắm vào tỉnh Bình Long. Y nói sđ 9 sẽ gửi trung đoàn 271 và 272 để giúp TĐ D-368 địa phương tấn công các căn cứ QLVNCH và Mỹ trong khu vực An Lộc. Y cũng nói sđ 9 cũng gửi trung đoàn 209 tấn công Quản Lợi, nơi đặt BCH của trung đoàn 11 thiết giáp và lữ đoàn 3 của sđ 1 Không kỵ. (NÓI THÊM: An Lộc là tỉnh lỵ của tỉnh Bình Long, trong khi làng Quản Lợi, ở đông bắc của An Lộc, trước khi quân Mỹ trú đóng vào 1965, là nơi đặt trụ sở và nhà máy chế biến của Đồn điền Cao su Đất đỏ của Pháp. Do vậy có hồ bơi rất lớn, xem hình, trường học, bịnh viện cho nhân viên đồn điền. Tôi đã ra đời ở làng này năm 1947 -- ND). Chúng cũng tấn công quận lỵ Bố Đức hay Bù Đốp, tây bắc của An Lộc, thuộc tỉnh Phước Long. SĐ 1 csbv sẽ chận QL-15 ở gần quận lỵ Chơn Thành, phía nam Quản Lợi. Y cũng nói trung đội y đã điều nghiên các mục tiêu của trung đoàn 272, và cuộc tấn công phối hợp này sẽ diễn ra đầu tháng 8/1969.                          

HAI HỒ BƠI VÀ HAI SÂN TENNIS








Trung đoàn 11 thiết giáp thu lượm thêm tin tức khi các xác VC trong 1 trận đánh nam An Lộc lại thuộc trung đoàn 271. Ngày 1/8, một tù binh csbv bị bắt phía đông Lộc Ninh, đã khai sđ 7 CSBV sắp đánh Quản Lợi. Ngày kế, một hồi chánh viên VC đã khai hai đại đội của sđ 9 VC đang thám sát khu vực tây của An Lộc. Y cũng nói 40 bộ đội của TĐ D-368 đã có mặt ở khu vực này ngày 31/7.

Với thông tin này, ĐT Leach, chỉ huy trung đoàn 11 thiết giáp đã kết luận địch sẽ đánh lớn ở khu vực này. Ông lập tức gửi chuyên viên tình báo tới Phước Vĩnh, nơi đặt BTL của sđ 1 Không kỵ, mà trung đoàn 11 thiết giáp tăng phái. 

Ngày 7/8/1969, tướng Creighton Abrams thăm BTL của 1 Không kỵ và được báo cáo tình hình này. Ông hứa sẽ gửi thêm quân và gia tăng các phi vụ B-52 nhắm vào các đường tiến sát tới các căn cứ này trong tỉnh Bình Long. Ông cũng sẽ gia tăng (ratchet up) các phi vụ bí mật của B-52 ở vùng Lưởi Câu, tây của Quản Lợi. Tuy nhiên quân đồng mình nay cần có thêm tin tức chính xác hơn về kế hoạch, qui mô và ý định của lực lượng CS.

Chỉ 1 thời gian ngắn sau 9 giờ sáng của ngày thứ bảy 9/8, các máy bay trực thăng và thám thính của chi đội B, chi đoàn 1/9 thiết kỵ (1-9th Cav) của sđ 1 không kỵ và trung đoàn 11 thiết giáp, đã bay vào khu vực Lưởi Câu ở khoảng 15 dặm Anh hay 24,14 km tây của Quản Lợi. Chi đội B trên đây đã thấy địch gần Lưởi Câu và giết 24 quân csbv khi bọn này bất ngờ bị máy bay tấn công trong lúc di chuyển giữa đồng trống. Những tên sống sót đã trốn thoát và ko để lại bất cứ thông tin nào về đv của chúng. Trận đánh xảy ra khoảng 10 g sáng.

Khoảng cùng thời gian chi đội B 1/9 gặp địch, một số máy bay Mỹ đang thám sát một khu có tên Căn cứ địa 352, ở điểm xa nhứt về phía nam của Lưởi Câu. Khu vực này đã là mục tiêu của khoảng 50 phi vụ B-52 đêm trước đó. Một phi công Mỹ đã thấy 1 tên VC lang thang trong khu vực vừa bị thả bom, và 1 gunship nhào xuống bắt y. Các gunship cũng thấy nhiều VC khi họ tác xạ vào khu vực này. Kinh nghiệm cho thấy lính VC vẫn còn bị choáng váng (daze) sau khi bị B-52 ném bom. 

Vì ko có chỗ trống để trực thăng UH-1 đáp xuống, quân Mỹ quyết định dùng OH-6A thả xuống 8 người. Trung úy Douglas Rich, chỉ huy trung đội viễn thám đường không, viết tắt là ARP (Aero Rifle Platoon) của trung đoàn 11 thiết giáp chỉ cần 8 người tình nguyện, nhưng cả trung đội 18 người dơ tay. Ông chọn 7 người.

Họ đi trên hai chiếc OH-6A có sự yểm trợ của gunship Cobra AG-1. Khi hướng tới mục tiêu, do bị trục trặc máy móc, một OH-6 tiếp đất quá sớm (land short), nên đã đụng cây và chúi đầu vào một bunker. 

8 lính Mỹ đã nhanh chóng âm thầm xâm nhập vào căn cứ địa này và nhận thấy nhiều VC hình như vẫn còn choáng váng từ trận ném bom của B-52. 

Tiến sâu hơn vào căn cứ địa, họ bắt sống 3 cán binh, chúng khai rằng nhiều đồng chí của chúng đang lẩn trốn. "Chúng tôi nhìn vào 1 bụi tre và thấy 1 đại đội trưởng của chúng và 1 kẻ khác giả chết," chuyên viên bậc 4 John Montgomery nói. Họ đã thấy một lính CSBV ở bunker kế cận, một kho gạo hơn 4 tấn và một số nhỏ đạn dược. Họ đã hạ hai Bắc quân ở kho gạo. Khi rút khỏi kho gạo, họ hướng dẫn Cobra đốt cháy kho gạo.

Đám cháy này đã khiến nhiều lính csbv rời chỗ núp và ít nhứt 34 tên đã chết vì rocket và đạn minigun 7.62 ly của trực thăng Cobra. Máy bay của không quân đang ứng chiến (on station) giết thêm 2 tên. Giờ đây quân Mỹ đã nhận dạng được kẻ thù. Các xác này thuộc trung đoàn 271 của sđ 9 vc và trung đoàn 101-D của sđ 1 csbv. Một tù binh csbv, có tên Văn Nghĩa, cho biết thuộc TĐ 1 trung đoàn 101-D và căn cứ của y đã trúng bom B-52. Y đã ở trong bunker suốt đêm và khi sáng dậy phát hiện chỉ có 5 người trong đv sống sót.

Dưới sự yểm trợ của các Cobra và OH-6, trung đội và các tù binh đã được triệt xuất bằng trực thăng. Nhìn ánh mắt của các tên này khi triệt xuất, tôi đã thấy họ rất hài lòng vì đã rời địa ngục trần gian này.

Ngay khi đáp xuống Quản Lợi, các tù binh này đã được lập tức thẩm vấn vì ảnh hưởng đến sinh mạng hàng ngàn quân nhân Việt Mỹ. Chiều hôm đó, các máy bay Cobra đã thấy nhiều VC di chuyển vào khu vực khác ở 15 dặm tây bắc An Lộc và giết 25 tên. 

Ngày 11/8/1969, các viên chức Mỹ tại SG tiết lộ rằng tài liệu tịch thu hay tin tức do tù binh khai báo đã cho thấy đối phương đang chuẩn bị chiến dịch hè thu. Các căn cứ ở tỉnh Bình Long báo động 100/100. Nhưng khu vực này đã phần lớn yên ổn trừ 1 đụng độ tại CCHL Becky của sđ 1 không kỵ. 

Tin tức do tù binh cung cấp đã chứng tỏ chính xác khi khoảng 1:20 g sáng ngày 12.8, Trung ương Cục Miền Nam hay COSVN đã tung ra hai hay có thể ba sđ vào quân đồng minh tại tỉnh này. Trong một số cuộc giao tranh dữ dội nhấtchúng tôi từng thấy trong nhiều tháng, họ đã tấn công ít nhất 150 thành phố, thị trấn căn cứ.

Dù có tin tức từ sáu tù binh này, tổn thất của quân đồng minh rất cao: chỉ trong 24 g đầu, có 90 lính Mỹ chết và khoảng 500 bị thương. Quân VNCH có 170 chết và 371 bị thương.

Giữa 12/8 và 19/8, gần 4.000 quân CS bị giết -- 1.450 tên trong 24 giờ đầu, và 251 tên bị bắt. Vào cuối tuần thứ ba của tháng 8, kẻ thù đã thua và rút về Cam bốt. Quân csbv chưa bao giờ có thể tiến hành một tấn công qui mô như vậy lần thứ hai khi quân Mỹ còn hiện diện. 

Dịch từ: Big Catch in the Fishhook.

Big Catch in the Fishhook

====

BÀI 2. HÀNH QUÂN KENTUCKY COUGAR NGÀY 12/8/1969 TẠI TỈNH BÌNH LONG.

Từ đầu tháng 8/1969, sđ 1 bộ binh đã xác định rằng kẻ cựu thù (nemesis) của họ, sđ 9 quân đội giải phóng nhân dân, viết tắt theo tiếng Anh là PLAF, đang chuẩn bị một cuộc tấn công mới trong tỉnh Bình Long. Vào lúc này, sđ 9 đã được tái tổ chức như một sđ csbv. Vì sau tổn thất lớn lao trong những trận đánh dữ dội năm 1966 và 1967, và đặc biệt là thất bại thảm hại của sđ trong Tổng Tấn công Tết 1968, phần lớn những chiến binh VC đã chết và được thay thế hoàn toàn từ dân bắc. Những chỉ dấu tình báo cho thấy sđ có thể tấn công khu vực dọc theo QL-13 giữa An Lộc và Quản Lợi từ các căn cứ bên kia biên giới. Khu vực này giờ đây là khu vực trách nhiệm hay AO của lữ đoàn 3 sđ 1 không kỵ, vì sđ này chịu trách nhiệm tỉnh Bình Long.

Trong lúc có sự chuyển dịch khu vực trách nhiệm này, trung đoàn 11 thiết giáp đặt dưới quyền điều động của sđ 1 không kỵ. Để đối phó với sđ 9 csbv nhắm vào An Lộc, thiếu tướng Elvy Roberts, TL của 1 không kỵ, đã phát động hành quân (HQ) Kentucky Cougar với trung đoàn 11 thiết giáp tăng phái. Cuối tháng 7, sđ 1 bộ binh đặt TĐ 1/16, có biệt danh Iron Rangers dưới quyền của trung đoàn 11 thiết giáp để cung cấp khả năng bộ binh cho đv này. Theo lịnh, TĐ này từ Lai Khê tiến về phía bắc dọc QL13 để giúp thiết kỵ chận đường tiến về phía đông của trung đoàn 272 và 273. 

Trong 30 ngày kế, TĐ 1/16 đã đánh 2 trận lớn và nhiều trận nhỏ. Trận đầu tiên xảy ra 5 km tây bắc An Lộc vào 12/8. Trong 5 ngày trước trận này, TĐ 1/16 với đại đội (đ.đ.) chỉ huy và đ.đ. A và C, được dùng để bảo vệ các CCHL trong khu vực giữa an Lộc và Quản Lợi. Vào buổi chiều ngày 11/8, TĐ này, trừ đ.đ. A, tập hợp tại CCHL Allons, khoảng 8 km bắc của An Lộc, như là lực lượng phản ứng nhanh hay RRF của trung đoàn 11 thiết giáp. Vì thấy quân số của TĐ quá ít cho nhiệm vụ này, trưa hôm đó, lữ đoàn 3 của 1 không kỵ, đã tăng phát đ.đ. D của TĐ 5/7 không kỵ để gia tăng hỏa lực và khả năng lục soát của bộ binh. Dù có thêm 1 đ.đ. bộ binh tăng phái, trung tá Kenneth Cassels, vẫn chỉ có hơn 300 tay súng dưới quyền.

Vào sáng ngày 12/8, Cassels được lịnh tập trung binh sĩ ở kế gần CCHL Eagle II để phản công 1 lực lượng cs vừa tấn công CC này vài giờ trước đó.

Di chuyển trong bóng tối, các thành phần của TĐ đã bắt tay ở Eagle II khoảng rạng đông mà ko gặp kháng cự. Cassels quyết định di chuyển dọc con đường mà ông nghĩ VC sẽ dùng để rút lui về phía đông nam. Với đ.đ. A dẫn đầu, đ.đ. C đi kế, và lính của 7 Thiết kỵ đi trên chiến xa của đ.đ. C. 

                           


Khi gặp một chỗ vượt suối khá nông nhưng đáng nghi, đ.đ. A đã thám sát kỹ trước khi vượt suối. Cassels, vì thấy chậm trễ, đã lên tuyến đầu để tìm hiểu. Xe của Cassels chỉ cách chiếc đầu tiên 5 chiếc. Đoàn xe đi thêm khoảng 4 km, những thành phần đi đầu đã bị tấn công bằng B40 và súng tự động lúc 0705 g. Chiếc đi đầu, có trung đội trưởng, bị trúng 1 phát B-40, và vài giây sau, trúng 1 phát 57 ly không giật khiến tài xế chết và xe cháy. Trung đội trưởng văng khỏi xe, nhưng chỉ choáng váng nhẹ. Chỉ trong giây phút, lính của TĐ 1/16 đã đụng với 1 TĐ 600-quân của trung đoàn 272. 

Cassels đã tấn công theo tây bắc-đông nam, với đ.đ. C bên phải, đ.đ. A bên trái, và BCH tiểu đoàn ở giữa. Hỏa lực của đại liên 12.7 ly đã áp đảo, trong khi lính bộ binh của đ.đ. D từ xe nhảy xuống đất để chiến đấu. Lính bộ binh của đ.đ. A và C cũng được triển khai, nhưng đối phương vẫn chống trả mãnh liệt khiến TĐ dừng lại. Cassels gọi phi pháo. Sau khoảng 40 phút, xe của Cassels và của chỉ huy đ.đ. C đều bị trúng đạn khiến họ phải bỏ xe và dùng xe khác. Chẳng bao lâu, đối phương định đánh bọc sườn của TĐ, nhưng quân Mỹ phản công và bắt đầu đẩy địch quân ra đồng trống để trực thăng của TĐ 2/20 không kỵ tấn công chúng. Tới trưa, thêm ba M-113 bị trúng B40 trong khi địch tiếp tục chiến đấu. Trận đánh kéo dài tới 1600 khi lữ đoàn 3 ra lịnh Cassels đoạn chiến. Những lục soát sau đó tìm thấy 29 xác của trung đoàn 272 và nhiều súng và đạn. TĐ 1/6 có 2 chết, 27 bị thương, và 5 xe M113 bị phá hủy.

Dịch từ: Operation Kentucky Cougar 1969.

Battle of Binh Long Province (KENTUCKY COUGAR) 12 August 1969 | 16th Infantry Regiment Association

SJ ngày 17/4/2025.

Tài Trần


No comments:

Post a Comment