Thursday, January 23, 2025

TRẬN ĐÁNH TẠI CĂN CỨ KHÔNG QUÂN TÂN SƠN NHỨT VÀO SÁNG SỚM MÙNG 3 TẾT NĂM MẬU THÂN 1968. 

- Viết theo yêu cầu của 1 người bạn muốn tìm hiểu về Trận Mậu Thân 1968.

- Nhất tướng công thành vạn cốt khô.

-  lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công.

-trận đánh từ 03:20 giờ sáng đến tối ngày mùng 3 tết tại sân bay TSN đã gây tổn thất như sau giữa hai bên: Của Mỹ là 22 chết (gồm Đoàn 377 cảnh sát an ninh, bốn người; Task Force 35, hai người; chi đội B của chi đoàn 3/4 thiết kỵ, ba người; chi đội C của chi đoàn 3/4 thiết kỵ, 12 người và TĐ 1/18 bộ binh, 1 người) và 82 bị thương. VNCH có 29 chết và 15 bị thương. 

Bộ đội VC/CSBV đã chết 669 người gồm 157 trong sân bay, 162 ở hảng dệt Vinatexco và hơn 350 trong làng và 26 bị bắt sống. Có 5 hay 6 tù binh VC/CSBV bị chi đội C của chi đoàn 3 của thiết đoàn 4 Mỹ hành quyết.

         
Bản đồ căn cứ TSN với Cổng 51 nơi bị tấn công đầu tiên.

Văn phòng của đệ Thất Không lực Mỹ

Cổng 51
Các C-47 của không quân VNCH 
Hai đài kiểm báo

         Doanh trại của Đoàn 377 Cảnh sát An ninh thuộc Không quân Mỹ hay Đoàn 377 SPS


I/ Phần chuyển ngữ từ Wikipedia:  Khu vực nguy hiểm nhứt của sân bay TSN là phía tây và bắc nơi VC có thể tập họp dễ dàng và những nơi này được bảo vệ bởi những bãi mìn cũ, phần lớn ko hiệu quả, có từ đời Nhựt và Pháp, và ba lớp kẽm gai thả rối và hàng rào phòng thủ. Việc bảo vệ sân bay thuộc Đoàn 377 Cảnh sát An ninh của không quân Mỹ, viết tắt là Đoàn 377th SPS, với quân số 1.000 người. Họ chia sân bay thành sáu tiểu khu (sector) và điều hành hơn 50 tháp quan sát và bunker, dọc theo 20 km của chu vi phòng thủ. Mỗi khu có hai xe Jeep trang bị liên thanh và 14 tiểu đội (quân số 13 người) làm lực lượng phản ứng nhanh sẵn sàng tới mọi điểm trong chu vi trong 12 phút. Trong trường họp khẩn cấp, họ nắm quyền chỉ huy Task Force 35, quân số ba trung đội từ lính tiếp vận của Lục quân Mỹ. Ngoài ra còn có TĐ 2 Công vụ VNCH chia sẻ trách nhiệm.
Với công dụng kép là 1 sân bay quân và dân sự và rất nhiều công nhân VN làm việc ở căn cứ này, nên rất dễ dàng để VC thu lượm tin tức tình báo và việc phòng thủ. Người ta ghi nhận ở một nghĩa địa dân sự cũ ở chu vi phía tây của căn cứ có sự gia tăng về thăm viếng mộ và chôn cất trước ngày tấn công. Đoàn 377 SPS đã xem chu vi phía tây, được đặt tên tiểu khu Echo, là khu vực dễ bị tấn công nhứt của căn cứ vì nằm sát nơi chứa máy bay, bồn xăng, v.v... của tiểu khu Delta, trong khi đó mọi tấn công từ phía bắc phải vượt bốn km đồng trống, bao gồm hai phi đạo, trước khi tiểu khu Delta. 
Trung ương Cục miền Nam hay COSVN giao việc tấn công sân bay cho sđ 9 chỉ huy bởi ĐT Năm Truyện (tên thật Nguyễn Thế Truyện). (Trong trận Mậu Thân, ông đã chết vì trúng pháo tại BCH tiền phương khi chuẩn bị rời BCH để đi họp tại BTL Miền -- ND). Tuy danh nghĩa là một sđ VC, nhưng tổn thất được thay thế bởi lính csbv, do đó hơn 1/2 của lực lượng tấn công 2.665 người này là csbv. TĐ D-16 được lịnh chiếm nhà máy dệt Vinatexco, ở bên trái QL-1, cách Cổng 51 (lối vào phía tây của sân bay) khoảng 1km tính từ Cổng 51. TĐ 269 chính quy sẽ tấn công cổng 051, theo sau bởi TĐ 267 chính quy có nhiệm vụ khai thác cửa mở này và kế đó TĐ 1 của trung đoàn 271 tấn công các khu vực quan trọng trong sân bay.
Ngưng bắn nhân dịp Tết đã bắt đầu ngày 29/1/1968 nhằm ngày mùng 1 Tết năm Mậu Thân, nhưng đã hủy bỏ ngày 30/1/1968 (mùng 2 Tết) sau khi xảy ra các cuộc tấn công trước đó của vc/csbv tại QK-2 và lúc 1730 giờ, TL của đệ Thất Không lực Tướng William Momyer ra lịnh cho các căn cứ không quân Mỹ tại VN chuyển qua báo động đỏ. Trong đêm ngày 30 và 31/1, quân của Truyện đã đến vị trí xuất phát, mà ko bị phát hiện bởi TĐ 53 ĐPQ VNCH, có trách nhiệm bảo vệ mặt bắc và tây bên ngoài chu vi phòng thủ. (Tôi đã phục vụ tại TĐ này trong năm 1969, hậu cứ gần Bà Quẹo, nằm gần QL1; đại đội tôi đóng ở gần Xóm Mới và An Phú Đông của quận Gò Vấp. Khi tôi về TĐ này, khi hành quân gần như ko gặp địch, lính mang theo cây sắt nhọn để tìm hầm bí mật -- ND). 
TRẬN ĐÁNH
Khoảng 0320 ngày 31/1 (mùng 3 Tết), VC đã tung một loạt tấn công nghi binh bằng cách bắn đạn lửa hay đạn chiếu sáng vào các bồn chứa xăng, dầu nhớt ở đông bắc của phi đạo bắc, nằm gần chu vi đông bắc của căn cứ. VC cũng bắn vào Cổng 1, cổng chánh của căn cứ. Khoảng 0330, một lính canh của tháp canh Tango 4 kế Cổng 051, lối vào phía tây của căn cứ, đã ghi nhận hỏa lực cối bắn vào hàng rào phía tây với lực lượng VC tập họp ở ngôi làng phía tây của hàng rào. Thực ra đó là các bộc lôi Bangalore và túi chất nổ được dùng để tạo cửa mở trên kẽm gai thả rối và hàng rào phòng thủ và chẳng bao lâu VC đã vào căn cứ.
Từ nóc của Bunker 051, 200 m phía nam của Cổng 051, 5 lính Mỹ đã nổ súng vào sườn phải của quân VC/CSBV bằng súng M60 và súng trường, nhưng VC đã đáp trả bằng RPG-2 hay B-40 và cối, buộc các lính Cảnh sát An ninh của Không quân Mỹ thuộc Đoàn 377 ko thể ra khỏi bunker và gọi tiếp cứu. Một xe jeep trang bị đại liên được lịnh đến thẩm định tình hình ở tiểu khu Echo, nhưng đã bị chặn bởi hỏa lực mạnh gần góc đông bắc của căn cứ và đã báo cáo rằng một số lớn VC vượt qua Cổng 051. Lúc 0345, VC đã tràn ngập Bunker 051, giết chết 4 người trong bunker và làm bị thương nặng 1 người. Một toán tuần tiểu của TĐ 53 ĐPQ VNCH báo cáo khoảng 1 hay 2 TĐ VC đang chờ gần nhà máy dệt Vinatexco để tham chiến. Theo 1 tài liệu của Mỹ, một đại đội trưởng của TĐ này, đã bị VC bắt trong khi giao chiến, và bị chặt đầu. TĐ này có cố vấn Mỹ cấp đ.đ. -- ND.
Vài toán phản ứng nhanh của tiểu khu Echo được gửi tới Cổng 051 và Bunker 051 trong khi 4 gunship UH-1C thuộc trung đội 4 đ.đ. 120 trực thăng tấn công đã tới tiểu khu Echo và bắt đầu thả trái sáng và bắn rocket và súng liên thanh. Ở trung tâm chỉ huy của Đoàn 377 cảnh sát an ninh không quân Mỹ, có rất ít thông tin về quy mô của quân tấn công, nhưng tình hình ở Cổng 051 rất nguy kịch và thiếu tá Carl Bender sq ban 3 của Đoàn ra lịnh 1 trung đội của Task Force 35, phần lớn là lính của lữ đoàn 1 truyền tin, tăng cường cho những toán phản ứng nhanh này đang tạo 1 phòng tuyến tạm thời ở 250 m đông của cổng Whiskey 8 - cổng này nằm ở phía đông của taxiway bắc-nam cùng tên). Không có kinh nghiệm chiến đấu, 35 người lính này hoảng sợ (nervous), khi hai người thủ khẩu liên thanh bị bắn chết khi tiến lên và những kẻ khác quýnh quán bắn cả vào quân bạn. Một trung đội thứ hai của Task force này sau đó đã tới để tăng cường cho phòng tuyến. Xa hơn về phía nam, VC đã tới phòng tuyến và đặt túi chất nổ dưới các máy bay C-47 của VNCH, làm hư 14 chiếc trước khi bị đẩy lui bởi toán phản ứng nhanh của tiểu khu Delta.
VC ko thể vượt qua taxiway Whiskey 8 trong khi giờ đây quân Mỹ liên tục được tăng cường và tiếp tế. Một toán quân gồm không quân và bộ binh VNCH đã tập hợp ở phía nam của phòng tuyến với ba xe tăng M41 và cuối cùng liên quân Việt Mỹ đã lập phòng tuyến hình móng ngựa để tấn công địch từ nhiều hướng. Hai xe M41 bị trúng B40, và ĐT Cương, chỉ huy yếu khu TSN đã trúng đạn ở chân nhưng ko tản thương. Một toán 10 tên VC đã cố gắng đánh bọc sườn phòng tuyến này nhưng đã bị đuổi theo bởi thiếu tá Bender, ông đã từ từ hạ gục tên cuối cùng, giết chết 8 tên và bẻ gãy mủi tấn công này. Trong khi đó, TĐ 8 Dù, đang ở hậu cứ để chờ chở ra căn cứ Khe Sanh, đã tham chiến, tới tiểu khu Echo để bắt đầu phản công sau khi pháo binh dọn đường.
PHẢN CÔNG
Vào rạng đông, VC bắt đầu rút lui qua các cửa mở trên hàng rào phòng thủ gần Cổng 051. Quân Dù VNCH bắt đầu tiến về chu vi, nhưng khi làm như vậy đã bị bắn sau lưng bởi VC đang núp trong bãi cỏ hay trong nghĩa địa, làm chết và bị thương 18 lính VNCH. Nhảy dù đã tái tổ chức và bắt đầu tấn công VC.
Khi chu vi phòng thủ vừa mới bị xâm nhập, trung tá Jack Garred, cố vấn của Yếu khu TSN, đã yêu cầu một lữ đoàn Mỹ bảo vệ mặt tây của căn cứ. BTL của lực lượng 2 dã chiến đã ra lịnh cho sđ 25 bộ binh Mỹ tại căn cứ Củ Chi, cách TSN 24 km về phía bắc, gửi một chi đội thiết giáp (calvary troop) tới quận Hóc Môn để cắt đường rút của VC từ TSN. Nhiệm vụ được giao lúc 0415 cho chi đoàn 3 của thiết đoàn 4 thiết giáp của trung tá Glenn Otis. Otis giao nhiệm vụ cho hai trung đội của Chi đoàn C đang ở Củ Chi, gồm ba chiếc M48 và mười chiếc M113, chỉ huy bởi đại úy Leo Virant. Đoàn xe rời căn cứ lúc 0503 để đi bảo vệ Hốc Môn, nhưng sau đó chuyển về sân bay TSN. Virant đã rời Củ Chi bằng cửa hông để tránh làng Củ Chi, đang bị VC tấn công, và đi theo đường phụ thay vì QL1 để tránh mìn và phục kích, trong khi Otis bay trực thăng bên trên để thả hỏa châu. Lúc rạng đông, máy bay của Otis về Củ Chi để đổ xăng và khi vượt qua cầu Hốc Môn, đv đặt dưới quyền của Biệt khu Thủ đô và Virant gọi trung tá Garred để nơi này gửi một sq VNCH gặp chi đoàn C và hướng dẫn họ tới chiến trường. Tuy nhiên viên sq này ko cung cấp tin tức nào hữu ích. Garred ra lịnh Virant chạy dọc chu vi phía tây của căn cứ và bắn vào bất cứ gì ở phía này, nhưng ko thể cung cấp tin tức về quy mô và vị trí của VC. Cho một xe M48 dẫn đầu đoàn, Virant đi kế trong một chiếc M113.
Khi chi đoàn C đi qua nhà máy dệt Vinatexco, họ bị bắn bằng súng nhỏ từ nhà máy và tiếp tục xuôi nam. Lúc 0708, chiếc M48 này khi vừa ngang qua Cổng 51 thì trúng vài quả B40 từ ngôi làng ở phía tây QL. Bốn người trên xe đều bị chết, và tài xế của chiếc M113 chỉ huy của Virant cũng trúng đạn ở đầu và chết. Virant cho đoàn xe lập đội hình xương cá (herringbone), cho phép các súng bắn về phía tây. Những người trên xe của Virant đều chết và bị thương và ông cũng bất tỉnh do mảnh đạn trúng đầu. Hai chiếc M113 đi kế cũng trúng B40 trước khi quay xe để tham chiến, trong khi chiếc thứ năm vô sự nhờ bảng quảng cáo ở vệ đường che chắn. Những chiếc M48 và M113 còn lại đều giản ra dọc QL và bắt đầu bắn vào VC ở trong làng và khu vực phía tây QL và bị chống trả liên tục bởi B40, trung liên và AK47. Các xe M48 bắn đạn chống biển người (canister shot) trong khi các đại liên 12.7 ly và M60 bắn đến khi đỏ nòng và hết đạn. Lính thiết giáp còn bị bắn liên tục từ một mương nước giữa QL và hàng rào phòng thủ. Chi đoàn C đã cắt đường rút lui của VC từ sân bay hay ngăn quân tiếp viện.
Khi đáp xuống Củ Chi để lấy xăng, Otis được biết chi đoàn C bị tấn công và xin tiếp cứu. Trước đó ban 3 chi đoàn đã cho trung đội 1 của chi đoàn C ở Hóc Môn tiến về TSN. Otis cho chi đoàn A ở Gò Dầu Hạ và chi đoàn B ở Trảng Bàng tiếp cứu chi đoàn C. Otis bay về TSN bằng một UH-1 khác với gunship của chi đoàn D (thiết kỵ). Otis bay trên đoàn xe và bị bắn bằng đại liên DShK của VC. Trực thăng của ông đáp xuống góc phía tây của sân bay và Otis gặp trung sĩ nhứt Gary Brewer, người đang chỉ huy chi đoàn C vì các sq trong chi đoàn đã chết hay bị thương. Trung sĩ xin thêm đạn dược. Otis ra lịnh các trực thăng chở quân phải chở đạn dược, trong khi Brewer ra lịnh cho chiếc M48 còn lại phải cán dẹp kẽm gai thả rối và hàng rào phòng thủ để tạo đường vào sân bay hầu tiếp tế và tải thương. Khi các trực thăng chở quân đáp xuống, Brewer và đồng đội chuyển đạn đến dọc đoàn xe và rảnh thoát nước và tải thương. 
Otis ra lịnh các gunship bắn vào làng từ bắc xuống nam, trong đó có 2 chiếc bị hư nặng do hỏa lực địch phải đáp xuống căn cứ TSN. Khi trung đội 1 của chi đoàn C đến gần khu vực này lúc 0730, Otis ra lịnh cho họ triển khai về phía đông một đường nhánh và vào 1 cổng nơi họ có thể yểm trợ lính của Đoàn 377 Cảnh sát An ninh Mỹ và VNCH đang chiến đấu trong căn cứ. Cộng quân bên trong Bunker 051 vẫn tiếp tục bắn vào lính của đoàn 377 và VNCH; và trung đội 1 của chi đoàn C đã quyết định vô hiệu hóa nó. Một M48 bắn đạn 90 ly vào bunker cho tới khi bị hư hại vì B40; xa đoàn rời xe trừ chuyên viên bậc 4 Robert Crowel tiếp tục trong xe và bắn thêm 18 phát đạn 90 ly cho tới khi tử trận.
Chi đoàn B tới trận địa lúc 0800, sau khi chạy 38 km từ Trảng Bàng trong 1 giờ bằng cách tránh hay lái xuyên qua vài nút chận của VC. Khi tới Củ Chi, họ kết hợp với pháo đội C của TĐ 6/77 pháo binh trang bị pháo 105 ly. Otis ra lịnh cho họ từ QL1 hướng về phía tây sau khi đi ngang nhà máy dệt Vinatexco và họ triển khai dọc theo một trục đông bắc-tây nam để chống ngôi làng bị VC chiếm. Trung đội chỉ huy của chi đoàn tấn công nhà máy dệt trong khi hai trung đội còn lại tấn công làng từ hướng bắc, và pháo binh và gunship sẽ ngăn mọi trốn thoát về hướng nam hay tây nam. Trận tấn công xảy ra sau đó (subsequent) được mô tả như "bắn gà tây" (turkey shot) vì mọi cán binh CS phải rút lui giữa hai làn đạn (gauntlet of fire). Tuy nhiên nhiều VC đã tử thủ, bắn trả ồ ạt bằng B40 và AK47 và đã bị giết một cách có hệ thống trong vị trí chiến đấu của họ. Máy bay của Otis bị 3 lần trong lúc điều quân.
Sau đó vào buổi sáng, các khu trục Skyraider VNCH và F-100 của Mỹ bắt đầu tấn công nhà máy dệt bằng cách thả bom napalm và 500 cân Anh trên các BCH của họ. 
Vào buổi trưa, VC cố thủ trong Bunker 051 đã thả người lính tù binh Mỹ của đoàn 377, tuy bị thương nhưng còn sống, nhưng họ ko đầu hàng; chẳng bao lâu họ chết hay bị thương vì lựu đạn ném vào. Lúc 1219, bốn VC còn sống sót trong bunker 051 đầu hàng, chấm dứt trận đánh tại chu vi phía tây.
Lúc 1300, TĐ 1 trung đoàn 18 được trực thăng Chinook bốc từ Dĩ An đổ xuống; họ để lại một đại đội để giữ doanh trại của MAV ở phía đông của sân bay, còn lại từ sân bay tiến theo hướng đông nam để quét sạch các ổ VC/CSBV ở khu dân cư phía nam sân bay. Họ đánh với những toán nhỏ VC cho tới khi bọn này rút lui vào trời tối. Trận đánh trong làng tiếp tục tới 1630 và tới tối thì chi đoàn 3/4 rút về chu vi của căn cứ. Lính Mỹ đã bắn vào các xác VC/CSBV để bảo đảm chúng chết hết, nhưng sáng hôm sau, hai tên xuất hiện từ đống xác này để xin đầu hàng.

Tổn thất của Mỹ là 22 chết (gồm Đoàn 377 cảnh sát an ninh, bốn người; Task Force 35, hai người; chi đội B của chi đoàn 3/4 thiết kỵ, ba người; chi đội C của chi đoàn 3/4 thiết kỵ, 12 người và TĐ 1/18 bộ binh, 1 người) và 82 bị thương. VNCH có 29 chết và 15 bị thương. Bộ đội VC/CSBV chết 669 người gồm 157 trong sân bay, 162 ở hảng dệt Vinatexco và hơn 350 trong làng và 26 bị bắt sống. Có 5 hay 6 tù binh VC/CSBV bị chi đội C của chi đoàn 3 của thiết đoàn 4 hành quyết.

=========

II/ Xin nói rõ, trong bài viết sau đây của Erik Villard về trận này, trừ TĐ 53 ĐPQ, TĐ 2 công vụ, một số đv của không quân VNCH, và sau đó là vài TĐ dù và TQLC VNCH, còn lại là các đv thuộc không quân Mỹ, sđ 25 bộ binh, sđ 1 bộ binh và sđ 101 Dù Mỹ.

Xin bắt đầu phần chuyển ngữ

...

"Với diện tích 16 km 2 ở ngoại ô phía tây bắc của thủ đô Sài gòn, căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt TSN), còn được gọi là Yếu khu TSN là nơi trú đóng của nhiều đv mà lớn nhứt là đệ Thất Không Lực Mỹ và BTL Không quân VNCH. Ngoài ra còn có sân bay quốc tế lớn nhứt nước. Trại Davis ở rìa phía đông của căn cứ TSN là doanh trại của Đoàn 509 của Cơ quan An ninh Quân đội Mỹ, viết tắt là ASA, mà nhiệm vụ là giám sát và yểm trợ nhiều đv truyền tin của Lục quân Mỹ hoạt động trên lãnh thổ VN. Tại trại LLĐB Đức Lập có một đv truyền tin như vậy -- ND. Bộ TTM VNCH đặt tại bờ đông nam của căn cứ này, và kế đó về phía bắc là doanh trại của BTL yểm trợ quân sự Mỹ tại VN, viết tắt là MACV. Ở góc đông bắc của yếu khu là Khu Tiếp vận Gò Vấp gồm doanh trại của một số đv tiếp vận, Trường Thiết giáp và Pháo binh của VNCH.

Tối ngày 30/1/1968, yếu khu đã được bảo vệ bởi những đv an ninh, ba TĐ của đồng minh và một trung đội trực thăng võ trang. TĐ 53 ĐPQ thuộc tiểu khu Gia Định (mà tôi đã phục vụ trong năm 1969 -- ND), là một đv bộ binh xuất sắc với sáu đại đội, đã lục soát khu vực đồng ruộng ở bắc và tây của căn cứ không quân này. TĐ 2 công vụ, một đv chuyên về bảo vệ sân bay, và đại đội 377 an ninh của không quân Mỹ, chia sẻ trách nhiệm qua việc canh phòng ở các tháp canh và bunker dọc theo chu vi của căn cứ. Tám chiếc gunship UH-1 thuộc trung đội 4 của đại đội 120 trực thăng tấn công túc trực ở bãi đậu với súng đạn, xăng dầu đầy đủ, sẵn sàng cất cánh vài phút sau khi có lịnh. Ngoài ra TĐ 8 Dù, làm trừ bị tại BTL SĐ Dù VNCH. Lẽ ra họ ra vùng 1 vào buổi sáng nhưng hủy bỏ theo lịnh của tướng Cao văn Viên. 

Lúc 03:20 giờ sáng sớm của ngày 31/1/1968, một bunker của lính Mỹ gần Cổng 51 ở lối vào phía tây của căn cứ đã bắt đầu bị tấn công bởi đại liên 12.7 ly, cối 82 ly và súng không giật 57 ly từ nhà máy dệt Vinatexco, bên kia QL-1 cách đó  500 m về phía bắc. Lính gác của không quân Mỹ đã bắn trả bằng M16 và M60, nhưng ít hiệu quả ở tầm bắn đó. Hỏa lực địch cũng bắn vào các tháp canh của nam VN ở bờ tây của căn cứ này, khiến lính phòng thủ phải tìm chỗ núp, xem bản đồ số 28.                      

Hỏa lực dữ dội của địch đã khiến quân phòng thủ ko thể ngăn chận một xe bán tải, phóng nhanh theo QL-1 và ngừng ở 1 điểm khoảng nữa đường từ cổng phía tây này tới nhà máy dệt. Một toán đặc công VC phóng khỏi xe và chạy nhanh tới hàng rào phòng thủ, đặt 1 khối chất nổ để tạo 1 cửa mở và rút lui. Sau đó một đội quân thuộc TĐ 267 của Mặt trận Giải phóng miền Nam núp sẵn trong cánh đồng gần đó xuất hiện và vượt qua QL-1. Một số tên hướng về cửa mở này, một số khác chạy theo QL-1 để tấn công Bunker 51 tại lối vào phía tây của sân bay. Bị cầm chân trong bunker, lính Mỹ chỉ chống trả yếu ớt. Trước khi bị tràn ngập, họ chỉ kịp gửi một báo động: hàng trăm chiến binh địch đã ở bên trong chu vi phòng thủ và đang tiến về đầu phía tây của phi đạo của sân bay. 

Thêm nhiều tin xấu đã tới TL của Yếu khu này, ĐT không quân Lưu Kim Cương, gửi đi từ 1 toán tuần tiểu của TĐ 53 ĐPQ đang cố gắng theo dỏi lực lượng VC tại nhà máy dệt. Toán tuần tiểu này đã phát hiện một hay hai TĐ Việt cộng đang chờ trong 1 cánh đồng gần nhà máy dệt, hình như chuẩn bị đi theo TĐ đã tràn qua cửa mở ở hàng rào. Vì đối phương quá đông nên cố vấn Mỹ của đv này gọi gunship từ TSN giúp đỡ. (Vì từng ở TĐ ĐPQ này nên tôi biết cố vấn Mỹ có mặt ở cấp đại đội và chỉ có mặt khi đv này hành quân hầu giúp đỡ về phi pháo hay tản thương, ko như ở Dù hay TQLC hay bộ binh, v.v... cố vấn luôn luôn đi theo đv.-- ND). 

ĐT Cương cũng biết đối phương đã xâm nhập Khu Tiếp vận Gò Vấp, nằm kế góc phía đông bắc của sân bay TSN. Ba TĐ của trung đoàn 101 quân CSBV và một TĐ của trung đoàn 165 CSBV đã tràn ngập Trung tâm Huấn luyện Thiết giáp Phù Đổng và Trung tâm Huấn luyện Pháo binh Cổ Loa. Rất may mắn, lúc đó ở Trại Phù Đổng, Cộng quân ko thể xử dụng bất cứ xe tăng hay M113 nào, trong khi ở Trại Cổ Loa, lính pháo binh đã kịp thời tháo gở các khóa nòng (breechblock) của 12 khẩu 105 ly trước khi rút lui. Một thành phần của trung đoàn 101 CSBV này đã cố gắng vào Cổng 10 ở mặt phía đông của sân bay TSN, nhưng lính của TĐ 2 công vụ của nam VN và một toán các người tình nguyện của BTL MACV gần đó đã vẻ đã kiểm soát tình hình. (Thời điểm đó, các đv như Dù hay TQLC hay BĐQ hay bộ binh và ĐPQ vẫn còn xài súng trường Garand M1 và trung liên BAR, có từ đệ nhị thế chiến, trong khi Cộng quân đã xài AK-47 và B-40 -- ND). 

Nhận thấy mủi tấn công vào phía tây của sân bay là đe dọa lớn nhứt, ĐT Cương đã tung vào đây lực lượng trừ bị của ông, khoảng 100 lính và bốn xe tăng hạng nhẹ M41. Trong khi dẫn quân tiến lên, ông đã bị một viên đạn trúng chân. Mặc dù vết thương nặng, ông vẫn ko chịu tải thương trong tình hình (juncture) nghiêm trọng này. 

Dù vừa ko đủ quân số và hỏa lực yếu kém, và với hai xe tăng bị phá hủy bằng B40, lực lượng trên đây của ĐT Cương vẫn cầm cự cho tới khi bốn chiếc gunship xuất hiện. Khi trực thăng bắt đầu bắn, Cộng quân cuống cuồng tìm chỗ núp trong đám cỏ cao ngang đầu gối, nằm giữa hàng rào và phi đạo. Tác xạ từ đông sang tây, các gunship cũng bắn phá một đv thứ hai của cộng quân, TĐ D16 CSBV, vừa bắt đầu vượt QL-1 với ý định vào căn cứ không quân, cũng như đv thứ ba của cộng quân, TĐ 269 thuộc Mặt trận Giải phóng miền Nam, đang nằm chờ lịnh trong một cánh đồng ở xa hơn về hướng tây. Với ba TĐ cộng quân này bị cầm chân, ĐT Cương tái tổ chức lực lượng của mình gồm TĐ 2 Công vụ, một số lính không quân và tiếp liệu Việt Mỹ. Khi trời sáng, toán quân lỏng lẻo này, tăng cường bởi hai đại đội của TĐ 8 Dù, đã bắt đầu đẩy lui cộng quân. 

Trong khi đó, Tướng Westmoreland đã ra lịnh cho Tướng Weyand, TL của Lực lượng 2 Dã chiến đặt tại Long Bình,  tổ chức 1 lực lượng đặc nhiệm (task force) để giúp quân nam VN tái lập an ninh trong Biệt khu Thủ đô. Lúc 0530 giờ, TL của Lực lượng 2 Dã chiến đã ra lịnh cho TL phó, thiếu tướng Keith Ware, lập một BCH chiến thuật, bên cạnh BTL Biệt khu Thủ đô VNCH tại Trại Lê văn Duyệt. Một khi lực lượng này với tên Hurricane Forward hoạt động, sẽ chỉ huy mọi đv Mỹ hành quân trong lãnh thổ của Biệt khu Thủ đô. Trước đó, người Mỹ ko hành quân trong lãnh thổ Biệt khu Thủ đô, bao gồm Sài Gòn và tỉnh Gia Định; họ chỉ đóng vai trò cố vấn cho các đv VNCH hoạt động trong vùng -- ND).

Trong khi tướng Ware chuẩn bị lực lượng, tướng Weyand ra lịnh cho TL của sđ 25 Mỹ, tướng Mearns, gửi bất cứ đv nào có thể khiển dụng để tham chiến tại mặt tây của sân bay TSN. Đơn vị khả dụng gần nhứt là Chi đội C của Chi đoàn 3 Thiết đoàn 4 Mỹ, đang giữ 1 cầu gần thành phố Hốc Môn, 20 km tây bắc của căn cứ. Mearns chỉ thị chi đoàn trưởng, trung tá Glenn Otis, để một trung đội thiết giáp giữ cầu và mang phần còn lại của Chi đội C gồm sáu xe tăng M48 và 12 xe M113 lập tức kéo về sân bay. Trung tá Otis, ngồi trên trực thăng, thả hỏa châu để hướng dẫn đoàn xe qua các ổ phục kích và các chỗ đắp mô, và đến gần hảng dệt lúc 0630. 

Có vẻ ko ý thức hảng dệt và khu vực chung quanh chiếm giữ bởi ba đ.đ. vũ khí nặng của VC, ĐT Otis cho chi đoàn tiến quân trên QL1. Khi đầu đoàn xe cách nhà máy 100 m, một loạt đạn B40 phóng ra từ nhà máy, làm hư hại hay phá hủy bốn xe, và giết và làm bị thương mọi sq của đoàn quân. TS nhứt Gary Brewer, người HSQ cao cấp nhứt của đoàn xe, nhanh chóng làm chủ tình hình. Sau khi cho toàn bộ đoàn xe hướng mủi súng vào nhà máy dệt, TS Brewer đã cố gắng đưa các thương binh vào lề đường. 

Tướng Mearns bảo ĐT Otis cho trung đội thiết giáp đang giữ cầu Hốc Môn tham chiến. Khi trung đội này tới nơi lúc 0730, tình hình của chi đoàn C tuyệt vọng. Nhiều lính sắp hết đạn. Các đv Cộng quân từ nhà máy đi vòng các đv Mỹ, một số chỉ cách một tầm lựu đạn. Các gunship ko thể giúp họ vì các phòng không 12.7 ly đặt trên nóc của nhà máy. 

Thấy tình hình quá tuyệt vọng, Otis đã yêu cầu và được phép dùng Chi đoàn B, đóng tại Trảng Bàng, khoảng 40 km về phía bắc. Chạy nhanh trên QL1 và đánh tan 5 ổ phục kích của VC, chi đoàn B đã tới lúc 0800. Đến phía sau của chi đoàn C, lực lượng ứng cứu xoay sang phải, lái xe ra khỏi đường vào một bãi đất trống, và lập phòng tuyến đối mặt với nhà máy. Từ trên mặt đường QL1, chi đoàn C nổ súng để yểm trợ cho chi đoàn B tấn công sườn trái của cộng quân. Trước hỏa lực áp đảo, Cộng quân bắt đầu bỏ các hố chiến đấu, và các súng cối và súng liên thanh lần lượt câm họng. DT Otis, đã phải đổi trực thăng ba lần do hư hại, đã nhận Distinguished Service Cross, huy chương cao quý thứ hai của Lục quân Mỹ do dũng cảm chiến đấu trong trận này, xem hình.

Trận chiến kéo dài đến 1100 khi tướng Ware chính thức thành lập lực lượng đặc nhiệm Hurricane Forward và chỉ huy luôn Chi đội B và C của chi đoàn 3 thiết đoàn 4. Sau đó ít lâu, lực lượng này được tăng cường bởi TĐ 1/18 thuộc lữ đoàn 2 sđ 1 bộ binh. Chống trả của cộng quân chấm dứt khi một phi đội A-1E của không quân VN và F-100 của Mỹ đã biến nhà máy dệt thành đống gạch vụn. Quân đồng minh sau đó tìm thấy hơn ba trăm VC trong và chung quanh nhà máy dệt Vinatexco.

Trong khi quân Mỹ đã chận đứng đe dọa ở cạnh phía tây của sân bay, Tướng Viên đưa thêm quân từ Vùng 4 và vùng 2 vẫn còn chiến đấu ở mặt đông của sân bay. Đến từ tỉnh Bình Định, TĐ 4 TQLC của nam VN, vượt qua 1 cổng ở phía bắc sân bay và phản công vào cộng quân đang chiếm Trại Phù Đổng và Cô Loa. Sau đó vào buổi chiều, TĐ 1 và 2 TQLC của nam VN, đến từ tỉnh Định Tường, và TĐ 6 Dù bay từ Dak To. TĐ 1 TQLC tham chiến ở Gò Vấp. Trực thăng chở hai TĐ còn lại đến bộ TTM, nằm ở đông nam của sân bay, để trục xuất 1 TĐ Cộng quân đang chiếm vài tòa nhà. Tướng Viên cũng điều TĐ 3 TQLC đang đóng gần khu vực Hốc Môn tới phía bắc của Gò Vấp để chận đường rút của trung đoàn 101 csbv.

Vào chiều hôm đó, khi trận chiến ở phía tây sân bay chấm dứt, tướng Ware đã lập một lực lượng đặc nhiệm, chỉ huy bởi ĐT Thebaud, chỉ huy lữ đoàn 2 của sđ 1 bộ binh. Lực lượng này sẽ bảo vệ sân bay cho tới khi ko còn nguy hiểm. Lực lượng này lúc đầu có TĐ 1/18 của sđ 1 bộ binh, chi đoàn 3/4 thiết giáp; thêm hai đv mà Weyand đã chuyển cho lực lượng đặc nhiệm Hurricane Forward gồm TĐ 2/27 của lữ đoàn 2 sđ 25 bộ binh và TĐ 2/327 thuộc lữ đoàn 1 của sđ 101 nhảy dù. Vào lúc 1700, tất cả 4 đv này và các đại bác 105 ly tăng phái đã di chuyển vào chu vi phòng thủ.

Trong 24 giờ kế, ĐT Thebaud đã chuyển nỗ lực vào khu vực Gò Vấp sau khi nhận định rằng cộng quân ko còn khả năng tái tấn công vào mặt tây của sân bay. Ngày 1 tháng 2, lực lượng của Thebaud, tăng cường bởi chi đội A của chi đoàn 1/4 thuộc sđ 1 bộ binh, tham dự cuộc hành quân lục soát mà TQLC VN tiến hành tại Gò Vấp. Dưới áp lực này, bốn TĐ cộng quân phân toán thành toán nhỏ vào ngày 2/2, rút về các an toàn khu của họ, để lại đằng sau khoảng 600 xác chết./.

Chuyển ngữ từ trang 332 tới 339 của sách Staying The Course tháng 10 1967 tới tháng 9 1968 của Erik Villard, viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Mỹ năm 2017.

San Jose ngày 26/1/2025 nhằm ngày 27 tháng Chạp, chỉ còn 2 ngày là mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025.

Tài Trần

Đọc thêm:

Hoàng hậu Thái Lan Sirikit nói chuyện với đại sứ Mỹ tại Thái và ĐT William McKean, TL của trung đoàn 27 bộ binh Mỹ gần Korat Thái vào tháng 6 1962.