Thursday, February 13, 2025

 Tulsi Gabbard (/ˈtʌlsi ˈɡæbərd/; born April 12, 1981) is an American politician and military officer serving as the 8th director of national intelligence (DNI) since 2025. She has held the rank of lieutenant colonel in the U.S. Army Reserve since 2021, and previously served as U.S. representative for Hawaii's 2nd congressional district from 2013 to 2021


TULSI = 46331 = 17 = 8

 GABBARD = 3122124 = 15 = 6

HAI NGÀY "NGÀN CÂN TREO SỢI TÓC” TẠI BTL CỦA TƯỚNG NGÔ-QUANG-TRƯỞNG

Lời mở đầu 

- Tôi viết bài này để nhớ ơn những người đã chết trong lúc bảo vệ tổ quốc: nếu ko có những hy sinh của họ, miền Nam đã mất từ năm 1968, chứ ko đợi đến năm 1975. 

 - Lạc nước hai xe đành bỏ phí,

Gặp thời một tốt cũng thành công.

- Nhất tướng công thành, vạn cốt khô.                                

                                

- Chiến tranh là một công việc mà người tham dự có thể chỉ thấy chiến thắng sau khi y đã chết. Kinh nghiệm cá nhân. 

- Nếu QLVN VNCH ko chịu chiến đấu thì miền Nam đã mất từ năm 1968. Vì chỉ riêng mặt trận Huế, theo báo chí CS, họ đã "đầu tư" rất kỹ lưỡng về quân số (ít nhứt là 14 TĐ), vũ khí, đạn dược, v.v... bao gồm "cả ngàn tấn gạo, 15 tấn đường, 1,2 tấn sữa, 79 tấn muối, 1,5 tấn bột trứng, 590 kg bột ngọt, v.v... điển hình gần 1.000 tấn gạo để rải rác tại vùng giáp ranh và căn cứ miền núi Thừa Thiên-Quảng Trị, hơn 1.100 tấn gạo để trong nhân dân vùng đồng bằng hai tỉnh này. 

Trước giờ tấn công, quân khu Trị-Thiên có 4 trung đoàn và 4 TĐ bộ binh, 4 TĐ đặc công, 15 đội biệt động thành và 1 số đv binh chủng. Các đv tập dượt đánh Huế đều ko chọn người địa phương ra, chỉ lấy người ở quê xa tới để họ ko biết mục tiêu là gì, ở đâu. Họ được tập dược công phu, và tuyệt đối ko ai biết được sắp "đánh Huế"

- Theo bài chuyển ngữ dưới đây, trong 2 ngày đầu của năm Mậu Thân (31/1 và 1/2/68), người CS đã làm chủ TP Huế trừ đồn Mang Cá và sân bay Tây Lộc ở tả ngạn, và BCH tiểu khu và MACV ở hữu ngạn; (theo báo chí CS, họ đã phá ngục, giải thoát 2.000 tù nhân và trang bị võ khí cho 1.000 người tại trại giam Thừa Phủ, ở kế BCH/Tiểu khu), nhưng 28 ngày sau, họ đã bị đánh bật khỏi Huế. Trong khi đó trong thành nội chỉ có một trung đội thám sát 36 người và đ.đ. Hắc Báo (thiếu quân số) của sđ 1 bộ binh -- vì 1 trung đội đã đi bảo vệ BCH tiểu khu ở hữu ngạn sông Hương. Còn lại là lính văn phòng và tiếp vận của BTL sđ, mà một số đã đi phép trước Tết. Ở MACV tại hữu ngạn chỉ có khoảng 100 cố vấn Mỹ, nhân viên dân sự và vài lính TQLC Mỹ làm cảnh vệ. Các đv tiếp cứu Huế như TĐ 7 Dù và thiết giáp VNCH đều bị chận đánh tơi tả khoảng 12 g của ngày 31/1 khi tới gần 1 nghĩa địa, cách Hoàng thành Huế khoảng 400 m về phía tây bắc -- vì máy bay ko thể hoạt động do thời tiết rất xấu và lại ngoài tầm pháo binh. Sau đó TĐ 2 Dù đã xuất phát từ km 17 để tiếp cứu TĐ 7 Dù và sau đó cả hai tiến vào thành nội. Một chi đoàn thiết giáp VNCH, chỉ còn 2 chiếc M41 và 2 chiếc M113 khả dụng, khi tiếp cứu Huế, đã bị chận đánh sau khi qua cầu An Cựu ở nam Huế (bị B40 bắn trúng cả 4 chiếc, chi đoàn trưởng bị thương nặng). Các đv Mỹ chung quanh Huế cũng bị cầm chân, đến độ họ chỉ có thể gửi một đ.đ. ko đủ quân số để cứu MACV ở hữu ngạn sông Hương. Mãi đến chiều 1/2, thành phần còn lại của các TĐ 2 và 7 Dù, các phần tử của Hắc Báo và một ít xe tăng, xuất phát từ đồn Mang Cá, tiến về sân bay Tây Lộc, vẫn còn cố thủ bởi một nhóm lính quân cụ. Cũng chiều này, TĐ 1/3 của sđ 1 bộ binh mới đến được đồn Mang Cá, và được giữ lại làm trừ bị; đến gần tối trực thăng CH-46 của Mỹ, xem hình, xuất phát từ Đông Hà, chỉ thả xuống hai đ.đ. của TĐ 4/2, cũng của sđ 1 bộ binh, thay vì cả TĐ, vì hỏa lực phòng không dữ dội và trời tối.                       

CH-46

Thế mà chỉ 7 năm sau, CS đã chiếm Huế mà gần như ko phải nổ 1 phát súng. Để hiểu chiến thắng của họ, xin đọc phần sau đây:

- ĐT Patton, chỉ huy trung đoàn 11 thiết giáp Mỹ, đã yêu cầu người đại úy CSBV lên một trực thăng với một loa phóng thanh và ra lịnh cho lính của y đầu hàng. Tên này đã nhanh chóng từ chối, và Patton nói với y, "Nếu anh ko lên trực thăng với tôi và yêu cầu họ đầu hàng, anh đã đích thân ký giấy khai tử cho họ, vì tôi sẽ buộc lòng xóa sạch vị trí này." Tên đại úy CSBV đã lần nữa từ chối, và sự thất vọng của Patton đã hiển nhiên. Mắt ông đỏ rực và nói, "Đồ chết tiệt, vậy ai đang thắng cuộc chiến này?" "Đó là ông," tên đại úy trả lời. "Vậy trong trường hợp này," Patton hét lên, "tại sao ông ko chịu cứu mạng sống của lính anh và để chúng tôi bốc họ ra và cho ăn uống và chữa trị họ?" "Thưa ông," y nói,"ông đã ko hỏi ai sẽ thắng cuộc chiến này." "Theo anh, ai sẽ thắng cuộc chiến này?" Patton khịt mũi. "Chúng tôi sẽ," người tù binh đã trả lời mạnh mẽ, "bởi vì ông sẽ mệt mỏi/chán nản về điều đó trước khi chúng tôi mệt mỏi/chán nản."

Trích trao đổi giữa Patton và một sĩ quan Bắc VN trong tháng 12/1968, từ trang 167-168 sách Growing up Patton. Trung đoàn 11 đã từng đặt căn cứ tại Trại Long Giao, Long Khánh mà sau 75, tôi đã ở tù khoảng 1 năm ở đây trước khi ra Bắc. 

- Câu chuyện về Chiến tranh Việt Nam có thể được tóm tắt bằng nhận xét của Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng, khi ông trả lời phỏng vấn của sử gia Pháp Bernard Fall vào năm 1962, ba năm trước khi lính Mỹ đổ bộ ào ạt vào Việt Nam và gần sáu năm trước khi Mậu Thân nổ ra:

“Người Mỹ không thích những cuộc chiến dài và không kết quả – mà cuộc chiến này sẽ chính là một cuộc chiến kiểu như thế, dài và không kết quả. Vì vậy, chắc chắn rằng đến cuối cùng chúng tôi sẽ chiến thắng”.

 Sau đây là 1 số ảnh của nữ ký giả Pháp Catherine Leroy chụp tại Huế và đăng trên báo LIFE số ngày 16/2/1968 (năm đó tôi đã mua số báo này). Cô ta là ký giả Tây phương duy nhứt được người CS cho phép vào vùng do họ kiểm soát tại Huế năm Mậu Thân để chụp hình.   

         



Những ảnh dưới do phóng viên khác chụp
Một bà cụ ở Huế cho lính Mỹ ăn cơm





Giải giao tù binh VC 
                                 Sân bay Tây Lộc
Bến tàu của hải quân Mỹ tại Huế
Trụ sở MACV ở Huế
Ảnh trên và dưới: MACV ở Huế, nằm bên phải của QL1, đường dẫn tới cầu Nguyễn Hoàng. 

BTL của sđ 1 bộ binh







Sau đây là phần chuyển ngữ:

"Cố đô Huế của Việt Nam tới nay vẫn chưa bị chiến tranh tàn phá. Thỉnh thoảng kẻ thù đã bắn cối vào thành phố (tp) Huế, và các đặc công của Đơn vị Đặc công Thành thỉnh thoảng ném lựu đạn, đặt chất nổ hay ám sát nhưng chưa có đv lớn nào xâm nhập vào tp Huế. 

Trước Tết Mậu Thân, quân số của nam VN tại Huế chưa tới 1 ngàn người. Một số đã đi phép, họ ở tại nhà trong thành nội hay các quận lân cận. BTL của sđ 1 bộ binh Nam VN, chỉ huy bởi chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng, đóng tại đồn Mang Cá, nằm ở góc phía bắc của Hoàng thành (Citadel). Ngoài các quân nhân thuộc BTL và một số đv yểm trợ, các đv tác chiến duy nhứt đóng trong Hoàng thành là trung đội thám sát 36-người của sđ  lực lượng phản ứng nhanh của sđ hay đ.đ. Hắc Báo. Các đv trừ bị khác của Trưởng gồm một chi đoàn xe tăng nhẹ M41, đóng trên QL-1, hai km nam của Hoàng thành. Ngoài ra còn có hai TĐ Dù và một chi đội thiết giáp hoạt động ở bắc Huế tại Km 17 trên QL1.

Người Mỹ tại Huế rất ít, với khoảng 200 cố vấn và nhân viên hành chánh người Mỹ và vài TQLC Mỹ đóng tại một doanh trại canh gác lỏng lẻo của MACV ở cách phía nam Sông Hương một khu phố rưởi. Doanh trại này ở phía đông của QL1, bên kia đường là Viện ĐH Huế. Các cố vấn Mỹ và Úc thay phiên làm việc trong doanh trại của sđ 1 bộ binh hay đi theo đv mà họ làm cố vấn. (Trừ cố vấn của Nhảy Dù và TQLC VNCH, các cố vấn khác chỉ có mặt ở đv khi hành quân và khi hành quân xong thì về doanh trại MACV nghỉ ngơi -- ND). 

ĐV tác chiến gần nhứt của Mỹ đóng tại tây nam Huế. Đó là TĐ 2/503 thuộc lữ đoàn 2 sđ 101 Dù, đang tăng phái cho sđ 1 Không kỵ (mà TL là tướng Tolson), bảo vệ căn cứ tiếp vận của sđ này, còn gọi là bãi đáp El Paso, nằm trên QL1, 7 km đông nam Huế. Các thành phần của trung đoàn 1 và 5 TQLC, hành quân chung quanh Phú Bài, 15 km đông nam Thành nội, dưới quyền của lực lượng đặc nhiệm (LLĐN) X-Ray, một đv cấp lữ đoàn của sđ 1 TQLC Mỹ

X-Ray có nhiệm vụ bảo vệ sân bay C-130 và căn cứ tiếp liệu tại Phú Bài, và con đường dài 50 km từ Phú Bài đến Đèo Hải Vân. Mỗi ngày có đoàn xe chở hàng hóa từ Cảng Đà Nẳng, trên con đường dài 20 km, ngoằn ngoèo khi vượt đèo Hải Vân, để tới Phú Bài và Bãi đáp El Paso. Một đoàn xe khác từ bãi đáp này chở hàng đến tp Quảng Trị để tiếp tế cho các căn cứ tiền phương của sđ 1 Không kỵ, trong đó có lữ đoàn 3, BCH đặt tại Trại Evans, 25 km tây bắc của Thành nội Huế. 

Lữ đoàn 3 này đang trong tình trạng chưa sẵn sàng chiến đấu trước tết. Khi ĐT Campbell, lữ đoàn trưởng, di chuyển BCH và hai TĐ từ thung lũng Quế Sơn về trại Evans ngày 26/1/68, ông nhận ra rằng mảnh đất từng là nơi đóng quân của các đv của sđ 3 TQLC Mỹ, ko chứa sẵn đạn dược hay xăng dầu. Những thứ này sẽ đến 5 ngày sau. Vì tướng Westmoreland đã triển khai sđ 1 không kỵ về phía bắc Vùng 1 hầu như hai tháng trước dự trù, lực lượng 3 thủy bộ của TQLC Mỹ đã ko kịp thời lập một kho bãi ở trại Evans và ko đủ xe tải đúng nhu cầu cho sđ này. Phi đạo quá ngắn với C-130. Nay với cả ba TĐ tác chiến, một TĐ pháo, và phần còn lại của lữ đoàn tập trung tại Evans, ĐT Campbell ko đủ xăng cho 150 trực thăng để hoạt động bình thường, cũng như ko đủ đạn đại bác cho hoạt động yểm trợ bình thường. Tóm lại phải cần ít nhứt là một tuần để lữ đoàn 3 hoạt động bình thường với đầy đủ đạn dược và xăng dầu.

Tướng Trưởng đang trông chờ lữ đoàn này có đầy đủ sức mạnh. Trong khi đó có những dấu hiệu rằng trung đoàn 6 csbv và TĐ 12 đặc công, từng hoạt động ở rừng núi tây bắc Huế, có ý định tấn công Huế. Điều mà tướng Trưởng ko biết là gần đây đối phương đã di chuyển thêm vài trung đoàn và các đv yểm trợ vào khu vực này và đã lập một BCH chiến thuật, có tên Mặt trận Thành phố Huế, để chỉ huy họ. Trong những đv mới này có TĐ 7 của trung đoàn 29 sđ 325 C csbv, mà gần đây hoạt động gần Khe Sanh. Trung đoàn 5 csbv đến từ căn cứ địa 101 và trung đoàn 4 csbv đến từ vùng phía nam của tỉnh Thừa Thiên. Những đv tăng viện khác gồm một TĐ pháo trang bị hỏa tiển 122 ly, hai TĐ đặc công, hai đ.đ. cối 82 ly, hai đ.đ. súng ko giật 75 ly, và hai đ.đ. đại liên 12.7 ly. Tổng cộng các đv VC hoạt động gần đế đô Huế có quân số ít nhứt là 14 TĐ. (Theo Tống Hồ Trinh, trong sách Hướng Tiến Công và Nổi Dậy Tết Mậu Thân ở Trị-Thiên-Huế 1968, do Viện Quân sử VN ở Hà Nội in, trang 21-22 -- ND). 

Đạo quân này chia thành hai cánh. Cánh phía nam gồm các TĐ 804, 815, và 818 của trung đoàn 4; TĐ 1 và 2 đặc công; và vài đ.đ. vũ khí nặng. Cánh phía bắc gồm TĐ 800, 802, và 806 của trung đoàn 6; TĐ 12 đặc công; TĐ 416 của trung đoàn 5; TĐ 7 của trung đoàn 29; và hai đ.đ. vũ khí nặng. Đạo quân này rời các căn cứ trên rừng núi để tiến về Huế vào tối 29/1/1968. 

Dù tướng Trưởng ko biết việc điều quân này của đối phương, nhưng những đợt tấn công tại vùng 2 và phía nam vùng 1 vào đêm đó đã cho ông thấy Huế đang bị nguy hiểm. Ông đã hủy bỏ việc đi phép của mọi quân nhân và ra lịnh cho các đv ĐPQ và NQ gần Huế phải trực chiến mỗi đêm. Ông ra lịnh cho BTM phải trực chiến tại đồn Mang Cá trong các ngày Tết và gửi phân nửa của đ.đ. Hắc Báo qua hữu ngạn sông Hương để bảo vệ BCH tiểu khu. Ông cũng gửi trung đội thám báo 36 người đi dọc sông Hương về phía bắc 4 km vì nghĩ rằng các đv của VC có thể dùng con đường này để tiến về Huế. 

Suy nghĩ của tướng quân đã đúng khi 22:00 g đêm, lính ĐPQ báo cáo thấy VC lén lút vượt qua 1 ấp gần góc phía tây của Hoàng thành. (Nói thêm: Hoàng thành Huế, xây ở tả ngạn sông Hương, có hình chữ nhật, nhưng các cạnh lại ko song song với đường vĩ tuyến và kinh tuyến, có lẽ dựa vào phong thủy; do đó bốn góc thành hướng về bốn hướng đông tây nam bắc. Cạnh phía nam nằm sát sông Hương, nối liền hữu ngạn bằng cầu sắt Bạch Hổ và cầu Nguyễn Hoàng -- ND). 

ĐPQ lập tức nổ súng, các bóng đen bỏ chạy vào bóng đêm. Hai giờ sau, trung đội thám báo kể trên đã báo cáo rằng vài TĐ Việt cộng đã đi ngang điểm phục kích của họ để tiến về Huế. Tướng quân đã ra lịnh cho đv này trở về Thành nội ngay lập tức; ông rất cần nhiều tay súng để chống trả cuộc tấn công sắp tới. 

Ngày 31/1 và 1/2/1968: "Chỉ mành treo chuông" tại BTL của tướng Trưởng. 

Lúc 03:33 giờ sáng ngày 31/1, một hỏa châu VC đã phụt lên trên bầu trời ở Huế. Các đội viên của đội Đặc công Thành, giả trang dân thường nhưng mang súng tự động và súng lục, xuất phát từ các nhà an toàn trong tp. Một số tên đã cắt dây điện thoại dẫn tới BTL của tướng Trưởng. Những số khác giết lính canh tại một trong những cổng ở tây nam của Hoàng thành để mở đường xâm nhập vào Huế cho các TĐ 800, 802, và TĐ 12 đặc công đã ẩn nắp trước đó trong các cánh đồng gần đó. Sau khi tràn qua cổng này, TĐ 800 chuyển hướng (veer) về phía bắc để tấn công sân bay Tây Lộc, trong khi các đv còn lại tiến về phía đông vào trung tâm của tp, xem bản đồ 33. (Theo trang 29 của sách của Tống Hồ Trinh).                               

                               Bản đồ số 33





 Trong khi đó, một đ.đ. của TĐ 806 chiếm cầu An Hòa, bắt ngang hào nước gần góc phía tây của Hoàng thành. Bốn chục đặc công, đã xâm nhập trước đó trong đêm, trèo qua bức tường phía tây bắc của Hoàng thành và chiếm một cổng để tạo cửa mở cho 1 đ.đ. khác xâm nhập thành nội. Hai lực lượng này sau đó tiến về hướng đông để tấn công BTL của tướng Trưởng. Hai đ.đ. còn lại của TĐ 806 chiếm 1 nghĩa địa khoảng 1 km về phía bắc để chận QL1. (Cũng theo trang này).
Nhưng mọi việc ko diễn tiến thuận lợi cho họ khi TĐ 800 không thể khống chế 50 lính Hắc Báo và một số lính Quân cụ tại sân bay Tây Lộc. Dù TĐ 802 đã xâm nhập đồn Mang Cá nhưng đã nhanh chóng bị đẩy lui bởi một lực lượng lỏng lẻo (ad hoc) gồm lính văn phòng và tiếp liệu của BTL sđ 1 bộ binh. Kẻ thù có lẽ ko muốn chiếm sân bay, mà chỉ nhắm vào BTL của sđ 1. 
Tướng Trưởng đã quyết định ko để điều ấy xảy ra. Ông ra lịnh cho bốn TĐ bộ binh kéo về tp càng nhanh càng tốt. Trong khi đó, ông gọi lính Hắc Báo đang đóng ở sân bay Tây Lộc và chi đội xe tăng M41 đang đóng ở nam Huế kéo về bảo vệ BTL. Lính Hắc Báo và hơn 100 lính nam VN đang đi phép kéo về trình diện BTL, giúp tướng Trưởng đủ người để giữ BTL. Trong khi đó, từ hậu cứ của một chi đoàn thiết giáp ở đông nam Huế, chi đoàn trưởng tiến về phía bắc với hai xe M41 và hai M113 -- khả dụng vào lúc đó. Kẻ thù đã phục kích, phá một xe M41 và một xe M113 khi họ qua Cầu An Cựu để vào phía nam Huế. Chạy thêm vài trăm mét, khi tới gần tòa nhà của MACV, một loạt đạn B40 đã phá hủy thêm hai xe. Tướng Trưởng ko còn hy vọng về tiếp viện từ phía nam. (Cũng theo trang 34 của sách đã dẫn). 
Trong khi lính phòng thủ của đồn Mang Cá đang cố gắng cố thủ, cánh quân phía nam của Mặt trận Thành nội Huế tấn công vào khu tam giác
(NÓI THÊM: Phía nam Huế, ở hữu ngạn sông Hương, có một khu vực bằng phân nửa Hoàng thành, được người Mỹ đặt tên Khu Tam giác (the Triangle) vì nó giống một tam giác ko đều mà phía nam là Kinh Phú Cam, phía đông là một con sông có tên Phát Lạc, và phía tây bắc là sông Hương. Hai cây cầu nối Khu Tam giác này với Hoàng thành. Cầu Nguyễn Hoàng, bắt qua Sông Hương ở gần góc phía đông của Hoàng Thành. 1.500 mét về phía tây nam là cầu đường sắt Bạch Hổ. Một cầu khác, rất quan trọng về mặt quân sự là Cầu An Cựu, nằm trên QL, bắt qua Kinh Phú Cam. 
Trong khu này có cơ ngơi rất nguy nga của ĐH Huế, BCH tiểu khu và trại giam Thừa Phủ, gần đó là bịnh viện toàn khoa, và kho bạc. Gần đó là doanh trại MACV của tiểu khu, xem hình -- ND.
                            
Khu tam giác
Một đ.đ. tăng cường của TĐ 2 đặc công tấn công doanh trại của cố vấn Mỹ hay MACV. Quân phòng thủ đã đẩy lui nhiều đợt xung phong và sau 2 giờ TĐ này đã hướng về những mục tiêu dễ hơn trong tp. Trong khi đó, trung đoàn 4 và 5 chiếm những tòa nhà chính phủ khắp khu tam giác. Mục tiêu gai góc của VC là BCH tiểu khu, nơi mà một trung đội của đ.đ. Hắc Báo cầm cự đến cuối ngày. 
Sau khi cuộc tấn công bắt đầu, các cố vấn Mỹ ở Huế đã báo cáo với BTL TQLC Mỹ ở Phú Bài và xin tiếp cứu. TL của Lực lượng Đặc nhiệm X-Ray, chuẩn tướng Foster C. LaHue, đã đồng ý gửi 1 đ.đ. quân số ko đầy đủ để cứu cố vấn. Ông ko có quân trừ bị khi các tiền đồn của ông từ Đèo Hải Vân tới Phú Bài đều bị tấn công, và các toán đặc công đã đặt mìn hay đắp mô tại nhiều nơi trên đoạn đường 50 km trên QL1. Con đường đi Đà Nẳng đã bị chận, và ưu tiên số 1 của tướng LaHue là tái lập an ninh để các đoàn xe có thể tiếp tế cho lực lượng X-Ray và sđ 1 không kỵ. Ở giai đoạn này, ko có TL của TQLC hay ai khác ở Lực lượng 3 Thủy bộ có thể đánh giá (appreciate) tầm mức của khủng hoảng này. Vài ngày sẽ trôi qua trước khi các TL Mỹ ngoài tp có thể nắm vững tình hình ở đây. Do vậy, các TQLC mà LaRue gửi tới doanh trại MACV chỉ là một cuộc mạo hiểm.
Lúc 08:30, một đ.đ. ko đủ quân số của sđ 3 TQLC Mỹ nhảy lên xe tải ở Phú Bài để đi Huế, hộ tống bởi 2 xe tải của Lục quân trang bị đại liên 12.7 ly loại bốn nòng. Trên đường, đám quân này gặp bốn xe tăng M48 của TQLC Mỹ đang đậu vệ đường. Đám lính xe tăng nói rằng trên đường đến bến tàu của hải quân ở phía bắc của MACV thì được biết Huế bị tấn công. Cả hai bên cùng tiến vào Huế. 
Đoàn xe vượt cầu An Cựu vô sự, và nghe tin hai xe của Nam VN bị phá hủy ven đường. Vài phút sau, họ tới nơi mà hai xe thiết giáp của nam VN bị hư hại nằm ven đường, với vị chi đoàn trưởng bị thương nặng. Đưa kẻ bị thương lên xe, đoàn xe hướng về Huế. Họ tới một nơi toàn là đồng lúa kéo dài 500 m hai bên đường. Nơi đây rất trống trải và đường rất hẹp, nghĩa là chỉ cần 1 xe hư hỏng là đoàn quân phải dừng lại. Sợ bị phục kích trước khi tới doanh trại MACV, chỉ huy đoàn xe gọi Phú Bài xin viện binh.
Sau đó ít lâu 1 đ.đ. TQLC được gửi tới: với xe tăng dẫn đầu, đoàn xe tiến về Huế. Đúng như dự đoán, đoàn xe đã bị bắn chận bằng đủ loại súng, nhưng với hỏa lực của xe tăng và bộ binh, bốn giờ sau đó, đoàn xe đã tới MACV với thiệt hại nhẹ. Tình hình cho thấy là lực lượng VC tại Huế mạnh hơn và quyết tâm hơn những điều mà BCH của lực lượng đặc nhiệm X-Ray đã nghi ngờ, xem bản đồ số 34.             
Bản đồ 34
Biết rằng BTL của tướng Trưởng nguy ngập, tướng LaHue ra lịnh cho đoàn quân TQLC trên đây vượt sông để tới đồn Mang Cá. Xe tăng M48 của quân Mỹ quá nặng nên ko dám qua cầu, còn xe tăng M41 của quân nam VN thì ko dám qua. Hai trung đội TQLC đành tiến lên. Ngay khi lính Mỹ ở trên cầu, các loại súng lớn nhỏ bắn đi từ bức tường của Hoàng thành. Vài TQLC bị thương hay chết. Khi họ tới bờ sông bên kia, họ khám phá các lều của dân đánh cá (fishing shack) nằm ven sông thì đầy lính bắn sẻ BV. Với 1/3 quân số chết và bị thương, 2 trung đội này rút về doanh trại MACV mang theo thương binh. 
Tối hôm đó, TQLC và cố vấn Mỹ đã trải qua 1 đêm gần như ko ngủ trong doanh trại, trong khi tướng LaHue và BCH của lực lượng 3 thủy bộ cố gắng tìm hiểu (piece together) những gì xảy ra ở Huế. 
Những người lính TQLC trên đây chỉ là 1 trong đv đồng minh cố gắng tiếp cứu BTL của Trưởng trong ngày 31/1/1968. Một lúc sau 0900 giờ, chi đoàn 3 của thiết đoàn 7, và TĐ 7 Dù của nam VN đã bắt tay ở cây số 17 và cùng tiến về đông nam trên QL1. Gần trưa, khi đoàn quân tới gần 1 nghĩa địa cách 400 m từ Hoàng thành, bộ đội của TĐ 806 núp trong các hố chiến đấu kế các mộ bia bắn vào họ bằng B40 và súng tự động. Đợt súng đầu đã phá hủy hai M113, trong số 12 chiếc của đoàn xe, khiến đoàn quân phải dừng . 
Chỉ huy đoàn quân duyệt xét tình hình. Họ ở ngoài tầm yểm trợ của pháo binh và thời tiết quá xấu khiến không thể ném bom, nhưng ông được lịnh phải tới BTL của Trưởng càng nhanh càng tốt. Họ chỉ còn cách xung phong trực diện. Với hỏa lực tối đa của 12.7 ly của M113, lính Dù xung phong vào phòng tuyến của kẻ thù. Gần 1/2 lính Dù đã chết hay bị thương khi xung phong. Những kẻ sống sót đã tới giữa nghĩa địa và tìm chỗ núp, ko thể tiến hay lùi. Chỉ huy của TĐ dù gọi Quân Đoàn cầu cứu và tướng Lãm tung ra TĐ 2 Dù, đang làm trừ bị ở cây số 17. Tiến theo QL1, TĐ 2 Dù đánh về mặt đông của QL1, vào cạnh sườn của TĐ 806. Điều này đã giảm bớt áp lực cho TĐ 7 Dù nhưng ko thể bứng được TĐ 806 ở phần phía nam của nghĩa địa. 
Cuộc chạm súng đã giảm dần (taper off) khi trời bắt đầu tối. Lính Nam VN trải qua một đêm co ro lạnh lẻo bên các bia mộ, nhưng sáng hôm sau, họ phát hiện TĐ 806 đã rút vào Hoàng thành. (Nói thêm: Hoàng thành rộng sáu km 2 xây dựng trong hai thập niên của thế kỷ 19. Tường thành bằng đá cao tám mét và dầy vài mét, bên ngoài là hào sâu đầy nước. Tường thành phía đông nam song song với sông Hương và cách một khoảng ngắn. Tường phía này có 4 cổng, 6 cổng còn lại trên ba tường thành còn lại. Một con kinh hơi nông chạy cong queo (crooked) từ giữa tường thành phía tây nam tới giữa tường thành phía đông bắc. Hai cống nước (culvert) nối kinh này với kinh bên ngoài. Trong thời bình, thuyền đi trên sông Hương có thể vào Hoàng thành theo đường này, nhưng giờ đây đã bị rào bằng kẽm gai. Khu đông nam của Thành hoàng là Hoàng cung, một cung điện có tường cao và hào nước bao quanh, rộng gần 1 km2, nơi ở của hoàng gia từ 1802 tới 1945 -- ND).
Vào khoảng trưa, vài lính của đ.đ. Hắc Báo đã gặp lính Dù và thiết giáp và dẫn họ vượt đồng ruộng để vào Hoàng thành, đến đồn Mang Cá gặp BTM của tướng Trưởng.
Tướng quân cũng cố gắng hết mức để đưa bốn TĐ của trung đoàn 3 thuộc sđ 1 về cứu viện. Đang làm công tác Bình định Nông thôn ở khu vực phía tây của tp, TĐ 2 và 3 được lịnh đã tiến về góc phía nam của Hoàng thành, nơi mà cầu sắt Bạch Hổ bắt qua sông Hương vào buổi chiều 31/1/1968, nhưng họ ko vượt qua tường thành và các cổng do VC chiếm giữ. TĐ 4, đang hành quân ở nông thôn phía đông nam Huế, đã bị VC ngăn chận khiến họ tới ngày 5/2/1968 mới vào Hoàng thành. Riêng TĐ 1, đóng ở phía đông Huế, cũng bị các đv địa phương VC chận đường. Họ tiến ra bờ biển, gặp tàu Hải quân Nam VN, chở họ trên sông Hương tới đồn Mang Cá vào trưa 1/2/1968. Với số quân tăng viện gồm Dù, bộ binh, thiết giáp, tướng Trưởng giờ đây đủ quân để bắt đầu phản công có giới hạn. 
Vào chiều 1/2/1968, TĐ 2 và 7 Dù, đã xuất phát từ đồn Mang Cá, cùng với đ.đ. Hắc Báo và một số xe thiết giáp. Lực lượng hỗn hợp này tiến về tây và ngoặt xuống phía nam và chỉ gặp chống cự yếu ớt của đối phương tại sân bay Tây Lộc, và cứu được 1 nhóm nhỏ lính Quân cụ vẫn còn cố thủ ở phía nam của phi đạo (phi đạo nằm theo hướng bắc nam). Tướng Trưởng giữ TĐ 1/3, vừa đến bằng tàu làm trừ bị. Ngay trước trời tối, trực thăng CH-46 của TQLC Mỹ, xuất phát từ Đông Hà, mang đến cho ông hai đ.đ. của TĐ 4/2 bộ binh. Tình hình quân sự tồi tệ và trời sắp tối khiến trực thăng ko thể bốc phần còn lại của TĐ này. 
Vì thời tiết ở tỉnh Thừa Thiên trở nên tồi tệ (take a turn for the worse) vào ngày 1/2, tướng LaHue và BTM ở Phú Bài đã bắt đầu lập kế hoạch tái chiếm phía nam Huế. Dù ko có tin tình báo về sức mạnh của đối phương, vị TL này của lực lượng X-Ray đã chọn giải pháp tấn công, bằng cách ra lịnh sĩ quan cao cấp của TQLC ở MACV Huế là trung tá Marcus Gravel, chỉ huy TĐ 1/1 TQLC, tiến về phía tây dọc theo bờ nam của sông Hương với hai đ.đ. và vài xe tăng. TQLC Mỹ đã tiến rất chậm vì bắc quân có mặt ở mọi góc phố và hẻm và bắn vào họ bằng vũ khí liên thanh và B40. Tới trưa, quân số của họ chỉ còn khoảng 1/2 so với lúc xuất phát. Rút về doanh trại của MACV, trung tá Gravel cho lính bị thương nặng lên xe để đưa gấp về Phú Bài. Khi đoàn xe tới Phú bài, một trung úy bẩn thỉu (unwash) vì ko tắm từ chiến trường báo cáo tình hình cho tướng LaHue. Tướng quân, giờ đây mới bắt đầu đánh giá (appreciate) tầm quan trọng của cuộc tấn công của CS, đã dùng trực thăng gửi 1 đ.đ. của TĐ 2/5 TQLC và hứa sẽ gửi thêm quân tiếp viện./."
Chuyển ngữ từ trang 387 tới trang 400 của quyển Staying The Course tháng 10 1967 tới tháng 9 1968 của Erik Villard, in năm 2017.
San Jose ngày 18/02/2025, lúc 07 pm, nhằm ngày 21 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Tài Trần.





 Ảnh cá nhân, của gia đình, v.v...